Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Thuyền nhân ...và cuộc đời tỵ nạn

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thuyền nhân ...và cuộc đời tỵ nạn

    THUYỀN NHÂN ...VÀ CUỘC ĐỜI TỴ NẠN









    - Paris hôm nay trời nắng trong ấm áp của nhiệt độ 22c , những ngày mùa đông lạnh lẽo đã đi , để thời tiết chuyển mình cho một mùa mới , chỉ là mùa xuân , hạ vẫn chưa đến .

    Đứng từ trên cao nhìn xuống con đường dài hun hút trước mặt ngoại Ô paris thì vẫn luôn ít người hơn trong thủ đô , nhưng khi được những ngày nắng hiếm như hôm nay , thì nam thanh nữ tú đổ nhau ra đường '' thế ! vì không biết bao nhiêu ngày qua , đã phải trùm kín mít để tránh lạnh , hôm nay có chút nắng ấm thì hưởng thôi '' người pháp họ quý nắng mặt trời lắm , những cô đầm tóc vàng da trắng mặc quần short áo thung , mini jupe áo sát cánh hay đầm xòe , thanh niên quần lửng áo thung ,hoặc quần jean áo chemise trông thật thanh lịch , người có cặp kẻ một mình , họ nhàn rỗi qua lại , không vội vàng như mùa đông , họ thong thả bước đi như để hưởng hết cái nắng , mà họ đã chờ đợi mấy tháng qua .
    Nắng Châu Âu không ẩm thấp , không khắc nghiệt cháy da như ở Việt Nam Nắng có gió làm ta dễ chịu '' có một dạo , nắng nóng đến 42C , chết mười mấy ngàn người '', nhưng cái nóng vẫn không nghiệt ngã như quê ta , nóng nhưng vẫn có gió , số người chết không có '' phe ta '' vì người Á Châu chịu nóng đã quen '' hic... nói thế chứ người châu Phi , xứ họ còn nóng độc địa hơn hơn xứ ta , nhưng khi sang châu âu này , họ lại không có sức chịu đựng dẻo dai như người châu á '' năm nào cũng thế cứ tới mùa nóng ra đường không ít các anh chị châu phi bị bất bình thường vì thời tiết , la lối khóc lóc , nói năng lảm nhảm trông thật thảm thương .
    Người Châu Âu họ đi làm một năm có 5 tuần vacances '' dân châu Âu rất lè phè '' 4 tuần mùa hè 1 tuần mùa đông , thành ra một năm có gần một tháng rưỡi vacaces ,họ chuẩn bị cho những kỳ nghỉ hè của họ rất sớm , có kẻ mới đi vacance mùa đông về ,thì đã có kế hoạch cho mùa hè rồi , Pháp quốc danh hiện tại là Cộng hòa Pháp (République française), là một quốc gia nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác. Pháp có biên giới với Bỉ, Luxembourg, Đức, Thuỵ Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây Ban Nha. Tại một số lãnh thổ hải ngoại của mình, Pháp có chung biên giới trên bộ với Brasil, Suriname và Sint Maarten (Hà Lan). Pháp còn được nối với Anh Quốc qua Đường hầm Eo biển, chạy dưới eo biển Manche.Pháp là nước lớn nhất Tây Âu và lớn thứ ba ở châu Âu , Pháp nổi tiếng trên thế giới là quốc gia có sự đa dạng dân tộc, kiến trúc và phong cảnh. Khoảng 50% dân số Pháp có nguồn gốc nước ngoài biến Pháp trở thành một trong những nước đa dạng dân tộc nhất trên thế giới. phong cảnh Pháp rất đa dạng thay đổi theo từng vùng, từ Paris và những vùng ngoại ô của nó cho tới những vùng đất cao thuộc dãy Alps cùng các thị trấn du lịch biển , Pháp là nước rộng nhất Tây Âu và là nước rộng thứ 40 trên thế giới. Lãnh thổ chính của Pháp có diện tích 551.695 kilômét vuông (213.010 mi²), hơi rộng hơn Yemen và Thái Lan, hơi nhỏ hơn Kenya và tiểu bang Texas của Mỹ.
    Ngồi bâng khuâng thả hồn trôi về ngày tháng cũ , với bao sự cố xảy ra trong một đời trôi nổi , Rời trại tỵ nạn Ga Lăng một đảo nhỏ ở Nam Dương Tôi qua Singapore 2 tuần , ở trong một trại chuyện tiếp để bổ túc hồ sơ sang nước thứ ba , nơi đây quả là thiên đường của những người tỵ nạn , Thành phố sạch sẽ người dân lịch sự , khác xa với nơi tôi vừa mới ở , mỗi ngày chúng tôi được phát mấy đô Singapore để sài vặt , ăn uống ở trong trại , muốn ra ngoài thì nhờ ai đó đã ở đây lâu dẫn đi . (trước khi đi chúng tôi đã được giáo huấn một khóa bởi những anh chị đi trước ,Nội quy của các phương tiện giao thông công cộng cũng như các nhà ga, bến tàu, bến xe buýt...đều quy định cấm mang các vật dễ cháy (vi phạm phạt 5.000 SGD), cấm ăn uống, hút thuốc lá (vi phạm phạt 1.000 SGD), xả rác bừa bãi (phạt 500 SGD) v.v) thả bộ ra đón bus xuống Chinatown , Là một thành phố năng động giàu tương phản và màu sắc,Chỉ với một ngày chúng tôi đã đi gần hết khu vườn thanh bình đến những tòa nhà cao chọc trời sáng bóng. Với những con người thân thiện và cởi mở những siêu thị nhà hàng đông đúc tấp nập , Singapore độc đáo và quyến rũ và thật tuyệt vời ,chúng tôi đến Tháp Xe cáp treo (Cable Car Tower) tại đây để tận hưởng sự thú vị khi nhìn toàn cảnh Singapore từ cáp treo trong suốt hành trình 1,6km. Những ấn tượng về sự trong lành và cảnh vật tuyệt đẹp sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí . từ trên cao nhìn xuống biển nước mênh mông nước biển nhìn từ xa như sương khói phủ mờ , lòng da diết mang tôi về vùng trời ký ức
    Cách đây hơn 20 năm , tôi vượt biên trên con thuyền nhỏ , đoàn chúng tôi có 41 người , hơn phân nửa là đàn ông phụ nữ trên chục người ,phần còn lại toàn con nít ,Tôi được đón đi từ Đồng Nai cùng đi với tôi có mẹ con chị bạn hàng xóm , cùng 2 đứa em trai. các con chị bé gái 9 tuổi bé trai 7 tuổi , chúng tôi được '' ém '' ở cần thơ 1 đêm,và đưa về Cà Mau , nơi đây tôi đã ở 9 ngày họ chuyển chúng tôi đi nhều lần và nhiều nơi , thật là vất vả ! Cà Mau muỗi nhiều hơn người... tôi ăn cơm phải ngồi ở trong mùng . nhất là những khi phải ngủ ở những chòi canh những láng tôm muỗi nhiều đến độ giơ tay ra hốt... cũng vài chục con, tôi khóc rất nhiều nhớ anh...nhớ nhà nhớ bố các em ,tôi muốn về nhưng đời nào ...vì biết có nói cũng sẽ chỉ bị nhận những lời hăm dọa của người móc nối , lỡ leo lưng cọp rồi phải cỡi thôi lòng thầm mong cho bị bể ...để được về với gia đình .
    Tôi sống ở miền đông chúng tôi quen xài nước giếng hoặc nước mưa trữ trong mấy con heo nước bố tôi đóng , '' làm thành một cái thùng to có nắp ở giữa lót tấm ny lông giữ nước '', cái khó ló cái khôn mà , chứ đâu có tiền mua xi măng xây bể như thời trước , tắm thì đã có sông ( mùa mưa thì tắm mưa ) miền tây sông nước mênh mông nên tất cả xài bằng nước sông , tôi đã nhịn ăn uống mấy ngày vì sợ...tôi hỏi chị chủ nhà đi vệ sinh ở đâu? chị dẫn tôi ra nhà sau có cái màn kéo ngang nhìn xuống dưới có một lỗ vừa đủ ngồi đó là nhà xí ( vì là nhà sàn trên sông ) Chiều đến tôi lấy quần áo đi tắm , tôi hỏi chị tắm ở đâu ,chị nói tắm ở đó , tôi đã suýt kêu lên '' vì cũng là nước sông chỗ đó múc lên '' ăn và thải ra đều xuống sông . ở đây họ sống quen nên là bình thường còn tôi ...sao khó khăn quá , tôi thầm cầu mong cho mau sớm rời khỏi nơi này cứ cái đà này chắc tôi chưa đi được thì đã ...chết đói . đêm thú 9 ,thì có người đàn ông dến đưa chúng tôi đi , trời tối đen muỗi bay như ong vỡ tổ , chúng tôi lội sình và nước ngang lưng quần , đi một lúc họ dẩn chúng tôi vô một cái chòi lá , ở đây đã có sẵn hơn 10 người ngồi trong mùng chờ đợi , không khí căng thẳng hồi hộp nhìn ai cũng lo âu hốc hác , khoảng hơn một tiếng họ ra hiệu cho chúng tôi đi theo và xuống ghe , từng nhóm một nằm rạp trong ghe họ lấy lá che phủ , cứ thế họ chạy trên sông , chúng tôi nằm im cho đến khi họ nói tới rồi - có bàn tay ai đó nắm kéo tôi lên , tôi cứ nương theo vì trời tối quá không nhìn thấy gì cả , khi lên được tới tàu họ đẩy tôi ngã nhào xuống đáy khoang , hình như tôi ngã trúng ai đó tôi lồm cồm bò dậy ...ôm chặt cái giỏ có mấy bộ đồ và ít gói mì mua mang theo , dựa lưng vào vách tàu tôi bắt đầu cầu nguyện .

  • #2
    thuyền nhân và cuộc đời ty nạn

    CHÚNG TÔI BỊ LỪA


    Tàu chúng tôi cứ bập bềnh trên biển đến gần sáng , tôi không biết là trôi bao nhiêu tiếng ? tôi tự hỏi sao tàu không chạy ? có tiếng của một người trong nhóm nói lớn '' chúng ta đã bị lừa rồi , giờ quay vô là bị bắt , công an biên phòng đầy trỏng , chúng ta không có dầu , không gạo...không nước , chúng ta góp tiền mua lại của những tàu đánh cá và ...đi tiếp , bà con đồng ý với tôi không ? '' mọi người nhao nhao đồng ý vài ba người nản chí im lặng '' trong đó có tôi ''người ta mang con bỏ chợ vì vài chỉ vàng một người , thời buổi khó khăn mang mạng người để đổi lấy kim ngân , tôi muốn v ề để ngả vào vòng tay anh mà khóc một hơi cho đã , tôi nhớ anh đến đau ruột tôi đang mừng thầm trong bụng , nhưng lo sợ ngay sau đó '' nếu bị bắt đi tù thân thể gầy yếu và bệnh hoạn , tôi có chịu đựng được sự tù đày đói khát cực khổ không '' .

    Chọn ra đi là vì tôi muốn chồng bớt gánh nặng vì chứng bịnh nan y của mình , chồng tôi thay dạng đổi hình từ lúc lấy tôi , vì quá lo lắng cho tiền thuốc của tôi , anh đã làm việc không có ngày nghỉ , chỉ vài năm sau ngày cưới , gặp lại bạn bè họ đã không nhận ra anh , tình yêu của anh dành cho tôi nhiều hy sinh quá anh không còn ăn diện để tóc bồng bềnh như hồi thanh niên , và dạo phố coi phim cùng bạn bè như lúc trước ... mà suốt ngày với bộ đồ lính bạc màu , vào rừng săn lùng mua cây cẫm gõ thồ về bán , bốc xếp cho khách hàng kiếm thêm . Tôi suốt mùa mưa khi khí hậu ẩm thấp là tôi bịnh , 1 năm chỉ khỏe được vài tháng nắng , nhiều đêm không ngủ được , ngồi nhìn anh ngủ Tôi thương anh biết bao , Ôi tình yêu của tôi ...trái tim của tôi ước gì em không bệnh hoạn , để sống với anh hết cuộc đời này , sao trời bắt tội anh gặp em ...yêu em để giờ anh khổ ? tôi ray rức xót xa tự trách mình không mang lại hạnh phúc cho anh . anh gầy quá với thời gian gương mặt anh đã hết những nét phong trần của thời trai trẻ - mà thay vào hốc hác xanh xao với những đêm không ngủ ngồi vuốt lưng cho người vợ bệnh hoạn , anh buồn lắm tôi biết....suy nghĩ miên man thì có tiếng người hỏi ''cô còn tiền hay vàng đồng hồ gì không ? góp vào để mua dầu gạo mang theo ăn '', tôi móc trong túi lấy hết mớ tiền còn lại đưa cho ông

    Rồi chúng tôi khởi hành cứ thế chúng tôi ra cửa biển '' cũng đủ thời gian cho chúng tôi mua được gần 50 kí gạo 4 can nước 4 can dầu 1k muối 1 bịch bột ngọt '' khoảng 80 lít nước = dầu , đi được 2 ngày thì hết nước , ( nhín nhắn lắm thì cũng chỉ đến đó thôi 4 can nước cho 41 con người cầm cự được hai ngày là cũng tiết kiệm lắm rồi ) con nít khóc đòi ăn chúng tôi lấy nước biển nấu với gạo cho chín , tôi lấy bột ngọt bỏ vô , với hy vọng bột ngọt sẽ giảm độ mặn ...nhưng khi húp thử tôi đã ói ra mật xanh mật vàng , Ôi nó khó ăn không tả được , dù có đói mấy thì ...thà chết đói .

    Bây giờ chỉ mong gặp được tàu vớt , buổi sáng của ngày thứ ba , chúng tôi thấy từ xa có tàu đang đến gần , mừng quá chúng tôi leo lên thành tàu đốt áo làm hiệu kêu cứu , nhưng đến gần thì là tàu Liên xô , cũng may họ không kéo trả về cho VN ( có người đã bị Liên xô vớt ...trả về nguyên quán ) rồi thì hành trình cứ tiếp tục chúng tôi gặp nhiều cơn bão , lớn có nhỏ có , mong có mưa để hứng nước cho mấy em nhỏ uống chúng tôi 4 người cầm 4 góc , đục 1 lỗ ở giữa để cái nồi ở giữa cái lỗ một cơn mưa cũng hứng được nhiều nước , nhưng mỗi lần mưa đến là kèm theo gió bão , khi biển động nhìn như một con quỷ dữ ...gầm gừ sóng cao thật khủng khiếp, nhưng khi biển lặng thì hiền hòa và đep biết bao ( nhiều Thi Nhân ví đàn bà là biển thật đúng , vì tâm tánh đàn bà khi buồn hay vui biểu lộ như mặt biển ) mấy đêm tôi leo lên thành tàu ngồi nhớ anh ngắm biển , biển về đêm có những tia sóng bạc , tôi ngồi một mình trong đêm đen hết ngắm sóng bạc tôi lại ngắm sao trời , không phân biệt không gian và thời gian , giờ này anh đã ngủ chưa có nhớ tôi - như tôi nhớ anh không ? tôi thấy mắt mình nhòa lệ .

    Gần sáng có tiếng máy tàu tiến về phía chúng tôi , tài công cho đốt quần áo làm hiệu kêu cứu , họ tiến đến gần ngỏ ý muốn giúp đỡ đó là tàu PAMARA , nhưng khi nghe chúng tôi muốn được họ vớt , thì họ từ chối , họ nói không có quyền vớt thuyền nhân khi tàu chúng tôi vẫn chạy tốt , họ chỉ cho đồ ăn và nước rồi chỉ đường đi tiếp , tội nghiệp chúng tôi , lại tiếp tục đi ...mà không biết phương hướng nhìn về phía trước không thấy chân trời hay chim bay , ngày thứ 4 bão rất lớn , có lẽ chúng tôi gần hải phận Thái Lan , trong cơn bão lớn chúng tôi thấy tàu đánh cá của Thái Lan đang tiến về phía chúng tôi những người đàn ông trên tàu , nhìn người nào người nấy cởi trần vạm vỡ , ngăm đen lúc này tôi ngồi trên buồng lái tài công với chị bạn hàng xóm , nhìn thấy họ tôi thật sự rất sợ hãi , tụt xuống khoang thuyền tôi nói ''có tàu Thái Lan đang đuổi mình đó '', chúng tôi người có đạo thì đọc kinh , người đạo phật thì niệm phật ai nấy xanh mặt , như có một phép lạ ban xuống cho tàu chúng tôi , họ không thể tiếp cận tàu chúng tôi ( sau này nghe anh tài công kể lại ) như có bức tường vô hình tàu đánh cá Thái Lan họ không thể tiến tới đươc , khi đến đảo một số trong những người chúng tôi đã cạo đầu ăn chay , ( người cạo đầu ăn chay đầu tiên là anh tài công ) .

    Trưa của ngày thứ sáu , chúng tôi đến giàn khoan singapore , họ cũng giúp đỡ cho cơm nước ăn , nhưng cũng từ chối không ''vớt '' tỵ nạn cuối mùa nên gặp tàu nào cũng không muốn vớt '' chúng tôi xin nước và dầu và lại tiếp tục đi tìm miền đất hứa .

    Chiều hôm ấy tàu chúng tôi chạy hoài mà không rời khỏi giàn khoan , anh Văn bàn '' chúng ta xin neo lại tới mai hãy
    đi tiếp trời tối rồi đi cũng nguy hiểm '' tàu vòng lại xin neo dưới đuôi tàu chở dầu Singapore , họ thật tốt lại nấu cơm và chiên cá biển , thả xuống cho chúng tôi ăn , ( không còn lời nào càm ơn cho hết với họ ) đến chiều xẩm tối họ gọi anh Văn ra nói gì đó - một lúc thấy anh nói như reo lên '' họ đồng ý vớt mình rồi , nhưng họ yêu cầu mình phải nói với cao ủy là tàu mình bị hư '' chúng tôi được cột từng người kéo lên tàu lớn , khi tàu không còn ai họ xịt nước đầy tàu cho chìm nhìn con tàu đã mang mình từ từ chìm vào đáy biển , tôi đứng nhìn bùi ngùi thương tiếc ( đây cũng là một phép lạ chúa ban vì đêm đó chúng tôi đi thì chắc đã bể tan tàu vì có bão cấp 8-9 đến , chắc họ được tin nên động lòng thương những con người khốn khổ đói khát tuyệt vọng như chúng tôi nên họ mới đồng ý vớt chúng tôi , lúc ăn cơm tối , tàu lớn mà đĩa cơm để trên bàn cứ chạy tới chạy lui vì biển đang động ), họ bảo chúng tôi đứng xếp hàng để xịt nước cho trôi hết những thứ bám vào người , 6 ngày chúng tôi nằm trong nước , có pha lẫn đủ thú ói mửa nước tiểu và phân , người chúng tôi lở loét như bị phong cùi , họ phát xà bông cho chúng tôi tắm , sau đó chúng được vào trong khoang tàu , vì chúng tôi quá đông nên không có phòng , chúng tôi ngủ rải rác trên hành lang sàn tàu , nhóm chúng tôi có bốn người phụ nữ góp tay làm bếp , phần tôi thì nhiệm vụ bưng cơm cho những người say sóng không đi lấy được , mẹ con chị bạn nằm la liệt trên hành lang , thi nhau ói mửa , chị không chịu nổi những chòng chành của sóng ( tưởng lên tàu lớn sẽ bớt nhưng vẫn vậy ) t ôi luôn túc trực bên cạnh mẹ con chị , bưng cơm mỗi ngày cho chị , ở Việt Nam chúng tôi không thân lắm , mặc dù nhà ở chỉ cách một dậu dâm bụt . nghĩ cũng lạ , '' tôi thường thì ốm yếu như sên , vậy mà từ lúc đi trên tàu nhỏ cho đến tàu lớn tôi lại rất khỏe , không say sóng ói mửa , căn bệnh cũ tự nhiên biến đâu mất '

    chúng tôi theo tàu chở dầu cho đến khi họ giao chúng tôi vào đảo KUKU ( một đảo nhỏ của nước INDONESIA , Indonesia là một quốc gia nằm giữa hai lục địa Đông Nam Á và Châu Đại Dương . Indonesia gồm 17.508 hòn đảo và với dân số khoảng 237 triệu người , đứng thứ tư thế giới về dân số . Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới Thủ đô Indonesia là Jakarta , văn hoá Indonesia không thuần nhất, là sự hoà hợp đa dạng giữa các nền văn hoá và phong tục của nhiều tôn giáo, trong đó, Hồi giáo có ảnh hưởng lớn (khoảng 86% dân số là người hồi giáo).Người Indonesia rất coi trọng việc giữ thể diện và họ rất lịch sự . khí hậu ở Indonesia rất nóng và ẩm quanh năm .

    Hòn đảo nhỏ KUKU chỉ có vài ngôi nhà sàn thô sơ , bãi biển thì trong xanh biếc , lúc được đưa lên bờ có lẽ vì đi trên biển quál lâu , bước lên đất liền mà cứ chao đảo , tôi còn khờ khạo nghĩ thầm sao cái đất nước này đất liền mà cứ quay quay thế này '' vì còn bị say sóng '' vài ngày sau tôi bắt đầu khám phá được nhiều cái , em họ tôi có đến đảo này năm 1981 , nó khắc ngày tháng năm và tên trên cây cột nhà sàn ngoài bãi biển có cả chị của bạn thân của tôi cũng đến KUKU năm 1982 , ở đây có một nghĩa trang của người tỵ nạn , đẫ bỏ xác khi mà nơi họ mong muốn tới đ ã cận kề , chúng tôi nhổ cỏ và hái ít hoa rừng đặt lên phần mộ . ban đêm ở đây rất đáng sợ , vì có một số người dân sống quanh ven vùng biển , phần đông là đàn ông , họ nhổ hai cái răng cửa nghe nói đâu là phe ( INDO cộng gì đó ) họ lẩn lút trong bóng tối , bắt con gái Việt Nam hiếp , chúng tôi phải nhờ đàn ông ngủ ở ngoài làm một vòng đai cho phụ nữ ngủ ở giữa ban đêm đi tiểu thì mấy ông đưa đi ( năm 1987 còn đỡ , sau này vào thời điễm các đảo đóng cửa , năm 1990 nghe nói người INDO cộng hoành hành công khai , bắt hiếp rất nhiều đàn bà - phụ nữ VN mà không được bảo vệ , vì là dân của họ nên họ nhắm mắt làm ngơ ) thời điểm này cao ủy liên hiệp quốc không nhận tỵ nạn nữa .


    ĐẢO GA LĂNG


    Chúng tôi ở khoảng một tuần ở đảo KUKU thì được tàu bên đảo Ga Lăng sang đón ( Trại tỵ nạn Galang, rộng 80 mẫu đất , thiết lập trên đảo hoang của Indonesia, được tài trợ bởi Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và điều hành bởi hàng trăm nhân viên người Nam Dương, là trại tỵ nạn lớn nhất ở Đông Nam Á. Trong thời kỳ 1979-1980, dân số trong trại lên tới 20,000 người.trại tỵ nạn Galang cũng là chứng tích của lòng nhân đạo bao dung của nhân dân Indonesia đối với 250,000 thuyền nhân VN khốn khổ ) , đến trại chúng tôi được nhốt vào trại Biệt Lập , để lấy lời khai , không cho giao tiếp với người đã đến trước sợ chỉ dẫn những mánh khóe ( ở đây chúng tôi được họ đặt tên tàu - VN 07 / 27 - ( vì đi từ Việt Nam và đến Ga Lăng ngày 27 /07 ) . mỗi ngày sau khi sinh hoạt xong , tôi lại đi tìm một góc vắng vẻ ngồi khóc một mình , tôi nhớ anh nhớ những ngày tháng chúng tôi yêu nhau trong hạnh phúc , biển đưa tôi đi khỏi đời anh bất ngờ , nhanh chóng , tôi gục đầu vào gối trái tim tan nát .

    Họ thanh lọc xong , chúng tôi đụơc ra ngoài nhận phòng những dẫy nhà barrack san sát nhau, tôi được họ ghép ở chung với ba mẹ con chị hàng xóm , hai người em trai của chị một phòng , họ phát cho mỗi hộ một cái bếp dầu + hai lít dầu , một cái nồi một cái chảo , một tuần được mỗi đầu người 100g đậu nành 100g đậu xanh 100g đường 3 kí gạo bốn gói mì - bốn cái trứng , một tháng lãnh rau tươi một lần , và ba hộp cá hộp , mỗi sáng được phát mỗi người một can nước , khoảng 20L , cứ hai phòng thì được xử dụng một nhà vệ sinh , ai đi xong thì khóa lại treo chìa khóa ở một chỗ nhất định , nước dội cầu thì dùng nước suối , nhận phòng xong chúng tôi được gởi đi khám sức khỏe và làm carte ID ( thẻ căn cước ) sau đó đi đăng ký khóa học sinh ngữ , hoặc học lớp sáng hay lớp chiều , thầy cô giáo dạy sinh ngữ phần đông là những người đến trước , có chút trình độ xin dạy làm thiện nguyện , một số muốn có chứng chỉ chứng nhận để được cao ủy giới thiệu cho đi các nước nhận diện chùa ( diện không người bảo lãnh ) cũng có vài thầy cô giáo là người bản xứ .mỗi sáng thứ bảy tất cả mọi người đều phải làm vệ sinh chung cho cả trại ,nhặt rác nhổ cỏ rửa đường mương , những ngày này nếu ai đó trốn không đi lao động , nếu lính INDO bắt được sẽ đánh thê thảm '' tôi đã nhìn thấy một anh bị họ đánh ngã xuống đường mương '' thời gian còn lại rất rảnh rỗi , ở đây khí hậu không có mùa nhất định , mưa nắng bất chợt ,nhưng mưa không kéo dài dai dẳng như ở Việt Nam , trời tối rất mau , có vài tiệm cà phê do người INDONESIA gốc tàu mở bán cho dân tỵ nạn , trại có văn phòng Cao Ủy, nhà thương, trường học, chợ , nhà thờ Công giáo , chùa , bưu điện, phòng nhận tiền gởi từ nước ngoài, rạp xinê , trung tâm phụ nữ , nghĩa trang , bót cảnh sát ..dân tỵ nạn thì chỉ sống nhờ tiếp tế bên nước thứ ba , cũng một số người sống lâu ở đảo chờ được nước nào đó nhận diện chùa , họ cũng bày ra buôn bán hàng vải , hàng cơm '' vì chẳng biết bao giờ mới rời đảo '' , mỗi sáng có loa phóng thanh kêu tên nhận thư , họ kêu tên có kèm tên tàu của mình nên cũng dễ biết , ngày thứ tư là ngày phát thư bảo đảm '' khoản này nhiều người chờ đợi , vì không có tiền thì cao ủy phát không đủ sống '' nhất là những người có con nhỏ thì sống thiếu thốn hơn nhiều .

    Tôi không may mắn như chị hàng xóm ,'' chị có chồng và gia đình ở mỹ '' nên chỉ vài tuần là chị có tiếp tế , còn tôi có bác ruột ở TEXAS , và cậu ở mỹ , tôi cũng mong ... nhưng hết hy vọng vì hơn ba tháng mà chỉ nhận được thư , nhưng không có tiền , muốn xin tiền anh ( chuyển qua chị hàng xóm ), nhưng lại thấy tội anh , nên tôi gắng chịu đựng ,

    Tôi xin làm mướn cho một chị có xe bán chè buổi tối , sau đó chị đi Canada để lại chỗ cho tôi , mấy người bạn giúp dựng lên thành cái nhà nho nhỏ để tôi bán phở , tôi lấy tên quán là'' PHỞ UYÊN '' sau tôi kêu một số người không có thân nhân như ... tôi phụ giúp , tôi bắt đầu nấu cơm tháng cho 40 người ăn , nên dư dả nuôi 7 người trong nhà , cứ thế sáng đi học sinh ngữ , chiều về bếp núc , nấu nướng thì bằng củi đi lấy ở rừng về , đồ ăn thì dặn mấy người làm việc cho cao ủy , mỗi sáng họ mang thư sang đảo phát và làm việc , thì họ mang hàng cho mình luôn , thịt bò tôi phải mua đá để giữ lạnh ,'' vì ở đảo làm gì có tủ lạnh , mua ngày nào bán ngày đó '' tôi ở trên đảo đúng hai năm , cho đến ngày họ bắt chúng tôi phải lên gặp các phái đoàn qua hốt đợt cuối , tôi gặp phái đoàn pháp .

    Và ba tháng sau tôi định cư ở pháp , đến Paris vào một ngày mùa hè nắng đẹp , vậy mà đã hơn hai mươi năm rồi , hai mươi năm có biết bao sự cố nước mắt nhọc nhằn của kiếp đời tỵ nạn , giờ đây ngồi nhìn lại cuộc đời mình , chặng đường mình đi qua , tôi không thể nào quên dù là một ... chi tiết nhỏ , tưởng chừng như mới hôm qua một giấc mơ dài có nước mắt và nụ cười , có thành công và ...thất bại , có tan vỡ và xum họp của kiếp con người vô thường , ngắn ngủi thời gian vẫn trôi không bao giờ ngừng , quy luật của tạo hóa con người không thể thay đổi tôi gặp lại Anh , và chúng tôi chỉ còn là bạn , hạnh phúc vuột khỏi tầm tay khi hai chúng tôi còn yêu nhau tha thiết , định mệnh đã sắp đặt , với sức người có hạn , tôi chỉ còn biết sống với kỷ niệm bởi yêu thương đã làm trái tim tôi rỉ máu , vết thương có thể lành với thời gian , nhưng trái tim tan vỡ ... thì vĩnh viễn không thay được .


    bytt 30 / 04 / 13


    Trên đào Galang nghe người hát (Trần Đình Quân)-Th:Nhật Ngân










    Last edited by binhyentrongtim; 05-05-2013, 03:30 PM. Lý Do: sua chu

    Comment


    • #3
      ...thuyền nhân và cuộc đời tỵ nạn thật buồn .... tâm trạng của H Kỳ cũng buồn càng thêm buồn... ..dù là thời gian đã đi qua , nhưng có thể nào xoá được hết phải hong sis ... sis thật nồng ấm và mong mỗi ngày sis tìm được nhiều niềm vui và khoẻ khoắn thêm hơn ...
      ***************

      Comment


      • #4
        Nguyên Văn Bài Viết Của Hiểu Kỳ View Post
        ...thuyền nhân và cuộc đời tỵ nạn thật buồn .... tâm trạng của H Kỳ cũng buồn càng thêm buồn... ..dù là thời gian đã đi qua , nhưng có thể nào xoá được hết phải hong sis ... sis thật nồng ấm và mong mỗi ngày sis tìm được nhiều niềm vui và khoẻ khoắn thêm hơn ...


        sis rất mừng vì cũng có nhiều nguời chung hoàn cảnh ai có từng trong hoàn cảnh thì sẽ hiểu nhiều hơn , chúc cưng có được những mơ ước mình muốn , dù lớn hay nhỏ nha cưng , một ngày nhiều niềm vui và sức khoẻ nhen cưng



        Comment


        • #5
          Vượt biên mà còn sống để tới đảo là may mắn lớn .
          "Life is like a river, let it flow.
          Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."

          Comment


          • #6
            Cám ơn BYTT , làm 7 nhớ lại những ngày lang thang trên đảo Galang I và Galang II 1981-1982 , không phải Galang III à nha . Đời tỵ nạn không bao giờ quên được , nhất là ra đi bằng chương trình Ô Đi Ghe , 5 - 7 ngày lênh đênh trên biển . 3 - 4 năm nằm trong trại , Galang thì nhớ sáng sáng loa phóng thanh đọc "bòn ơi bòn , buôn xà rong coi chơi :-) , Palau Bidong thì Khánh Ly với bài Biển nhớ và bài Hẹn Nhé , Sungai Besi thì nhớ đến giờ đi lảnh cơm . Singapore thì nhớ Hawking Road Sembawang . Mới đó mà đã hơn 30 năm rồi .

            Hôm nào rảnh thì Sis BYTT kể tiếp nha .

            Chúc vui vẻ .

            Comment


            • #7
              Nguyên Văn Bài Viết Của rfv007 View Post
              Cám ơn BYTT , làm 7 nhớ lại những ngày lang thang trên đảo Galang I và Galang II 1981-1982 , không phải Galang III à nha . Đời tỵ nạn không bao giờ quên được , nhất là ra đi bằng chương trình Ô Đi Ghe , 5 - 7 ngày lênh đênh trên biển . 3 - 4 năm nằm trong trại , Galang thì nhớ sáng sáng loa phóng thanh đọc "bòn ơi bòn , buôn xà rong coi chơi :-) , Palau Bidong thì Khánh Ly với bài Biển nhớ và bài Hẹn Nhé , Sungai Besi thì nhớ đến giờ đi lảnh cơm . Singapore thì nhớ Hawking Road Sembawang . Mới đó mà đã hơn 30 năm rồi .

              Hôm nào rảnh thì Sis BYTT kể tiếp nha .

              Chúc vui vẻ .





              bytt có nhiều người chung đảo quá , bảy có lời khuyến khích bytt , sẽ cố gắng để viết về những gì mình đã đi qua

              văn chương ít , mong mọi nguời đừng chê trách chúc bảy và dương Gia nhiều niềm dzui và nhiều... thiệt nhiều

              sức khoẻ , thân mến .

              Comment


              • #8
                wow sis bytt cũng gan quá xá ... vả lại thời đó cây cột đèn mà biết đi thì nó cũng đi ... Không biết bao nhiêu người ra đi không có ngày trở lại

                Comment


                • #9
                  "Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biểm mồ côi một mình " , cầu thơ này HK học hồi nhỏ
                  Đàn bà ra biển là quá gan dạ huống chi đi vượt biên . HK có bà dì cũng đi vượt biên một mình, đi cũng vài lần mới được . HK hỏi bả bộ không sợ cướp biển sao ? bã nói sợ sao không, nhưng nếu có chết ngoài biển vẫn tốt hơn là sống với bọn quỷ đỏ
                  "Life is like a river, let it flow.
                  Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên Văn Bài Viết Của Hiệp Khách View Post
                    "Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biểm mồ côi một mình " , cầu thơ này HK học hồi nhỏ
                    Đàn bà ra biển là quá gan dạ huống chi đi vượt biên . HK có bà dì cũng đi vượt biên một mình, đi cũng vài lần mới được . HK hỏi bả bộ không sợ cướp biển sao ? bã nói sợ sao không, nhưng nếu có chết ngoài biển vẫn tốt hơn là sống với bọn quỷ đỏ

                    Đôi khi người ta phải dứt bỏ những gì yêu thương nhứt cuộc đời ...vì không có đường lựa chọn , con nguời mà ai cũng có hoàn cảnh , nổi khổ riêng

                    dứt bỏ hết để ra đi không phải can đảm ..mà đang bóp thắt trái tim mình để hy sinh , vì tình cũng có vì hoàn cảnh cũng có , con của nguỵ quyền thì

                    làm gì có quyền làm việc cho Hợp tác xã hay trong guồng máy của họ , buôn bán thì họ tìm đủ cách '' hạ '' mình , tiền ở đâu để sống ?? họ dồn mình

                    vào đường cùng thì mình phải thoát thôi , puppyz nói đúng '' cột đèn cũng muốn go '' huống chi con người , năm 1977 là năm dân chúng dưới quê

                    khổ nhứt ăn khoai củ mà còn không có để ăn bytt đi vưọt biên 2 lần mớt lọt , bytt sẽ kể chiện đi đường bộ cho anh chị em nghe bytt đang viết


                    Comment

                    Working...
                    X