Sài Gòn thập niên 1960, câu chuyện của cậu bé lớp nhất (lớp 5 ngày nay) với những con người bình dân sống bươn chải, loáng loáng cuộc đời như những thước phim đen trắng đầy vết xước trong hoài niệm của tác giả ở truyện dài Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy .
"Khi tôi vào Sài Gòn thi đại học, xe chiếu bóng thùng như chiếc xe cà tàng của chú Hai Ngon vẫn còn lác đác trước các trường tiểu học. Lần theo những trang sách của Lê Văn Nghĩa, tôi bắt gặp mình sung sướng như gặp lại đám bạn nhỏ thời nào".
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Bên cạnh những gánh bán hàng ăn sáng trước đầu hẻm xuất hiện một xe chiếu bóng thùng. Đây là một chuyện mới lạ gây nên sự tò mò, háo hức cho bọn con nít trong xóm. "Chủ rạp" chiếu bóng thùng là chú Hai Ngon, khoảng chừng 40 tuổi, gương mặt trông hiền lành nhưng cũng không giấu được hết nét hằn sâu của cuộc đời trôi dạt.
Chú Hai Ngon đã biến chiếc xe Gô ben (1) cũ xì của mình trở thành một xe chiếu bóng thùng. Sau này thằng Minh nghe chú kể là mua lại chiếc xe cũ này trong tiệm cầm đồ không giấy tờ với giá ba ngàn đồng. Chú gắn vào yên xe phía sau một cái thùng hình chữ nhật thật to, kín mít. Phía trên cái thùng là cái máy chiếu phim 8 ly mà đầu ống kính chĩa vào trong thùng. Phía trước và hai bên hông thùng có 6 cửa sổ nhỏ, mỗi cửa sổ từa tựa như mắt kính của ống dòm để khán giả nhìn vào. Những cặp "cửa sổ nhìn" này bị che kín bởi màng trập được điều khiển bởi hệ thống dây kéo do chú Hai Ngon điều khiển.
Muốn xem một tuồng chớp bóng chừng năm phút, mỗi thằng phải đưa cho chú Hai Ngon một đồng (2). Sau khi "mua vé" tụi nó có quyền tự chọn tuồng chớp bóng cho mình bằng cách nói tựa đề. Sau đó, chú Hai Ngon liền kéo màng trập lên, để tụi nó nhìn vào "màn ảnh" gắn phía bên trong thùng. "Khán giả" phải chồm hổm, "gắn" cặp mắt vào hai cái lỗ coi chớp bóng này để nhìn vào trong thùng. Sau đó chú bắt đầu chọn bộ phim nhựa 8 ly, đa số là trầy xước vì đã được "trình chiếu" quá nhiều lần, gắn vào cái máy chiếu phim chạy bằng bình ắc quy cũng cũ kỹ không kém.
Toàn bộ hệ thống "rạp" chiếu bóng thùng của chú Hai Ngon được trang bị nguồn điện từ bình ắc quy đặt ở phía sau xe. Bọn thằng Minh biết địa điểm đặt "cái nhà máy đèn" của "rạp" hát bóng thùng này cũng như nhược điểm của nó. Thi thoảng khi xem gần hết tuồng chớp bóng, bọn nó thường len lén lấy một cái cây, hoặc bạo gan như thằng Chim, là dùng tay cạy một đầu dây điện ra khỏi cọc bình. Thế là máy quay phim đang chạy sè sè bỗng dưng ngừng lại vì mất điện. Chú Hai Ngon vò đầu bứt tai không biết sự cố xảy ra từ đâu. Chỉ chờ có vậy, tụi con nít đập tay vào thùng thình thình, rồi đồng thanh kêu lên:
- Chiếu bóng gì ba-xì-cùn quá... trả tiền lại đi...
- Tụi bây coi gần hết rồi... Tại cái cọc bình sút ra, bây giờ tao chiếu lại.
- Không được. Trả tiền lại. Hay là chú chiếu phim mới đền đi!
Tụi nó vừa la đòi tiền lại vừa đập tay vào bên hông thùng chiếu bóng làm chú Hai Ngon thót ruột. Tụi nó biết dùng yêu sách này thế nào cũng được chú Hai Ngon bồi thường bằng cách chiếu cho xem phim khác. Mà thực ra những bộ phim này tụi nó đã xem đi xem lại nhiều lần bởi rạp hát bóng thùng của chú chỉ có khoảng chừng mười mấy cuốn phim làm vốn. Đa phần là phim Sạc Lô với đủ thứ tên Sạc Lô đi tìm vàng, Sạc Lô cầm đồ, Sạc Lô đi lính... một số cuốn phim quay những trận đá banh của Pele, đấu võ của Muhamad Ali... Một thời gian sau, khám phá được quỷ kế của bọn nó nên chú nai nịt cho hai cái đầu đấu dây dẫn điện với hai đầu cọc bình ắc quy chặt đến nỗi nhiều khi chú muốn tháo đầu cọc ra để sạc bình cũng muốn tháo mồ hôi.
Cuộc đấu tranh xem hát bóng cọp (3) của bọn nhỏ với xe hát bóng thùng của chú Hai Ngon vẫn không bao giờ chấm dứt. Đầu tiên thay vì hai thằng mua hai "lỗ dòm", tụi nó chỉ trả tiền một cái mà thôi rồi chia nhau mỗi đứa đứng một bên cùng xem. Thằng nào đứng bên trái thì xem bằng con mắt phải, con mắt trái nhắm lại. Thằng nào đứng bên phải thì nhắm con mắt phải, xem bằng con mắt trái. Coi chớp bóng kiểu này, sau khi coi xong, tụi nhóc vừa mỏi lưng vừa mỏi mắt. Thằng Minh không khoái xem phim ké bạn bè kiểu này. Nó bèn tìm cách khác để coi cọp. (Còn tiếp)
(2): Năm 1966, tiền Sài Gòn có mệnh giá cao nhất là 1.000 đồng. Một USD đổi được 80 đồng, còn vàng giá 10.400 đồng một lượng. Một ký lô gạo giá 12 đồng, một chai bia con cọp lớn giá 13 đồng, thuốc lá đen một bao giá 8 đồng.
(3): Coi không trả tiền
"Khi tôi vào Sài Gòn thi đại học, xe chiếu bóng thùng như chiếc xe cà tàng của chú Hai Ngon vẫn còn lác đác trước các trường tiểu học. Lần theo những trang sách của Lê Văn Nghĩa, tôi bắt gặp mình sung sướng như gặp lại đám bạn nhỏ thời nào".
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Bên cạnh những gánh bán hàng ăn sáng trước đầu hẻm xuất hiện một xe chiếu bóng thùng. Đây là một chuyện mới lạ gây nên sự tò mò, háo hức cho bọn con nít trong xóm. "Chủ rạp" chiếu bóng thùng là chú Hai Ngon, khoảng chừng 40 tuổi, gương mặt trông hiền lành nhưng cũng không giấu được hết nét hằn sâu của cuộc đời trôi dạt.
Chú Hai Ngon đã biến chiếc xe Gô ben (1) cũ xì của mình trở thành một xe chiếu bóng thùng. Sau này thằng Minh nghe chú kể là mua lại chiếc xe cũ này trong tiệm cầm đồ không giấy tờ với giá ba ngàn đồng. Chú gắn vào yên xe phía sau một cái thùng hình chữ nhật thật to, kín mít. Phía trên cái thùng là cái máy chiếu phim 8 ly mà đầu ống kính chĩa vào trong thùng. Phía trước và hai bên hông thùng có 6 cửa sổ nhỏ, mỗi cửa sổ từa tựa như mắt kính của ống dòm để khán giả nhìn vào. Những cặp "cửa sổ nhìn" này bị che kín bởi màng trập được điều khiển bởi hệ thống dây kéo do chú Hai Ngon điều khiển.
Muốn xem một tuồng chớp bóng chừng năm phút, mỗi thằng phải đưa cho chú Hai Ngon một đồng (2). Sau khi "mua vé" tụi nó có quyền tự chọn tuồng chớp bóng cho mình bằng cách nói tựa đề. Sau đó, chú Hai Ngon liền kéo màng trập lên, để tụi nó nhìn vào "màn ảnh" gắn phía bên trong thùng. "Khán giả" phải chồm hổm, "gắn" cặp mắt vào hai cái lỗ coi chớp bóng này để nhìn vào trong thùng. Sau đó chú bắt đầu chọn bộ phim nhựa 8 ly, đa số là trầy xước vì đã được "trình chiếu" quá nhiều lần, gắn vào cái máy chiếu phim chạy bằng bình ắc quy cũng cũ kỹ không kém.
Toàn bộ hệ thống "rạp" chiếu bóng thùng của chú Hai Ngon được trang bị nguồn điện từ bình ắc quy đặt ở phía sau xe. Bọn thằng Minh biết địa điểm đặt "cái nhà máy đèn" của "rạp" hát bóng thùng này cũng như nhược điểm của nó. Thi thoảng khi xem gần hết tuồng chớp bóng, bọn nó thường len lén lấy một cái cây, hoặc bạo gan như thằng Chim, là dùng tay cạy một đầu dây điện ra khỏi cọc bình. Thế là máy quay phim đang chạy sè sè bỗng dưng ngừng lại vì mất điện. Chú Hai Ngon vò đầu bứt tai không biết sự cố xảy ra từ đâu. Chỉ chờ có vậy, tụi con nít đập tay vào thùng thình thình, rồi đồng thanh kêu lên:
- Chiếu bóng gì ba-xì-cùn quá... trả tiền lại đi...
- Tụi bây coi gần hết rồi... Tại cái cọc bình sút ra, bây giờ tao chiếu lại.
- Không được. Trả tiền lại. Hay là chú chiếu phim mới đền đi!
Tụi nó vừa la đòi tiền lại vừa đập tay vào bên hông thùng chiếu bóng làm chú Hai Ngon thót ruột. Tụi nó biết dùng yêu sách này thế nào cũng được chú Hai Ngon bồi thường bằng cách chiếu cho xem phim khác. Mà thực ra những bộ phim này tụi nó đã xem đi xem lại nhiều lần bởi rạp hát bóng thùng của chú chỉ có khoảng chừng mười mấy cuốn phim làm vốn. Đa phần là phim Sạc Lô với đủ thứ tên Sạc Lô đi tìm vàng, Sạc Lô cầm đồ, Sạc Lô đi lính... một số cuốn phim quay những trận đá banh của Pele, đấu võ của Muhamad Ali... Một thời gian sau, khám phá được quỷ kế của bọn nó nên chú nai nịt cho hai cái đầu đấu dây dẫn điện với hai đầu cọc bình ắc quy chặt đến nỗi nhiều khi chú muốn tháo đầu cọc ra để sạc bình cũng muốn tháo mồ hôi.
Cuộc đấu tranh xem hát bóng cọp (3) của bọn nhỏ với xe hát bóng thùng của chú Hai Ngon vẫn không bao giờ chấm dứt. Đầu tiên thay vì hai thằng mua hai "lỗ dòm", tụi nó chỉ trả tiền một cái mà thôi rồi chia nhau mỗi đứa đứng một bên cùng xem. Thằng nào đứng bên trái thì xem bằng con mắt phải, con mắt trái nhắm lại. Thằng nào đứng bên phải thì nhắm con mắt phải, xem bằng con mắt trái. Coi chớp bóng kiểu này, sau khi coi xong, tụi nhóc vừa mỏi lưng vừa mỏi mắt. Thằng Minh không khoái xem phim ké bạn bè kiểu này. Nó bèn tìm cách khác để coi cọp. (Còn tiếp)
Lê Văn NghĩaThanh Niên
(1): Thương hiệu xe tay ga, động cơ hai thì sang số tay nổi tiếng của Đức.(2): Năm 1966, tiền Sài Gòn có mệnh giá cao nhất là 1.000 đồng. Một USD đổi được 80 đồng, còn vàng giá 10.400 đồng một lượng. Một ký lô gạo giá 12 đồng, một chai bia con cọp lớn giá 13 đồng, thuốc lá đen một bao giá 8 đồng.
(3): Coi không trả tiền
Comment