Xuân đang đến! Một cái Tết cổ truyền đoàn tụ, đầm ấm lòng gia đình, rộn ràng tình thôn xóm. Đêm Giao Thừa, khi dây pháo dài được treo lên và đốt nổ dòn rộn rã trước sân nhà vào lúc nửa đêm, thì đó cũng là giây phút thiêng liêng nhất “Tống cựu, Nghênh tân” - chào một năm mới chứa chan bao niềm hy vọng. Tiếng pháo đì đùng mừng Xuân rộ lên từng tràng, kéo dài hàng giờ, vang khắp các nẻo đường quê hương, như minh chứng sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người. Nhà nhà, người người sau một năm bôn ba khắp nơi làm ăn, đến ngày Tết đều trở về quây quần đoàn tụ với gia đình. Những kẻ tha phương chợt chạnh lòng hướng tâm tư về quê cha đất tổ. Tất cả cùng hòa chung một niềm vui và trân trọng trong trang phục mới nhất, thắp nén hương nguyện cầu một năm mới Bình an, Hạnh phúc, Thành công, May mắn, Tươi vui...
Tết bây giờ sao buồn tẻ quá! Đêm Giao Thừa không tiếng pháo nên không gian không bay bổng rộn rã mà dường như nặng nề và lặng lẽ. Những tay cờ bạc thì gầy sòng thâu đêm suốt sáng, bợm nhậu thì say mèm trong men rượu ồn ào, kẻ đơn thuần không biết tìm vui ở nơi đâu thì ngủ vùi mơ đón Xuân. Tất cả mọi người, nhất là lớp trẻ đã dần quên đi những giây phút chuyển giao thiêng liêng nhất của trời đất gọi là đêm Giao Thừa.
Nhớ Tết xưa, Giao Thừa vang tiếng pháo.
Rộn ràng vui, thôn xóm đón Xuân về.
Mai, Đào, Cúc, Hồng tươi khoe sắc thắm.
Trẻ vui tươi, mừng tuổi chúc ngày xuân.
Già hạnh phúc, cháu con về đoàn tụ …
(Hoài Nguyên)
Nàng Xuân duyên dáng ấy nay còn đâu! Tuổi trẻ bây chừ không mấy nồng nàn với nàng Xuân nữa ?! Phải chăng chúng ta mãi mê phát triển kinh tế với lối sống công nghiệp của thời đại điện tử mà quên đi việc giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc chăng? Hình ảnh Tết cổ truyền ngày nay dường như đã dần bị mai một, Tết không mấy ấn tượng vì đêm Giao Thừa không còn tiếng pháo nổ. Ngày Mồng Một lặng lẽ vì không có tiếng pháo xuất hành đầu năm. Lũ trẻ nhỏ không còn mặc áo The màu rực rỡ, xanh, đỏ, tím, vàng như những xuân xưa. Những Lễ Hội dân gian truyền thống không được quan tâm nhiều, có chăng chỉ được rình rang những đô thị lớn mà không quan tâm đến thôn quê.
Đêm nay ngày cuối, Xuân về đó!
Thọ, Đào, Cúc, Trúc bánh Chưng ngon.
Cũng Mai nở rộ, đôi liễn đỏ.
Cũng cô, chú bác, cũng xóm thôn.
Giao Thừa không pháo, ôi buồn tẻ !
Trùm kín chăn mền, “Mộng đêm Xuân”…
(Hoài Nguyên)
Thế giới ít biết đến Tết Việt Nam, mà đại đa số bị nhầm lẫn là Tết Trung Hoa. Phải chăng Tết của ta quá đơn điệu, không được nổi bật và không có gì khác với Tết Trung Hoa?! Nếu chúng ta mãi mê làm kinh tế mà quên tô son thiếp vàng nét văn hóa dân tộc vốn có là một lỗi lầm to lớn cho thế hệ con cháu mai sau. Tết Việt Nam, nếu được đầu tư và tuyên truyền đúng mức thì ngành Du lịch sẽ được phát triển rất mạnh. Vì sao à? Vì nó hội đủ 3 điều kiện “Thiên thời, Địa lợi, Nhơn hòa.” Vào dịp Tết, cả nước đã dành nhiều thời gian làm đẹp lại đường phố, nhà nhà đều được chủ nhân trang hoàng lộng lẫy cho ba ngày Tết - đó là “Địa Lợi”. Mọi người dân, già trẻ gái trai đều vui vẽ, ăn mặc đẹp tinh tươm và được nghỉ ngơi thoải mái - đó là “Nhân Hòa”. Mùa xuân, đi từ Bắc cho tới Nam, toàn quốc không bị thiên tai, nơi nơi hoa trái nở rộ, muôn màu muôn sắc tô thêm vẻ đẹp của đất nước - đó là “Thiên Thời”.
Nói tóm lại, dịp Tết Cổ Truyền là thời cơ tốt để phát huy văn hóa dân tộc và cũng là thời điểm tuyệt vời để quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới bên ngoài.
Chuyện đốt pháo trong những ngày lễ hội, khai trương, đám cưới hay ngày Tết Cổ Truyền đã có từ ngàn đời nay - đó là nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Việc đốt pháo không vi phạm Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, sao lại cấm? Do Chính phủ không kiểm soát nổi việc đốt pháo, nạn gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn và hỏa hoạn nên ra lệnh cấm đốt pháo - Áp đặt lệnh “Cấm đốt pháo” trong dân chúng một cách triệt để. Trong khi nạn tham quan, cửa quyền, tai nạn giao thông, những công trình xây chưa xong đã xuống cấp trầm trọng, các nhà máy thả chất thải ra môi trường từ năm này qua năm nọ lại "bình yên vô sự". Những tổn hại này còn hại hơn việc đốt pháo gấp ngàn lần nhưng không được Chính phủ mạnh tay để tỏ rõ quyền lực của pháp luật.
Theo tôi, để làm sống lại nét văn hóa đốt pháo của dân tộc, thì chúng ta cần phải hợp pháp hóa việc đốt pháo. Hợp pháp hóa có nghĩa là Nhà nước cho phép đốt có nơi, có chỗ và ban hành việc sản xuất pháo theo quy cách như thế nào là hợp lý, nhằm giảm gây hại môi trường ở mức chấp nhận được. Phải có nhà máy sản xuất pháo theo "tiêu chuẩn của VN" để phù hợp với điều kiện xã hội. Ví dụ như : Pháo bông (fireworks) ít tiếng ồn thì không cần hạn chế nhiều nhưng đối với pháo nổ (fire-cracker) thì giới hạn về kích cỡ cho pháo tống hay pháo đại. Nếu như pháo tép đường kính 3mm thì pháo đại chừng 8mm. Kích cỡ từng viên pháo phải được qui định rõ ràng để tránh được hỏa hoạn và tiếng ồn từ những viên pháo làm quá cỡ cho phép. Việc đốt pháo phải được quan tâm sao cho mọi người dân VN đều được đốt pháo một cách thoải mái theo như qui định, tạo lại nét văn hóa Tết của dân tộc đã bị mai một. Thời gian được đốt pháo kể từ ngày 23 âm lịch (đưa Ông Táo) đến ngày mồng 3 âm lịch (tiễn ông bà). Đốt pháo dịp đám cưới, tiệc lễ, tân gia .v.v. thì phải xin phép chính quyền địa phương. Việc đốt pháo được hướng dẫn và quản lý tốt thì vấn đề ô nhiễm tiếng ồn và hỏa hoạn không còn là vấn đề quan trọng nữa. Ngành sản xuất pháo ở trong nước cũng được sống lại và tạo thêm nhiều công việc làm cho người dân. (Nếu ai đốt pháo không đúng quy định thì công an địa phương chiếu theo luật pháp mà phạt tiền, mức phạt được ghi rõ ràng trong bộ luật và công khai. Số tiền thu được làm quỹ cho địa phương)
Về lợi ích kinh tế thì đã rõ. Khách du lịch nhân dịp này sẽ đua nhau đến Việt Nam để thưởng thức nét văn hóa đốt pháo của người Việt từ khắp nơi trên các nẻo đường quê hương vào dịp Tết. Khuyến khích trẻ nhỏ mặc áo The đi thăm viếng ông bà và tham gia lễ hội thiếu nhi. Bên cạnh những Hội hoa xuân, đường hoa, chợ Tết, thi chim hoa cá cảnh... có thể tạo thêm những sân chơi văn hóa như trang trí bong bóng trong những ngày Tết để tạo thêm sắc màu cho ngày Tết thật sự hoành tráng. Lợi dụng cơ hội này biến ngày Tết Việt Nam thành một Đại lễ hội Tết nổi tiếng nhất thế giới.
Qua thăm dò trên mạng thì đa số người dân VN vẫn yêu thích ngày Tết được đốt pháo. Nếu ai đó nói “Đốt pháo là đốt tiền” thì không đúng chút nào. Nếu như bàn sâu về chuyện đốt pháo có thật sự là “đốt tiền” hay không? Thì xin thưa, một năm đốt pháo một lần trong dịp Tết đó là một cách đầu tư đúng nghĩa và có lợi nhiều hơn hại. Đốt pháo quá nhiều trong nhà như ở những đô thị lớn thì nó có hại cho sức khỏe con người. Nếu đốt pháo có tổ chức có giới hạn thì đốt pháo đem lại sự hưng phấn và niềm vui cho tất cả mọi người. Đốt pháo đem lại sự bình an về tâm linh, xua tà đuổi quỷ. Đốt pháo khích lệ trong một năm qua như một liều thuốc bổ tinh thần của dân tộc, được minh chứng khi nghe tiếng pháo nổ rền vang đều khắp thôn xóm đó là một năm qua làm ăn phát đạt và ngược lại. Về kinh tế thì nó tạo thêm được công ăn việc làm cho người dân (chưa nói đến chuyện sản xuất pháo xuất khẩu). Về thị trường mua bán thì nó kích thích đồng tiền lưu thông mạnh hơn trên thị trường, giúp tăng trưởng kinh tế. Về văn hóa nó sẽ tô đậm thêm nét truyền thống dân tộc, kéo gần mọi người lại với nhau tạo sự đoàn kết. Người VN dù có đi đâu cũng không quên ngày Tết cổ truyền mà quay trở về quê hương đất tổ, đón một năm mới có một không hai trên quê hương mình với bao điều tươi vui và đầm ấm.
Chiếc bánh chưng, cặp bánh tét, nồi thịt kho Tàu, dĩa tôm khô củ kiệu...; chậu mai vàng rực, cành đào hồng tươi; mừng tuổi ông bà, lì xì trẻ em, đi thăm viếng và chúc tết họ hàng gần xa, vui vầy bên thầy cô bè bạn... tạo những dấu ấn tình cảm thiêng liêng trong lòng bao người, nhất là với những người xa xứ. Trong đó vẫn có những âm thanh đì đùng của tiếng pháo gần xa trong tâm thức. Nhưng giờ đây muốn tìm lại âm thanh rộn ràng những ngày Tết dấu yêu xưa, nay còn đâu ?!… Không phải “Dấu yêu xưa” đã vào quên lãng mà là đã dần bị mai một do việc cấm đốt pháo mà ra.
"Nhớ tiếng pháo đêm Giao Thừa năm ấy. Đã thắp sáng trong lòng tôi bao điều lạ...". Ước gì được nghe lại tiếng pháo rộn rã trong đêm Giao Thừa thiêng liêng giữa hương trầm thơm ngan ngát!
ST !
Tết bây giờ sao buồn tẻ quá! Đêm Giao Thừa không tiếng pháo nên không gian không bay bổng rộn rã mà dường như nặng nề và lặng lẽ. Những tay cờ bạc thì gầy sòng thâu đêm suốt sáng, bợm nhậu thì say mèm trong men rượu ồn ào, kẻ đơn thuần không biết tìm vui ở nơi đâu thì ngủ vùi mơ đón Xuân. Tất cả mọi người, nhất là lớp trẻ đã dần quên đi những giây phút chuyển giao thiêng liêng nhất của trời đất gọi là đêm Giao Thừa.
Nhớ Tết xưa, Giao Thừa vang tiếng pháo.
Rộn ràng vui, thôn xóm đón Xuân về.
Mai, Đào, Cúc, Hồng tươi khoe sắc thắm.
Trẻ vui tươi, mừng tuổi chúc ngày xuân.
Già hạnh phúc, cháu con về đoàn tụ …
(Hoài Nguyên)
Nàng Xuân duyên dáng ấy nay còn đâu! Tuổi trẻ bây chừ không mấy nồng nàn với nàng Xuân nữa ?! Phải chăng chúng ta mãi mê phát triển kinh tế với lối sống công nghiệp của thời đại điện tử mà quên đi việc giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc chăng? Hình ảnh Tết cổ truyền ngày nay dường như đã dần bị mai một, Tết không mấy ấn tượng vì đêm Giao Thừa không còn tiếng pháo nổ. Ngày Mồng Một lặng lẽ vì không có tiếng pháo xuất hành đầu năm. Lũ trẻ nhỏ không còn mặc áo The màu rực rỡ, xanh, đỏ, tím, vàng như những xuân xưa. Những Lễ Hội dân gian truyền thống không được quan tâm nhiều, có chăng chỉ được rình rang những đô thị lớn mà không quan tâm đến thôn quê.
Đêm nay ngày cuối, Xuân về đó!
Thọ, Đào, Cúc, Trúc bánh Chưng ngon.
Cũng Mai nở rộ, đôi liễn đỏ.
Cũng cô, chú bác, cũng xóm thôn.
Giao Thừa không pháo, ôi buồn tẻ !
Trùm kín chăn mền, “Mộng đêm Xuân”…
(Hoài Nguyên)
Thế giới ít biết đến Tết Việt Nam, mà đại đa số bị nhầm lẫn là Tết Trung Hoa. Phải chăng Tết của ta quá đơn điệu, không được nổi bật và không có gì khác với Tết Trung Hoa?! Nếu chúng ta mãi mê làm kinh tế mà quên tô son thiếp vàng nét văn hóa dân tộc vốn có là một lỗi lầm to lớn cho thế hệ con cháu mai sau. Tết Việt Nam, nếu được đầu tư và tuyên truyền đúng mức thì ngành Du lịch sẽ được phát triển rất mạnh. Vì sao à? Vì nó hội đủ 3 điều kiện “Thiên thời, Địa lợi, Nhơn hòa.” Vào dịp Tết, cả nước đã dành nhiều thời gian làm đẹp lại đường phố, nhà nhà đều được chủ nhân trang hoàng lộng lẫy cho ba ngày Tết - đó là “Địa Lợi”. Mọi người dân, già trẻ gái trai đều vui vẽ, ăn mặc đẹp tinh tươm và được nghỉ ngơi thoải mái - đó là “Nhân Hòa”. Mùa xuân, đi từ Bắc cho tới Nam, toàn quốc không bị thiên tai, nơi nơi hoa trái nở rộ, muôn màu muôn sắc tô thêm vẻ đẹp của đất nước - đó là “Thiên Thời”.
Nói tóm lại, dịp Tết Cổ Truyền là thời cơ tốt để phát huy văn hóa dân tộc và cũng là thời điểm tuyệt vời để quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới bên ngoài.
Chuyện đốt pháo trong những ngày lễ hội, khai trương, đám cưới hay ngày Tết Cổ Truyền đã có từ ngàn đời nay - đó là nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Việc đốt pháo không vi phạm Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, sao lại cấm? Do Chính phủ không kiểm soát nổi việc đốt pháo, nạn gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn và hỏa hoạn nên ra lệnh cấm đốt pháo - Áp đặt lệnh “Cấm đốt pháo” trong dân chúng một cách triệt để. Trong khi nạn tham quan, cửa quyền, tai nạn giao thông, những công trình xây chưa xong đã xuống cấp trầm trọng, các nhà máy thả chất thải ra môi trường từ năm này qua năm nọ lại "bình yên vô sự". Những tổn hại này còn hại hơn việc đốt pháo gấp ngàn lần nhưng không được Chính phủ mạnh tay để tỏ rõ quyền lực của pháp luật.
Theo tôi, để làm sống lại nét văn hóa đốt pháo của dân tộc, thì chúng ta cần phải hợp pháp hóa việc đốt pháo. Hợp pháp hóa có nghĩa là Nhà nước cho phép đốt có nơi, có chỗ và ban hành việc sản xuất pháo theo quy cách như thế nào là hợp lý, nhằm giảm gây hại môi trường ở mức chấp nhận được. Phải có nhà máy sản xuất pháo theo "tiêu chuẩn của VN" để phù hợp với điều kiện xã hội. Ví dụ như : Pháo bông (fireworks) ít tiếng ồn thì không cần hạn chế nhiều nhưng đối với pháo nổ (fire-cracker) thì giới hạn về kích cỡ cho pháo tống hay pháo đại. Nếu như pháo tép đường kính 3mm thì pháo đại chừng 8mm. Kích cỡ từng viên pháo phải được qui định rõ ràng để tránh được hỏa hoạn và tiếng ồn từ những viên pháo làm quá cỡ cho phép. Việc đốt pháo phải được quan tâm sao cho mọi người dân VN đều được đốt pháo một cách thoải mái theo như qui định, tạo lại nét văn hóa Tết của dân tộc đã bị mai một. Thời gian được đốt pháo kể từ ngày 23 âm lịch (đưa Ông Táo) đến ngày mồng 3 âm lịch (tiễn ông bà). Đốt pháo dịp đám cưới, tiệc lễ, tân gia .v.v. thì phải xin phép chính quyền địa phương. Việc đốt pháo được hướng dẫn và quản lý tốt thì vấn đề ô nhiễm tiếng ồn và hỏa hoạn không còn là vấn đề quan trọng nữa. Ngành sản xuất pháo ở trong nước cũng được sống lại và tạo thêm nhiều công việc làm cho người dân. (Nếu ai đốt pháo không đúng quy định thì công an địa phương chiếu theo luật pháp mà phạt tiền, mức phạt được ghi rõ ràng trong bộ luật và công khai. Số tiền thu được làm quỹ cho địa phương)
Về lợi ích kinh tế thì đã rõ. Khách du lịch nhân dịp này sẽ đua nhau đến Việt Nam để thưởng thức nét văn hóa đốt pháo của người Việt từ khắp nơi trên các nẻo đường quê hương vào dịp Tết. Khuyến khích trẻ nhỏ mặc áo The đi thăm viếng ông bà và tham gia lễ hội thiếu nhi. Bên cạnh những Hội hoa xuân, đường hoa, chợ Tết, thi chim hoa cá cảnh... có thể tạo thêm những sân chơi văn hóa như trang trí bong bóng trong những ngày Tết để tạo thêm sắc màu cho ngày Tết thật sự hoành tráng. Lợi dụng cơ hội này biến ngày Tết Việt Nam thành một Đại lễ hội Tết nổi tiếng nhất thế giới.
Qua thăm dò trên mạng thì đa số người dân VN vẫn yêu thích ngày Tết được đốt pháo. Nếu ai đó nói “Đốt pháo là đốt tiền” thì không đúng chút nào. Nếu như bàn sâu về chuyện đốt pháo có thật sự là “đốt tiền” hay không? Thì xin thưa, một năm đốt pháo một lần trong dịp Tết đó là một cách đầu tư đúng nghĩa và có lợi nhiều hơn hại. Đốt pháo quá nhiều trong nhà như ở những đô thị lớn thì nó có hại cho sức khỏe con người. Nếu đốt pháo có tổ chức có giới hạn thì đốt pháo đem lại sự hưng phấn và niềm vui cho tất cả mọi người. Đốt pháo đem lại sự bình an về tâm linh, xua tà đuổi quỷ. Đốt pháo khích lệ trong một năm qua như một liều thuốc bổ tinh thần của dân tộc, được minh chứng khi nghe tiếng pháo nổ rền vang đều khắp thôn xóm đó là một năm qua làm ăn phát đạt và ngược lại. Về kinh tế thì nó tạo thêm được công ăn việc làm cho người dân (chưa nói đến chuyện sản xuất pháo xuất khẩu). Về thị trường mua bán thì nó kích thích đồng tiền lưu thông mạnh hơn trên thị trường, giúp tăng trưởng kinh tế. Về văn hóa nó sẽ tô đậm thêm nét truyền thống dân tộc, kéo gần mọi người lại với nhau tạo sự đoàn kết. Người VN dù có đi đâu cũng không quên ngày Tết cổ truyền mà quay trở về quê hương đất tổ, đón một năm mới có một không hai trên quê hương mình với bao điều tươi vui và đầm ấm.
Chiếc bánh chưng, cặp bánh tét, nồi thịt kho Tàu, dĩa tôm khô củ kiệu...; chậu mai vàng rực, cành đào hồng tươi; mừng tuổi ông bà, lì xì trẻ em, đi thăm viếng và chúc tết họ hàng gần xa, vui vầy bên thầy cô bè bạn... tạo những dấu ấn tình cảm thiêng liêng trong lòng bao người, nhất là với những người xa xứ. Trong đó vẫn có những âm thanh đì đùng của tiếng pháo gần xa trong tâm thức. Nhưng giờ đây muốn tìm lại âm thanh rộn ràng những ngày Tết dấu yêu xưa, nay còn đâu ?!… Không phải “Dấu yêu xưa” đã vào quên lãng mà là đã dần bị mai một do việc cấm đốt pháo mà ra.
"Nhớ tiếng pháo đêm Giao Thừa năm ấy. Đã thắp sáng trong lòng tôi bao điều lạ...". Ước gì được nghe lại tiếng pháo rộn rã trong đêm Giao Thừa thiêng liêng giữa hương trầm thơm ngan ngát!
ST !
Comment