Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

PhIm ChẬm ThÁnG Tư

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • PhIm ChẬm ThÁnG Tư



    PhIm ChẬm ThÁnG Tư


    Tôi đang ở Sài Gòn, ngồi nhìn ra cửa sổ. Bên ngoài nắng chói chang, đổ lửa, nhiệt độ hôm nay lên đến 35 độ C.

    “Thành phố này bắt đầu đầy cờ quạt và biểu ngữ. Tháng tư. Trời chưa mưa. Tháng tư. Sự vô cảm tăng dần với sức nóng. Tháng tư. Không có gì thay đổi nổi tôi. Tháng tư. Thành phố như một cơn đồng bóng.”

    Trong một bài thơ mới, nhà thơ Lê An Thế viết như thế. Ông ở Cali trên 30 năm nay, có lẽ ông vừa về thăm Sài Gòn.

    Melbourne nước Úc, sáng nay nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc viết trên Facebook của ông: “Năm nào cũng thế, cứ đến Tháng Tư là tôi lại thấy có cái gì như bồn chồn và buồn buồn. Có lẽ với nhiều người khác cũng vậy. Trong năm hầu như không có tháng nào lại gắn liền với ký ức tập thể của người Việt một cách sâu sắc và buồn bã đến như vậy. Ðó không phải là một tháng thắng hay thua cuộc mà còn là một dấu mốc của sự đổi đời không phải đối với từng cá nhân mà còn đối với toàn dân tộc. Nhớ, sau khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, một quan sát viên người Mỹ (tiếc, tôi không nhớ tên) có nói một câu thật hay về cuộc chiến tranh vừa mới chấm dứt: “Không có ai thắng cả. Tất cả đều chỉ là nạn nhân” (There were no winners, only victims).”

    Với người từng sống ở miền Nam, đặc biệt từng sống ở Sài Gòn, ai cũng đang bức bối không chỉ vì nhiệt độ, mà còn vì đang vào Tháng Tư. Mời bạn cùng xem một số hình ảnh của miền Nam, của Sài Gòn, xem như xem một cuốn phim, mà nhà thơ Ðỗ Trung Quân gọi là “Phim chậm tháng tư”



    Sài Gòn 1968... Làm bao cát cho hầm trú, khi chiến tranh không còn “xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng...” mà đã vào thẳng thành phố “từng chuyến bay đêm con thơ giật mình ...hầm trú tan hoang ôi da thịt vàng...”, với người thị thành chiến tranh đã có thể chạm tay vào được, nhà nào cũng có một hầm cát tránh pháo, “đại bác đêm đêm dội về thành phố “, khi ấy, có lẽ tôi lớn hơn chú bé đang xúc cát hoặc bằng chú đang thọc tay túi quần phía sau lưng kia... đêm đêm áp tai vào hầm cát nhìn ánh hỏa châu lơ lửng thắp sáng khoảng sân tối và tiếng hát Khánh Ly... thành phố giới nghiêm buồn khôn tả...







    Sài Gòn 1970. Bạn còn nhớ những loại xe này: Velo Solex, Mobilette, Goebel... Tôi đã đến đây, đi xem phim ở thương xá EDEN này, chuyến đi Sài Gòn chơi là phần thưởng sau khi thi đậu Đệ thất.






    Bạn còn nhớ những tờ báo Thiếu Nhi này không?
    Chúng như những ốc đảo cho tâm hồn thơ dại của chúng ta trú náu trong cơn bão chiến tranh.










    Sài Gòn Mậu Thân - 1968 - Chúng ta nếm mùi chiến tranh. Cha mẹ đưa ta chạy loạn. Xích lô đạp, xích lô máy, ba gác máy chưa biết ai “kỷ lục” hơn ai?






    Bạn còn nhớ khẩu phần của quân đội Mỹ này không? Những cậu bé biết hút thuốc lén lút từ đây, những gói thuốc lá 4 điếu này, lén lút vì chưa đủ tuổi, nhưng chiến tranh không kể tuổi.






    Họ bị gọi là “giặc Mỹ cọp beo...” Nhưng xem này, anh nào cũng ngoan như con mèo với chén cơm của má. Bà mẹ vô danh ấy, hồn bây giờ ở đâu?






    Không thể gạt ký ức chiến tranh ra khỏi trí nhớ. Đây là những Con Thúy, Thằng Khoa, Thằng Vọng, Chương Còm, Bồn Lừa, Dũng Dakao... trong tác phẩm của nhà văn Duyên Anh. Trạm phát sữa - chương trình “đến lớp được uống sữa” để phát triển học đường và thể chất thiếu niên VN.






    Sài Gòn 1968... Chiến tranh đã vào hẳn thành phố. Những giây phút đáng yêu hiếm hoi của thời lửa đạn. Cô bé trong tấm hình này nay có lẽ đã xấp xỉ tuổi 60.







    Sài Gòn 1970 - xuống đường chống tham nhũng. Biểu tình có khi bị giải tán, nhưng điều khác với hôm nay là vẫn... được biểu tình.






    Bạn còn nhớ chiếc xe Lam này không? Nó từng là phương tiện giao thông công cộng, rất bình dân, cũng đã đi vào âm nhạc bình dân. Chiếc mini jupe xẻ đùi từng làm đỏ mặt các nhà đạo đức thời ấy cũng là một phần biểu tượng phản kháng thói đạo đức giả trong xã hội.
    A, xem kìa, cái ông ngồi đối diện và cả đám thanh niên không dám nhìn, ngó lơ đi nơi khác, họ nhát cáy một cách dễ thương như vậy đấy





    Sài Gòn 1967. Một góc phố ở trung tâm. Bạn có nhận ra đây là ở đâu không?



    Ngày 23/04/1975, một người cha gánh đứa con nhỏ và một mớ đồ ít ỏi, từ Trảng Bom, chạy về hướng Sài Gòn. Tôi tự hỏi cậu bé trên lưng cha, hiện nay đã là một người trung niên trên 40 tuổi, còn sống hay không? Giờ này cậu như thế nào? Hôm đó mẹ cậu ở đâu?



    Sài Gòn 1975. Buổi giao thời. Thời của khăn rằn, băng đỏ, dép râu. Thời của bọn “cách mạng 30”.

    Một đoạn thơ khác của anh Lê An Thế:

    “Vào buổi chiều tôi ngồi trên một bờ sông. 40 năm trước tôi đã đến chỗ này. Dòng sông đục ngầu, đầy lục bình. 40 năm sau, dòng sông này có thêm những bao ny-lông, hộp giấy, rác rưởi. Mọi sự đều trôi ra biển. Và mất hút.”

    Ngày ấy tôi là một thằng bé 13 tuổi, giờ tôi sống đã 2/3 đời người.



    Đứt phim.




    (
    Nam Đan)

  • #2
    Người lính cho trẻ em uống sữa là lực lượng dân sự chiến đấu CIDG .Cô nàng xẻ đùi mini jupe ....chắc giờ cũng bẩy chục là ít !

    Comment


    • #3
      Nguyên Văn Bài Viết Của GreenDragon998 View Post
      Người lính cho trẻ em uống sữa là lực lượng dân sự chiến đấu CIDG .Cô nàng xẻ đùi mini jupe ....chắc giờ cũng bẩy chục là ít !
      CIDG nè ngầu hong ...





      CIDG viết tắt Civilian Irregular Defense Group program ... đối với dân Sài Gòn và thị trấn lớn dây là lực lượng Nhân Dân Tự Vệ ở vùng nông thôn là Nghĩa Quân và Địa Phương Quân(?). Ở vùng biên thuỳ có nhiều đơn vị chiến đấu như lính Biệt Kích (Ranger) Đôi khi đánh trận chung với Mỹ nên được gọi là biệt kích Mỹ nhưng da vàng mũi tẹt

      Comment


      • #4
        More pics







        Comment


        • #5
          CIDG = Nhân Dân Tự Vệ ? nghĩa là người dân làm lính ? người dân nào cũng làm được huh ? and có phải ra chiến trường hong ? or chỉ giữa an ninh trong thành phố ?? ... như dzị mí Mods and Super Mods trong đây cũng là Nhân Dân Tự Vệ hít hỉ

          Comment


          • #6
            Ui cha , tính không reply mà thấy cô Bụi bị " mê " luôn trong đám bùng nhùng nầy nên mạn phép Quý vị nha !

            Lực lượng dân sự chiến đấu , chương trình nầy lập ra để tạo an ninh cho vùng nông thôn nơi có các căn cứ Hoa Kỳ và cho bất cứ lực lượng nào của Hoa Kỳ trú đóng . Được coi là an ninh vòng ngoài cùng của 1 căn cứ hỏa lực hay thường là căn cứ tiền phương FOB . Có người gọi là địa phương quân ????? nhưng tùy theo tình hình thời chiến tranh mà 1 lực lượng của quân lực VNCH có thể đồi tên đơn vị thành 1 đơn vị khác như nhóm các quân nhân nhẩy toán mà người ta gọi là lực lượng Biệt Kích . Lực lượng nầy bị đổi tên nếu theo tài liệu mình đã xem thì sau 1971 thì QL VNCH không còn duy trì Biệt kích quân nữa mà nó chỉ còn Liên Đoàn 81 BCD đánh trận Bình Long -An Lộc nổi tiếng cùng với tướng Lê Văn Hưng giữ vững được An Lộc . Lịch sử là phải coi từ nhiều nguồn , giá trị nhất vẫn từ nguồn thư viện thông tin quốc gia Hoa Kỳ , documents về Viet Nam War .

            2 điều cơ bản của CIDG như sau :

            *Giai đoạn trước 1964 thì CIDG= LLDB hỗn hợp Thượng , Việt , cố vấn Hoa Kỳ ...vv . Sau 1964 MACV cho Liên đoàn 5 LL BK Hoa Kỳ qua training và thanh lọc thì được đúng thằng tinh thông nhứt chính là các nhóm Mike Force hay Strike Force mà người ta hễ gọi tới Biệt Kích Quân hay Biệt Kích Mỹ là đây !

            *1964-1970 và Sau 1970 toàn bộ nhóm nầy 1 phần thành BDQ ( Rangers ) , lùi phùi mới thành Địa phương Quân , toàn bộ do VNCH TTM đảm trách , Mỹ đã gần như không tham gia . Tới 1973 thì hết phim , chỉ còn Nam Việt Nam đơn độc thực hiện tất cả các cuộc phản công trên tất cả chiến trường .

            Giải thích thêm về trách nhiệm và nhân sự :

            Lực lượng Biệt Kích Hoa Kỳ thời 1965 có khi gần như là 100% quân nhân Hoa Kỳ , từ sau cái vụ trại LLDB Pleime nổi loạn , binh sỹ người Thượng trong một đêm nổi dậy chiếm giữi trại và giết chết các quân nhân binh sỹ người Việt và người Mỹ , thì LL Biệt kích phần lớn được thay thế bởi các quân nhân người Việt và việc phân chia quyền hành cũng như thành lập các tiêu chuẩn cho cái gọi là " quyền được tôn trọng " mà trước đây các binh sỹ người Thượng không có . Chính phủ của TT Diệm ngày trước 1965 thứ nhất chưa biết làm vừa lòng người dân tộc và thứ hai không muốn lính mình mà Mỹ lại đi chỉ huy và dạy bảo là chuyện hoàn toàn không chấp nhận được .

            Mỹ gọi lực lượng Biệt Kích của họ là Green Beret , VNCH kêu là Biệt kích quân ( xin phân biệt cho rõ với lực lượng nhẩy toán trước 1965 thời đệ nhất Cộng Hoà ) , Bộ chỉ huy quân viện Mỹ tại Miền Nam Việt Nam MACV chịu trách nhiệm trả lương cho toàn bộ lực lượng nầy . Biệt kích Quân được huấn luyện rất kỹ kể cả về thể lực lẫn chuyên môn kỹ thuật , một nhóm (a-team) là các binh sỹ có năng lực như nhau , không phân biệt Mỹ hay Việt Nam , đủ lực là làm nhóm trưởng ( code 01 ) , hoặc tiền sát viên ( Mỹ gọi là Point men ) , các toán viên là người thi hành nhiệm vụ đã được lập ra theo từng chi tiết ( đọc cuốn Shinning Brass của đại úy Donald R. để biết thêm , nên nhớ cả cái tên Shinning Brass cũng chính là code name để chỉ tình trạng khẩn cấp khi chạm địch mà hỏa lực địch quá mạnh , phục kích ) .LLDB nó quá rộng vì là một sự chung chạ của cả CIDG và các quân nhân của Liên đoàn 5 BK Hoa Kỳ thời 1964 . Khi Liên Đoàn 5 Biệt Kích Hoa Kỳ chính thức đảm nhiệm việc huấn luyện nầy sau biến cố 1963 , thì LL Biệt Kích Quân chính thức có những chiến tích sáng chói nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam . Và người ta gọi Biệt kích MỸ theo kiểu báo chí cộng sản miền Bắc hay Biệt Kích Quân ( QL VNCH ) thì chính là lực lượng nầy vậy .

            Do đó CIDG tựu chung không thể gọi họ hay toàn bộ cái gọi là CIDG là Biệt Kích Mỹ hay tương tự như Mike Force hay Strike Force vì tất cả không cùng về trình độ .

            Tiền thân của CIDG là từ thời Cụ Diệm , được lập ra để bảo vệ an ninh nông thôn là chính yếu . Sau nầy được lập thành các tiền đồn biên phòng theo từng vị trí mà có các trai LLDB do chính quân nhân của Liên Đoàn 5 LL Biệt Kích Hoa Kỳ qua đảm nhiệm vai trò huấn luyện và tái võ trang . Người ta phải hiểu rằng Lực lượng Biệt Kích Quân nó vô cùng tinh nhuệ ( Mike Force , Strike Force ) dĩ nhiên có vài sắc dân Nùng hay Thượng trong toán , nhưng viết như trên mà đọc thì thấy giống như anh địa phương quân nào cũng đi làm Biệt Kích được hết thì potay .com .

            Và nhất là giống như có mấy chú nào đi CIDG cũng đi đánh chung với Green Berett bao giờ cả ....mà sau đó ...và nhất là vì đi đánh chung với BK Mỹ mà thành Biệt Kích !!! Dân sự chiến đấu phải hiểu ban đầu là là lính nông thôn , có chọn lọc thành LLDB , xa hơn một bậc thì thanh lọc để đi với Mike Force hay Strike Force . Trình độ vô Biệt Kích chả thua gì đi tuyển Pilot hết , sao mà đánh đấm cái gì ở đây ? họa chăng là đồn trú cùng địa phương hay cùng chiến dịch hay chương trình đánh giặc nào đó mà chung 1 địa bàn thì có thể .

            Và nhất là CIDG không thể cào bằng chung như Địa Phương Quân vì Địa phương quân chỉ đúng ra chỉ là anh tuần làng sau nầy , không bao giờ có cái chuyện leo trực thăng hay thả toán gì ở đây như Biệt kích Quân hết .

            Sau nầy 1 phần của CIDG/ LLDB ông nào yếu cho hẳn sang Địa phương Quân , toàn bộ còn lại thành Biệt động Quân biên phòng , vì lúc nầy Mỹ đã không còn muốn quân nhân của họ tham chiến vào các hoạt động của VNCH nữa . Sự xuống thang nầy trong LLDB bắt đầu xẩy ra vào cuối 1970-1971 và tới 1973 thì hầu như chả còn ông Mỹ rằn ri nào đánh trận kiểu biệt kích ở các chiến trường miền Nam Việt Nam nữa .


            Trường Biệt động quân Dục Mỹ huấn luyện binh chủng biệt động quân có hình con cọp có 3 cái đầu sơn nâu pha xanh lục trên mũ sắt , họ là lực lượng phản ứng nhanh của QL VNCH , chuyên giải tỏa áp lực địch tại các điểm nóng bị tràn ngập ( over-run) hay các tiền đồn thuộc khu vực giáp ranh với Campuchia , Lộc Ninh ...vv . Tiếng Mỹ gọi là Rangers , VNCH gọi họ là Biệt Động Quân . Rangers và Green Berret 1 ông do Mỹ trả tiền lúc đầu , sau nầy LLDB chia 1 ít qua BDQ ( mấy ông tinh nhuệ và BDQ không có ông nào là Mỹ hết ) , ông bèo hơn thì thành lính lệ Địa phương quân và do Bộ TTM QL VNCH trả lương mà giống nhau thế nào được ??? Làm gì thì làm Biệt Kích Quân là lực lượng không thể đánh đồng trình độ với bất kỳ các quân binh chủng nào khác của QL VNCH , vì thời gian tồn tại của Green Berret là những chiến tích lừng lẫy cũa Mỹ-Việt . Họ có cả một lịch sử hào hùng để tự hào .

            Viết lại những chuyện lịch sử thì phải chịu khó viết cho đúng hoặc give references cho người đọc người ta tham khảo . Quân nhân binh chủng cả Đồng Minh và QL VNCH chỉ có vài mầu áo khác nhau mà đưa như vầy viết như vầy thì đánh đố người đọc hả trời ???
            Last edited by GreenDragon998; 18-05-2015, 02:53 PM.

            Comment


            • #7
              mèn ui, bộ GA có đi lính thời đó hay sao mờ biết rõ quá dzị nè ... sao thời hùi đó dzui hén ... đủ loại binh chủng hít ... chơi dzui & action nữa ... Bụi mờ được sinh ra trong thời đó chắc sẽ cũng đi lính chơi cho bít á

              Comment

              Working...
              X