Năm 12 tuổi, sau cú phi thân từ lan can xuống sân, đầu gối chân phải của tôi bị rạn. Bác sĩ buộc tôi ở yên một chỗ, cái chân bị treo lên trong gần hai tháng.
Là con nhóc hiếu động, vụ này làm tôi khó chịu hết sức. Bánh ngọt và trái cây, truyện tranh và đồ chơi điện tử chất đầy bên giường chẳng an ủi được tôi. Tiếng chuông xe leng keng, tiếng cười đùa la hét của tụi bạn ham chơi rộn rã ngoài vỉa hè vọng vào, làm tôi tính tình vốn cáu kỉnh lại càng khó chịu, khiến chẳng ai muốn dây dưa. Bạn bè đến thăm thưa vắng hẳn, ba má cũng không chịu nổi...
Một buổi sáng đầu tuần, người lớn đi làm hết, chị Sáu giúp việc dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm dưới bếp. Bỗng dưng, trên cửa vang lên tiếng gõ rụt rè. Cánh cửa hé mở. Một chỏm tóc vàng khét thò vào, đằng hắng: “Em vô được không?”.
Phúc là em út của chị Sáu. Chị có sáng kiến mang nó từ quê lên, để nó đỡ đần chị một tay chăm sóc con nhỏ què chân. Thằng nhóc 9 tuổi, ốm tong, da đen thui. Bên dưới đôi lông mày nhạt mọc lộn xộn, hai con mắt hấp háy. Con trai mà giọng nó chua lè.
Phúc vào phòng tôi với cây chổi rơm và xẻng hốt rác, lúi húi quét tước. Rồi nó lấy giẻ ướt, lau sạch bong mặt bàn, mặt tủ. Trước lúc đi ra, nó ngoảnh nhìn tôi, buông một tiếng than đầy chê trách: “Chị ở dơ ghê luôn!”. Mắt tôi trợn ngược. ồ, chưa bao giờ có ai nói thẳng với tôi một điều “phũ phàng” như vậy.
Tới bữa, nó mang lên cho tôi khay cơm và bình nước lọc. Nó bắt tôi ngồi dậy, nhét vào sau lưng tôi cái gối. Lúc dọn đi, thấy còn thừa, thế nào Phúc cũng chẹp lưỡi: “Cơm canh ngon lành mà bỏ dư. Đổ đi thì…” Tôi tò mò: “Thì sao?” Phúc nói luôn: “Thì có tội với những người không có cơm ăn chứ sao!”. Tôi im phắc. Chẳng bao giờ tôi nghĩ một chuyện xa xôi như thế.
Đồ đạc để trong tầm tay, dùng xong, tôi quăng lung tung, biết chắc thế nào cũng có người dọn. Một bữa nọ, khát nước khô cổ, nhưng chai nước lọc ban nãy tôi lỡ để lăn dưới gầm giường. Phúc vào, nó tỉnh bơ, còn cằn nhằn: “Chị tự làm khổ chị đó. Để gọn gàng một chút khó nhọc gì đâu!”. Kể từ đó, tôi hết dám bừa bãi. Không hiểu sao, một đứa bướng bỉnh như tôi dần dần đâm ra nể sợ thằng nhóc con như Phúc.
Mấy lúc khác, thằng nhóc cũng dễ chịu với tôi. Nó ưa mua mấy thứ quà vặt như khoai, bắp. Ngó nó ăn ngon lành, tôi thấy ngon miệng theo. Đầu gối bó bột của tôi bị kiến cắn, nó kiếm cọng rơm, khéo léo luồn vô gãi cho tôi đỡ ngứa. Nó còn leo lên cửa sổ, hào hứng tường thuật cho tôi nghe cảnh tượng bên ngoài. Nó rất hào hứng đọc sách. Nhưng chỉ một lúc, cái giọng lanh lảnh của nó đã làm tôi nhức óc. Nó thành thật nhận xét:”Sách nhiều, đồ chơi nhiều nên chị mới chê. ở dưới quê, có quyển truyện đọc là sang dữ lắm!”.
Cuối hè, Phúc về quê đi học. Một tuần nữa mới đi được, tôi vẫn lúi húi xếp một túi những cuốn sách đã đọc, tặng cho Phúc. Lúc chia tay, hai chị em mắt rơm rớm. Đi vài bước, Phúc quành lại, nhét vào tay tôi tấm kiếng nhỏ, loại dùng soi mặt: “Không có em kể chuyện, chị dùng tấm kiếng này, có thể nhìn thấy đôi chút bên ngoài cửa sổ đó”.
Cảm ơn Phúc nha, nhờ có tấm kiếng nhỏ là em, chị phát hiện ra cuộc sống ngoài kia có biết bao điều cần được chia sẻ, nào đâu chỉ có riêng mình.
Là con nhóc hiếu động, vụ này làm tôi khó chịu hết sức. Bánh ngọt và trái cây, truyện tranh và đồ chơi điện tử chất đầy bên giường chẳng an ủi được tôi. Tiếng chuông xe leng keng, tiếng cười đùa la hét của tụi bạn ham chơi rộn rã ngoài vỉa hè vọng vào, làm tôi tính tình vốn cáu kỉnh lại càng khó chịu, khiến chẳng ai muốn dây dưa. Bạn bè đến thăm thưa vắng hẳn, ba má cũng không chịu nổi...
Một buổi sáng đầu tuần, người lớn đi làm hết, chị Sáu giúp việc dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm dưới bếp. Bỗng dưng, trên cửa vang lên tiếng gõ rụt rè. Cánh cửa hé mở. Một chỏm tóc vàng khét thò vào, đằng hắng: “Em vô được không?”.
Phúc là em út của chị Sáu. Chị có sáng kiến mang nó từ quê lên, để nó đỡ đần chị một tay chăm sóc con nhỏ què chân. Thằng nhóc 9 tuổi, ốm tong, da đen thui. Bên dưới đôi lông mày nhạt mọc lộn xộn, hai con mắt hấp háy. Con trai mà giọng nó chua lè.
Phúc vào phòng tôi với cây chổi rơm và xẻng hốt rác, lúi húi quét tước. Rồi nó lấy giẻ ướt, lau sạch bong mặt bàn, mặt tủ. Trước lúc đi ra, nó ngoảnh nhìn tôi, buông một tiếng than đầy chê trách: “Chị ở dơ ghê luôn!”. Mắt tôi trợn ngược. ồ, chưa bao giờ có ai nói thẳng với tôi một điều “phũ phàng” như vậy.
Tới bữa, nó mang lên cho tôi khay cơm và bình nước lọc. Nó bắt tôi ngồi dậy, nhét vào sau lưng tôi cái gối. Lúc dọn đi, thấy còn thừa, thế nào Phúc cũng chẹp lưỡi: “Cơm canh ngon lành mà bỏ dư. Đổ đi thì…” Tôi tò mò: “Thì sao?” Phúc nói luôn: “Thì có tội với những người không có cơm ăn chứ sao!”. Tôi im phắc. Chẳng bao giờ tôi nghĩ một chuyện xa xôi như thế.
Đồ đạc để trong tầm tay, dùng xong, tôi quăng lung tung, biết chắc thế nào cũng có người dọn. Một bữa nọ, khát nước khô cổ, nhưng chai nước lọc ban nãy tôi lỡ để lăn dưới gầm giường. Phúc vào, nó tỉnh bơ, còn cằn nhằn: “Chị tự làm khổ chị đó. Để gọn gàng một chút khó nhọc gì đâu!”. Kể từ đó, tôi hết dám bừa bãi. Không hiểu sao, một đứa bướng bỉnh như tôi dần dần đâm ra nể sợ thằng nhóc con như Phúc.
Mấy lúc khác, thằng nhóc cũng dễ chịu với tôi. Nó ưa mua mấy thứ quà vặt như khoai, bắp. Ngó nó ăn ngon lành, tôi thấy ngon miệng theo. Đầu gối bó bột của tôi bị kiến cắn, nó kiếm cọng rơm, khéo léo luồn vô gãi cho tôi đỡ ngứa. Nó còn leo lên cửa sổ, hào hứng tường thuật cho tôi nghe cảnh tượng bên ngoài. Nó rất hào hứng đọc sách. Nhưng chỉ một lúc, cái giọng lanh lảnh của nó đã làm tôi nhức óc. Nó thành thật nhận xét:”Sách nhiều, đồ chơi nhiều nên chị mới chê. ở dưới quê, có quyển truyện đọc là sang dữ lắm!”.
Cuối hè, Phúc về quê đi học. Một tuần nữa mới đi được, tôi vẫn lúi húi xếp một túi những cuốn sách đã đọc, tặng cho Phúc. Lúc chia tay, hai chị em mắt rơm rớm. Đi vài bước, Phúc quành lại, nhét vào tay tôi tấm kiếng nhỏ, loại dùng soi mặt: “Không có em kể chuyện, chị dùng tấm kiếng này, có thể nhìn thấy đôi chút bên ngoài cửa sổ đó”.
Cảm ơn Phúc nha, nhờ có tấm kiếng nhỏ là em, chị phát hiện ra cuộc sống ngoài kia có biết bao điều cần được chia sẻ, nào đâu chỉ có riêng mình.