Láng Giềng
Qua Mỹ bao nhiêu năm rồi vậy thôi . Đúng là “bản tính nan di”. Ông bà ta có câu “ngồi lê đôi mách”, “ăn cơm nhà nói chuyện thiên hạ”, “nhiều chuyện”, “già chuyện”, “dai như đĩa”, ..v…v.. Ngày nay thì có danh từ “bà tám” hay “ông tám”, “thôi đi tám”….
Ở Việt Nam đã quen với những câu tò mò tọc mạch chẳng hạn như “nhà ở đâu ?”, “con cái nhà ai”, “có chồng chưa ?”, “mấy tuổi rồi”, “già rồi mà còn ế”, “làm việc gì vậy ?”, “lương tháng bao nhiêu ?”, “chàng đó giàu không ?”, “con nhỏ đó đẹp không”, “xài kem gì mà mặt trắng toát vậy”, “con nhỏ đó chảnh quá”, “ê mày biết không con H. con bà năm kế bên mới cặp với ông già trên Sài Gòn”, “con K. bụng nó ngày càng to, ừ mà hổng biết có phải nó bị thằng H. gạt mang bầu không”, …v…v … Kể làm sao hết những câu lãng xẹt, vô duyên, những kẻ ăn không ngồi rồi cứ tò mò chuyện đời tư người khác … Nhưng ở Việt Nam còn chấp nhận được . Vì có nhiều khi người ta quá thật thà như cái thời xửa thời xưa, thấy gì là nói đó, nói huỵch tẹt ra, nghĩ sao nói vậy . Ấy vậy mà đôi lúc trong xóm có chuyện gì thì chỉ một ngày cả làng oai oái, nhốn nháo hẳn lên … rồi chê khen, rồi xoi mói, xói xỉa, rồi gây sự . Ít khi nào tìm được không khí “đèn nhà ai nấy sáng” .
Nhưng bên xứ Mỹ thì khác . Chuyện ai nấy lo, thân ai nấy giữ, hiếm khi thấy người ta hỏi tới hỏi lui chuyện đời tư . Rồi khi có những kẻ miệng nhịn không được lâu lân la tò mò thì bị những câu “none of your business”, “you are big mouth”, “talk too much”, “leave me alone”, “get out of my way”, “you mess me up”, “stupid question”, “I will sue you”, v…v… Người Mỹ ít xen vào chuyện thiên hạ . Đi ăn vô tiệm mạnh ai nấy trả tiền, mở tiệc ai cũng phải mang food tới . Đừng hòng mượn với xin … vì họ là vậy . Nhưng đôi khi cũng ngoại lệ chứ . Thì ngược lại người Việt cũng vậy thôi . Ở đâu cũng có kẻ vầy, người khác .
Nhưng cái điều tôi muốn nói là bà con mình qua đây bao lâu mà vẫn không học được cái tính tế nhị của người Mỹ . Bớt dòm ngó, liếc ngang liếc dọc, bớt nói phét, bớt tía lia, bớt xía vô chuyện hàng xóm thì hay biết mấy . Rồi cũng cái tính đó, hễ ở gần nhà người ta là để ý tò mò coi hôm nay họ đi chợ mua cái gì . Cứ thấp thoáng, rình rập, hỏi han một cách quá ư là sát cấy . Cứ ậm ờ cho qua truông họ cũng chẳng chịu . Mỗi khi gặp là họ kéo tay kéo áo để nói chuyện, chuyện thiên hạ, chuyện của họ, rồi bắt bén qua chuyện của người đối diện . Nghĩ cũng lạ !
Hôm nọ đi bưu điện gởi thơ . Thấy bác già hổng biết tiếng Anh, mình chỉ giúp rồi bác cám ơn . Lạ quơ lạ hoắc mà bác cũng nắm tay, kéo tay nói chuyện làm mình đi không được . Quen biết gì đâu mà hỏi “con làm cái gì ? Làm ở đâu ? Có chồng chưa ? Được mấy đứa con ? Con mấy tuổi, học lớp mấy, nhà con ở đâu ? ….. Bác vừa nắm tay vừa hỏi một tràng làm tôi cũng trố mắt cười cười, rồi trả lời qua loa . Bác lại tiếp, bác sống với đứa cháu nhỏ, bác trai thì sống trong viện dưỡng lão, bác mới đi thăm bác trai về … Đại khái là kể tùm lum, tà la . Tôi cũng hiểu được nỗi buồn của người Việt chúng ta . Nhưng tôi còn có việc phải làm, phải đi thế mà bác cứ níu kéo mình mãi không buông tay … tôi phải nói tế nhị là con có việc phải đi … rồi chúc bác năm mới được nhiều sức khỏe, may mắn . Xong tôi leo lên xe chạy tuốt, trễ mất 10 phút . Phải chi tôi không có việc cũng nán lại cho bác tâm sự . Đằng này cũng khó cho tôi quá mà . Một lần khác gặp một cô trong nhà băng . Nói chuyện một hồi tự nhiên ôm tui khóc, trời ơi làm mình cũng hết ý kiến . Tôi cũng phải đi, rồi cũng chỉ an ủi chứ biết làm gì bây giờ ? Ngay cả bà con của mình còn như vậy thì nói chi ai xa lạ . Đôi khi họ phone cho tôi rồi bắt chuyện trong khu tôi ở mà hỏi tới . Trong khi trả lời hổng biết, thì họ còn bắt lý tôi là “ở sát nhà mà hổng biết, có thiệt hông đó … nghe nói con đó thế này, thằng đó thế kia, ông kia bà nọ ra sao …” Trong bụng tôi nghĩ thầm “rõ là nhiều chuyện, mình ở đây mình còn chưa biết, thế mà họ ở tuốt tuồn tuột cách đó cả gần một tiếng lái xe, mà biết hết trơn . Gớm thật ! Khi tôi hỏi nghe ai nói, thì họ bảo “ừ thì nghe người ta nói, hay là đọc báo” . Nếu báo chi săn tin hay vậy thì coi báo đủ rồi, chứ hỏi tui làm chi, tui đâu có làm nhà báo …đâu à !
Còn láng giềng, hàng xóm thì từ tiểu bang này tới tiểu bang kia những chỗ tôi đã ở đều bị tò mò, đều bị hỏi hóc búa … Riết rồi cũng quen … nhưng tôi thì chẳng bao giờ muốn tìm hiểu chuyện thiên hạ . Chuyện nhà mình lo chưa xong, lo chi chuyện người dưng mà lại còn những chuyện không đâu nữa chứ . Còn mấy cái chuyện “bà con xa không bằng láng giềng gần” thì tôi sẵn sàng chia xẻ, giúp đỡ khi họ cần . Nhưng có điều ai cũng quan tâm theo cách riêng của mình . Người quan tâm để ghen tỵ, châm biếm … Còn người quan tâm để chia xẻ, nâng đỡ … nhưng loại người thứ hai này cũng hiếm lắm . Nhiều đêm vắt tay lên trán nằm suy nghĩ, nhưng nghĩ riết rồi ngáp luôn … cơn buồn ngủ đến thì thôi xin hẹn láng giềng khi khác . Chúc bà con cứ lai rai chuyện nhà chuyện phố mà tôi còn được biết bà con khỏe mạnh là đủ rồi . Đúng không ?!
AT
2005
Qua Mỹ bao nhiêu năm rồi vậy thôi . Đúng là “bản tính nan di”. Ông bà ta có câu “ngồi lê đôi mách”, “ăn cơm nhà nói chuyện thiên hạ”, “nhiều chuyện”, “già chuyện”, “dai như đĩa”, ..v…v.. Ngày nay thì có danh từ “bà tám” hay “ông tám”, “thôi đi tám”….
Ở Việt Nam đã quen với những câu tò mò tọc mạch chẳng hạn như “nhà ở đâu ?”, “con cái nhà ai”, “có chồng chưa ?”, “mấy tuổi rồi”, “già rồi mà còn ế”, “làm việc gì vậy ?”, “lương tháng bao nhiêu ?”, “chàng đó giàu không ?”, “con nhỏ đó đẹp không”, “xài kem gì mà mặt trắng toát vậy”, “con nhỏ đó chảnh quá”, “ê mày biết không con H. con bà năm kế bên mới cặp với ông già trên Sài Gòn”, “con K. bụng nó ngày càng to, ừ mà hổng biết có phải nó bị thằng H. gạt mang bầu không”, …v…v … Kể làm sao hết những câu lãng xẹt, vô duyên, những kẻ ăn không ngồi rồi cứ tò mò chuyện đời tư người khác … Nhưng ở Việt Nam còn chấp nhận được . Vì có nhiều khi người ta quá thật thà như cái thời xửa thời xưa, thấy gì là nói đó, nói huỵch tẹt ra, nghĩ sao nói vậy . Ấy vậy mà đôi lúc trong xóm có chuyện gì thì chỉ một ngày cả làng oai oái, nhốn nháo hẳn lên … rồi chê khen, rồi xoi mói, xói xỉa, rồi gây sự . Ít khi nào tìm được không khí “đèn nhà ai nấy sáng” .
Nhưng bên xứ Mỹ thì khác . Chuyện ai nấy lo, thân ai nấy giữ, hiếm khi thấy người ta hỏi tới hỏi lui chuyện đời tư . Rồi khi có những kẻ miệng nhịn không được lâu lân la tò mò thì bị những câu “none of your business”, “you are big mouth”, “talk too much”, “leave me alone”, “get out of my way”, “you mess me up”, “stupid question”, “I will sue you”, v…v… Người Mỹ ít xen vào chuyện thiên hạ . Đi ăn vô tiệm mạnh ai nấy trả tiền, mở tiệc ai cũng phải mang food tới . Đừng hòng mượn với xin … vì họ là vậy . Nhưng đôi khi cũng ngoại lệ chứ . Thì ngược lại người Việt cũng vậy thôi . Ở đâu cũng có kẻ vầy, người khác .
Nhưng cái điều tôi muốn nói là bà con mình qua đây bao lâu mà vẫn không học được cái tính tế nhị của người Mỹ . Bớt dòm ngó, liếc ngang liếc dọc, bớt nói phét, bớt tía lia, bớt xía vô chuyện hàng xóm thì hay biết mấy . Rồi cũng cái tính đó, hễ ở gần nhà người ta là để ý tò mò coi hôm nay họ đi chợ mua cái gì . Cứ thấp thoáng, rình rập, hỏi han một cách quá ư là sát cấy . Cứ ậm ờ cho qua truông họ cũng chẳng chịu . Mỗi khi gặp là họ kéo tay kéo áo để nói chuyện, chuyện thiên hạ, chuyện của họ, rồi bắt bén qua chuyện của người đối diện . Nghĩ cũng lạ !
Hôm nọ đi bưu điện gởi thơ . Thấy bác già hổng biết tiếng Anh, mình chỉ giúp rồi bác cám ơn . Lạ quơ lạ hoắc mà bác cũng nắm tay, kéo tay nói chuyện làm mình đi không được . Quen biết gì đâu mà hỏi “con làm cái gì ? Làm ở đâu ? Có chồng chưa ? Được mấy đứa con ? Con mấy tuổi, học lớp mấy, nhà con ở đâu ? ….. Bác vừa nắm tay vừa hỏi một tràng làm tôi cũng trố mắt cười cười, rồi trả lời qua loa . Bác lại tiếp, bác sống với đứa cháu nhỏ, bác trai thì sống trong viện dưỡng lão, bác mới đi thăm bác trai về … Đại khái là kể tùm lum, tà la . Tôi cũng hiểu được nỗi buồn của người Việt chúng ta . Nhưng tôi còn có việc phải làm, phải đi thế mà bác cứ níu kéo mình mãi không buông tay … tôi phải nói tế nhị là con có việc phải đi … rồi chúc bác năm mới được nhiều sức khỏe, may mắn . Xong tôi leo lên xe chạy tuốt, trễ mất 10 phút . Phải chi tôi không có việc cũng nán lại cho bác tâm sự . Đằng này cũng khó cho tôi quá mà . Một lần khác gặp một cô trong nhà băng . Nói chuyện một hồi tự nhiên ôm tui khóc, trời ơi làm mình cũng hết ý kiến . Tôi cũng phải đi, rồi cũng chỉ an ủi chứ biết làm gì bây giờ ? Ngay cả bà con của mình còn như vậy thì nói chi ai xa lạ . Đôi khi họ phone cho tôi rồi bắt chuyện trong khu tôi ở mà hỏi tới . Trong khi trả lời hổng biết, thì họ còn bắt lý tôi là “ở sát nhà mà hổng biết, có thiệt hông đó … nghe nói con đó thế này, thằng đó thế kia, ông kia bà nọ ra sao …” Trong bụng tôi nghĩ thầm “rõ là nhiều chuyện, mình ở đây mình còn chưa biết, thế mà họ ở tuốt tuồn tuột cách đó cả gần một tiếng lái xe, mà biết hết trơn . Gớm thật ! Khi tôi hỏi nghe ai nói, thì họ bảo “ừ thì nghe người ta nói, hay là đọc báo” . Nếu báo chi săn tin hay vậy thì coi báo đủ rồi, chứ hỏi tui làm chi, tui đâu có làm nhà báo …đâu à !
Còn láng giềng, hàng xóm thì từ tiểu bang này tới tiểu bang kia những chỗ tôi đã ở đều bị tò mò, đều bị hỏi hóc búa … Riết rồi cũng quen … nhưng tôi thì chẳng bao giờ muốn tìm hiểu chuyện thiên hạ . Chuyện nhà mình lo chưa xong, lo chi chuyện người dưng mà lại còn những chuyện không đâu nữa chứ . Còn mấy cái chuyện “bà con xa không bằng láng giềng gần” thì tôi sẵn sàng chia xẻ, giúp đỡ khi họ cần . Nhưng có điều ai cũng quan tâm theo cách riêng của mình . Người quan tâm để ghen tỵ, châm biếm … Còn người quan tâm để chia xẻ, nâng đỡ … nhưng loại người thứ hai này cũng hiếm lắm . Nhiều đêm vắt tay lên trán nằm suy nghĩ, nhưng nghĩ riết rồi ngáp luôn … cơn buồn ngủ đến thì thôi xin hẹn láng giềng khi khác . Chúc bà con cứ lai rai chuyện nhà chuyện phố mà tôi còn được biết bà con khỏe mạnh là đủ rồi . Đúng không ?!
AT
2005
Comment