Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Người lữ khách, phần 6

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Người lữ khách, phần 6

    Xin một lần nữa, nhắc nhở các bạn, tuy dựa trên sự thật nhưng một phần bối cảnh đã được thay đổi để bảo vệ đời tư của những người liên quan đến câu chuyện này.

    Chiếc xe đò từ từ rời bến, chậm rải như không có chuyện gì quan trọng xãy ra, lười biếng lăn bánh rời xa thành phố. Cơn nắng chiều hắt vào mặt làm anh hơi nhíu mắt lại. Cơn nóng tháng sáu sau những cơn mưa đầu mùa làm không khí hơi trĩu nặng, hăng hắt như ngày nào ngồi nhìn trời chiều sau cơn mưa từ hố bom trong những cuộc hành quân. Mặt trời sắp đi ngũ khi xe đi ngang Xuân Lộc, thành phố nầy đã cho anh những kỹ niệm cùng bàng hoàng cuối tháng tư ba mươi năm xưa. Cũng chính thành phố này là nơi anh có mặt trong những ngày cuối của cuộc chiến tranh, cuộc chiến đã đập tan cuộc đời anh ra từng mảnh. Nó cướp đi tuổi học trò, tình yêu, và những mơ mộng cho tương lai anh. Đã từ lâu, anh đã có một nhận định cho mình là trong bất cứ cuộc chiến nào cũng có sự tàn bạo của nó, không phân biệt thắng hay bại, đều có nạn nhân sau cuộc chiến.

    Xe dừng nữa đường, Cà Ná, vùng địa danh quen thuộc, cũng chính nơi này ngày xưa anh làm quen với Sang, người bạn thân ba mươi lăm năm rồi. Nhớ ngày xưa, trên đường ra Nha Trang học khóa tu nghiệp không trợ, cũng nơi đây, hai thằng từ hai góc trời của quê hương, Huế và Tiền Giang, gặp nhau rồi thân nhau như anh em ruột. Anh nhớ rõ như ngày hôm qua, dừng chân quán nhỏ ven biển, gọi một lon bia Hamm thì người ngồi bàn kế bên, giọng Huế nặng trĩu, ngõ lời muốn mời anh ngồi chung. Anh dời sang ngồi cùng bàn, sau vài câu xã giao, hai thằng lính đã thân nhau như ruột thịt. Rồi chiến tranh chấm dứt, hai thằng đi cải tạo hai nơi, không tin tức gì nhau, mãi cho đến khi anh đến Virginia, năm thứ hai, trong khi đang ăn trưa trong câu lạc bộ trường, thấp thoáng một người Á Đông bước vào, nhìn quen quen. Anh theo dõi mãi người này đến khi người ấy lấy thức ăn xong, đang lo tìm bàn thì anh chực nhớ ra cái khuôn mặt quen thuộc đó. Sang, người bạn năm xưa bổng xuất hiện trở lại như ngày xưa nó xuất hiện trong cuộc đời lính trận. Hai thằng bạn ngồi chung bàn, om xòm tiếng việt làm mấy thằng mỹ ngồi cạnh phải nhíu mài. Mặc kệ họ, anh nói, tao cóc cần biết tụi nó, gặp được mầy là tao mừng rồi. Thế là từ đó, Sang dời vào khu cư xá của anh ở chung, hai thằng bạn ngày xưa dìu dắt nhau sinh tồn trên đất mỹ. Nhưng từ ngày hai đứa lập gia đình, lại hai phương trời chia xa, anh dời về Oklahoma nhận sở mới, Sang về bên vợ thành phố Boston. Hai thằng vẩn liên lạc nhau, vẩn gọi nhau hàng tuần. Ngày anh dọn về New York, chính nó lái xe cùng gia đình nó từ Boston đón gia đình anh tại phi trường New York. Thế là hai thằng bạn cũ lại có dịp gặp nhau thường xuyên, tuy lái xe vài tiếng nhưng rất vui, rất mong gặp nhau nếu vắng nhau vài tháng.

    Xe đến Nha Trang lúc trời đã khuya, anh gọi taxi về khách sạn Lodge, đường Trần Phú, nằm ngay bờ biển. Lấy phòng xong, anh thả bộ dọc theo bờ biển, chậm rải nhai lại những kỹ niệm xưa. Cũng trên bờ biển này năm xưa, mấy thằng trời đánh nhậu mãi đến 12 giờ đêm, quân cảnh phải năn nỉ đưa về trại. Cũng thằng trời đánh ngày xưa, nay trở lại thành phố biển, tìm lại dĩ vãng. Gió biển man mát làm tan biến cái mệt nhọc sau tám, chín tiếng ngồi xe. Dừng lại kiosh bán đêm, mua một lon 333 ướp lạnh, vừa đi vừa uống, ôi hương vị đậm đà của quê hương mát rượi lòng lữ khách. Biết tìm đâu nhà Cậu Thông, chắc lần nầy phải ăn nem nướng cả tuần để tìm Cậu ấy. Cả Nha Trang mênh mông, hàng trăm quán nem nướng, biết đâu mà tìm. Sau một hồi đi bộ mỏi chân, anh trở về phòng, đánh một giấc lấy sức cho hôm sau, một ngày dài đang chờ đón anh.

    Sau ba ngày ăn nem nướng phát ngán mà không được gì, anh chán nản, lững thững ra bờ biển. Mướn ghế và dù, anh mệt mõi nhắm mắt cố tìm thanh thản, một giọng trẻ em nhỏ nhẹ mời anh mua đậu phọng rang
    -Bác ơi mua giùm con một lon đậu phọng nhe, đậu mới rang còn nóng ngon lắm Bác ơi.

    Đang buồn ngũ sau nhiều đêm thức trắng, anh định bảo nó đi tìm người khác bán, nhưng anh cũng mở mắt ra nhìn. Gương mặt em bé gái tuổi độ lên 6, rất kháo khỉnh, tươi mát, với cặp mắt đen tròn. Cặp mắt tròn xoe, trong vắt, nhìn sao quá quen thuộc, anh hơi nhần nhừ, không nhớ cặp mắt giống ai. Anh hỏi em bé:
    -Con năm nay bao nhiêu tuổi?
    -Dạ con 6 tuổi. Rất lễ phép, em bé trả lời:
    -Con có đi học không? Lớp mấy rồi? Anh tiếp tục hỏi.
    -Dạ thưa có, con học lớp một, buổi chiều.
    -Con tên gì?
    -Dạ con tên Thủy.

    Anh nhớ lại mấy hôm trước, khi còn ở Sài Gòn, nằm ngũ trưa nhà Hậu nghe mấy đứa trẻ văng tục, chưởi thề làm anh muốn cho mỗi đứa một cái bàn chải đánh răng về nhà súc miệng cho sạch. Trong khi em bé gái bán đậu phọng lại ăn nói rất lễ phép.
    -Con đi bán một ngày được bao nhiêu?
    -Dạ nếu bán hết rổ đậu này thì con lời được khoảng 50 ngàn. Còn nếu không hết thì sau giờ học, con sẽ trở ra bán tiếp cho hết.
    -Thôi con vô bọc hết cho Bác đi, Bác mua hết cho con để con về nhà học bài hay đi chơi với bạn bè cũng được. Cho Bác biết tất cả là bao nhiêu nhé.
    -Dạ con cám ơn Bác, tổng cộng mỗi ngày nếu con bán hết là 200 ngàn, nhưng thôi con bớt Bác 10 ngàn đó, 190 ngàn thôi.

    Lòng anh trĩu nặng, em bé có lòng muốn bớt giá, sao nó dễ thương quá. Anh bảo bé:
    -Đây là 200 ngàn, Bác không muốn con phải mất lời 10 ngàn đâu, còn đây là 20 đô la Bác cho con. Con nhớ mua một món gì cho mẹ trên đường về nha.
    -Dạ con cám ơn Bác nhiều lắm, chắc mẹ con mừng lắm, vì mẹ muốn mua bộ đồ mới cho ba con đi làm.
    -Ba con làm gì vậy?
    -Dạ ba con làm dưới bến tàu, nhưng mấy hôm nay bị rách áo nên lưng ba con bị trầy trụa hết.
    -Thôi con cầm thêm 20 chục đô la nữa đi, cái nầy của Bác tặng cho ba con mua bộ mới đi làm.
    -Dạ con cám ơn Bác nhiều lắm, nếu Bác còn ở lại đây chiều nay, con sẽ đưa ba mẹ con ra gặp Bác để cám ơn.
    -Ừ, Bác còn ở đây thêm vài ngày.
    -Bác ở khách sạn đó phải không? Con sẽ chờ Bác ngoài cửa.
    -Thôi con đừng chờ ngoài cửa, khi con tới, cho người báo Bác ở phòng 555, Bác sẽ xuống gặp con.
    -Dạ con không dám đâu, mấy người đó không cho con vô khách sạn, họ sợ con ăn cắp đồ.
    -Hừ, vậy thôi Bác sẽ ngồi dưới lầu chờ con vậy.
    -Dạ, con chào Bác.

    Đôi mắt bé Thủy sáng rực lên, dường như em nhìn thấy được ba mình trong bộ quần áo mới đi làm. Riêng anh thì buồn man mát, anh đến đây tìm lại quá khứ, quá khứ chưa tìm được thì thay vào đó một gương mặt ngây thơ, vô tội bỗng xuất hiện trên khung cửa sổ nhỏ bé nầy giữa cuộc hành trình của anh. Những đứa bé vô tội, chỉ vì sinh ra không đúng thời nên phải chịu cực khổ với cha mẹ, nhưng vẫn vui vẽ chấp nhận số phận mình. Nghĩ mà thương cho dân Việt, mấy ngàn năm nộ lệ ngoại bang, mấy trăm năm chiến tranh tàn phá, nay phải trả giá cho một chế độ đi lầm đường, những người lảnh đạo chỉ biết lo làm giàu cho bản thân và giòng họ.

    Gió biển mơn trớn làn da sậm nắng từ mấy ngày lội bộ làm anh bắt đầu buồn ngũ trở lại. Nhắm mắt, cố tìm về dĩ vãng, hình dung lại đôi mắt bé Thủy, như sét đánh, phải rồi sao nó giống mắt Phượng quá vậy. Bao nhiêu cơn buồn ngũ tan biến, tim anh đập mạnh, có thể nào quá tình cờ như vậy, chắc không phải đâu, anh cố phủ nhận. Gọi một ly cà phê sữa đá ít sửa, nhâm nhi chờ đợi cho mau tối, chờ đợi bé Thủy và ba mẹ của bé. Anh cố tình muốn tìm hiểu câu chuyện ra sao, đâu thể nào có sự trùng hợp ngẫu nhiên như vậy được. Bao nhiêu công sức tìm tòi nay chỉ dựa vào một em bé bán đậu phọng rang, nhưng có chắc em có trở lại không? Anh lo sợ bé Thủy không trở lại, anh lo sợ ba mẹ bé Thủy không chịu đến gặp anh.

    Mới 5 giờ chiều mà anh đã chuẩn bị sạch sẽ, ngồi dưới phòng khách của khách sạn Lodge, gọi một lon bia lạnh nhăm nhi trong khi chờ đợi. Mấy cô tiếp viên lượn quanh như muốn chào hàng, anh phớt lờ, trong đầu anh bây giờ chỉ tập trung đến đôi mắt của bé Thủy. Mãi đến 6:30 thập thò ngoài cửa em bé gái, tươm tất trong bộ đầm mới, chắc mẹ mới mua, bé Thủy vẩy tay. Anh bước ra ngoài, một cặp thanh niên khoảng độ dưới ba mươi gật đầu chào. Nhất là người thiếu nữ, có rất nhiều nét giống Phượng, tuy da hơi ngăm đen, anh nghĩ chắc đúng rồi. Vội vã, anh mời cả ba vào phòng khách của khách sạn. Anh gát cửa coi bộ không đồng ý, nhưng 20 chục ngàn dúi nhẹ vào tay làm anh im lặng, mĩm cười rồi đi chổ khác.
    -Bé thủy muốn dùng gì con? Bác đãi con tối nay đó. Luôn cả Anh Chị, cứ tự nhiên gọi, tôi bao cả nhà đêm nay. Anh mỡ đầu câu chuyện trong khi đôi vợ chồng hơi lúng túng trước sự ngạc nhiên.

    Người đàn ông lên tiếng trước: Dạ tụi cháu chỉ muốn đến đây cảm ơn Chú đã thương cháu Thủy, cho nó tiền mua sắm cho ba nó đi làm. Cháu rầy nó từ chiều giờ về tội nhận tiền của người lạ, vì không biết người ta là ai, và muốn gì ngược lại.
    -Anh Chị khỏi phải lo chuyện đó, tôi thấy bé lễ phép, vâng dạ đàng hoàng, không như những đứa ranh con khác nên tôi thương nó. Anh Chị đừng rầy bé tội nghiệp, Anh Chị dạy con rất giỏi, chỉ nhìn bé Thủy tôi cũng biết bé xuất thân từ cha mẹ tốt.

    Câu chuyện bắt đầu tiến hành trong thân mật, anh được biết ba bé tên Thanh, mẹ tên Cúc, cả nhà sinh sống tại Nha Trang từ lâu lắm. Thức ăn được don ra cho mọi người, bé Thủy rất vui cho biết đây là lần đầu em được ăn nhà hàng, bé ngồi ăn rất ngon lành Anh bắt đầu hỏi chuyện:
    -Thanh nầy, anh muốn hỏi một chuyện. Gia đình Thanh có ai vượt biên không?
    -Dạ không Chú, cháu từ Sài Gòn ra đây lập nghiệp, tình cờ gặp được Cúc rồi hai đứa có cảm tình, xong cưới nhau đã được bảy năm nay.
    -Thế cuộc sống tụi em ra sao?
    -Cuộc sống lúc đầu cũng khá khá, thình lình mẹ cháu trở bịnh nặng mấy năm, bao nhiêu tiền đổ ra hết lo cho mẹ, nhưng rồi mẹ mất đã được một năm rồi. Sau đó cháu bị thương cột sống, phải nghĩ mấy tháng, khi trở lại thì không còn việc làm. Hiện cháu đang làm tạm ở bến tàu. Chỉ khuân vác bậy bạ chứ không dám làm nặng.
    -Thế còn Cúc thì sao?
    -Dạ Ông Bà Ngoại cháu bị mất tích khi vượt biên với gia đình bà dì từ trong Sài Gòn ra. Lúc đó Ba mẹ cháu ở lại với Nội. Bây giờ Nội và Ba Mẹ cũng mất rồi, chỉ còn cháu thôi. Cháu có người Dì bà con, đang ở bên Mỹ nhưng mấy năm rồi không nghe tin tức của Dì nữa.
    -Dì em tên gì vậy Cúc?
    -Dạ Dì cháu tên Phượng, xưa ở Sài Gòn.

    Tim anh đập mạnh, tay anh run, lặp bặp hỏi lại:
    -Dì Phượng cháu năm nay khoảng trên 50 tuổi, trước học Sài Gòn, nhà đường Tự Đức khu Dakao, ông ngoại cháu tên Thông phải không?
    -Dạ đúng rồi, nhưng sao chú biết?
    -Mấy đứa gọi tôi là Cậu đi, suốt cả tuần nay Cậu đi tìm Cậu Thông, ba cháu, khắp mấy quán nem nướng khu chợ Đầm mà không ra. Hôm nay tình cờ nhờ bé Thủy mà được biết tin Dì Phượng của cháu. Chú ngày xưa học chung trường với Dì Phượng . Cũng nhờ đôi mắt bé Thủy mà Cậu nghĩ chắc mấy đứa có liên hệ với Dì Phượng, cặp mắt sao giống quá, mà ngay chính Cúc cũng có nét của Dì Phượng cháu.
    -Dạ mẹ cháu hay nói cháu giống Dì Phượng nhiều lắm. Thế Cậu tìm Dì Phượng cháu có việc gì không vậy?

    Anh bắt đầu kể chuyện ngày xưa lại cho Thanh và Cúc nghe, từ lúc còn nhỏ, học chung trường cho đến khi hai người chia tay. Từ những ngày tù đày cải tạo cho đến vượt biên, tị nạn, tuy xa nhưng lúc nào cũng nhớ Phượng. Hôm nay anh đến Nha Trang cũng vì mục đích muốn biết tin tức của Phượng. Cúc kể cho anh biết khi cả nhà Cậu Thông và gia đình Phượng vượt biên thì bị hải tặc Thái cướp tàu, Phượng bị bọn hải tặc bắt mãi ba tháng sau mới được thả, và cũng được biết cả tàu của Cậu Thông cùng gia đình mất tích từ đó. Trong ba tháng bị bắt, Phượng đã chịu không biết bao nhiêu cay đắng cuộc đời con gái dưới tay bọn cướp Thái dã man. Anh không biết nên khóc hay cười cho số phận người con gái Việt Nam. Cuộc tiệc tàn trong nước mắt, khóc cho người xấu số, gữi thây trong lòng biển lạnh Thái Bình Dương, cũng vì hai chữ Tự Do. Anh xin Cúc địa chỉ Phượng, hứa sẽ tìm cho được Dì Phượng của Cúc.

    Sáng hôm sau, anh gọi xe đến nhà Thanh và Cúc, căn nhà lá đơn sơ nằm sâu hút tận cuối xóm, nơi mà bọn đầu cơ không thể khai phá làm kinh doanh bán đất cho nước ngoài, hay ít ra cũng chưa đến khu này. Anh trở lại đó suốt cả thời gian còn lại Nha Trang, tuy đơn sơ nhưng anh có nhiều thời gian với bé Thủy, suốt cả ngày ngoài giờ đi học, bé Thủy dẩn anh đi dạo dọc bờ biển, Anh xin ba mẹ Thủy cho bé nghĩ bán, đi chơi với anh. Thanh và Cúc sống rất đạm bạc, mức thu trung bình mỗi ngày khoảng 100 ngàn, nếu Thủy bán đậu thì được thêm chút đỉnh dư ra. Thanh đi làm khuân vác nhẹ, Cúc bán hàng tạp hóa cho du khách, mức lợi của bé Thủy thì để dành.

    Khi rời Nha Trang, Anh có để lại ít tiền cho Thanh và Cúc, cả hai không cầm được nước mắt khi nhận tiền. Anh giải thích chỉ muốn Thủy ở nhà có thời giờ học và chơi với bạn, để bé Thủy có một tuổi thơ hồn nhiên như những bạn bè cùng tuổi. Anh cũng hứa sẽ tìm Dì Phượng cho Cúc, và cũng hứa sẽ chu cấp cho Thủy đi học. Anh dặn bé Thủy ráng học, viết thư cho anh, và sẽ trở lại đây thăm bé Thủy thường xuyên.

    Đôi mắt bé Thủy khi khóc tiển anh về Mỹ giống như đôi mắt Phượng khóc tiển anh ngày trình diện nhập ngũ.
    sigpic

  • #2
    cám ơn CL nhiều

    Comment

    Working...
    X