Chuyện tình cờ góp nhặt
Buổi trưa nắng chan hòa, chan hòa như tâm trạng hân hoan của tôi khi vào
ngân hàng gửi tiền qua thẻ ATM cho con trai đang học ở Sài Gòn. Ba năm nay, cánh cổng ngân hàng đã trở thành nơi chốn ra vào quen thuộc của tôi. Lần nào đến đây, có khi vét đến đồng lương cuối cùng gửi đi, nhưng tôi không hối tiếc vì biết rằng đồng tiền chính đáng nầy sẽ được sử dụng cho những bữa cơm xa nhà, cho sách vở và việc học hành chăm chỉ của con trai. Mới đây nó nhắn tin về: “Con cần mua một số dụng cụ y tế để đi thực tập ở bệnh viện…” Số tiền ngoài dự tính không nhỏ có làm tôi hơi… choáng, nhưng rồi mọi việc cũng đâu vào đó, và hôm nay tôi lại đến ngân hàng…
Cô nhân viên phụ trách quầy đã quen mặt tôi nhã nhặn mỉm cười: “Hôm nay chị lại gửi tiền cho em?” Vừa nói cô vừa đưa cho tôi những giấy tờ cần thiết làm thủ tục. Tôi nắn nót viết tên con trai, số thẻ đã thuộc làu và kê khai cẩn thận số tiền gửi. Tiếng máy đếm tiền chạy rào rào vui như nụ cười cô phục vụ viên khi đưa cho tôi tờ giấy nộp tiền đóng cái mộc đỏ chói: “Dạ, xong rồi”. Tôi đang lúi cúi thu dọn chứng minh thư, giấy tờ vào túi xách thì nghe một giọng rụt rè: “Phải ở đây là chổ gửi tiền vô thẻ không cô?” Chị phụ nữ bận đồ bộ, khoác thêm cái áo sơ mi không cài nút đã đến cạnh tôi từ lúc nào. Từ người chị toát lên mùi mồ hôi tần tảo, cái mùi quen thuộc của những người bươn chải kiếm ăn ngoài đường phố sao mà lạc lỏng, bơ vơ trong căn phòng sang trọng mát rượi máy điều hòa! Chị rụt rè ngõ lời nhờ tôi gửi dùm số tiền 500.000đ vào thẻ ATM cho con gái. “Tui không rành chữ nghĩa, cách làm, cô làm ơn…”. Chị nói như năn nỉ rồi đưa cho tôi bọc tiền (tôi hơi hoảng khi nhìn bọc tiền đủ lọai), chứng minh thư và quyển số cũ kỹ đã mở sẳn trang có ghi một cái tên con gái , số thẻ bằng nét chữ nắn nót rất đẹp! Tôi phải lọc và phân loại từng tờ hai chục ngàn, mười ngàn, rồi năm ngàn, ghi vào phiếu gửi. Chị phân trần : “Tui bán vé số, người ta trả sao thì nhận vậy…” . Xong việc, chị hỏi: “Vậy là con gái tui ở trển có thể nhận được tiền rồi phải không cô?”. Tôi hỏi thăm: “Con chị đang học ở Sài Gòn?”. Mặt chị rạng rỡ hẳn lên “Nó mới vào đại học năm nay cô à”. Thì ra là vậy! Tôi thấy hào hứng: “Cháu học ngành gì vậy chị?”. Chị không giấu niềm vui: “Học trường y cô à”. Suýt nữa thì tôi kêu lên, hơn ai hết, tôi hiểu vào được trường y là sự nổ lực của con cái, còn việc nuôi một đứa con học ngành y là sự nổ lực của… các bậc phụ huynh! Tôi là công chức thu nhập ổn định mà còn thấy lao đao, huống chi là… “ Khi nó đậu cả hai trường ĐH, có nhận được học bổng giành cho học sinh nghèo vượt khó. Hồi mới lên chưa có chỗ ở nhưng giờ đã được xét vào ký túc sá… Khi nào cần kíp lắm, nó mới nhắn về xin tiền. Tội nghiệp, ba nó mất từ hồi nó học lớp 2, từ nhỏ dù nhà nghèo nhưng nó ham học lắm… ”
Với nụ cười mãn nguyện chị chào tôi rồi bươn bã đi ra đường nắng. Tôi đứng lặng nhìn theo cái dáng tất tả của chị . Những giọt mồ hôi ướt lưng áo chị theo những câu gọi mời, những lời rao bán để gom nhặt từng đồng, từng đồng. Và từ những đồng tiền nhọc nhằn nầy sẽ mở ra tương lai tươi sáng cho con gái chị, cô bé học trò nghèo hiếu học...
CM
Buổi trưa nắng chan hòa, chan hòa như tâm trạng hân hoan của tôi khi vào
ngân hàng gửi tiền qua thẻ ATM cho con trai đang học ở Sài Gòn. Ba năm nay, cánh cổng ngân hàng đã trở thành nơi chốn ra vào quen thuộc của tôi. Lần nào đến đây, có khi vét đến đồng lương cuối cùng gửi đi, nhưng tôi không hối tiếc vì biết rằng đồng tiền chính đáng nầy sẽ được sử dụng cho những bữa cơm xa nhà, cho sách vở và việc học hành chăm chỉ của con trai. Mới đây nó nhắn tin về: “Con cần mua một số dụng cụ y tế để đi thực tập ở bệnh viện…” Số tiền ngoài dự tính không nhỏ có làm tôi hơi… choáng, nhưng rồi mọi việc cũng đâu vào đó, và hôm nay tôi lại đến ngân hàng…
Cô nhân viên phụ trách quầy đã quen mặt tôi nhã nhặn mỉm cười: “Hôm nay chị lại gửi tiền cho em?” Vừa nói cô vừa đưa cho tôi những giấy tờ cần thiết làm thủ tục. Tôi nắn nót viết tên con trai, số thẻ đã thuộc làu và kê khai cẩn thận số tiền gửi. Tiếng máy đếm tiền chạy rào rào vui như nụ cười cô phục vụ viên khi đưa cho tôi tờ giấy nộp tiền đóng cái mộc đỏ chói: “Dạ, xong rồi”. Tôi đang lúi cúi thu dọn chứng minh thư, giấy tờ vào túi xách thì nghe một giọng rụt rè: “Phải ở đây là chổ gửi tiền vô thẻ không cô?” Chị phụ nữ bận đồ bộ, khoác thêm cái áo sơ mi không cài nút đã đến cạnh tôi từ lúc nào. Từ người chị toát lên mùi mồ hôi tần tảo, cái mùi quen thuộc của những người bươn chải kiếm ăn ngoài đường phố sao mà lạc lỏng, bơ vơ trong căn phòng sang trọng mát rượi máy điều hòa! Chị rụt rè ngõ lời nhờ tôi gửi dùm số tiền 500.000đ vào thẻ ATM cho con gái. “Tui không rành chữ nghĩa, cách làm, cô làm ơn…”. Chị nói như năn nỉ rồi đưa cho tôi bọc tiền (tôi hơi hoảng khi nhìn bọc tiền đủ lọai), chứng minh thư và quyển số cũ kỹ đã mở sẳn trang có ghi một cái tên con gái , số thẻ bằng nét chữ nắn nót rất đẹp! Tôi phải lọc và phân loại từng tờ hai chục ngàn, mười ngàn, rồi năm ngàn, ghi vào phiếu gửi. Chị phân trần : “Tui bán vé số, người ta trả sao thì nhận vậy…” . Xong việc, chị hỏi: “Vậy là con gái tui ở trển có thể nhận được tiền rồi phải không cô?”. Tôi hỏi thăm: “Con chị đang học ở Sài Gòn?”. Mặt chị rạng rỡ hẳn lên “Nó mới vào đại học năm nay cô à”. Thì ra là vậy! Tôi thấy hào hứng: “Cháu học ngành gì vậy chị?”. Chị không giấu niềm vui: “Học trường y cô à”. Suýt nữa thì tôi kêu lên, hơn ai hết, tôi hiểu vào được trường y là sự nổ lực của con cái, còn việc nuôi một đứa con học ngành y là sự nổ lực của… các bậc phụ huynh! Tôi là công chức thu nhập ổn định mà còn thấy lao đao, huống chi là… “ Khi nó đậu cả hai trường ĐH, có nhận được học bổng giành cho học sinh nghèo vượt khó. Hồi mới lên chưa có chỗ ở nhưng giờ đã được xét vào ký túc sá… Khi nào cần kíp lắm, nó mới nhắn về xin tiền. Tội nghiệp, ba nó mất từ hồi nó học lớp 2, từ nhỏ dù nhà nghèo nhưng nó ham học lắm… ”
Với nụ cười mãn nguyện chị chào tôi rồi bươn bã đi ra đường nắng. Tôi đứng lặng nhìn theo cái dáng tất tả của chị . Những giọt mồ hôi ướt lưng áo chị theo những câu gọi mời, những lời rao bán để gom nhặt từng đồng, từng đồng. Và từ những đồng tiền nhọc nhằn nầy sẽ mở ra tương lai tươi sáng cho con gái chị, cô bé học trò nghèo hiếu học...
CM
Comment