Người lữ khách rũ bạn: “Hậu ơi, sáng nay có rảnh không? Đi ăn sáng với tao nhé”
-Ừ, cũng được, tao cũng định rũ mầy đi. Mầy muốn đi ở đâu, hay muốn đi ăn cái gì?
-Tao định rũ mầy đi lại quán Hào Huê ăn mì bò kho.
-Quán đó đóng cữa từ hồi mầy vuợt biên rồi, thôi để tao dẩn mầy đi Gừng Xanh, tạm dịch là Green Ginger. Mấy ngừoi Việt kiều về hay ăn ở đây lắm.
-Tao đâu có cần ăn quán nào sang trọng, hay Việt kiều thích ăn đâu, mầy chở tao tới quán bà Hai chuyên bán bánh cuốn ở gần chợ Vườn Chuối đi, tao thèm ăn bánh cuốn rồi đó mầy. Đêm qua uống rượu nếp, đã thiệt mà nó làm tao đói quá cỡ từ nãy giờ.
-Chà chà, có thiệt là muốn ăn bánh cuốn hay là còn nhớ Cô Lan con Bà Hai đó ông bạn? Ngày xưa có một cây si tổ bố trồng ngay trước cửa quán Bà Hai.
-Thôi đi ông bạn già, mấy chục năm rồi, người ta đã có chồng con rồi, không chừng có luôn cháu chắt đùm đề rồi nữa.
-Mấy năm trước tao có ghé ăn bánh cuốn một lần, Bà Hai già rồi nên không còn ngồi đỗ bánh cuốn nữa. Cô Lan có chồng, nhưng chồng chết vì bị xe đụng. Hiện giờ Cô phải ngồi thay mẹ đổ bánh cuốn. Thôi mình đi, mà mầy có ngồi honda được không?
-Mầy làm như tao bỏ xứ đi rồi quên luôn mọi thứ hay sao vậy?
Hai người bạn tri kỹ kéo nhau trên chiếc honda cũ kỹ của Hậu. Đến nơi, tìm chổ gữi xe xong, hai người sóng đôi đi về quán bánh cuốn ngày xưa. Hai người ngồi ngay cái bàn mà người lữ khách từng ngồi hàng giờ, ngay cữa ra vào. Tuy không chính xác là chiếc bàn cũ năm xưa, nhưng cũng cùng một vị trí là ai ngồi đây cũng có điều kiện nhìn rõ người đỗ bánh. Sau khi gọi thức ăn, người lữ khách bắt đão mắt nhìn quanh, cố lục lọi trong trí nhớ mình. Mọi vật đều thay đỗi, từ cái bàn cho đến màu nước sơn trên tường, có vẽ sáng sũa hơn, trang trọng hơn.
Vì đến hơi muộn nên quán đã thưa khách, thức ăn được đem ra rất nhanh. Trong lúc hai người đang ăn thì Cô đỗ bánh cuốn chợt hỏi:
-Anh Hậu lâu quá không thấy tới ăn bánh cuốn của tụi nầy, bộ chê dỡ hả?
Nuốt vội miếng bánh trong miệng, Hậu lững lờ trả lời:
-Đâu ai dám chê bánh cuốn của Cô Lan, tại nghề giáo của tui nghèo xát mồng tơi làm gì có tiền đi ăn ngoài như mọi người, cũng may là hôm nay có ông anh bạn từ xa về bao nên mới dám tới đó.
Người lữ khách chợt lên tiếng:
-Cô Lan dạo này vẫn bình an chứ?
-Dạ cám ơn anh, anh nhìn quen quá…ối mèn ơi, anh về hồi nào vậy? Mấy chục năm nay vắng bặt tăm bặt tiếng, nghe người ta đồn anh chết trên đường vượt biên rồi.
Hậu bật cười:
-Cái thằng trời đánh nầy ai mà giết nó được, Cô hỏng nhớ nó tuổi Nhâm Thìn hả?
Người lữ khách vừa bâng khuâng, vừa ngập ngừng hõi:
-Gia đình Cô Lan dạo này ra sao?
-Dạ nhà em bị tai nạn mất khoảng ba năm nay, hai đứa nhỏ thì một đứa còn đi học, một đứa đã đi làm cho hãng Hàn Quốc rồi anh. Anh thì sao? Vợ con mấy đứa rồi?
-Tôi và Bà Xã có ba cháu, đức lớn còn học đại hoc, đứa giữa thì sắp hết trung học, còn thằng út thì lớp tám. Thế Cô Lan buôn bán ra sao?
-Thưa anh cũng khá, nhờ Trời Phật phù hộ nên tụi em làm ăn cũng đỡ lắm anh ạ.
-Thế Bác Hai dạo này vẩn bình an hả Cô Lan?
-Mẹ em dạo nầy yếu lắm anh ạ, mới đi lại đằng Chùa tụng kinh, chắc mẹ mừng lắm nếu thấy anh về. Mấy năm đầu anh bỏ đi vượt biên. Mẹ em cứ thỉnh thoảng hay nhắc đến anh.
Người lữ khách chợt hỏi:
-Cô Lan có biết tin tức gì về Phượng không? Tôi có ghé nhà mà người ta bảo gia đình Phượng đã bán nhà đi khoảng hai mươi mấy năm nay rồi. Vì Cô Lan và Phượng thân nhau như hai chị em ngày xưa nên tôi mới dám hỏi Cô.
Hậu nãy giờ ngồi yên, chợt lên tiếng:
-Thì ra mầy dụ tao tới đây đễ hỏi thăm tin tức về Phượng. Đêm qua tao đã bảo mầy quên đi, nó qua rồi thì cho qua luôn đi, nắm kéo lại làm gì.
Người lữ khách lườm mắt nhìn Hậu làm anh chàng cụt hứng, ngồi làm thinh.
Đôi mắt cô hàng bánh cuốn chợt như có chút gì ươn ướt, cố dấu vẽ buồn trên mặt:
-Ba năm sau khi anh vượt biên, rồi có tin đồn anh đã chết, Phượng cũng vừa trở về từ đoàn thanh niên xung phong. Phượng đến nhà em khóc nhiều lắm, em phãi dỗ dành dữ lắm Phượng mới nguôi. Phượng có tâm sự với em là anh đã chết thì cũng như Phượng chết một nữa tâm hồn. Phượng có lần muốn tự kết liễu đời mình. Em bảo Phượng đấy chỉ là tin đồn, làm sao mà tin được nhưng Phượng vẫn buồn. Khoảng sáu tháng sau, Phượng ngã bịnh nặng phải chở vô nhà thương.
Bồn chồn, người lũ khách hỏi:
-Phượng bịnh gì cô Lan có biết không? Rồi Phượng có khẻo lại không? Xin Cô Lan cho biết đi.
-Để từ từ em kể cho anh nghe. Nhưng cho em hỏi anh một câu thôi được không?
-Lan muốn hỏi tôi cái gì thì cứ hỏi, nhưng phải cho tôi biết Phượng ra sao?
-Sao anh lo cho Phượng dữ vậy? Còn những ngày anh ngồi cũng cái bàn đó mấy tiếng đồng hồ mỗi ngày là sao?
Thấy có cơ hội, Hậu xía vào:
-Thì nó trồng cây si với Cô Lan đó. Thằng nầy nó tham lam lắm, cứ thấy gái đẹp là lò mò tới trồng cây si.
-Như vậy anh Hậu nói em cũng đẹp lắm hả?
-Dĩ nhiên là cô Lan phải đẹp thì cái ông trời đánh ba búa không chết nầy mới trồng cây si nhà cô.
Người lữ khách trã lời sau một hồi lâu ngập ngừng suy nghĩ:
-Cô Lan nầy, ngày xưa tôi cũng có để ý đến cô, nhưng tôi thấy ông Đậm cũng theo đuỗi Cô, cho tài xế lái xe Jeep đưa đón Cô nên tôi chấp nhận mình không thể nào so sánh bằng ông ấy. Tôi tự biết mình nên rút lui trước là hơn. Thôi Cô Lan làm ơn cho tôi biết tình hình của Phượng đi.
-Thôi em cũng sắm đổi qua bán cơm trưa nên lu bu lắm, mười giờ rồi, không còn ai ăn sáng nữa. Tối nay em mời hai anh đến ăn cơm với em và mẹ cho anh thăm mẹ rồi em sẽ kễ cho anh nghe về Phượng. Mà anh muốn ăn món gì? Chắc ở bển thèm ăn món thuần túy Việt Nam lắm?
-Món nào cũng được cô Lan ạ, đừng quá cầu kỳ, từ dạo đi cải tạo về tôi ăn uống dễ lắm. Tôi cũng phải đi thăm Thầy Năm một chút. Tối nay tôi sẽ gặp lại cô Lan nhé. Mà cô Lan có cần tôi mang gì tới không?
-Hai anh chỉ cần đem cái bụng đói mèm tới đây, ăn cho thiệt nhiều là đũ rồi. Nếu anh gặp Thầy Năm cho em gữi lời thăm Thầy. À cho em gữi một ít bánh cuốn cho Thầy Cô, cã chục năm rồi không thấy thầy đến ăn bánh cuốn. Thôi chào anh, mình gặp lại tối nay nhé.
-Ừ, cũng được, tao cũng định rũ mầy đi. Mầy muốn đi ở đâu, hay muốn đi ăn cái gì?
-Tao định rũ mầy đi lại quán Hào Huê ăn mì bò kho.
-Quán đó đóng cữa từ hồi mầy vuợt biên rồi, thôi để tao dẩn mầy đi Gừng Xanh, tạm dịch là Green Ginger. Mấy ngừoi Việt kiều về hay ăn ở đây lắm.
-Tao đâu có cần ăn quán nào sang trọng, hay Việt kiều thích ăn đâu, mầy chở tao tới quán bà Hai chuyên bán bánh cuốn ở gần chợ Vườn Chuối đi, tao thèm ăn bánh cuốn rồi đó mầy. Đêm qua uống rượu nếp, đã thiệt mà nó làm tao đói quá cỡ từ nãy giờ.
-Chà chà, có thiệt là muốn ăn bánh cuốn hay là còn nhớ Cô Lan con Bà Hai đó ông bạn? Ngày xưa có một cây si tổ bố trồng ngay trước cửa quán Bà Hai.
-Thôi đi ông bạn già, mấy chục năm rồi, người ta đã có chồng con rồi, không chừng có luôn cháu chắt đùm đề rồi nữa.
-Mấy năm trước tao có ghé ăn bánh cuốn một lần, Bà Hai già rồi nên không còn ngồi đỗ bánh cuốn nữa. Cô Lan có chồng, nhưng chồng chết vì bị xe đụng. Hiện giờ Cô phải ngồi thay mẹ đổ bánh cuốn. Thôi mình đi, mà mầy có ngồi honda được không?
-Mầy làm như tao bỏ xứ đi rồi quên luôn mọi thứ hay sao vậy?
Hai người bạn tri kỹ kéo nhau trên chiếc honda cũ kỹ của Hậu. Đến nơi, tìm chổ gữi xe xong, hai người sóng đôi đi về quán bánh cuốn ngày xưa. Hai người ngồi ngay cái bàn mà người lữ khách từng ngồi hàng giờ, ngay cữa ra vào. Tuy không chính xác là chiếc bàn cũ năm xưa, nhưng cũng cùng một vị trí là ai ngồi đây cũng có điều kiện nhìn rõ người đỗ bánh. Sau khi gọi thức ăn, người lữ khách bắt đão mắt nhìn quanh, cố lục lọi trong trí nhớ mình. Mọi vật đều thay đỗi, từ cái bàn cho đến màu nước sơn trên tường, có vẽ sáng sũa hơn, trang trọng hơn.
Vì đến hơi muộn nên quán đã thưa khách, thức ăn được đem ra rất nhanh. Trong lúc hai người đang ăn thì Cô đỗ bánh cuốn chợt hỏi:
-Anh Hậu lâu quá không thấy tới ăn bánh cuốn của tụi nầy, bộ chê dỡ hả?
Nuốt vội miếng bánh trong miệng, Hậu lững lờ trả lời:
-Đâu ai dám chê bánh cuốn của Cô Lan, tại nghề giáo của tui nghèo xát mồng tơi làm gì có tiền đi ăn ngoài như mọi người, cũng may là hôm nay có ông anh bạn từ xa về bao nên mới dám tới đó.
Người lữ khách chợt lên tiếng:
-Cô Lan dạo này vẫn bình an chứ?
-Dạ cám ơn anh, anh nhìn quen quá…ối mèn ơi, anh về hồi nào vậy? Mấy chục năm nay vắng bặt tăm bặt tiếng, nghe người ta đồn anh chết trên đường vượt biên rồi.
Hậu bật cười:
-Cái thằng trời đánh nầy ai mà giết nó được, Cô hỏng nhớ nó tuổi Nhâm Thìn hả?
Người lữ khách vừa bâng khuâng, vừa ngập ngừng hõi:
-Gia đình Cô Lan dạo này ra sao?
-Dạ nhà em bị tai nạn mất khoảng ba năm nay, hai đứa nhỏ thì một đứa còn đi học, một đứa đã đi làm cho hãng Hàn Quốc rồi anh. Anh thì sao? Vợ con mấy đứa rồi?
-Tôi và Bà Xã có ba cháu, đức lớn còn học đại hoc, đứa giữa thì sắp hết trung học, còn thằng út thì lớp tám. Thế Cô Lan buôn bán ra sao?
-Thưa anh cũng khá, nhờ Trời Phật phù hộ nên tụi em làm ăn cũng đỡ lắm anh ạ.
-Thế Bác Hai dạo này vẩn bình an hả Cô Lan?
-Mẹ em dạo nầy yếu lắm anh ạ, mới đi lại đằng Chùa tụng kinh, chắc mẹ mừng lắm nếu thấy anh về. Mấy năm đầu anh bỏ đi vượt biên. Mẹ em cứ thỉnh thoảng hay nhắc đến anh.
Người lữ khách chợt hỏi:
-Cô Lan có biết tin tức gì về Phượng không? Tôi có ghé nhà mà người ta bảo gia đình Phượng đã bán nhà đi khoảng hai mươi mấy năm nay rồi. Vì Cô Lan và Phượng thân nhau như hai chị em ngày xưa nên tôi mới dám hỏi Cô.
Hậu nãy giờ ngồi yên, chợt lên tiếng:
-Thì ra mầy dụ tao tới đây đễ hỏi thăm tin tức về Phượng. Đêm qua tao đã bảo mầy quên đi, nó qua rồi thì cho qua luôn đi, nắm kéo lại làm gì.
Người lữ khách lườm mắt nhìn Hậu làm anh chàng cụt hứng, ngồi làm thinh.
Đôi mắt cô hàng bánh cuốn chợt như có chút gì ươn ướt, cố dấu vẽ buồn trên mặt:
-Ba năm sau khi anh vượt biên, rồi có tin đồn anh đã chết, Phượng cũng vừa trở về từ đoàn thanh niên xung phong. Phượng đến nhà em khóc nhiều lắm, em phãi dỗ dành dữ lắm Phượng mới nguôi. Phượng có tâm sự với em là anh đã chết thì cũng như Phượng chết một nữa tâm hồn. Phượng có lần muốn tự kết liễu đời mình. Em bảo Phượng đấy chỉ là tin đồn, làm sao mà tin được nhưng Phượng vẫn buồn. Khoảng sáu tháng sau, Phượng ngã bịnh nặng phải chở vô nhà thương.
Bồn chồn, người lũ khách hỏi:
-Phượng bịnh gì cô Lan có biết không? Rồi Phượng có khẻo lại không? Xin Cô Lan cho biết đi.
-Để từ từ em kể cho anh nghe. Nhưng cho em hỏi anh một câu thôi được không?
-Lan muốn hỏi tôi cái gì thì cứ hỏi, nhưng phải cho tôi biết Phượng ra sao?
-Sao anh lo cho Phượng dữ vậy? Còn những ngày anh ngồi cũng cái bàn đó mấy tiếng đồng hồ mỗi ngày là sao?
Thấy có cơ hội, Hậu xía vào:
-Thì nó trồng cây si với Cô Lan đó. Thằng nầy nó tham lam lắm, cứ thấy gái đẹp là lò mò tới trồng cây si.
-Như vậy anh Hậu nói em cũng đẹp lắm hả?
-Dĩ nhiên là cô Lan phải đẹp thì cái ông trời đánh ba búa không chết nầy mới trồng cây si nhà cô.
Người lữ khách trã lời sau một hồi lâu ngập ngừng suy nghĩ:
-Cô Lan nầy, ngày xưa tôi cũng có để ý đến cô, nhưng tôi thấy ông Đậm cũng theo đuỗi Cô, cho tài xế lái xe Jeep đưa đón Cô nên tôi chấp nhận mình không thể nào so sánh bằng ông ấy. Tôi tự biết mình nên rút lui trước là hơn. Thôi Cô Lan làm ơn cho tôi biết tình hình của Phượng đi.
-Thôi em cũng sắm đổi qua bán cơm trưa nên lu bu lắm, mười giờ rồi, không còn ai ăn sáng nữa. Tối nay em mời hai anh đến ăn cơm với em và mẹ cho anh thăm mẹ rồi em sẽ kễ cho anh nghe về Phượng. Mà anh muốn ăn món gì? Chắc ở bển thèm ăn món thuần túy Việt Nam lắm?
-Món nào cũng được cô Lan ạ, đừng quá cầu kỳ, từ dạo đi cải tạo về tôi ăn uống dễ lắm. Tôi cũng phải đi thăm Thầy Năm một chút. Tối nay tôi sẽ gặp lại cô Lan nhé. Mà cô Lan có cần tôi mang gì tới không?
-Hai anh chỉ cần đem cái bụng đói mèm tới đây, ăn cho thiệt nhiều là đũ rồi. Nếu anh gặp Thầy Năm cho em gữi lời thăm Thầy. À cho em gữi một ít bánh cuốn cho Thầy Cô, cã chục năm rồi không thấy thầy đến ăn bánh cuốn. Thôi chào anh, mình gặp lại tối nay nhé.
Comment