Năm nay đồng bào miền Trung lại vất vả quá, đất nước dồn dập đau thương nhưng lòng người Việt không vợi chia sẻ.
Từng đoàn người mướt mải mưa gió lặn lội xuôi ngược hai đầu Bắc Nam đến với nhân dân miền Trung đang khắc khoải tồn tại từng ngày sau thiên tai - nhân tai.
Thương đau mãn tính dường như năm nào cũng vậy và bế tắc.
Trong tin nhắn của mình từ bạn bè có nhiều giọt nước mắt, khóc vì đồng bào khổ quá và cả vằn mắt đỏ vì cách cư xử của không ít cán bộ công khai thớ lợ trục lợi man rợ trên sự nhiệt tâm đồng bào.
Một gói mỳ tôm vài chục gram vật lý nhưng nặng trĩu tình người "cán bộ" ơi.
***Năm 2010, mình và nhiều bạn bè đi 2 đợt vào miền Trung. Xã T - Quảng Bình nhà cửa tan hoang, nước ngập cao hơn cả cột điện vừa mới rút. Vết bùn hằn học cao lút tường trường học đẩy xiêu vẹo nhiều bằng khen. Xe hàng đến, nhân dân - con trẻ vừa trong hang núi quay trở về làng lập cập rét buốt - chân trần - lếch thếch trong những tấm nilon rách te tua che thân đứng đợi. Xót xa lắm chứ…
Có bà cụ rách mướt chen vào lấy hàng vừa dỡ. Mình rất sợ hiệu ứng đám đông nhào vào là "vỡ trận" như nhiều trường hợp đã từng xảy ra nên phải chặn lại ngay, hàng hóa đến đây cũng là dành cho nhau, chỉ sợ chia không đều: "Cụ cứ từ từ, ai cũng có có phần cụ ạ". Cụ bà nét mặt đen sạm khắc khổ nếp nhăn nhìn tôi trân trối ầng ậng nước.
- Tôi biết tôi sẽ không bao giờ có anh ạ.
- Cụ yên tâm, hàng bốc xuống con sẽ gửi cụ đầy đủ.
Tiếng cụ lẫn nước mắt và nước mưa:
- Tôi đói lắm anh ơi nhưng ông nhà tôi bị vu là chỉ điểm cho Pháp. Tôi không bao giờ có tên trong danh sách nhận cứu trợ. Thôn đưa lên xã cũng gạch đi…
Mình kéo cụ ra lấy gạo trước khi hàng dỡ xuống hết. Cụ bê bịch gạo và gói bột canh xấp ngửa đi như chạy về phía nghĩa trang gần núi cuối làng. Nơi có một túp lều nát bét và nghiêng ngả.
***5 giờ trời Xẩm tối thì đổ mưa, nước từ núi đổ về ào ào, đoàn chia hàng nhanh hơn rồi rút ra ngoài tỉnh lộ. Gặp một anh đồng nghiệp báo TT ướt như chuột đang chia phong bì ở ủy ban xã cho đồng bào. Anh bảo:
- Cay quá em ạ, nhận tiền cơ quan đếm bằng máy không thiếu 1 xu còn nguyên niêm phong. Đưa về huyện X, họ ngồi đếm trước mặt mà cuối cùng chả hiểu sao thiếu tận gần 6 triệu.
Tính anh luôn điềm đạm, lịch lãm, chốt chuyện anh gằn giọng: "ĐM nhà chúng nó chứ"…
Điện thoại mình kêu, bên kia đầu dây giọng rất nặng khó nghe
- Chú ơi, phong bì chú vừa cho xã họ vừa thu lại.
- Ai? Ai thu, sao lại thu?
- Họ nói nhận được hàng rồi thì tiền phải phân phối lại…
Bên kia đầu dây mất tín hiệu cả khu vực. Cả đoàn máu như muốn sôi lên vì ức vì không đủ thời gian và an toàn để quay lại.
Tại sao? Tại sao?
__________________________________________
PS: Có lẽ thời gian tới, sẽ không ít người đi miền Trung.
Hãy cẩn trọng và thẳng thắn với các trường hợp đi xe máy dây chuyền vàng điện thoại di động í ới gọi nhau đến nhận cứu trợ.
Hãy ưu tiên dành phần cho người nghèo, dùng cảm quan để phân loại.
Chắc chắn hàng sẽ đến được với người thực sự cần.
Mỳ gói chỉ để cứu đói khi lũ ngập, sau thiên tai hãy ưu tiên nhu yếu phẩm gạo, bột giặt, thuốc lọc nước, bánh kẹo, nồi niêu, xô chậu…Có nhiều hộ trong nhà xếp hàng chục thùng mỳ tôm và họ mang ra lộ bán rẻ cho người khác. Rất lãng phí cả tình lẫn tiền.
Luôn mong ước Việt nam yên lành.
ST!
Từng đoàn người mướt mải mưa gió lặn lội xuôi ngược hai đầu Bắc Nam đến với nhân dân miền Trung đang khắc khoải tồn tại từng ngày sau thiên tai - nhân tai.
Thương đau mãn tính dường như năm nào cũng vậy và bế tắc.
Trong tin nhắn của mình từ bạn bè có nhiều giọt nước mắt, khóc vì đồng bào khổ quá và cả vằn mắt đỏ vì cách cư xử của không ít cán bộ công khai thớ lợ trục lợi man rợ trên sự nhiệt tâm đồng bào.
Một gói mỳ tôm vài chục gram vật lý nhưng nặng trĩu tình người "cán bộ" ơi.
***Năm 2010, mình và nhiều bạn bè đi 2 đợt vào miền Trung. Xã T - Quảng Bình nhà cửa tan hoang, nước ngập cao hơn cả cột điện vừa mới rút. Vết bùn hằn học cao lút tường trường học đẩy xiêu vẹo nhiều bằng khen. Xe hàng đến, nhân dân - con trẻ vừa trong hang núi quay trở về làng lập cập rét buốt - chân trần - lếch thếch trong những tấm nilon rách te tua che thân đứng đợi. Xót xa lắm chứ…
Có bà cụ rách mướt chen vào lấy hàng vừa dỡ. Mình rất sợ hiệu ứng đám đông nhào vào là "vỡ trận" như nhiều trường hợp đã từng xảy ra nên phải chặn lại ngay, hàng hóa đến đây cũng là dành cho nhau, chỉ sợ chia không đều: "Cụ cứ từ từ, ai cũng có có phần cụ ạ". Cụ bà nét mặt đen sạm khắc khổ nếp nhăn nhìn tôi trân trối ầng ậng nước.
- Tôi biết tôi sẽ không bao giờ có anh ạ.
- Cụ yên tâm, hàng bốc xuống con sẽ gửi cụ đầy đủ.
Tiếng cụ lẫn nước mắt và nước mưa:
- Tôi đói lắm anh ơi nhưng ông nhà tôi bị vu là chỉ điểm cho Pháp. Tôi không bao giờ có tên trong danh sách nhận cứu trợ. Thôn đưa lên xã cũng gạch đi…
Mình kéo cụ ra lấy gạo trước khi hàng dỡ xuống hết. Cụ bê bịch gạo và gói bột canh xấp ngửa đi như chạy về phía nghĩa trang gần núi cuối làng. Nơi có một túp lều nát bét và nghiêng ngả.
***5 giờ trời Xẩm tối thì đổ mưa, nước từ núi đổ về ào ào, đoàn chia hàng nhanh hơn rồi rút ra ngoài tỉnh lộ. Gặp một anh đồng nghiệp báo TT ướt như chuột đang chia phong bì ở ủy ban xã cho đồng bào. Anh bảo:
- Cay quá em ạ, nhận tiền cơ quan đếm bằng máy không thiếu 1 xu còn nguyên niêm phong. Đưa về huyện X, họ ngồi đếm trước mặt mà cuối cùng chả hiểu sao thiếu tận gần 6 triệu.
Tính anh luôn điềm đạm, lịch lãm, chốt chuyện anh gằn giọng: "ĐM nhà chúng nó chứ"…
Điện thoại mình kêu, bên kia đầu dây giọng rất nặng khó nghe
- Chú ơi, phong bì chú vừa cho xã họ vừa thu lại.
- Ai? Ai thu, sao lại thu?
- Họ nói nhận được hàng rồi thì tiền phải phân phối lại…
Bên kia đầu dây mất tín hiệu cả khu vực. Cả đoàn máu như muốn sôi lên vì ức vì không đủ thời gian và an toàn để quay lại.
Tại sao? Tại sao?
__________________________________________
PS: Có lẽ thời gian tới, sẽ không ít người đi miền Trung.
Hãy cẩn trọng và thẳng thắn với các trường hợp đi xe máy dây chuyền vàng điện thoại di động í ới gọi nhau đến nhận cứu trợ.
Hãy ưu tiên dành phần cho người nghèo, dùng cảm quan để phân loại.
Chắc chắn hàng sẽ đến được với người thực sự cần.
Mỳ gói chỉ để cứu đói khi lũ ngập, sau thiên tai hãy ưu tiên nhu yếu phẩm gạo, bột giặt, thuốc lọc nước, bánh kẹo, nồi niêu, xô chậu…Có nhiều hộ trong nhà xếp hàng chục thùng mỳ tôm và họ mang ra lộ bán rẻ cho người khác. Rất lãng phí cả tình lẫn tiền.
Luôn mong ước Việt nam yên lành.
ST!