Thói quen đàn bà
“Đàn bà sống bằng quá khứ, đàn ông sống bằng tương lai”…
Đàn ông rất ít người sống với những kỷ niệm xưa như đàn bà, trừ khi là một quãng đời có những dấu ấn cực kỳ sâu đậm. Đàn ông quay về với người cũ, chẳng phải lúc nào cũng do tình nghĩa, mà đa phần là do bản chất muốn kiếm tìm một sự mới lạ, chứ mối tình xưa ấy có khi đã chết quách trong lòng từ lâu. Đàn bà đi ngang góc phố cũ, thoáng mùi hương xưa cũng rung động, thấy quá khứ ùa về...
Đàn bà có những thói quen kỳ lạ: nếu cô ấy có đôi giày màu tím, cô ấy sẽ đi tìm mua chiếc túi màu tím, thắt lưng màu tím, khăn quàng cổ màu tím. Nếu cô ấy có bộ chén bằng sứ trắng, cô ấy sẽ mua cho được bộ đĩa, tô, thố, chén nước chấm bằng sứ trắng cho đủ bộ. Những ấn tượng đầu tiên vô tình trở thành tiêu chuẩn cho những duyên phận đến sau. Nếu lấy được nhau thì 20 năm sau, dù con cái đùm đề, dù tiền tiền bạc bạc thì anh vẫn phải như xưa, nếu không được như ban đầu thì cô ấy lại cho là anh đã thay lòng đổi dạ!
Ở đàn bà, ít người có được sự quân bình, thường là hoặc lý trí quá hoặc tình cảm quá. Yêu đến quỵ lụy, lệ thuộc và chấp nhận đặt cược tương lai vào tình yêu. Tôi có cô bạn đã qua 33, là một phụ nữ cá tính và lãng mạn. Cô ấy ôm ấp một mối tình tiểu thuyết với một người đàn ông cùng quê. Cô chờ đợi đến héo mòn, đến quay quắt với niềm tin người đàn ông ấy sẽ cưới cô; dù suốt khoảng thời gian hẹn hò anh ta chỉ xuất hiện vào những lúc muốn ngủ đêm ở nhà cô ấy, ngày hôm sau thì biến mất tăm, thậm chí không một cuộc điện thoại thăm hỏi. Cô sẵn sàng tha thứ nếu sau ba tháng mất tích anh ta xuất hiện với một chuỗi những lời giả dối rằng anh quá bận kiếm tiền để xây dựng tương lai, ngay cả khi anh ta âm thầm trao nhẫn cưới cho người phụ nữ khác, cô vẫn lao như thiêu thân về phía quá khứ để rồi đau mãi không thôi.
Đàn bà yêu bằng tai. Cô ấy thà nghe những lời đường mật dối trá còn hơn nhìn vào sự thật phũ phàng. Đàn bà có thể tự dày vò bản thân bằng niềm tin vào tình yêu bất diệt, đàn bà thà mong chờ xác suất may mắn sẽ xảy đến (như kiểu người tình sẽ ly hôn vợ, đến với mình như cổ tích) còn hơn là tin vào sự thật: Anh ta đã bỏ mình.
Nhưng, khi nhận ra tình yêu không được đặt đúng chỗ, đàn bà có thể quay ngoắt 180 độ và dùng lý trí để kiểm soát tình hình. Ở công ty cũ, tôi có biết một phụ nữ xinh xắn, luôn thể hiện mình là người mạnh mẽ, tài giỏi khiến bất kỳ người đàn ông nào gặp cô cũng bị khớp bởi sự quyết đoán và “tố chất” lãnh đạo của cô. Không biết vô tình hay cố ý, người đàn bà lý trí ấy luôn đưa ra các bằng chứng để chứng minh mình đúng trong mọi hoàn cảnh, chứng tỏ sự khôn ngoan hoặc hiểu biết của chính mình. Vì sợ phạm sai lầm, cô luôn giữ mình ở thế thắng hoặc thế thủ, hiếm khi lùi trước phái mạnh với suy nghĩ: “đàn ông thật tầm thường”. Trước người phụ nữ này, đàn ông sẽ tự biến mình thành kẻ hèn, nhún mình trước cô ấy hoặc cười khẩy sau lưng và bỏ đi. Và với cả hai đối tượng này, không biết cô chọn ai làm chồng mà có được hạnh phúc?
Nhiều người sợ sự thay đổi, bám chặt vào tình yêu như bám vào một thói quen cố hữu. Vì thế, đa phần đàn ông hư là do sự vị tha không đáng có của đàn bà. Đàn bà ngàn đời yêu bằng tai và thói quen càm ràm vào tai đức ông chồng ngày này qua ngày khác là quá đủ cho một sự trừng phạt (nếu phải trừng phạt). Các ông chồng dù phòng nhì, phòng ba bên ngoài nhưng về nhà lời ngon tiếng ngọt là nhiều bà vợ mủi lòng, tha thứ. Nếu người đàn bà nào cũng có quan điểm và lý trí vững mạnh, chính các bà sẽ làm giảm các vi phạm về chế độ hôn nhân một vợ một chồng trước khi các cơ quan, đoàn thể, chính quyền ra tay. Bạn tôi có một bà dì, từ khi còn học cấp III, khả năng văn hay chữ tốt của bạn đã được dùng để viết đơn tố cáo chồng lăng nhăng với cô kế toán cùng công ty. Khi tôi lên đại học, bạn vẫn viết đơn tố cáo giúp dì. Đến khi đi làm, cũng vẫn viết đơn, mỗi năm ngôn từ càng thêm sắc bén do trải nghiệm cuộc sống, “kẻ phá hoại” trong mỗi đợt “tố cáo” đều khác nhau nhưng chẳng hiểu sao dì của bạn vẫn chịu được!
Đàn ông tìm sự mới lạ, đàn bà tìm thói quen. Đa phần đàn bà ngại sự thay đổi và sống cho dư luận. Nếu đàn ông mong muốn được làm người đàn ông đầu tiên của người phụ nữ mình yêu thì đàn bà cũng thế. Đàn ông đã quyết ngoại tình thì trước sau gì cũng sẽ dối gian, trong khi đa phần đàn bà cứ thò chân xuống rồi lại rụt chân lên. Đàn bà sợ cô độc, sợ đi ngược lại đám đông, sợ những nỗi sợ không tên, suy đi rồi ngẫm lại trước khi dẫm chân vào bùn.
Đàn bà lắm lúc tự giết mình vì thói quen cũ, nhất là khi bước vào hôn nhân với những suy nghĩ ngây thơ về hạnh phúc. Trong một cuộc trà dư tửu hậu, một anh bạn khá thân bộc bạch, anh sợ nhất buổi chiều đi làm về nhìn thấy vợ trong bộ quần áo nhăn nheo tay bưng chén cháo, chân loắn xoắn đuổi theo con để đút ăn trong hẻm. Anh cũng sợ những tối nằm bên vợ, nghe mùi phở bò trên tóc cô ấy. Một sự chán ngán khác là ngay cả trong “chuyện ấy”, người phụ nữ của anh muôn đời vẫn e thẹn như nữ sinh. Tôi chợt vỡ ra một lẽ, ngay cả khi đã thành vợ, thành mẹ của rất nhiều đứa con, hạnh phúc vẫn rất cần sự vén khéo, tế nhị và dĩ nhiên không thể thiếu sự ngọt ngào, gợi cảm chỉ riêng có ở phụ nữ.
Trên đời này chẳng có gì là bất biến, không phải ai lập gia đình cũng hạnh phúc, ai ly hôn cũng bất hạnh. Từ hôm nay, hãy làm mới những thói quen. Tủ quần áo toàn màu đen thì cứ mua đôi giày đỏ; phòng ăn chưng hoa trắng hãy đổi hoa vàng; mỗi ngày ăn cơm nhà, hôm nay ăn cơm tiệm... Đổi mới nhưng vẫn là chính mình, chủ động và quyết đoán hơn. Hãy tạo ra những giới hạn của sự tha thứ; và hãy nhớ, những gì đã qua đều là quá khứ!
Theo Nguyễn Phạm Khánh Vân
PNO
“Đàn bà sống bằng quá khứ, đàn ông sống bằng tương lai”…
Đàn ông rất ít người sống với những kỷ niệm xưa như đàn bà, trừ khi là một quãng đời có những dấu ấn cực kỳ sâu đậm. Đàn ông quay về với người cũ, chẳng phải lúc nào cũng do tình nghĩa, mà đa phần là do bản chất muốn kiếm tìm một sự mới lạ, chứ mối tình xưa ấy có khi đã chết quách trong lòng từ lâu. Đàn bà đi ngang góc phố cũ, thoáng mùi hương xưa cũng rung động, thấy quá khứ ùa về...
Đàn bà có những thói quen kỳ lạ: nếu cô ấy có đôi giày màu tím, cô ấy sẽ đi tìm mua chiếc túi màu tím, thắt lưng màu tím, khăn quàng cổ màu tím. Nếu cô ấy có bộ chén bằng sứ trắng, cô ấy sẽ mua cho được bộ đĩa, tô, thố, chén nước chấm bằng sứ trắng cho đủ bộ. Những ấn tượng đầu tiên vô tình trở thành tiêu chuẩn cho những duyên phận đến sau. Nếu lấy được nhau thì 20 năm sau, dù con cái đùm đề, dù tiền tiền bạc bạc thì anh vẫn phải như xưa, nếu không được như ban đầu thì cô ấy lại cho là anh đã thay lòng đổi dạ!
Đàn bà yêu bằng tai. Cô ấy thà nghe những lời đường mật dối trá còn hơn nhìn vào sự thật phũ phàng. Đàn bà có thể tự dày vò bản thân bằng niềm tin vào tình yêu bất diệt, đàn bà thà mong chờ xác suất may mắn sẽ xảy đến (như kiểu người tình sẽ ly hôn vợ, đến với mình như cổ tích) còn hơn là tin vào sự thật: Anh ta đã bỏ mình.
Nhưng, khi nhận ra tình yêu không được đặt đúng chỗ, đàn bà có thể quay ngoắt 180 độ và dùng lý trí để kiểm soát tình hình. Ở công ty cũ, tôi có biết một phụ nữ xinh xắn, luôn thể hiện mình là người mạnh mẽ, tài giỏi khiến bất kỳ người đàn ông nào gặp cô cũng bị khớp bởi sự quyết đoán và “tố chất” lãnh đạo của cô. Không biết vô tình hay cố ý, người đàn bà lý trí ấy luôn đưa ra các bằng chứng để chứng minh mình đúng trong mọi hoàn cảnh, chứng tỏ sự khôn ngoan hoặc hiểu biết của chính mình. Vì sợ phạm sai lầm, cô luôn giữ mình ở thế thắng hoặc thế thủ, hiếm khi lùi trước phái mạnh với suy nghĩ: “đàn ông thật tầm thường”. Trước người phụ nữ này, đàn ông sẽ tự biến mình thành kẻ hèn, nhún mình trước cô ấy hoặc cười khẩy sau lưng và bỏ đi. Và với cả hai đối tượng này, không biết cô chọn ai làm chồng mà có được hạnh phúc?
Nhiều người sợ sự thay đổi, bám chặt vào tình yêu như bám vào một thói quen cố hữu. Vì thế, đa phần đàn ông hư là do sự vị tha không đáng có của đàn bà. Đàn bà ngàn đời yêu bằng tai và thói quen càm ràm vào tai đức ông chồng ngày này qua ngày khác là quá đủ cho một sự trừng phạt (nếu phải trừng phạt). Các ông chồng dù phòng nhì, phòng ba bên ngoài nhưng về nhà lời ngon tiếng ngọt là nhiều bà vợ mủi lòng, tha thứ. Nếu người đàn bà nào cũng có quan điểm và lý trí vững mạnh, chính các bà sẽ làm giảm các vi phạm về chế độ hôn nhân một vợ một chồng trước khi các cơ quan, đoàn thể, chính quyền ra tay. Bạn tôi có một bà dì, từ khi còn học cấp III, khả năng văn hay chữ tốt của bạn đã được dùng để viết đơn tố cáo chồng lăng nhăng với cô kế toán cùng công ty. Khi tôi lên đại học, bạn vẫn viết đơn tố cáo giúp dì. Đến khi đi làm, cũng vẫn viết đơn, mỗi năm ngôn từ càng thêm sắc bén do trải nghiệm cuộc sống, “kẻ phá hoại” trong mỗi đợt “tố cáo” đều khác nhau nhưng chẳng hiểu sao dì của bạn vẫn chịu được!
Đàn ông tìm sự mới lạ, đàn bà tìm thói quen. Đa phần đàn bà ngại sự thay đổi và sống cho dư luận. Nếu đàn ông mong muốn được làm người đàn ông đầu tiên của người phụ nữ mình yêu thì đàn bà cũng thế. Đàn ông đã quyết ngoại tình thì trước sau gì cũng sẽ dối gian, trong khi đa phần đàn bà cứ thò chân xuống rồi lại rụt chân lên. Đàn bà sợ cô độc, sợ đi ngược lại đám đông, sợ những nỗi sợ không tên, suy đi rồi ngẫm lại trước khi dẫm chân vào bùn.
Đàn bà lắm lúc tự giết mình vì thói quen cũ, nhất là khi bước vào hôn nhân với những suy nghĩ ngây thơ về hạnh phúc. Trong một cuộc trà dư tửu hậu, một anh bạn khá thân bộc bạch, anh sợ nhất buổi chiều đi làm về nhìn thấy vợ trong bộ quần áo nhăn nheo tay bưng chén cháo, chân loắn xoắn đuổi theo con để đút ăn trong hẻm. Anh cũng sợ những tối nằm bên vợ, nghe mùi phở bò trên tóc cô ấy. Một sự chán ngán khác là ngay cả trong “chuyện ấy”, người phụ nữ của anh muôn đời vẫn e thẹn như nữ sinh. Tôi chợt vỡ ra một lẽ, ngay cả khi đã thành vợ, thành mẹ của rất nhiều đứa con, hạnh phúc vẫn rất cần sự vén khéo, tế nhị và dĩ nhiên không thể thiếu sự ngọt ngào, gợi cảm chỉ riêng có ở phụ nữ.
Trên đời này chẳng có gì là bất biến, không phải ai lập gia đình cũng hạnh phúc, ai ly hôn cũng bất hạnh. Từ hôm nay, hãy làm mới những thói quen. Tủ quần áo toàn màu đen thì cứ mua đôi giày đỏ; phòng ăn chưng hoa trắng hãy đổi hoa vàng; mỗi ngày ăn cơm nhà, hôm nay ăn cơm tiệm... Đổi mới nhưng vẫn là chính mình, chủ động và quyết đoán hơn. Hãy tạo ra những giới hạn của sự tha thứ; và hãy nhớ, những gì đã qua đều là quá khứ!
Theo Nguyễn Phạm Khánh Vân
PNO
Comment