Những giọt mưa tí tách buỗi sáng rớt lên mái tôn tạo âm thanh người lữ khách đã đánh mất từ lúc xa quê hương. Giật mình thức dậy trong tiếng nhạc nho nhỏ từ tầng dưới len lỏi vào tai:
Ngoài hiên mưa rơi rơi,
Buồn dâng lên đôi môi
Buồn đau hoen ướt mi ai rồi
TCS
Đêm qua ngũ lại nhà thằng Hậu, cũng như ngày nào năm xưa, say mèm ngũ lại lại nhà nó. Cái thắng gàn bướn không thể tả được, làm nghề giáo mà không muốn mở lớp dạy kèm cho nên nghèo thì vẩn cứ nghèo. Đêm qua đang ngồi nhậu, hai thằng cứ cải nhau, nhưng cùng một đề tài cho mọi người: “trách nhiệm nhà giáo, chưa chấm dứt, sau giờ chót, buổi học chiều”.
Theo nó thì nhà giáo phải tận tụy nắn nót học trò mình cho nên người. Nó bảo: “Nếu tao không dạy được trong trường hoc thì tao không xứng đáng làm thầy. Những người đem học trò về nhà dạy thêm là những người không làm tròn nhiệm vụ. Mỗi người thầy đều có mỗi ngày tám tiếng dạy học trò, tám tiếng đồng hồ là quá dư cho tao dạy học trò tao, nếu tao đem tụi nó về nhà dạy thêm thì chẵng qua tao chỉ là thằng thầy dấu nghề vì tư lợi sao?”
Nóc cạn thêm một ly đế nếp, gắp một miếng gỏi tôm, người lữ khách cảm thấy như mình vừa tìm được tia hi vong:”Hậu á, tao mới về đây có mấy ngày, nhưng đọc báo trên mạng từ hải ngoại, tao thấy học sinh Việt Nam hoc bán sống bán chết. Ngày xưa ngày hai buổi tụi mình cắp sách đến trường tưỡng là nhiều, bây giớ thấy tụi nhỏ đi học mà tội nghiệp cho tụi nó quá. Sáng sớm lật đật chạy đến trường có khi quên ăn trưa, hoc cho đến chín mười giò đêm mới về tới nhà.” Đến đây thì mặt nó đỏ bung lên: “Học như vậy mà hể Lễ, Tết không quà cáp cho Thầy Cô là rớt cái bịt như trái mít rụng. Đứa nào không đi học thêm ban đêm của những người giáo vô tâm đó thì khi đến ngày thi là mù tịt, không biết mô tê gì cã. Tụi nó dấu nghề trong trường rồi đem học trò về nhà làm thêm lợi tức.”
Người lữ khách phân trần:”nhưng mầy phải hiểu đồng lương nhà giáo không bao nhiêu, không đũ nuôi vợ con. Như gia đình mầy, vợ mầy phải đi bán trái cây ngoài chợ An Đông từ sáng sớm, đến chiều tối mới đũ chi phí trong nhà, đũ lo cho mấy đứa con mầy đi học đại học.” Nó gàn gàn trả lời lại:” ừ, như vậy mà lương tâm tao thảnh thơi, ban đêm tao ngũ ngon giấc vì tao làm tròn bổn phận mình, bổn phận của một nhà giáo có lương tâm”
Người lữ khách chỉ nói một câu để chấm dứt cuộc bàn cải: “ Tao chỉ ước gì đất nước Việt Nam mình có đươc thêm những nhà giáo có lương tâm như mầy. Có được những người nhìn nhận bổn phận và trách nhiệm là trên hết. Những người luôn nghĩ đến TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN”
Người lữ khách:" Tao định ngày mai đi thăm Thầy Năm, nghe nói ổng bây giờ làm ruộng cực khổ lắm" Hậu trả lời: "Mầy có đi thì cho tao kính lời thăm Thầy, tội nghiệp ổng, vì có lý lich gia đình mà bị đuổi về quê làm ruông. Tất cã những gì tao bàn cải với mầy là do tao học từ Thầy Năm ra". Thì ra là vậy, cái thằng ngày xưa hay phá, hay bị Thầy phạt mà lại cưu mang tâm quyết của người Thầy đáng kính ngày xưa.
Hai thằng bạn tri kỹ năm xưa cùng nâng ly chúc mừng cho tương lai đất nước.
Ngoài hiên mưa rơi rơi,
Buồn dâng lên đôi môi
Buồn đau hoen ướt mi ai rồi
TCS
Đêm qua ngũ lại nhà thằng Hậu, cũng như ngày nào năm xưa, say mèm ngũ lại lại nhà nó. Cái thắng gàn bướn không thể tả được, làm nghề giáo mà không muốn mở lớp dạy kèm cho nên nghèo thì vẩn cứ nghèo. Đêm qua đang ngồi nhậu, hai thằng cứ cải nhau, nhưng cùng một đề tài cho mọi người: “trách nhiệm nhà giáo, chưa chấm dứt, sau giờ chót, buổi học chiều”.
Theo nó thì nhà giáo phải tận tụy nắn nót học trò mình cho nên người. Nó bảo: “Nếu tao không dạy được trong trường hoc thì tao không xứng đáng làm thầy. Những người đem học trò về nhà dạy thêm là những người không làm tròn nhiệm vụ. Mỗi người thầy đều có mỗi ngày tám tiếng dạy học trò, tám tiếng đồng hồ là quá dư cho tao dạy học trò tao, nếu tao đem tụi nó về nhà dạy thêm thì chẵng qua tao chỉ là thằng thầy dấu nghề vì tư lợi sao?”
Nóc cạn thêm một ly đế nếp, gắp một miếng gỏi tôm, người lữ khách cảm thấy như mình vừa tìm được tia hi vong:”Hậu á, tao mới về đây có mấy ngày, nhưng đọc báo trên mạng từ hải ngoại, tao thấy học sinh Việt Nam hoc bán sống bán chết. Ngày xưa ngày hai buổi tụi mình cắp sách đến trường tưỡng là nhiều, bây giớ thấy tụi nhỏ đi học mà tội nghiệp cho tụi nó quá. Sáng sớm lật đật chạy đến trường có khi quên ăn trưa, hoc cho đến chín mười giò đêm mới về tới nhà.” Đến đây thì mặt nó đỏ bung lên: “Học như vậy mà hể Lễ, Tết không quà cáp cho Thầy Cô là rớt cái bịt như trái mít rụng. Đứa nào không đi học thêm ban đêm của những người giáo vô tâm đó thì khi đến ngày thi là mù tịt, không biết mô tê gì cã. Tụi nó dấu nghề trong trường rồi đem học trò về nhà làm thêm lợi tức.”
Người lữ khách phân trần:”nhưng mầy phải hiểu đồng lương nhà giáo không bao nhiêu, không đũ nuôi vợ con. Như gia đình mầy, vợ mầy phải đi bán trái cây ngoài chợ An Đông từ sáng sớm, đến chiều tối mới đũ chi phí trong nhà, đũ lo cho mấy đứa con mầy đi học đại học.” Nó gàn gàn trả lời lại:” ừ, như vậy mà lương tâm tao thảnh thơi, ban đêm tao ngũ ngon giấc vì tao làm tròn bổn phận mình, bổn phận của một nhà giáo có lương tâm”
Người lữ khách chỉ nói một câu để chấm dứt cuộc bàn cải: “ Tao chỉ ước gì đất nước Việt Nam mình có đươc thêm những nhà giáo có lương tâm như mầy. Có được những người nhìn nhận bổn phận và trách nhiệm là trên hết. Những người luôn nghĩ đến TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN”
Người lữ khách:" Tao định ngày mai đi thăm Thầy Năm, nghe nói ổng bây giờ làm ruộng cực khổ lắm" Hậu trả lời: "Mầy có đi thì cho tao kính lời thăm Thầy, tội nghiệp ổng, vì có lý lich gia đình mà bị đuổi về quê làm ruông. Tất cã những gì tao bàn cải với mầy là do tao học từ Thầy Năm ra". Thì ra là vậy, cái thằng ngày xưa hay phá, hay bị Thầy phạt mà lại cưu mang tâm quyết của người Thầy đáng kính ngày xưa.
Hai thằng bạn tri kỹ năm xưa cùng nâng ly chúc mừng cho tương lai đất nước.
Comment