Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

*•°♥ NgƯờI ViẾt ...

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    HãY TrẢ LờI Em


    Hãy Trả Lời Em





    Hắn dễ thương nhưng rất ít nói. Quen hắn đã vài tháng hơn mà bé chẳng nghe hắn tỉ tê gì hết. Ngay cả câu đơn giản nhất "anh yêu em" mà hắn cũng "tiết kiệm" với bé. Có lần đi dạo công viên, hắn nắm khẽ tay bé, bé chợt xiết mạnh tay hắn 3 lần, hắn kêu lên:

    - Ui da, sao lại xiết tay anh mạnh thế?

    - Đố anh, 3 cái xiết tay có nghĩa là gì?


    Hắn cười cười, lắc đầu, "chịu!"

    Bé nhanh nhẩu:

    - Dễ ợt, thì là "anh yêu em"

    Lần sau, hắn nắm tay bé, bé lại xiết mạnh tay hắn 3 cái và hỏi "Đố anh, 3 cái xiết tay có nghĩa là gì?". Anh có vẻ "lanh" ra, đáp liền "anh yêu em". "Có thế chứ!". Bé cười khì.


    Hôm dẫn hắn về nhà cho Mẹ "coi mắt", Mẹ hỏi thăm hắn đủ chuyện trên trời dưới đất. Hắn cứ "dạ, vâng". Lúc hắn về, Mẹ càm ràm: "Con quen cái thằng gì mà lầm lầm lì lì, cạy miệng không nói". Thì đúng, bé ăn nói chẳng khôn khéo, mà còn thấy hắn "lầm lì", huống hồ chi Mẹ họat bát, cởi mở như vậy. Chả trách, Mẹ có vẻ "cưng" bạn trai của Út Ti hơn, nó lanh lợi và biết lấy lòng "bà mẹ vợ tương lai" ra phết.

    Một lần, bé đổi tên của anh trong điện thọai di động của bé thành nick "Anh Yêu" rồi "tình cờ" cho hắn xem. Thế là hắn cũng đổi tên bé thành "Em Yêu". Cứ thế, vài hôm bé lại đổi nick của hắn 1 lần. Hắn ra vẻ tò mò:

    - Ủa, sao em cứ đổi nick của anh hòai vậy?

    - Em có giác quan thứ 6 "nhạy" lắm, cứ mỗi lần em đổi nick của anh thì em lại nhận được tin nhắn của anh ngay.


    Hắn cũng "thông minh" đấy chứ, hiểu ý bé ngay, bắt đầu gửi tin nhắn cho bé thường xuyên hơn. Nhưng mỗi lần chỉ vỏn vẹn "Em khỏe không?" "Em ngủ chưa?" "Đang làm gì thế?"

    Bé ức quá, bèn viết cho hắn 1 tin nhắn dài ngoằn ngèo

    "Em hỏi anh có khi nào, con sông kia có thôi ngừng trôi?"

    Mãi 1 lúc sau, điện thọai của bé kêu "bíp bíp bíp...bíp bíp"

    "Anh trả lời em rằng: một ngày nắng hạn sông sẽ cạn khô"

    Bé lại tiếp:

    "Em hỏi anh có bao giờ, đám mây kia thôi ngừng bay?"

    Lần này, bé nhận tin nhắn của hắn nhanh hơn

    "Anh trả lời em rằng: mây ngừng bay khi mưa đến bất chợt"

    "Em hỏi anh có bao giờ, anh thôi không còn yêu em?"

    "Anh trả lời em rằng: cuộc tình chúng mình không bao giờ tan"

    "Em hỏi anh đến khi nào, anh đi chung đường người ta?"

    "Anh cười với em rằng: tình yêu đôi ta mãi chung đường"
    ....


    Bây giờ, bé đã "làm dâu" nhà hắn. Bé phải làm 1 cuộc "đấu tranh tư tưởng" lắm mới thuyết phục được Mẹ chấp nhận cho người nhà hắn sang "bỏ rượu". Mẹ sợ chàng rễ khờ khạo không biết bảo vệ con gái của Mẹ. Mẹ bảo "nó khờ mà con còn khờ hơn".

    Ngày đầu tiên về "làm dâu", bé lo lắng ghê gớm, phải vặn đồng hồ báo thức thật sớm để dậy pha trà cho Ba Mẹ chồng. Buổi sáng ấy, hắn dậy sớm hơn cả đồng hồ báo thức, nấu sẵn ấm nước sôi rồi gọi bé dậy pha trà.

    Hắn vẫn ít nói nhưng dễ thương chi lạ. Mỗi lần bé nấu cơm, hắn xoắn tay áo vào làm hết, chỉ bảo bé dọn lên mà thôi. Mỗi khi bé giặt đồ là hắn ngồi giặt chung. Cử chỉ của hắn "nói" với bé thật nhiều.

    Có lẽ, bé khờ như Mẹ nói. Và cũng có lẽ, bé sống và suy nghĩ thật đơn giản. Đối với bé như vậy là hạnh phúc lắm rồi.

    Và bây giờ, hắn còn không bị bé bắt "hãy trả lời em" nữa.

    Diêu Linh

    Hãy Trả Lời Em - Thiên Kim

    <embed src="http://media.imeem.com/m/SRfFkGSJhH/aus=false/" type="application/x-shockwave-flash" width="300" height="60" wmode="transparent"FlashVars="backColor=000000&pri maryColor=999999&secondaryColor=4d4d4d&linkColor=6 66666"></embed>

    CLICK PLAY TO LISTEN !
    Attached Files

    Comment


    • #32
      Nguyên Văn Bài Viết Của Bụi Đời Con View Post
      Tấm hình nhìn dễ thương và lãng mạn lắm. Nhưng thực tế, ở VN mí bé bận đầm hỏng bé nào chịu lên xe đạp ngồi đâu B.Đ.C. Kinh nghiệm đau thương của sư phọ á
      "Life is like a river, let it flow.
      Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."

      Comment


      • #33
        Nguyên Văn Bài Viết Của Hiệp Khách View Post
        Tấm hình nhìn dễ thương và lãng mạn lắm. Nhưng thực tế, ở VN mí bé bận đầm hỏng bé nào chịu lên xe đạp ngồi đâu B.Đ.C. Kinh nghiệm đau thương của sư phọ á
        Cái này thì Evo hoàn toàn đồng ý 100% với bác HK, đó cũng là một trong những kinh nghiệm nhứt nhối của Evo. Mấy cô ở VN đời nào chịu ngồi xe đạp, cái lãng mạn này chỉ là cái ảo tưởng thôi


        Je suis comme je suis
        Je suis faite comme ça
        Que voulez-vous de plus?
        Que voulez-vous de moi?

        Comment


        • #34
          Nguyên Văn Bài Viết Của Hiệp Khách View Post
          Tấm hình nhìn dễ thương và lãng mạn lắm. Nhưng thực tế, ở VN mí bé bận đầm hỏng bé nào chịu lên xe đạp ngồi đâu B.Đ.C. Kinh nghiệm đau thương của sư phọ á
          Nguyên Văn Bài Viết Của evolution View Post
          Cái này thì Evo hoàn toàn đồng ý 100% với bác HK, đó cũng là một trong những kinh nghiệm nhứt nhối của Evo. Mấy cô ở VN đời nào chịu ngồi xe đạp, cái lãng mạn này chỉ là cái ảo tưởng thôi
          "kinh nghiệm đau thương của sư phọ" and " kinh nghiệm nhứt nhối của Ế Dzợ" ====> nghe thí tội ghê đi but đó là mí bé bên VN thui hén , còn mí bé bên này thì trái lại mê đi xe đạp lém and hõng thèm bận đầm mô , chơi short vào nhảy lên xe đạp thì .. đạp thả ga á .. bên ni có loại xe đạp 2 ngừ cùng đạp mờ ... cũng lãng mạng 1 chời luôn chớ bộ giỡn sao

          Comment


          • #35
            Cho Sis Gi góp truyện cùng với Bụi nhé.

            <center>

            Đâu phải cái gì cũng mong manh
            Đoàn Thạch Biền</center>


            Mỗi chiều tan sở ra, tôi đều đi bộ đến chợ huyện xây cất ở gần bờ biển, ghé mua thực phẩm cho bữa ăn tối, trước khi trở về nhà. Bữa ăn trưa vì thì giờ eo hẹp, tôi thường ăn vội vã một dĩa cơm ở quán gần sở, rồi trở vào căn phòng ngồi ngả lưng ở ghế dựa ngủ một giấc ngắn, trước khi làm việc lại vào lúc một giờ. Bữa ăn tối, tôi thích tự tay mình làm lấy hơn là đi ăn cơm ngoài. Người dân ở đây thường nấu các món ăn bằng cá biển bỏ thật nhiều ớt. Những món ăn như thế chẳng hợp với bệnh gan của tôi.

            Buổi chiều nay khi đến chợ, tôi ngạc nhiên thấy một đống bắp cải bày bán ở ngoài sân cát. Thực phẩm này vốn là thứ tôi bị bó buộc phải ưa thích vì nó cần thiết cho lá gan trục trặc. Mỗi khi đến chợ, tôi phải đến hàng rau tìm nó trước nhất rồi mới đến hàng thịt và chẳng bao giờ tôi bước chân đến hàng cá biển. Ở chợ này, bắp cải bán rất đắt, đắt vì phải chuyên chở từ Ðà Lạt xuống, thường thường một ký bắp cải giá từ ba đến bốn trăm đồng. Vậy mà chiều này, khi đi ngang qua đống bắp cải xanh tươi, tôi đã nghe cô bé rao "Trăm đồng một bắp cải đây". Tôi không hiểu cô bé nói thật hay mình nghe lầm.

            Những người bán rau ở chợ này, tôi đều quen mặt (nếu không quen mặt thì sức mấy mà họ dám bán thiếu cho tôi mỗi khi tôi kẹt tiền), nhưng cô bé đây trông lạ hoắc. Ở xứ nắng chói chang này mà em vẫn mặc áo len, thế mới kỳ. Tôi đứng sững nhìn em một lát và cô bé cất tiếng mời:

            - Dịp may hiếm có. Ông mua bắp cải đi, giá rẻ rề.

            Tôi nói:

            - Chắc bắp cải này hư nên em mới bán giá rẻ rề chứ gì?

            Cô bé cúi xuống lấy một bắp cải đưa cho tôi.

            - Ông xem này. Còn tươi nguyên, mới đem ở Ðà Lạt xuống mà.

            Tôi cầm lấy bắp cải, lật lớp lá xanh bao bên ngoài, bên trong những lá cải trắng nõn cuốn chặt chẳng có dấu vết hư thối nào, nó thật tươi đúng như cô bé nói.

            Bắp cải nặng gần hai ký. Tôi hỏi cô bé:

            - Bao nhiêu đây ?

            - Em bán giá đồng hạng, một trăm một cây.

            Ðể chứng tỏ mình cũng là người rành chuyện buôn bán, tôi nói :

            - Thôi tám chục đi.

            Cô bé lắc đầu.

            - Một trăm là rẻ rồi, ngày thường ông phải mua ba trăm là ít.

            - Thôi chín chục đi. Tôi sẽ mua một cây rưỡi.

            - Em không bán một cây rưỡi. Cứ một trăm một cây, giá nhất định.

            - Thôi chín lăm đi. Em bán không.

            - Trời đất ơi! Ông kỳ kèo trả giá còn hơn đàn bà. Bộ ông sợ mua hớ về vợ ông la hả?

            - Không. Tôi sợ mua hớ em sẽ cười tôi ngu.

            Cô bé bật cười.

            - Ông cứ mua một trăm một cây đi. Em không cười ông ngu đâu.

            - Vậy chứ em vừa cười cái gì vậy ?

            - Em cười ông thật thà. Em khuyên ông nên mua hai ba cây để dành. Ngày mai sẽ không còn bắp cải rẻ như hôm nay.

            Tôi "thật thà" hỏi:

            - Tại sao vậy?

            Cô bé chớp mắt nói:

            - Ba em chở một xe bắp cải, định đem vào Sài Gòn bán; nửa đường xe hư, ba em phải chở vào đây bán giá rẻ. Nhưng ba em đã đi thuê xe khác, vì vậy em nói ngày mai giá bắp cải sẽ đắt.

            Nghe cô bé giải thích xong, tôi nói:

            - Vậy em bán cho tôi năm bắp cải.

            Cô bé đi vòng quanh đống bắp cải, bới tìm những cây khá lớn, rồi em lấy dây cột chúng lại đưa cho tôi.

            - Em đã lựa cho ông những bắp cải chắc nhất.

            Vì đã tự giới hạn, mỗi ngày chỉ được chi tiêu ba trăm tiền chợ; nên mua bắp cải xong, tôi khỏi mất công đi đến hàng thịt hay bất cứ hàng nào khác.

            Bữa ăn tối đó, tôi đã ăn bắp cải trừ cơm, rất may, bắp cải không làm tôi đau bụng phải thức giấc vào lúc nửa đêm.

            Buổi chiều hôm sau đi chợ, tôi thấy cô bé vẫn còn đứng bán bắp cải. Em vẫn mặc chiếc ao len xanh dài tay, dù cho trời nắng gắt. Mặc áo len có lẽ là thói quen của dân Ðà Lạt, nên họ ít khi chịu rời bỏ. Khi tôi đến gần, nghe em rao: "Ðại hạ giá. Hai trăm đồng ba bắp cải đây". Tôi lại tự hỏi, cô bé nói thật hay mình nghe lầm. Thấy tôi, em nói:

            - Mời ông mua bắp cải.

            - Mua gì nữa. Hôm qua tôi đã mua năm bắp cải rồi.

            - Ông nên mua thêm. Hôm nay giá rẻ hơn hôm qua.

            Nghe cô bé liến láu, tôi nổi sùng nạt:

            - Sao hôm qua em nói giá hôm nay sẽ đắt hơn.

            - Em đâu có ngờ, ba em chưa thuê được xe chở bắp cải vào Sài Gòn. Hôm nay em bị bắt buộc phải bán giá rẻ, vì xứ nóng bắp cải mau hư.

            Tôi thở dài :

            - Vậy là tôi đã bị hớ rồi, em có cười tôi ngu?

            - Không. Vì em cũng đã bị hớ.

            - Em hớ cái gì?

            - Cảm tình dành cho ông.

            - Dành cho tôi?

            - Phải. Em tưởng ông thông cảm sẽ không kỳ kèo về chuyện mua bắp cải với giá đắt. Nào ngờ...

            Cô bé bỏ lửng câu nói, thở dài, rồi ngoảnh mặt rầu rầu nhìn đi nơi khác. Tiếng thở dài của người lớn thật đáng ghét như lốp xe xì hơi. Nhưng tiếng thở dài của mấy cô nhỏ như ngọn gió mùa Thu nghe thật thê lương và trái tim tôi, một chiếc lá vàng úa, tránh sao khỏi rung động. Tôi vội nói:

            - Này nhỏ, tôi thông cảm với em rồi. Hôm nay tôi mua thêm ba bắp cải nữa.

            Cô bé quay nhìn tôi cười.

            - Ðể em lựa cho ông ba bắp cải chắc nhất.

            - Hôm qua em đã lựa cho tôi năm bắp cải chắc nhất rồi, còn đâu bắp cải chắc nhất nữa.

            - Em vẫn còn những bắp cải chắc nhất dành cho ông chiều nay.

            Biết mình bị cô bé lừa, nhưng tôi chỉ cười trừ. Nếu một bà già nói với tôi như vậy, chắc tôi sẽ giảng "moran" cho bà nghe điếc con ráy, nhưng với một cô bé tôi đành nín thinh. Chẳng bao giờ tôi thích cãi tay đôi với một cô bé. Giành giật "thắng lợi" với một người nhỏ tuổi hơn mình, nào có thích thú gì.

            Khi cô bé đưa cho tôi ba bắp cải đã được cột dây cho cẩn thận, tôi hỏi:

            - Này nhỏ, bây giờ gia đình em ở đâu ?

            - Gia đình em ăn ngủ luôn trên xe, đậu ở khoảng sân trống trước rạp hát.

            - Tôi cũng ở gần đó. Tối nay em rảnh không?

            - Ông định mời em đi xem cải lương?

            - Em thích cải lương?

            - Thích lắm. Em xin ba hoài nhưng ba không cho đi xem.

            - Vậy tối nay tôi sẽ đến xin phép cho em đi xem.

            Cô bé reo lên.

            - Ông hứa chắc nghe.

            Tôi cười.

            - Chắc như bắp cải của em.

            Sau khi rửa bát đũa xong, đúng bảy giờ, tôi đi bộ đến rạp cải lương. Mùa hè ở đây ban ngày trời rất khó chịu, chẳng ai muốn ra ngoài đường, vì nắng chiếu rát da mặt, lại thêm những ngọn gió thổi cát ào vào mắt nhắm không kịp. Nhưng đêm đến, gió từ biển thổi vào mang theo hơi nước, khiến người ta thấy dễ chịu hơn khi rời khỏi nhà. Trên vỉa hè đông người qua lại, họ đi mua sắm vật dụng hay đi xem hát. Ða số dân ở đây rất mê cải lương, nhưng chẳng mấy khi được xem tận mắt, họ chỉ được nghe các vở tuồng truyền thanh hay trên những chuyến xe đò mở nhạc cải lương oang oang câu khách. Vì vậy mỗi khi có đoàn cải lương về huyện hát, con phố nhộn nhịp hẳn lên.

            Tôi đi thẳng ra sân cát rộng trước rạp hát. Có khoảng chục chiếc xe hàng đậu nơi đây. Không biết gia đình cô bé ở xe nào, tôi đi vòng quanh tìm kiếm. Chợt có tiếng kêu:

            - Chào ông.

            Tôi ngẩng đầu nhìn lên. Cô bé đang ngồi với hai em nhỏ trên một mui xe và em đưa tay vẫy. Tôi đưa tay vẫy lại. Cô bé bám vào một chiếc thang nhỏ leo xuống. Vẫn mặc chiếc áo len màu xanh dài tay. Cô bé đứng trước mặt tôi đưa tay vuốt lại mái tóc.

            - Em đợi ông từ sáu giờ.

            Tôi giải thích:

            - Tôi phải nấu cơm và rửa chén bát xong mới đi được.

            - Vợ ông đau à?

            - Tôi chưa hân hạnh gặp bà ấy ở đời này.

            - Trời đất! Vậy ông mua bắp cải làm gì mà nhiều quá vậy. Bộ ông có nuôi heo hả?

            - Nếu có nuôi heo, tôi sẽ sạt nghiệp. Tôi nuôi tôi còn ốm nhách thế này, nuôi heo bán ai mua.

            Cô bé cười, chỉ dưới chân tôi.

            - Tại ông lo chăm sóc cái bóng của ông nhiều quá. Ông thấy không, nó mập hơn ông.

            Tôi cười nói :

            - Ba em đâu, để tôi xin phép ông cho em đi xem cải lương. Họ sắp trình diễn rồi.

            Cô bé gọi lớn vào khoang xe :

            - Bố ơi, có ông khách mua bắp cải.

            Từ trong khoang xe tối om, một người đàn ông mặc áo vét sờn cũ bước ra. Ðứng ở thành xe, ông hỏi tôi:

            - Ông muốn mua sỉ bắp cải?

            Cô bé xua tay.

            - Con bán cho ông ấy nhiều ở chợ rồi, ông ấy đến để...

            Cô bé quay sang tôi :

            - Ðể làm gì ông nói đi.

            Người đàn ông từ thành xe nhảy xuống bắt tay tôi.

            - Cậu làm việc ở huyện?

            - Dạ phải.

            Bây giờ tôi mới nhận ra người đàn ông này buổi sáng tôi đã gặp ở văn phòng hành chánh huyện. Ông đến xin phép thuê xe chở bắp cải vào Sài Gòn. Tôi đã giúp ông có giấy phép sớm. Tôi không ngờ ông là ba cô bé. Tôi nói:

            - Bác thuê được xe chở bắp cải chưa?

            - Cám ơn cậu. Ðược rồi, bốn giờ sáng xe chở bắp cải sẽ chạy. Còn chúng tôi ở lại sửa xe xong vào sau.

            Cô bé reo lên :

            - Vậy ông hên nhé. Ngày mai bắp cải sẽ đắt.

            Người đàn ông nói:

            - Cậu muốn mua bắp cải nữa, tôi vẫn để cho cậu giá đặc biệt.

            Trước lòng tốt của người đàn ông, tôi phát hoảng, vì đã hai tối rồi tôi phải ăn bắp cải trừ cơm. Tôi vội từ chối.

            - Cám ơn bác. Tôi còn sáu bắp cải ở nhà. Dư ăn một tuần.

            Thấy cô bé nháy mắt ra hiệu, tôi biết em đã nôn nóng muốn đi xem cải lương. Tôi vội kết thúc câu chuyện bằng một câu quen miệng : "Sau cơn mưa trời lại sáng, chúc bác may mắn". Rồi tôi ngỏ ý muốn mời ông và cô bé đi xem cải lương "giải buồn". Ông nói:

            - Cám ơn cậu. Lúc này tôi chẳng còn hứng thú xem cải lương, nhưng con nhỏ này mê lắm, vậy nhờ cậu dẫn nó đi xem.

            Tôi bắt tay chào ông và dẫn cô bé đi. Khi chúng tôi đi khuất chiếc xe vận tải, cô bé nói:

            - Em không ngờ ông cũng thuộc tên tuồng cải lương dữ.

            Tôi ngạc nhiên hỏi :

            - Tôi có thuộc tên tuồng cải lương nào đâu?

            - Hồi nãy ông nói với em "Sau cơn mưa trời lại sáng" đó không là tên một tuồng cải lương sao?

            Tôi không hiểu cô bé nói thật hay đùa, nên đành nín thinh.

            Sắp đến giờ trình diễn, khán giả đã vào rạp, chỉ còn bọn con nít bu đông bên ngoài chực vào ké. Tôi đến phòng vé hỏi mua hai vé hạng ba. Họ nói hạng nhất, nhì, ba đều đã hết, chỉ còn thượng hạng, tám trăm một vé. Cũng may tôi mới lãnh lương hồi chiều; nếu không, tôi phải nói dối với cô bé là đã bị bọn móc túi lấy bóp và dẫn em về.

            Trong rạp đông nghẹt khán giả, thở không nổi. Nhờ mua vé thượng hạng, chúng tôi đã được ngồi ngay dưới một hàng quạt trần. Có vậy tôi mới đủ sức chịu đựng ngồi ở đây suốt ba tiếng đồng hồ.

            Hồi chuông thứ tư vang lên. Ðèn trong rạp tắt hết và loa phóng thanh kêu oang oang. "Kính thưa quí vị khán giả. Hôm nay đoàn Hoa Mai chúng tôi xin trình diễn ra mắt quí vị vở tuồng "Duyên tình mong manh". Một vở tuồng tình cảm xã hội đặc sắc nhất và mới lạ nhất của soạn giả Ðức Thịnh. Với sự có mặt của các danh tài..." Và tôi ngáp, mặc dù theo thông lệ, ở nhà mỗi tối đúng 10 giờ, tôi mới đi ngủ.

            Chắc tôi đã ngủ thẳng một giấc trong rạp, nếu không có những tiếng vỗ tay vang lên rào rào. Trên sân khấu, anh kép chính và chị đào thương đang ôm nhau ca những lời mùi mẫn, diễn tả mối tình trong trắng và mong manh như giấy pelure của họ. Tôi ngạc nhiên thấy những người ngồi chung quanh và cô bé đã khóc dễ dàng. Em đưa ống tay áo lên thấm những giọt nước mắt lăn trên má. Tự dưng tôi đâm "thù" những người đang ca hát trên kia, vì họ đã giúp cho người khác khóc. Tự người ta khóc chưa đủ buồn sao mà còn phải giúp người ta!

            Cho đến khi tấm màn khép lại, nhạc ò e tạm biệt lên và đèn trong rạp bật sáng, tôi cũng không hiểu họ đã diễn cái gì trên sân khấu. Tôi giữ cô bé ngồi lại trên ghế, chờ khán giả ra bớt để đỡ chen lấn. Cô bé hỏi tôi:

            - Ông xem hay không?

            Tôi lắc đầu nói:

            - Họ diễn thua tôi nhiều.

            - Còn khuya. Ông mà biết diễn tuồng?

            - Ðừng vội chê, nhỏ. Tôi mời em tối mai đến xem tôi trình diễn vở tuồng "Bữa ăn tối tại nhà trọ".

            Ðạo diễn xong bữa ăn tối, tôi đi đón cô bé đến xem. Trong căn phòng chật hẹp, dưới ánh đèn néon sáu tấc, chúng tôi ngồi đối diện nhau qua chiếc bàn nhỏ. Trên bàn, bày bắp cải bảy món, do tôi nấu theo quyển sách: "Tự học làm bếp". Gồm có: bắp cải luộc, bắp cải trộn giấm, bắp cải xào mì chay, bắp cải bằm chiên trứng, bắp cải nấu canh thịt mỡ, bắp cải hầm xương heo, bắp cải muối dưa và món tráng miệng đặc biệt là bắp cải sống.

            Cô bé quan sát kỹ lưỡng món ăn rồi em hỏi :

            - Sao toàn bắp cải vậy ?

            Tôi phân bua:

            - Thì em có bán cho tôi món gì khác ngoài bắp cải đâu?

            - Ăn xong, có đau bụng không?

            - Ðau bụng hay không chắc em biết rõ hơn tôi vì bắp cải này của em mà.

            Bữa ăn tiến triển một cách chậm chạp, nhưng thành quả rất tốt đẹp; vì sau cùng, chúng tôi đã thanh toán hết các món ăn. Tôi thu dọn bát dĩa vào chậu rồi đi pha trà. Cô bé nói:

            - Ðể em rửa bát chén giúp ông.

            Tôi xua tay.

            - Em làm giúp, tôi sẽ mất thói quen và tối mai tôi không còn can đảm rửa chén nữa.

            - Sao ông không lập gia đình? Một người vợ sẽ giúp ông nhiều chuyện.

            - Tôi đã biết giặt quần áo, biết đi chợ trả giá, biết nấu ăn, biết rửa chén, vậy khỏi phải lấy vợ.

            - Ông vẫn cần phải lấy vợ như thường.

            - Tại sao ?

            - Ai săn sóc khi ông đau ốm?

            - Nhà thương thí.

            - Ai cằn nhằn ông khi ông về khuya hay say sưa?

            - Trời đất quỉ thần ba má anh chị ơi! Bộ cần phải có một người cằn nhằn mình, mình mới sống được sao?

            - Ðúng vậy. Ông thấy đó, ai cũng ghét tiếng động nhưng thiếu tiếng động người ta sẽ buồn chán và hoảng sợ ngay.

            Nghe cô bé nói cũng có lý, tôi không biết bắt bẻ thế nào nên chọc tức em:

            - Vậy chắc em cũng rành chuyện cằn nhằn lắm hả?

            Cô bé trả lời tỉnh bơ.

            - Dĩ nhiên. Ðàn bà con gái ai không rành chuyện đó.

            - Vậy em làm ơn cằn nhằn tôi một hồi đi.

            Cô bé trợn mắt nhìn tôi.

            - Bộ ông điên rồi hả?

            - Tôi nói thật mà. Em cằn nhằn cho tôi thâu băng, rồi khi nào cảm thấy cần tiếng cằn nhằn, tôi sẽ mở băng ra nghe. Như thế tôi khỏi cần phải lấy vợ nữa.

            Cô bé bật cười rũ rượi.

            - Ông đúng là vua lười.

            - Tôi mà lười? Nếu lười tôi đã không tự tay nấu những bữa ăn tối.

            - Những người đàn ông sợ lập gia đình đều là những người lười biếng. Ông hãy tưởng tượng, nếu tất cả đàn ông đều sợ lập gia đình thì thế giới này sẽ ra sao?

            - Ồ! thật tuyệt diệu. Thế giới này sẽ trở thành thiên đàng ngay.

            Cô bé kéo ghế đứng dậy.

            - Thôi chào ông, em về.

            Tôi chưng hửng nói:

            - Gấp vậy. Còn sớm mà.

            - Em không muốn ở trong thiên đàng của ông nữa. Ngột ngạt quá.

            Mặc dù tôi năn nỉ, cô bé vẫn đòi về. Khi đưa em đến gần chỗ gia đình em đậu xe, tôi nói:

            - Em xem có hay không?

            - Xem gì đâu ?

            - Vở tuồng "Bữa ăn tối ở nhà trọ" do tôi diễn.

            Cô bé cười.

            - Dở ẹc. Ông nấu nướng nuốt không vô.

            Tuy vở tuồng của tôi "dở ẹc", nhưng tôi vẫn cảm thấy sung sướng. Tôi không làm cho cô bé tốn nước mắt mà trái lại đã giúp em có được nụ cười.

            Một buổi tối từ nhà người bạn trở về, tôi thấy cô bé đã ngồi đợi tôi ở trước thềm nhà trọ. Em ngồi bó gối gục đầu, tóc buông xõa, dáng điệu ủ dột. Tôi hỏi:

            - Em ngồi đợi lâu chưa?

            - Hơn nửa tiếng rồi.

            - Mời em vào nhà.

            - Em ngồi đây được rồi.

            Tôi nghĩ vào phòng giờ này cũng nóng bức nên ngồi xuống thềm nhà với em. Căn phòng khi đi tôi đã đóng kín các cửa nên ánh sáng đèn điện bên trong không hắt ra ngoài. Trước mặt chúng tôi khoảng sân rộng lát gạch, sáng rực ánh trăng đêm mười sáu. Hai cây dừa trồng trong sân vươn cao với những tàu lá ánh bạc và im sững. Ðêm không gió, không khí ngột ngạt khó thở. Chợt cô bé ngẩng đầu lên, nhìn thẳng vào mắt tôi, em nói nhanh :

            - Em đến từ biệt ông. Ngày mai em đi, xe của ba em sửa đã xong.

            Tôi biết chuyện này rồi sẽ xảy ra. Ðã biết trước nhưng tôi cũng không ngăn được tiếng thở dài.

            - Ông đừng buồn.

            - Ừ.

            - Ông còn nhớ vở tuồng chúng ta cùng xem ?

            - Nhớ.

            - Tên tuồng là gì ?

            - "Bữa ăn tối ở nhà trọ".

            - Không phải vở tuồng dở ẹc đó đâu. Em muốn nói vở tuồng chúng ta cùng xem ở rạp.

            - "Duyên tình mong manh".

            - Ðúng rồi. Không phải ở trên sân khấu mà ở ngay đời này, mọi thứ cũng đều mong manh.

            - Ðâu phải cái gì cũng mong manh.

            - Có những thứ rất chắc chắn.

            - Thứ gì đâu ?

            - Những bắp cải của em rất chắc chắn.

            - Chúng chỉ chắc chắn đối với ông.

            - Ðối với em cũng có một thứ rất chắc chắn.

            - Thứ gì ?

            Ngẩng đầu lên, nhìn thẳng vào mắt cô bé. Tôi nói chậm rãi :

            - Tình cảm của tôi dành cho em.

            Ðáng lẽ tôi phải đồng ý với cô bé là mọi thứ ở đời này đều mong manh. Ngày mai em đi, chẳng bao giờ chúng tôi có dịp gặp lại, tôi không nên để em còn những ràng buộc với nơi chốn này, không ràng buộc, em sẽ sống dễ chịu hơn ở một nơi chốn khác. Vậy mà vì ích kỷ, tôi đã nói lên tiếng nói của lòng mình và làm cho cô bé khóc. Hơn những thứ khác, những giọt nước mắt rất mong manh, tôi biết vậy. Nhưng chắc suốt đời tôi sẽ ân hận vì chỉ một phút yếu lòng, tôi đã giúp cho cô bé biết ở đời có một thứ không mong manh.
            Don't make friends who are comfortable to be with. Make friends who will force you to lever yourself up

            Comment


            • #36
              <center>

              Những mảnh vỡ cô đơn</center>

              Tên gọi của nó là Cô Đơn, nó rất muốn đổi tên nhưng chả hiểu vì sao người ta vẫn gọi nó là Cô Đơn. Nó luôn có cảm giác trống rỗng và chán chường, khi nó buồn thì chả ai bên cạnh an ủi nó cả còn khi nó vui cũng chả được ai cùng chia sẻ. Một ngày nọ, nó quyết định từ bỏ tất cả và bắt đầu đi tìm cái tên thích hợp cho mình:

              Vì nó bị vỡ ra làm nhiều mảnh và văng đi rất xa nên nó nghĩ rằng: "Nếu mình tìm lại được những mảnh vỡ ấy và gắn nó vào thì mình có thể được đổi tên" và nó bắt đầu công việc tìm kiếm mảnh vỡ của mình. Nó đi rất nhiều rất nhiều, có lúc nó tìm thấy trong tâm hồn của một người mẹ xa con, cũng có lúc lại nằm ở trái tim của một người thanh niên ít bạn, và khi thì trong trí tuệ của một nhà họa sĩ đã vẽ xong 1 tác phẩm nhưng lại không có người cùng ngắm bức tranh nọ... Cứ như vậy nó đi tìm những mảnh vỡ của mình trong một thời gian rất dài rất dài, mỗi lần nó lấy 1 mảnh vỡ của mình ra khỏi một ai đó thì đều ở lại nói chuyện với họ, rất nhiều người đã được nó lấy đi những mảnh vỡ Cô Đơn của mình.

              Rồi ngày mong đợi của nó đã tới, trong 1 buổi sáng đẹp trời nó đã lấy được mảnh vỡ cuối cùng của mình và hoàn thiện bản thân. Nó mừng rỡ và chạy đi khắp mọi nơi để khoe về sự hoàn thiện của mình nhưng ....... mọi người không ai muốn nhìn thấy nó và nhắc lại thời khắc cô độc của mình trước kia...... Nó buồn, buồn rất nhiều khi vẫn mang cái tên Cô Đơn sau 1 thời gian dài cố gắng. Nó lại tiếp tục hành trình đi tìm cái tên cho mình.

              Đã có lúc nó cảm thấy tuyệt vọng và muốn từ bỏ, nhưng rồi khi nó tới vùng đất lạ nọ. Nó nhìn thấy 1 cô bé dễ thương đang ngồi ngắm biển 1 mình trông rất vui vẻ, thấy lạ nó mới hỏi cô bé rằng:

              -"Sao bạn ngồi một mình mà vui vậy, thật là lạ?".

              Cô bé nhìn nó chăm chú và nở 1 nụ cười rất tươi:

              -"Vì tôi cảm thấy rất yên tĩnh, tôi có rất nhiều bạn, họ luôn luôn chăm lo cho tôi mọi điều nhưng họ không hiểu tôi cần gì cả(^_^)"

              -"Tôi ao ước mình được như bạn, không ai bên cạnh tôi khi tôi vui cũng như khi buồn cả(~_~)"

              -"Vậy thì bạn hãy ngồi cùng với tôi và kể cho tôi nghe về bạn đi nào" Cô bé đề nghị.

              Đột nhiên nó cảm thấy thật ấm áp khi được nghe lời đề nghị này, nó ngồi xuống và kể về cuộc hành trình của mình. Từ trước tới nay nó chỉ nghe người khác nói chuyện, đây là lần đầu tiên nó được kể câu chuyện của chính mình. Cô bé lắng nghe thật chăm chú, đây cũng là lần đầu tiên cô nghe tâm sự từ một người bạn vì bạn bè của cô luôn luôn để cho cô nói.

              -"Thế bạn có thể cho mình đi cùng được không?" Cô bé nói.

              -Được thôi nếu bạn muốn nhưng sẽ rất khó để tìm 1 cái tên(^_^).

              Cô Đơn lại tiếp tục cuộc hành trình của mình cùng với cô bé nọ nhưng không hiểu sao nó không còn cảm thấy trống trỗng như trước nữa. Có một điều mà nó không nhận ra........, mọi người khi nhìn thấy nó đã không gọi nó bằng Cô Đơn nữa, họ bảo rằng...........:

              -Trông họ thật Hạnh Phúc.........................(^_^)


              (theo Opera Blog của Nguyễn Bình Minh)



              Chúc cho những nửa cô đơn tìm thấy nhau, tìm thấy hạnh phúc.
              Don't make friends who are comfortable to be with. Make friends who will force you to lever yourself up

              Comment


              • #37
                hình như Quận Chuá Gi đi chà nhật ký của người ta hé...................


                Ngày xưa cầm kiếm giữa đường
                Ngày nay thất thế, cúng dường bằng hoa
                Tương lai nào dám nghĩ xa
                xem ra cũng chỉ, bóng ma bên đường





                Comment


                • #38
                  Thanks sis GG nhiều nha ... Bụi có 1 người bạn cũng rất thích đọc truyện của Đoàn Thạch Biền lắm ... còn đọc xong bài Những mảnh vỡ cô đơn làm Bụi chợt nhớ tới có câu thơ ...

                  "Mưa cô đơn , Mưa còn có nghìn giọt bạn
                  Lá âm thầm , lá còn có cả rừng hoang ..."

                  Comment


                  • #39
                    MốI TìNh &quot;ChÂn&quot;

                    Mối Tình Chân



                    Đó là một tiệm bán sách báo. Bên trong kê những kệ để cơ man đủ loại sách. Ngay bên hông cửa ra vào, kê một cái tủ kiếng bày biện những món đồ trang trí bằng crystal, bút, tượng Phật và những dụng cụ treo trong xe. Một ngày nắng thật đẹp, nhưng có vẻ...buồn. Hình như ngay cả những giải nắng ngoài bãi đậu xe cũng đang lang thang chờ đợi bóng dáng ai...

                    Cô đến thăm anh vào một buổi trưa ngập nắng. Lòng hớn hở, vì cô có rất nhiều truyện kể anh nghe. Đôi khi, cô trộm nghĩ, có lẽ ngoài vấn đề anh nghe truyện cô bằng tai, anh còn nghe cả bằng mắt, và thỉnh thoảng, bằng sự xúc chạm bàn tay anh nắm lấy tay cô nữa...

                    Nhưng khi tới nơi, "chạm" phải ánh mắt anh nhìn tha thiết quá, làm cô bối rối, cảm thấy...quê một cục. Khi không cô lại im như thóc, chẳng nhớ bất cứ câu chuyện nào để kể. Cô ngồi làm bộ ngó lơ ngơ ra ngoài khung cửa, ngó trời, ngó đất, hai tay đan lấy nhau đặt trên đùi.

                    "Sao. Em khoẻ không?"

                    "Uh huh..."

                    Anh bỏ chiếc ghế ngồi đối diện. Đến ngồi trên chồng sách cạnh bên cô, nhưng vẫn tế nhị dành một khoảng không gian vừa đủ cho cô khỏi bị mất tự nhiên:

                    "Sao hôm nay nói ít vậy? Có chuyện gì kể anh nghe..."

                    " Hì...."

                    Cô ngượng nghịu nhếch mép cười. Sao kỳ. Khi không cô lại mất tự nhiên thế này?

                    Biết cô đã đánh rớt mất sự hồn nhiên ngay sau khi bước vào cửa tiệm. Với cử chỉ rất tự nhiên, anh nắm lấy tay cô kéo về phía tủ kính:

                    "Có muốn có một cái chuông nhỏ treo trong xe không? Anh cho..."

                    Mặt cô tươi lên. Líu ríu theo chân anh đến chiếc tủ kiếng bày biện cơ man những đồ trang trí nho nhỏ. Từ tượng Phật bà, chuông, tháp, và cả những sợi tràng hạt đeo tay nữa. Anh chọn ra một cái chuông nhỏ xíu, ngắm nghía một lúc:

                    "Thích cái này không?"

                    "Thích... Nhưng...."

                    "Nhưng....sao?"

                    "Cái này để bán mà?"

                    "Nhằm gì. Của anh mà. Lấy một cái đâu có sao!"

                    "........."

                    Anh chọn ra một chiếc chuông nhỏ, có cột thêm một giải đỏ phía dưới:

                    "Cái này nhé? Ừ. Cái này đẹp hơn nè..."

                    Anh đưa liên tiếp hai, ba cái chuông đủ cỡ để cô chọn lựa. Nhưng cô vẫn còn ngần ngừ. Anh lại lôi tiếp một chuỗi đeo tay, ngắm nghía:

                    "Muốn cái này không?"

                    Cô xua tay lia lịa:

                    "Thôi...thôi, đừng lôi ra nữa. Em chẳng muốn gì hết!"

                    Chẳng trả lời cô. Anh vẫn chăm chú nhìn chuỗi tràng đeo tay mà anh vừa lôi ra từ trong tủ. Nó được kết bằng những viên đá vuông nhỏ, trên mặt đá có vẽ ngoằn ngoèo vài nét trông rất lạ mắt.

                    "Anh nghĩ đây là chữ Phạn đó"

                    Cô cũng tò mò ghé mắt nhìn, cãi:

                    "Không phải chữ Phạn đâu, hình vẽ mà!"

                    "Hưmmmm... Chắc là chữ Phạn!"

                    Cô bướng bỉnh, trêu anh:

                    "Ưm....Không phải mà!"

                    Anh nhìn cô một thoáng, chẳng thèm cãi với cô chi cho mệt:

                    "Nè. Lấy không?"

                    "Không lấy đâu. Nhưng, em nói không phải tiếng Phạn nha!"

                    Anh chẳng nói gì. Nhìn sợi chuỗi thêm một lúc, cố nhận diện xem có một nét chữ nào quen không, rồi bỏ lại trong tủ. Cô tính kiếm cách...gây sự mà anh chẳng thèm cãi, cô đành xoè răng...cười:

                    "Okay. Chữ Phạn!"

                    Cả hai cùng cười. Anh tự ý chọn ra một cái chuông nhỏ rồi kéo cô trở về chỗ ngồi:

                    "Nè. Cất đi. Nhớ treo trong xe nghe."

                    Cô đỡ lấy món quà. Thực tâm, cô chẳng muốn lấy làm gì. "Vô công, vô dụng hạnh mà". Cô luôn nghĩ như thế khi nhận quà từ người khác. Nhưng đối với anh, có lẽ không nên câu nệ, nhận để anh vui, vì đôi khi, hành động nhận quà của mình cũng chính là để đem niềm vui đến người cho.

                    Anh ngồi trên thùng giấy bên cạnh, nhường cho cô cái ghế đẹp nhất trong tiệm. Cô ngó lơ. Nhìn tới, nhìn lui chẳng biết nói chuyện gì. Hai bàn tay đan lại với nhau, thấy ngứa, cô gãi gãi, để lại một vết đỏ ở kẽ ngón. Cô méc:

                    "Đỏ nè... "

                    Anh cười:

                    "Hồi nhỏ, đau chỗ nào, anh đều lấy...nước bọt làm thuốc, ngậm một lúc là hết... Đưa đây anh chữa cho..."

                    Rất nhẹ, anh đặt môi trên vết đỏ. Cô có cảm giác đầu lưỡi anh ươn ướt...

                    Thấy kỳ kỳ... Rụt tay về. Cô lại ngó lơ.....

                    Bỗng nhìn thấy đôi chân anh đi giầy sandal lòi mấy ngón chân coi ngộ ngộ, cô tinh nghịch dẫm lên chân anh rồi cười khúc khích. Phản ứng tự nhiên là anh rụt chân về. Nhưng cô cố bặm môi giữ lại. Cô ấn mạnh đôi giày bata của mình xuống chân anh. Anh hiểu ngay cô đang bắt đầu phát minh ra trò chơi mới. Anh hăng hái nhập cuộc chơi. Anh cố bặm môi kéo chân về. Hiển nhiên, anh kéo về được, và (chơi ngon) gác cả cẳng chân mình lên chân cô. Bốn bàn chân bắt đầu tranh giành ảnh hưởng, cô hăng hái muốn giành phần thắng về mình. Anh nghe tiếng cô cười lên khúc khích...

                    *

                    Buổi tối về. Anh lên giường với hình ảnh dễ thương của cô. Anh nhớ tới nụ cười ròn, ánh mắt ngó lơ... Mà kỳ ha! Sao bây giờ anh lại...nhớ thêm đôi cẳng chân với chiếc giầy bata đầy bụi đất!!

                    CHIÊU HOÀNG


                    Attached Files

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên Văn Bài Viết Của Hiệp Khách View Post
                      Tấm hình nhìn dễ thương và lãng mạn lắm. Nhưng thực tế, ở VN mí bé bận đầm hỏng bé nào chịu lên xe đạp ngồi đâu B.Đ.C. Kinh nghiệm đau thương của sư phọ á
                      khỏi lo đi VG ơi, mí cô mà yêu 1 cái nha, xe đạp hay xe máy gì cũng ok hết, hơn nữa, xe máy chạy lẹ quá đâu có kịp cho gió tốc váy để mà mà.................... chi ta, ................ ai biết, mà bây giờ, dân đi xe máy ko hà, có mấy ai đi xe đạp, VG mà chiệu đi xe đạp thì coi như hàng độc rồi,mí cô mặc váy ko chiệu theo mới là lạ đó nha.................
                      Last edited by BaKhia; 19-04-2009, 06:09 PM.

                      Comment


                      • #41
                        HìNh NhƯ

                        Hình Như…


                        Rõ ràng là cô ghét hắn. Hắn ưa có cái lối lý sự cùn, ngang phè mà cô không thể bẻ được. Khuôn mặt khó đăm đăm, cô vùng vằng đi trước:

                        "Anh không được đi theo tôi nữa!"

                        Với giọng nghiêm trang (nấp sau một nụ cười) xoải chân bước theo sau, nhưng hắn vẫn giữ một khoảng cách ngắn vừa đủ:

                        "Anh nhất định không theo Nhỏ nữa. Nhưng, hình như anh đang có công chuyện đi cùng đường với Nhỏ thôi đấy!"

                        Vùng vằng:

                        "Tên tôi không phải là Nhỏ. Anh không được gọi cái tên ấy!"

                        "Được. Vậy thì Nhỏ cho anh biết tên đi!"

                        Chanh chua, cô hếch mặt:

                        "Hứ! Còn lâu á..."

                        Làm bộ thở dài, hắn trêu thêm:

                        "Cũng được. Anh đành phải gọi tên “Nhỏ” vậy! (rất tự nhiên, hắn hân hoan bắt chuyện) Nhỏ có thấy cái tên ấy đẹp không? Riêng anh, anh thấy nó dễ thương hết sức..."

                        Bực mình, cô gia tăng tốc độ đi nhanh hơn. Nhưng chợt giật mình, nghĩ ra thêm một điều quan trọng, cô nói với lại sau lưng:

                        "Tôi không muốn anh biết tên tôi. Nếu tí nữa anh đi “công chuyện” gì đó mà có ngang qua trường, nghe tụi bạn tôi gọi tên thì nhất định không được nghe đó!"

                        Hắn cố nén nụ cười xuống bụng, làm bộ nghiêm trang:

                        "Anh nhất định sẽ...đóng tai lại. Không nghe!"

                        "Nhưng nếu lỡ nghe rồi thì không được nhớ..."

                        Hắn cao giọng, nhưng vẫn còn pha chút tiếng cười:

                        "Dĩ nhiên! Nếu lỡ nghe rồi thì nhất định không nhớ..."

                        "Mà có lỡ nhớ thì...nhất định phải quên đó nghe!"

                        Im lặng một chút, cô nghe tiếng hắn ngập ngừng:

                        "Buồn nhỉ. Nhưng nếu Nhỏ muốn thì có lỡ nhớ tên Nhỏ rồi thì anh sẽ... tìm cách để quên vậy..."

                        Rõ ràng là hắn đang tìm con đường ngắn nhất đi vào trái tim cô. Rõ ràng là hắn cù cưa, lý sự cùn. Rõ ràng là cô không thể bẻ được những lý sự của hắn. Rõ ràng là cô ghétttt hắn. Nhưng cô vẫn không hiểu sao lại thấy bồi hồi khi nhớ lại tiếng thở dài khi hắn “hứa” quên tên. Hình ảnh hắn cứ vương vấn mãi trong tâm cho tới giờ đi ngủ. Lên giường, cô vẫn còn nghe tiếng hắn trầm trấm, ngập ngừng văng vẳng đâu đây: " Buồn nhỉ. Lỡ nhớ tên Nhỏ rồi thì anh sẽ... tìm cách để quên vậy...”

                        Trong cô có một sự mâu thuẫn làm cô bối rối lạ lùng. rõ ràng là cô ghétttt hắn, nhưng hình như, thực tâm cô không muốn hắn giữ được lời hứa ấy...

                        Hình như hắn đã tìm ra con đường gõ được cửa trái tim cô.


                        Chiêu Hoàng



                        Attached Files

                        Comment


                        • #42
                          Ngộ nhỉ
                          Don't make friends who are comfortable to be with. Make friends who will force you to lever yourself up

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên Văn Bài Viết Của gigisister View Post
                            Ngộ nhỉ

                            có gì mà lạ cô ơi
                            lỡ yêu nên tới, ngỏ lời làm quen
                            con tim hai nửa, đỏ, đen
                            anh trao nguyên quả, làm quen trọn đời





                            Ngày xưa cầm kiếm giữa đường
                            Ngày nay thất thế, cúng dường bằng hoa
                            Tương lai nào dám nghĩ xa
                            xem ra cũng chỉ, bóng ma bên đường





                            Comment


                            • #44
                              Con gái nói hong là có mờ sis GG quên sao

                              Comment


                              • #45
                                ChUôNg GiÓ

                                Chuông Gió



                                Có 2 chiếc chuông gió treo nơi đầu giường của Tiều Mai. Một chiếc được làm bằng giấy, một chiếc đựơc làm bằng bạc.

                                Tiểu Mai và Quân yêu nhau trong cảnh bần hàn. Một hôm, hai người đi chơi phố rẽ vào một cửa hàng thấy trong tủ kính có treo một cái chuông gió. Tiểu Mai buột miệng khen:

                                - Anh Quân ơi! Cái chuông gió kia xinh biết bao!

                                Quân nói với ngưòi yêu:

                                - Nếu em thich anh sẽ mua cho em.

                                Nhưng khi nhìn thấy mảnh giấy nhỏ đính trên chiếc chuông gió khi giá 100 nghìn thì anh ngượng ngùng nhìn Tiểu Mai và nở một nụ cười như cáo lỗi với cô.

                                Về nhà. Quân lấy giấy gấp một chiếc chuông gió giống hệt như chiếc chuông gió bằng bạc treo ở cửa hàng. Chiếc chuông gió ấy cũng xinh như thế, cũng sơn màu tím như thế và anh đem tặng Tiểu Mai.

                                Tiểu Mai đã treo chiếc chuông gió bằng giấy Quân làm tặng cô treo ở đầu giường của mình. Mỗi khi gió từ cửa sổ hé mở lùa vào, chiếc chuông gió đung đưa phát ra tiếng kêu sột soạt, khô khốc nhưng Tiểu Mai nghe vẫn thấy tiếng chuông ngân vang lảnh lót. Cặp mắt Tiểu Mai lúc này ánh lên chứa chan hạnh phúc. Cô tự nhủ: “Mình sẽ
                                mãi mãi treo chiếc chuông gió này trong trái tim của mình”.

                                Số phận đẩy đưa thế nào, cuối cùng Tiểu Mai lại không lấy Quân mà lấy Tân. Khi Tiểu Mai vào phòng riêng của hai vợ chồng, cô liền lấy từ trong túi ra chiếc chuông gió mà Quân làm bằng giấy treo lên đầu giường.

                                Tân thấy vậy liền nói vớI Tiểu Mai:

                                - Cái chuông này làm bằng giấy thì treo lên làm gì?

                                Tiểu Mai bướng bỉnh nói:

                                - Nhưng em thấy nó đẹp, em cứ treo.

                                Tân nói:

                                - Chiếc chuông ấy là do Quân làm tặng em chứ gì? Thảo nào!

                                Tiểu Mai im lặng… Cuối cùng Tân thở dài nói:

                                - Thôi em cứ treo lên cũng đựơc!

                                Hôm sau, Tân ra cửa hàng mua về một chiếc chuông gió được làm bằng bạc. Gió khẽ thổi chuông cũng đong đưa và phát ra tiếng kêu tình tang, rất vui tai.



                                Khi con trai của Tân và Tiểu Mai lên ba tuổi, nó nghịch vặt đi một quả chuông nhỏ trong chiếc chuông giấy rồi xé vụn đi, Tiểu Mai giận quá phát thằng bé mấy cái thật đau. Thấy vậy, Tân chỉ im lặng. Anh lấy giấy ra gấp một quả chuông, cũng tô màu tím rồi xâu chỉ vào chiếc chuông gió rồi treo lên như cũ. Thấy thế, Tiểu Mai rưng rưng nước mắt, cô nói với Tân:

                                - Anh thật tốt với em!

                                Thằng con trai sợ mẹ, nên ko còn dám nghịch vào chiếc chuông ấy nữa. Nó chỉ nghịch chiếc chuông làm bằng bạc. Nó rất thích nghe tiếng chuông gió kêu tinh tang tinh tang cất lên từ cái chuông làm bằng bạc ấy.

                                Nghe chán, thằng bé cũng vặt từ chiếc chuông bằng bạc ra một quả để chơi. Thấy thế, Tiểu Mai cũng ko đánh mà cũng chẳng mắng gì nó. Tân cũng mặc kệ. Anh cũng không treo quả chuông đó lên chiếc chuông bạc nữa. Thế là chùm chuông bạc ấy thiếu đi một quả. Nó vẫn được treo lên đầu giường cùng chiếc chuông làm bằng giấy. Khi có gió thổi, chiếc chuông gió bằng bạc lại reo lên tinh tang tinh tang từng hồi.
                                Rồi không may, nhà Tân bị hoả hoạn.Tân vội bế con và nắm tay vợ kéo chạy ra ngoài. Nhưng Tiểu Mai lại giằng tay ra và chạy vào trong nhà. Tân kéo vợ ta, Tiểu Mai lại quẩy ra. Cô nói với Tân:

                                - Em vào lấy cái này.

                                Tân bảo:

                                - Để anh vào lấy ra cho!

                                Nói xong, anh xông vào căn nhà đang xông khói mù mịt để giật chiếc chuông giấy rồi chạy ra ngoài. Chẳng may, Tân vấp phải ngưỡng cửa ngã sóng xoài. Khi bò dậy đựơc thì ngọn lửa đã cháy xém cả mặt anh.
                                Tân thoát ra khỏicửa thì ngất lịm đi, nằm vật ra đất. Chiếc chuông gió được làm bằng giấy vẫn còn nguyên ko mảy may bị suy suyển. Vừa lúc đó thì đội cứu hoả đến. Ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt.

                                Sau một thời gian điều trị, Tân đựoc tháo băng. Trong gương hiện lên một khuôn mặt nhăn nhúm toàn sẹo. Tân uất ức đấm vỡ tan cái gương. Tay anh bị mảnh kính rạch toạc ra, máu từng giọt, từng giọt nhỏ xuống mặt đất.

                                Ra viện, Tân và đứa con bỏ đi biệt tích.

                                Khi đi, Tân viết lại cho Tiểu Mai một bức thư:

                                “Mai!
                                Em hãy đi tìm và sống với Quân, người mà em vẫn yêu đi! Đừng tìm anh làm gì. Emcó tìm cũng ko thấy đâu. Cầu mong cho em được hạnh phúc”.

                                Tiểu Mai đầm đìa nước mắt, cô nói:

                                - Anh Tân ơi! Sao anh lại đối xử với em như thế? Em yêu anh cơ mà!

                                Tiểu Mai ấp cái chuông bạc vào ngực mình. Nứơc mắt cô từng giọt, từng giọt nhỏ xuống chiếc chuông bạc.

                                Mấy năm sau, Quân li dị vợ. Anh đến tìm Tiểu Mai. Thế là Tiểu Mai lại bứơc vào nhà Quân. Cô lại lấy từ trong túi ra chiếc chuông gió bằng bạc vào treo lên đầu giường. Mặt Quân trắng bệch ra như phủ một lớp băng giá. Quân không muốn có một kỷ vật gì của người đàn ông khác lưu lại trong nhà anh.

                                Cảm nhận được sự lạnh lẽo toát ra từ khuôn mặt Quân. Tiểu Mai thấy rùng mình. Cô lặng lẽ gỡ chiếc chuông gió xuống rồi xếp nó vào trong túi. Sau đó, cô xách túi đi ra khỏi nhà Quân.

                                Quân gọi:

                                - Tiểu Mai! Em đi đâu? Ở lại đây với anh!

                                Tiểu Mai lạnh lùng đáp:

                                - Anh đừng giữ tôi lại làm gì!

                                Tiểu Mai lại quay về ở trong ngôi nhà của Tân. Cô lấy chiếc chuông gió làm bằng giấy và bật diêm đốt đi. Trong tích tắc, ngọn lửa đã biến cái chuông gió làm bằng giấy thành một dúm tro tàn.

                                Tiểu Mai lại treo chiếc chuông gió bằng bạc lên đầu giường. Cô thẫn thờ ngồI ngắm mãi chiếc chuông bằng bạc ấy.

                                Gió thổi.

                                Quả chuông lại đong đưa đong đưa. Tiếng chuông lại kêu tinh tang tinh tang theo gió bay đi xa mãi.

                                Nước mắt Tiểu Mai lại trào ra, cô lẩm nhẩm gọi:

                                “Anh Tân ơi! Anh có nghe thấy tiếng chuông gió tinh tang tinh tang không anh?”...


                                (Sưu Tầm)
                                Attached Files

                                Comment

                                Working...
                                X