Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Khởi đăng hồi ký Hồ Thị Bích Khương trên báo Người Việt

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Hồi ký Hồ Thị Bích Khương (Kỳ 27)

    Kỳ 27

    Chị Lan tôi đi đến giữa đám đông dân chúng đang đứng trước cổng tòa án nghe ngóng bàn tán rồi cất tiếng hỏi mọi người, “Tại sao tòa án xét xử giữa thanh thiên bạch nhật mà mọi người không được vào xem nhỉ? Tại sao nhà nước mang người dân ra xét xử gọi là công khai mà không báo cho người nhà người ta vào dự hỉ? Vụ này là không ổn rồi, không được rồi!”

    Có một cô gái chừng độ tuổi dưới hai mươi nghe thấy có tiếng chị tôi hỏi, liền cất tiếng nói rằng, “Bà không biết gì à, hôm nay tòa án xử bọn phản động, vụ xử rất quan trọng nên công an mới đông như rứa chứ...” Thì cũng liền đó có một phụ nữ mà chị tôi không biết tên, dáng vẻ cùng độ tuổi với chị tôi là người cùng huyện Nam Ðàn nói, “Ðể xem đã rồi hãy nhận xét con ạ, nhiều lúc xem rồi chưa chắc đã biết được đâu, thời đại bây giờ trắng đen, đúng sai không phân biệt được đâu. Chị và bà con có biết không, phiên tòa xử hôm nay là một phiên tòa nhằm mục đích đe dọa những người dân bị oan sai đang khiếu kiện đòi quyền lợi đã bị những kẻ cường quyền làm trái pháp luật cướp đoạt. Chị Bích Khương hôm nay bị xử trong đó là một người có đến chục vụ kiện, chị này di đấu tranh bảo vệ pháp luật để đòi quyền lợi công bằng cho bản thân mình. Chị đó còn dám đấu tranh đòi quyền lợi cho những người dân khác nữa. Chính tôi đây cũng dã nhờ chị giúp nhiều việc, chị này rất nhiệt tình nên bị công an bắt bỏ tù hơn 1 năm nay rồi đấy...”

    Chị Lan tôi lúc đó tôi nghe vậy cũng bức xúc lắm nên đứng cạnh cũng chưởi chúng té tát luôn. Trước đông đảo quần chúng nhân dân và bè lũ công an CS tỉnh, huyện đang đứng chật trong sân chị tôi nói, “Trăm thằng kẻ cướp không bằng một thằng công an, Ðảng CS nhà nước Việt Nam cho chúng nó ăn mặc sạch đẹp, sang trọng như vầy chỉ cốt để lấy uy đe dọa đàn áp nhân dân thôi chứ ra cái gì đâu. Bọn ni là bọn ‘miệng bảo hộ mà tay bóc lột’, bọn bay là bọn giết người không gươm, không giáo...”

    Nghe thấy chị Lan tôi chửi chúng như vậy thì một lũ công an mở cửa tòa án xông ra vây quanh chị tôi như đe dọa trấn áp sẽ mạnh tay với người dám mở miệng nói như vậy vào mặt chúng, nhân lúc này có một số người dân xô đẩy chạy lọt được vào phía trong sân tòa án. Nhìn thấy bọn công an đang hùng hổ, mặt mũi bặm trợn giống y như toán côn đồ chuyên nghiệp chuyên nghề đàn áp, ức hiếp dân lành như vậy. Lúc đó chị tôi lại nghĩ đến người chồng bị tai nạn chết oan uổng gần chục năm nay chưa được trả tiền bồi thường vì lũ công an ăn chặn hết cả rồi, nên chị tôi chưởi tiếp, “Ðời tao giờ đây cũng không còn chi nữa để mà sợ hãi bọn bay nữa. Chồng tao bị tai nạn chết, bay ăn hết cả thịt, cả xương của chồng tao rồi, bọn bay là lũ người ăn trên ngồi trốc hút máu đồng bào, hút máu nhân loại không biết hôi tanh...”

    Lúc đó chị tôi bỗng thấy có một ánh sáng chớp lên hình như có người chụp ảnh, mấy tên công an thấy vậy lên tiếng bâng quơ giữa đám người dân đang vây quanh chị tôi hỏi, “Ai vừa quay phim, chụp ảnh đấy? Nói xem nào?” Không ai nói gì cả, không ai trả lời tên công an xấc xược này một câu nào cả. Chị tôi chưởi một hồi lâu trước đám đông cạnh tòa án đầy bọn công an, mật vụ bảo vệ và bỗng thấy người ở đâu không biết, có một người quay phim và hướng máy quay về phía chị Lan tôi. Còn anh rể tôi đang dựng xe máy đứng bên cạnh lo sợ chúng lấy mất xe, nên dắt xe định hoảng hốt định bỏ chạy mà không dắt được, sau đó có nổ máy được một tí rồi chết máy đành đứng tần ngần im lặng. Thế rôi anh rể tôi đứng im và chờ xem bọn công an đấy có dám tiến lại để đánh đập hay cướp xe máy không, nhưng may là chúng không dám ra tay thô bạo gì hơn mà chỉ trừng trừng mắt nhìn rất hằn học thôi...

    Thế là mấy chiếc máy quay phim, máy chụp hình các loại của bọn an ninh mật vụ CS cứ hướng về phía anh rể tôi để quay, để chụp liên hồi. Chị tôi thấy vậy càng bức xúc chạy lại gần anh tôi trước máy quay phim ngoảnh đít vỗ vào ống kính của chúng đang quay, “Ðây! đây!... chúng mày quay đi, quay đi... Chúng mày quay cái đít tao đi và có giỏi đó thì lại cắn vào cái đít tao đây này...” Khi đến mức như vậy thì bọn công an đi thực hiện công việc quay phim đành chán nản bỏ sang hướng khác, thấy vậy nên mọi người dân quay ra chăm chú nhìn chị và anh rể tôi thầm cảm phục lắm. Chị tôi quay sang nói với mọi người, “Bà con có biết không, cái lũ công an này này chỉ một chuyện đơn giản nhất hắn cũng kiếm được tiền tỷ của nhân dân dễ như trở bàn tay vậy. Ðó là khi chúng ra ngoài đường đứng, nó chỉ cầm cái gậy giao thông huýt còi là mỗi ngày nó thu bao nhiêu tiền của nhân dân đút túi riêng, việc như vậy bà con nhân dân có biết không? Tối đến khi chúng ta xem trên ti vi, có thấy ti vi thông báo ngày hôm nay xử phạt bao nhiêu vụ và thông báo số tiền nộp vào kho bạc nhà nước là bao nhiêu đâu? Số tiền chúng đã nộp vào kho bạc thì phần lớn ai ai cũng đều biết nó chỉ bằng một phần trăm, một phần nghìn so với số tiền nó thu được của nhân dân trong ngày thôi, mà nhân dân ta đã ai dám nói chúng nó một câu chưa?”

    Chị tôi vừa nói còn vừa chỉ vào lũ công an quân phục chỉnh tề do đảng nhà nước CSVN cấp phát đang đứng gần đó. Nghe chị tôi nói với nhân dân như vậy nên cả lũ bỉ mặt quá có vẻ xấu hổ nên không ai nói với ai, chúng kéo nhau đi vào phía trong và đóng cổng tòa án lại. Dân chúng đổ xô lại chị tôi nói chuyện, họ bảo rằng, “Ðó, đó từng bầy như rứa ra mà hạch sách định dọa nạt nhân dân nhưng thua mình chị rồi! Lúc nãy chúng tôi lo sợ cho chị quá. Chị nói thì đúng đó nhưng mà chúng tôi lo quá, chị gan thật. Chị không sợ chúng nó bắt, nó đánh đập à? Chị liều thật mà cũng nể chị lắm lắm.” Mọi người có lẽ lần đầu được nghe một người phụ nữ tay không tấc sắt mà dám tố cáo vạch mặt bọn cướp ngày, bọn đàn áp nhân dân trước mặt chúng như vậy, nên dân chúng có vẻ sung sướng hả hê mãn nguyện lắm. Còn chị tôi chỉ nói mỗi câu với họ, “Tôi phải nói cho chúng nó biết kẻo nó chê dân mình ngu, là không biết gì, muốn trèo đầu cưỡi cổ nhân dân ra răng cũng được...”

    (Còn tiếp)
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

    Comment


    • #32
      Hồi ký Hồ Thị Bích Khương (Kỳ 28)

      (Kỳ 28)

      Nói chuyện được một lúc thì mọi người nhắc nhở nhau nên trật tự, tập trung chú ý để nghe tòa xét xử ra sao, nhưng cũng chẳng nghe được gì rõ cả vì rất xa nơi xử và ầm ĩ quá, bị xen lẫn nhiều tiếng ồn khác do quá đông người bàn tán. Chị tôi kể lại, lúc đó mọi người chỉ nghe văng vẳng tiếng tôi chưởi vọng ra ngoài, câu được câu mất và nói chung chẳng nghe rõ lắm nên mọi người lại tiếp tục bàn ra tán vào ngoài lề vụ xử án đang được chính quyền, công an trình diễn ở bên trong.

      Trong lúc đó công an 2 xã Nam Anh và Xuân Hòa tham gia hỗ trợ bảo vệ phiên tòa nói chuyện với công an thị trấn Nam Ðàn, đồng thời nhắc nhở những người dân: “Thôi bà con im lặng đi để mà nghe cái Khương hắn chưởi, hắn không hãi ai hết mô. Hắn chưởi hay nhứt tỉnh Nghệ An này đấy...” Mấy người dân xã Nam Xuân gần xã tôi thì nói đến chuyện cũ mà họ chưa quên với mọi người và chị tôi đứng liền đó cũng nghe được thấu câu chuyện họ đã kể thế này:

      “Ngày xưa con Khương này tính nết hay nhứt. Ngày mới lớn, hắn lên bán hàng may mặc có mở một cửa hàng nuôi một em gái ở chợ Chùa rất được đông khách, sống sung sướng chẳng ai bằng nhưng mà nó hòa đồng với bạn bè vui nhất. Thanh niên trong làng các xã Nam Anh, Nam Xuân đêm đến ra chợ chơi, có mấy đứa con trai đi học võ về toàn ra trước cửa hàng nó để thi đấu võ, như Chiến Thìn, Hoài Thiềng v.v...”

      Thế rồi họ đưa ra một loạt tên nhưng chị Lan tôi không nhớ hết. Họ nói tiếp về tôi: “Khi ấy có tiểu đoàn trinh sát đơn vị D-12 ở bên nữa hay ra chơi, vậy là đêm đến tổ chức đấu võ giữa bộ đội với dân vui nhứt. Hồi đó hắn có một cái cốc (cái mõ) đánh kêu thì chẳng xã nào bằng. Mỗi lần hắn gõ cốc là thanh niên mấy xã tập trung ra trước cửa hàng của hắn dưới bóng đèn 1,000W là ra sức mà đấu võ, có ai chơi sai quy định sắp đánh nhau trọng tài hô dừng không được, nhưng hắn chỉ cần hô một tiếng dừng là đừng ngay, hắn nhởi (nhẩy) vui đến mức người già cũng muốn nhởi. Dân làng nhà mình thì cũng hay nghe tiếng cốc của Khương đánh là thúc giục con ăn cơm mà đi chứ, con Khương gọi đi rồi đó... Sau này bị chính quyền Cộng Sản xã độc đoán coi thường dân cho máy ủi phá hoại san bằng mất cửa hàng của hắn, nên hắn được gia đình cho đi sang lao động hợp tác ở Hàn Quốc thì lại bị chúng nó lừa mất hết vốn liếng. Thật tội nghiệp cho đời sống người dân lương thiện như nó, cứ hay bị gặp tai ương, sách nhiễu...

      Rồi sau hắn - (Khương) nó lấy chồng làm ruộng, hắn cứ hái rau cỏ đi chợ bán như ai rứa, có mấy đứa còn ít tuổi hay đi chợ có dịp được nói: Ði chợ với chị nó là vui nhứt, nói chuyện thì chỉ có cười lăn, nhưng mà thẳng tính thì cũng hiếm có lắm, có chuyện chi đúng sai thì chị nói một tiếng là xong. Chị ấy không bênh ai hết tính nết thẳng băng. Bạn thân của chị sai chị cũng thẳng thừng, chị ấy nói luôn chẳng nể gì hết, thích cái tính ấy nhứt. Hắn đi chợ thì bán nhanh, mua nhanh, ai bán hàng cho cũng thích, mua hàng của chị cũng thích, rau thì khi nào cũng non và bó đẹp, đôi khi đi chợ muộn các bà buôn trong thị trấn Nam Ðàn cũng chỉ chờ chị lấy hàng thôi. Ta mới lên đến chợ thì chị đã ra về. Ta về đến nơi thì chị đã đi xúc được hai xe phân bán kiếm thêm ba chục ngàn đồng bạc rồi, ta là ở nông thôn nhưng xách dép cho chị cũng không kịp. Ði xúc phân không xấu hổ rầy rà gì đâu, chẳng sót việc gì chị không làm. Cuộc đời chị ni cũng giỏi, siêng năng đó nhưng lên thác xuống ghềnh, sướng cũng hết sướng, mà khổ cũng hết khổ rồi...” vân vân.

      Chị tôi đứng ngay bên cạnh cứ vờ như không biết gì khi nghe họ nói về “tên tội phạm chính trị nguy hiểm đang bị nhà nước Cộng Sản Nghệ An xử tội” trong kia. Chị tôi không cho biết cái chị kể câu chuyện trên với mọi người là ai và cũng đứng nghe mọi người dân họ bàn tán như vậy cho đến khi phiên tòa kết thúc. Và chị tôi nói, càng về cuối phiên tòa xử án càng nghe tiếng tôi chưởi càng to, rõ lắm cứ oang oang bất chấp lũ công an và cả bộ máy cường quyền không coi chúng là cái gì cả... Một công an có nhiệm vụ tham gia bảo vệ phiên tòa đã nghe được phần hội đồng xử án tuyên phạt mức án tù giam, nhưng không biết anh ta cố tình hay do nghe không rõ nên có nói là tôi bị xử tới 20 năm. Lúc này chị tôi bật khóc, có ai đó nhìn thấy biết là chị tôi nên quay ra nói với mọi người: “Ðây, chị ni chính là chị ruột con Khương trong tê đó. Chị ruột con Khương đó đó...” Thấy thế mọi người quay sang động viên chị tôi, họ bảo: “Thôi, chị à, hãy cứ vào hỏi lại xem sao chắc họ nghe lầm rồi đó, không phải 20 năm đâu, làm chi mà nặng như rứa, chắc không phải đâu”. Sau đó mọi người đổ xô vào tìm xem mặt mũi tôi ra răng mà không sợ gì bè lũ cường quyền độc tài Cộng Sản đang nhung nhúc trong tòa án.

      Lúc ấy có một cán bộ của đài truyền hình của huyện Nam Ðàn đi ra xua đuổi dân: “Thôi tất cả hãy đi ra đi, chứ xem gì con điên, con khùng này ”. Cũng lúc đó có một chị mới giọng nói ở xã Vân Diên cũng trong huyện Nam Ðàn là đồng hương với ông cựu chiến binh, thương binh Lê Xuân Tứ ủng hộ dân chủ, nên chị ta khi nghe thấy thế nên xông đến chưởi sa sả vào mặt kẻ nữ cán bộ truyền hình huyện. Chị này đã chỉ chỗ ở của chị cho chị Lan nhà tôi biết để liên hệ nên sau ngày ra tù tôi đã tìm đến nhà chị và biết chị tên là Thái Thị Ngân nhà ở xóm Hà Long, xã Vân Diên, huyện Nam Ðàn cùng tỉnh Nghệ An. Tôi hỏi chuyện, chị Ngân kể với tôi rằng: “Bữa đó tao chưởi con Miền làm truyền hình huyện Nam Ðàn cho một trận tơi bời nên than vuốt mặt không kịp nữa. Tao bảo: “Cái mặt mi thì biết chi, ai đã làm con Khương điên, chỉ có bọn tham nhũng, bọn có quyền hành chứ còn ai vào đây, tao cũng đang điên như con Khương đây. Mi ăn mặc chải chuốt cho đẹp lên truyền hình mà rêu rao đi. Ðảng Cộng Sản, nhà nước Việt Nam đưa người điên ra xử tội, thì chúng bay thật đúng là quá sai trái rồi, chúng bay sai quá rồi!!!

      Tao đây cũng đang điên như hắn đây, tổ sư cha mi, bao nhiêu là cán bộ lãnh đạo tham nhũng của dân đến hàng tỷ tỷ đồng chỉ bị kỷ luật, thì báo chí đưa lên đầy rồi. Có bị kỷ luật ở huyện thì chúng bay đưa lên tỉnh làm lãnh đạo, bị kỷ luật ở tỉnh, thành phố thì chúng bay đưa lên trung ương lãnh đạo cả nước. Vậy những cái đó thì truyền hình tụi bay có dám đưa tin cho nhân dân xem không...??? Chủ tịch huyện Nam Ðàn - Nguyễn Văn Bé là một ví dụ đó, tao nói thế đấy, tối nay mày về đưa tin lên truyền hình đi tao xem nào. Báo chí đây này, người dân bị cướp tài sản, ruộng đất thì chúng bay không giải quyết cho người ta mà lại quay ra bắt người ta đi tù thì ai mà chẳng điên lên vì chúng bay...

      Cũng lúc đó con Vân hắn tung ra bao nhiêu là báo chí viết về thằng chủ tịch huyện thối nát, các tội lỗi đầm đìa của thằng Chủ Tịch Nguyễn Văn Bé cùng một số người ở đâu nữa không biết. Rồi họ tung các bài trên báo chí nói về các vụ tham nhũng ra nhan nhản, họ nhét vào tay cho những người dân đi dự phiên tòa bảo mang về mà đọc cho biết bộ mặt thật của đám quan lại Cộng Sản ngày nay.”

      (Còn tiếp)
      Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

      Comment


      • #33
        Hồi ký Hồ Thị Bích Khương (kỳ 29)

        Tôi hỏi lại chị Ngân: “Thế những người dân lấy báo về đọc có nhiều không...? Khi tôi hỏi chị Ngân vậy, thì được chị bảo không có mà phát lúc đó, chỉ thấy con Miền truyền hình huyện cúi mặt chuồn thẳng, cúp đuôi như chó biến mất khỏi đám đông thôi...”

        Sau đó phiên tòa vừa kết thúc, chị tôi nói rõ là người chị ruột của Bích Khương để vào xin bọn an ninh, công an cho gặp tôi một lúc nhưng không được đáp ứng. Cũng lúc đó có người nào đó đi hỏi lại mức án của tôi lại báo cho chị Lan tôi là: “Khương nó bị tù 02 năm chứ không phải 20 năm đâu chị ạ”. Chị tôi lúc đó cũng mừng nói: “Lo quá, tao cứ tưởng là 20 năm thì hết đời à, chứ 02 năm thì chỉ còn bằng giấc ngủ trưa nữa thôi. Lúc nãy tao xin bọn công an vào tòa nhưng hắn không cho gặp Khương, bọn nó không còn gì là tình người nữa cả...” Sau đó chị tôi bức bối lên lại chưởi tiếp, chửi mạnh mẽ và hăng hơn. Anh rể tôi lúc này cũng hết sợ nói với lũ công an: “Bọn bay làm việc cũng vừa phải thôi chứ. Con người ta đã đi tù cả năm trời không cho gặp người nhà, nay xử tòa rồi mà cũng không cho người nhà nói chuyện một tý, bay là cái đồ mất đức quá, vô đạo quá...” Tất cả bọn công an đứng quanh có nghe thấy rõ như vậy nhưng đều tảng lờ coi như điếc không biết gì hết.

        Ở trong phòng một lúc thì tôi cũng yêu cầu xin giám thị trại giam đang có mặt để chỉ đạo toàn bộ vụ áp giải ra tòa hôm nay của tôi, là được cho gặp chị gái tôi nhưng cũng không được. Một lúc sau thì công an đưa tôi ra khỏi tòa và chặn mọi người ào đến để rồi chúng ép tôi lên xe luôn không được đứng lại nhìn mọi người, song tôi cũng thấy được người dân đến dự phiên tòa cũng rất đông có tới mấy trăm dân chúng quan tâm vụ xử án sơ thẩm của tôi. Thế rồi đoàn xe chở tù nhân rú còi chuyển bánh đi về trại giam Nghi Kim của công an tỉnh Nghệ An. Mặc dù vẫn luôn miệng thắc mắc việc tòa án xử quá nặng cho tôi, nhưng tôi vẫn nhìn thấy sự phấn khởi, hồ hởi của họ - (tức đoàn áp giải tôi ra tòa) đã hiện lên trên từng khuôn mặt mà tôi nhìn thoáng được trong giây lát. Còn phía công an thì tôi cũng thấy một số trong họ có vẻ hài lòng, thở phào nhẹ nhõm. Bởi vì họ đã hoàn thành một công việc trọng đại, hoàn thành một “sứ mệnh cao cả” của đảng Cộng Sản và nhà nước CHXHCN Việt Nam đã giao phó là dẫn giải tôi - “tên tội phạm, tên phản động nguy hiểm” đến tòa án chế độ độc tài để xét xử. Và phiên tòa xét xử tôi hôm ấy đã xong xuôi, được kết thúc sớm hơn dự tính, bởi vì chỉ một buổi là xong hoàn tất. Trong khi đó, trước lúc ra đi toán công an trại giam này, họ dự đoán phải xử cả ngày mới có thể kết thúc công việc khó khăn, phức tạp rất hiếm khi gặp trong cả đời làm công an trại giam của họ mấy chục năm qua...

        Khi xe chở tôi về đến cổng trại giam đoàn công an dẫn giải đã lên tiếng hỏi han với nhau sẽ đi liên hoan ở quán nào. Họ giục nhau đưa nhanh tôi về buồng giam để còn về nghỉ vì quá mệt mỏi rồi. Tôi thấy ban giám thị trại tù đã sai công an quản giáo đi mua xôi để tôi ăn trưa. Tôi về buồng giam lấy đồ cá nhân, quần áo, chăn màn... của mình để chuyển lên phòng án, tức là buồng giam của tù đã có bản án của tòa tuyên xử. Khi ấy tôi thấy mọi người buồn rượi bởi không ai nghĩ tôi bị tòa xử đến hai năm.

        Khi lên dãy nhà án rồi quản giáo vẫn xếp cho tôi ở buồng giam rộng có cửa sổ cùng ở với các “sĩ quan tù”. Họ cố ý như vậy, là vì sau này ra Hà Nội khi được tôi kể lại chuyện trong lao tù tôi thường xuyên đấu tranh chửi thẳng mặt bọn an ninh điều tra tỉnh và bộ nên bị trại kỷ luật cắt thăm gặp, tiếp tế hàng tháng với nhà báo Nguyễn Khắc Toàn. Thì được anh nhận định: “Sở dĩ công an Nghệ An phải làm như vậy là do lệnh của Tổng Cục An Ninh ngoài trung ương để trừng trị Bích Khương. Thế nhưng công an tỉnh trong đó cũng sợ em phải sống quá khổ sẽ có thể chết trong tù, nên cho dù họ có căm tức BK đến bao nhiêu đi nữa nhưng họ vẫn phải âm thầm giấu cấp trên bố trí cho em ở với các “tù sĩ quan” để số tù nhân thường phạm này có tiền bạc thăm nuôi tiếp tế hàng tháng sẽ cưu mang, hỗ trợ BK chút đỉnh chứ sao nữa...”

        Cũng chính nhờ điều đó nên tôi cũng đã có điều kiện mà còn sức khỏe để tồn tại đến ngày ra tù hôm nay. Ở buồng án, tôi lại gặp những người đã từng gặp và ở với họ khi mọi người khi chưa bị xét xử. Tôi lại ăn ở với chị Mai người mà từ khi vào tù tôi đã cùng ăn, cùng ở một phòng với tôi gần hết thời gian tôi ở tù. Mọi người xúm lại hỏi thăm tôi rất nhiệt tình, có một số người lạ tôi chưa biết nhưng hình như ai cũng biết tôi rất rõ. Tôi rất mệt nhưng không thể nói chuyện được với mọi người nữa nên xin mọi người đi nằm hứa chiều về bớt mệt sẽ kể chuyện xử án tại tòa cho tất cả cùng nghe.

        Lúc ấy, mọi người xúm xít dọn chỗ nằm cho tôi, người thì trải chiếu, người thì lấy gối, tôi nằm xuống, lúc đó tôi thấy rất lạnh, có lẽ là do đói nên tụt áp huyết tôi bảo mọi người kiếm chăn, rồi đắp chăn nằm, rồi ai cũng bảo tôi phải uống sữa để lấy lại sức. Tôi nghe họ khuyên giải nên uống một hộp sữa nhỏ rồi nằm nhắm mắt, tôi thấy chóng mặt và đau đầu nhưng không ngủ được, vì rất kiệt sức do đã dồn hết lực để vạch mặt chửi tất cả hội đồng xét xử hôm sơ thẩm và bọn an ninh Cộng Sản đã đàn áp tôi mấy năm qua ở ngoài xã hội và trong lao tù.

        (Còn tiếp)
        Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

        Comment


        • #34
          Hồi ký Hồ Thị Bích Khương (kỳ 30)

          (Kỳ 30)

          ... Tôi nằm một lúc thì cũng sang buổi chiều, thấy công an đã đi làm, quản giáo đến hỏi tôi đã ăn gì chưa và hỏi mọi người tôi đã ăn xôi của giám thị mua chưa? Mọi người bảo chưa và lấy xôi ra cho tôi ăn. Tôi bẻ nắm xôi ra bảo mọi người hãy ăn mỗi người một miếng nhưng chẳng ai ăn cả chỉ nhìn nhau thôi.

          Thế rồi Trà một phạm nhân nhanh miệng bảo chị Mai ăn với Bích Khương cho vui. Thấy không có ai ăn tôi cũng không ăn nên chị Mai đã ăn cùng tôi để động viên cùng với nhau. Hình như hộp sữa nhỏ hiệu mác Vina Milk lúc nãy đã làm tôi khỏe hơn một tí. Lúc này tôi mới nhìn thấy dạo này chị Mai gầy đi rất nhiều và da mặt bị sạm, khắc hẳn với ngày chưa bị xử án. Qua nói chuyện tôi mới biết là dạo này chồng chị ở nhà bị bệnh phải đi mổ ở Hà Nội nên chị buồn nhiều không ngủ được mà người nhà ít gửi quà hơn. Tôi cười buồn động viên chị: “Thôi mọi chuyện ở nhà thì mình lo cũng chẳng thể được gì đâu. Chị vẫn còn có cái hạnh phúc là con cái khôn lớn có nghề nghiệp có thể lo cho bố được, còn mình ở đây thì chịu khổ chẳng sao đâu chị ạ. Ngày trước chồng chị chưa bị bệnh, Bích Khương được ăn quà của chị thật là vui, bây giờ cả hai chị em lại gặp nhau thấy chị gầy Bích Khương cũng buồn nhưng được ở với chị thật là vui rồi. Mà chị à, hôm nay chị em có đến tòa và hình như có gửi tiền cho em ít nhiều gì ta cũng có muối vừng ăn chị ạ. Xử án rồi giám thị cũng hứa sẽ cho Bích Khương gặp người nhà, Bích Khương sẽ điện thoại gặp chị gái thì kiểu gì chị cũng tìm cách lo cho Bích Khương thôi, không chết đâu mà lo lắng cho mệt...” Thế rồi hai chị em cùng cười thoáng buồn.

          Chị Mai hỏi tôi về phiên tòa ra sao, tôi kể lại từ cho chị nghe và không quên nhắc lại câu hát mở màn của tôi với hội đồng xử án. Ai cũng cười ồ lên, trong lúc tôi đang kể chuyện thì buổi chiều quản giáo Nguyễn Thị Liên từ tầng dưới lên hỏi thăm tôi, cô này bảo tôi: “Bích Khương mở màn câu hay quá...” Mọi người trố mắt ra, có người hỏi quản giáo Bích Khương dám hát rứa thật hả bà Liên? Quản giáo cười thật to: “Hà! hà! hà...! Bích Khương hắn chẳng có gì không dám cả, hắn chẳng sợ gì tòa án cả, hắn cũng chưởi túa lúa hết lượt. Ðúng là trên thì có trời, dưới thì có Bích Khương. Thôi nhưng mà Bích Khương mệt lắm đó để cho Bích Khương đi nghỉ mai viết đơn kháng cáo nhé...”

          Thế rồi các quản giáo trong trại lần lượt đến hỏi thăm tôi tình hình ra tòa. Giám thị trại tù gửi cho tôi 100,000 đồng VN tiền vào lưu ký để mua quà. Giám thị nói sẽ có kiến nghị giảm án cho tôi, ông ấy nói rằng: “Bác thì chỉ nghĩ Bích Khương ra xử án là sẽ về, chứ không nghĩ họ xử cao thế đâu. Bích Khương chỉ có tình tiết giảm án chứ không có tình tiết tăng án, chỉ tại Bích Khương bức xúc chưởi nhiều quá thôi, nên họ ghét họ tăng án vậy đó. Giá như cứ nhẹ nhàng đi một chút thì hay quá BK à!”

          Dù tôi không có sợ bị tù đày trong lao tù Cộng Sản cho dù khắc nghiệt, khổ cực đến bao nhiêu đi chăng nữa. Tôi đâu có sợ chúng đàn áp hay đánh đập nhưng tôi lo sợ, nỗi sợ dai dẳng kéo dài đã hơn một năm qua là những buổi đêm người thân trong gia đình tôi ở nhà, chỉ có một người thì đã quá già yếu bệnh tật, một người thì còn bé nhỏ chưa biết gì. Nếu đêm hôm mưa bão dưới căn nhà tường vách nứt nẻ sắp đổ nát sẽ ra sao, điều mà cả năm qua trong thời giam giam cứu đã gây cho tôi những nỗi sợ thực sự. Tôi cứ tưởng tượng ra những tai họa kinh hoàng ấy sẽ ập xuống đầu họ bất cứ lúc nào.

          Ðã nhiều đêm tôi mơ thấy người ta bới xác mẹ chồng và con tôi trong đống gạch đổ nát thay cho những đêm nằm mơ nước trong mắt giàn giụa... Hôm đi xử về tôi đã khóc, khóc thật to, khóc gọi “mẹ ơi” giống như một đứa trẻ lên năm bị đánh đòn. Tôi cứ khóc tức tưởi không hiểu sao muốn dừng cũng không dừng được. Mọi người cứ dỗ tôi hoài, làm tôi tức tối muốn đánh họ, tôi không hề có muốn khóc nhưng trong người nó cứ bật ra như vậy.

          Ngày hôm sau tôi viết đơn kháng cáo chống lại bản án bất công này để đòi xử phúc thẩm lại, cả ngày tôi không viết được, tôi muốn về nhà và nghĩ có nên xin giảm án hay không? Tôi suy nghĩ không có tội vậy tôi sao lại xin giảm án, tôi lại muốn khóc. Ngày hôm sau tôi quyết định kháng cáo mình hoàn toàn vô tội. Những ngày này ở đây rất nóng nực, nước uống và nước sinh hoạt đều thiếu trầm trọng, mỗi ngày mỗi người chỉ được nửa chai nước uống, người nào có gia đình tiếp tế thăm nuôi có mì tôm ăn sáng thì không còn nước để uống.

          Tôi được chứng kiến cảnh các tù nhân tranh giành cãi vã nhau về nước uống và nước sinh hoạt. Vậy nhưng cán bộ trại tù lại không hề khắc phục tình cảnh ấy lại quay ra mắng chửi tù nhân thậm tệ. Trong phòng có chị Tuyết cãi nhau vì không có nước hai lần, bị quản giáo nhìn thấy nên vào quát người này, chúng tôi giải thích nói mãi và quản giáo cầm dép định tát chị Tuyết. Thấy vậy tôi giật chiếc dép từ tay công an nữ này vứt xuống sàn nhà rồi đi nằm chẳng nói một lời nào cả. Sau đó nữ quản giáo này gọi tôi ra gặp và bảo tôi đừng bênh vực những người như thế nữa.

          Tôi nói: “Sao cán bộ lại nói như vậy, tại sao tôi lại là bênh họ. Bích Khương chẳng bênh ai cả thậm chí mỗi lần chị Tuyết cãi nhau, Bích Khương còn mắng chị Tuyết không biết nhường nhịn chị em trong phòng. Bích Khương thấy trong việc thiếu nước uống thì cái sai đầu tiên là ở cán bộ trại giam. Người gần gũi trực tiếp tù nhân là cô, chính cô đã nhìn thấy hai lần chị Tuyết cãi nhau về chuyện nước uống, vậy nhưng cô không có ý kiến đến nhà bếp phục vụ nước cho đầy đủ để tù nhân uống, như vậy cô là người sai đầu tiên. Vậy mà cô là cán bộ công an trại cô lại còn đánh tù, đây là cái sai thứ hai, nếu để mặc cô đánh tù nhân không những cô đã sai trái mà còn vi phạm pháp luật.

          (Còn tiếp)
          Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

          Comment


          • #35
            Hồi ký Hồ Thị Bích Khương (kỳ 31)

            (Kỳ 31)

            Thứ ba là, cô định dùng dép là vật thường ngày cô đi dưới chân để cô đánh vào mặt phạm nhân thì chẳng ra gì cả, việc ấy cô xúc phạm con người quá đáng, ở ngoài chợ búa, đường sá ngoài xã hội có xảy ra chuyện đó cũng bị lên án, trong khi cô là một cán bộ công an quản giáo thì còn đáng bị lên án nhiều hơn nữa. Cô cứ thử nghĩ xem nếu nước uống đủ thì những người chậm chân như chị Tuyết sẽ không thiếu nước và sẽ không xảy ra chuyện cãi nhau, vậy nên cô cần phải báo nhà bếp trại giam, nhà bếp không làm đủ thì báo giám thị trại giải quyết, có thế mới là đúng đắn...” Người nữ cán bộ này nghe tôi nói chỉ im lặng thôi, có lẽ cô ta đã nhận ra việc làm chưa đúng của mình với chị em tù chăng?

            Công việc nấu nước chẳng có gì khó khăn cả, vậy là quản giáo lại phản ánh lúc đầu hai người một chai, vẫn không đủ pha một bát mì tôm buổi sáng là hết một nửa chai, tù nhân người thì bảo tôi hãy nên nói nữa, người thì bảo được voi đòi tiên, nên lại có tranh cãi nhau. Lúc ấy trong mọi người nói: nếu đứa nào nói được voi đòi tiên thì sau này có thêm nước đừng dùng thêm nữa, hãy dùng đúng một chai như ngày hôm nay đi. Bích Khương hãy nói đi cho những ai cần dùng cho họ dùng”, vì thế nên chẳng ai dám cãi nhau nữa. Tôi đã đòi quản giáo trại cấp cho mỗi người mỗi ngày phải có hai chai nước uống sao cho đủ hai lít nước, bởi buổi sáng ăn mì tôm đã hết 1/2 lít nước rồi. Tôi đề đạt yêu sách này với nữ quản giáo ấy cho tất cả chị em tù nhân nên tình hình về nước uống đã có thay đổi tiến bộ hơn trước.

            Ở tại đây trong thời gian này tôi được chứng kiến cảnh các tù nhân ốm đau không được điều trị thuốc men, cụ thể như trường hợp chị Lô Thị Ðua người dân tộc ở Chi Lưu, huyện Tân Kỳ, Nghệ An. Người phạm nhân này bị u nang buồng trứng từ trước lúc vào trại giam và đã chuẩn bị đi mổ ở ngoài xã hội rồi, lúc vào tù có ở phòng tôi một thời gian ngắn thì chị đã thường xuyên bị đau đớn vật vã tưởng như không sống nổi. Cho đến khi xử án xong rồi lên đây, thì chị vào tù đã một năm mà vẫn chưa được đi viện chữa bệnh gì cả. Khi tôi lên án việc này thì chị này cũng lên và ở phòng bên cạnh phòng của tù nhân người dân tộc. Thời gian này chị thường xuyên bị băng huyết không sao cầm máu được, ra rất nhiều máu đến kiệt sức trong khi ăn uống trong tù thì đâu có gì ngoài rau già, muối và cơm trắng là chính...

            Hàng tháng trời, các tù nhân vẫn thường kêu bác sỹ cấp cứu đến luôn cho chị ấy nhưng đều bị mắng mỏ thậm tệ. Theo như các tù nhân nói thì nhà chị Ðua cũng có tiền nhưng không biết lo nên khổ cực như vậy. Lúc đầu mọi người nói chị Ðua bị băng huyết máu ra nhiều cả tháng trời nay, bao nhiêu quần áo đem lót cũng ướt hết không đủ, có nhiều lúc chị phải nằm trên vũng máu. Tôi không tin vì nghĩ rằng, nếu như vậy thì chết chứ không sống được do kiệt sức, vì mất nhiều máu trong cơ thể. Hôm tôi chạy sang xem, mọi người ở phòng này đều ra cửa đứng nhăn nhó bịt mũi. Hôm đó nhân lúc đến giờ chia cơm phải mở cửa ra cho tù tự giác phát cơm các buồng tù, nên tôi chạy vào xem thì quả thật quá kinh rợn quá. Tôi thấy chị Ðua đang nằm trên một vũng máu lai láng ở dưới lưng. Cảm giác của tôi khi bước vào phòng này là vừa tối, vừa ẩm mốc vừa tanh tưởi thật kinh khủng, tôi chạy ào ra bởi buồn nôn quá. Tôi chạy đi gọi quản giáo để kéo quản giáo lại xem tình cảnh của chị này. Quản giáo nhìn bảo tôi đã gọi nhiều lần rồi mà bên chuyên môn họ không cho đi thì tôi biết làm sao được, việc đó là của chuyên môn y tế.

            Tôi nói luôn, “Tôi đề nghị cô phải báo cáo ban giám thị và trước hết bây giờ cô phải tìm băng vệ sinh cho chị ấy chứ. Thứ nhất là sức khỏe của chị ấy, sau đó là ô nhiễm đến mọi người, biết rằng tôi đã lên tiếng thì có chuyện, nên quản giáo sai bảo mấy người lao động đi xin băng vệ sinh cho chị Ðua và sau đó là gọi bác sỹ. Khi bác sỹ trại giam lên còn nói, “Ôi dào cái chị Ðua Phèo này ai còn lạ gì.” rồi tay bác sĩ trại giam cũng thờ ơ trở về, nói đó là có kinh nguyệt hàng tháng, nhưng tôi không tin sự giải thích của họ.

            Tôi đề nghị quản giáo hãy chuyển chị Ðua sang phòng rộng của chúng tôi đang ở cho sạch sẽ hơn. Nhưng lần này thì tôi bị các phạm nhân trong buồng cản trở, họ sợ chị Ðua sang vấy bẩn và lây bệnh đến họ. Có người rỉ tai tôi, “Bích Khương đi tù nên biết giữ lấy thân mình, hãy thương lấy bản thân mình trước đã chứ không thương được hết mọi người đâu. Trong tù ai có thân thì người ấy lo, đừng quan tâm người khác cho mệt xác...” Mặc cho họ nói vậy nhưng tôi cương quyết không chấp nhận, họ giải thích thế nào tôi cũng không nghe. Tôi bảo người bệnh cần phải được ưu tiên hơn người khỏe chứ. Tôi bảo cô ấy không ở trong phòng này lâu đâu, mai mốt đi bệnh viện chữa bệnh chứ ở đây để Ðua nó chết à? Biết rằng tôi đã nói là làm, nên tất cả họ lặng im. Ngay sau đó chị Ðua được chuyển sang phòng ở chung với chúng tôi. Máu vẫn ra vẫn lai láng cả sàn xi măng. Cả phòng phải dồn băng vệ sinh cũng không đủ nên chúng tôi phải cắt hai tấm ni lông để thay liên tục cho chị. Phải công nhận người người dân tộc thiểu số nên có sức khỏe tốt không thể tưởng tượng được. Chị Ðua vẫn ăn được cả nắm xôi to cả phòng chúng tôi phải kinh ngạc.

            (Còn tiếp)
            Last edited by nahoku; 26-08-2009, 04:45 AM.
            Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

            Comment


            • #36
              Hồi ký Hồ Thị Bích Khương (kỳ 32)

              (Kỳ 32)

              Tôi không hiểu sao mà lại có những loại bác sỹ có thể thờ ơ với bệnh nhân đến như vậy. Tôi bảo mọi người hãy lấy túi ni lông thật trong suốt để bỏ tất cả băng thấm máu vào rồi để nguyên đấy không được vứt vào thùng rác. Cứ sau mỗi buổi tôi gọi quản giáo vào chỉ vào túi ni lông và số quần áo thấm máu trong chậu chưa cho mọi người giặt và nói, “Ðây cô hãy nhìn xem chị Ðua bệnh giả vờ hay là thật, người này không có bệnh thì đó là chuyện lạ có thật trong nhà tù Việt Nam mới có thôi.”

              Biết tôi đã lên tiếng thì kiểu gì cũng có chuyện để ồn ào nên quản giáo lại tất tưởi chạy đi tìm bác sỹ trại. Chúng tôi đem túi ni lông băng vệ sinh ra trưng bày ở cửa buồng giam, bác sỹ đến lại bảo đi gọi bác sỹ trưởng trại giam đến. Mỗi lần chị Ðua đi tiểu bị ngã xỉu ngay trong nhà vệ sinh nên phải có người dìu vào. Khi bác sỹ đến chúng tôi nói và làm nhao lên thì ngày hôm đó chị Ðua mới được đem đi khám và được điều trị bệnh.

              Mọi người lúc đó lại vui mừng kêu may mắn quá cho chị Ðua nếu không phải ở bên phòng tù dân tộc có khi chết mất. Sau đó chị Ðua được chỉ tiêm mấy ngày thôi là khỏi hết chảy máu, hết băng huyết. Rõ ràng là trong nhà tù CS, họ coi cái mạng con người có ra cái gì đâu. Khi con vật nuôi trong nhà chúng ta mà bị vậy còn được chúng ta tận tình cứu chữa, đằng này là mạng sống những con người nó khác hẳn súc vật nuôi thế mà họ quá thờ ơ, vô cảm thì còn gì tàn ác hơn không?

              Cũng trong thời gian này có mấy người tù nữa bị đau ốm cũng gọi cấp cứu, khi nhìn chẳng có bệnh tình gì nặng cho lắm thì lại được lên trạm xá trại giam nằm, nên lúc đầu thì tôi cứ tưởng là nhà tù CSVN đã tiến bộ, đã đổi mới tư duy và nhân đạo hơn trước. Thế nhưng sau đó nhìn thấy mấy người tù tiếp theo mới nghe gọi thôi, thì các nữ tù nhân đã phán với nhau, là cái con này mà kêu thì công an đến là đưa đi trạm xá ngay thôi. Trong số này mọi người xôn xao về nhân vật tên Phượng án tù về tội buôn người. Khi tôi tìm hiểu hỏi thăm có phải là con Phượng nhiều tiền hay không thì mọi người nói: con này thì khác, nó không có tiền đâu. Tôi hỏi thế tại sao mọi người lại biết Phượng sẽ được đi trạm xá điều trị. Họ nói từ từ thì biết và phải chú ý lắng nghe đã. Tôi nghe dư luận của tù nhân, người thì nói bố Phượng là bạn của bác sỹ trưởng trại giam, có người lại nói Phượng là người tình của ông ta. Tôi gặp lại Nguyễn Thị Oanh là người phạm nhân bị bệnh HIV, cô này cũng đáng thương mà có lần tôi đã nhắc tên ở phần trước. Tù nhân Oanh ở cùng phòng ngày mới vào trại bây giờ lại ở cùng phòng với chúng tôi. Người mà ngày trước mới vào phòng cậy thế mình có tiền hênh hoang, rất muốn làm mọi người phải quy phục bị nên tôi mắng cho một trận vì thế cô ta đã tự cào rách thịt mình sau đó cào vào tôi để cố tình làm lây nhiễm HIV sang cho tôi.

              Người này tự kể, nguyên trước là sinh viên của một trường đại học nhưng vì hoàn cảnh nhà nghèo, đến khi lên thành phố ăn học gặp được anh chàng mã đẹp trai, con nhà giàu đem lòng yêu thương, cô ta nghĩ rằng sẽ đổi đời được sống sung sướng bỏ học để cưới chồng. Nhưng nào ngờ cưới chồng xong thì mới biết rằng chồng mình nghiện ngập ma túy nặng và mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV đã ở giai đoạn cuối và đến khi biết thì chuyện cũng đã rồi.

              Cô ta muốn về quê cùng mẹ nhưng không được nữa vì sẽ chỉ mang lại nhục nhã cho gia đình nên phải sống vạ vật lang thang với tên chồng như kiếp bèo trôi, bụi đời... Ðược chứng kiến những cơn vật vã của chồng khi đói thuốc, nên cô ta đã theo chồng phạm pháp, lúc đầu là canh gác cho chồng ăn cắp, ăn trộm. Rồi tiếp đó là chính cô ta đi dò la nhìn ngó để kiếm tìm những gì có thể ăn cắp để chồng lấy bán lấy tiền ăn tiêu, hút hít. Hễ ai có sơ hở là cô ta về để báo cho chồng đi ăn cắp, nào xe đạp, nồi niêu, giày dép... cứ nhìn thấy của ai hở ra là báo cho chồng để chồng “làm việc”.

              Chính Oanh đã kể, “Có những chuyện thật tức cười cô Khương ạ, có hôm nhìn thấy đôi ủng đi vệ sinh hay đi lao động của một người hàng xóm giàu có thường để ở ngoài hiên, đến hôm chồng thiếu tiền bảo đi coi giữ xe để kiếm hàng ăn cắp, Oanh cứ làm theo. Thật chán lắm, mà cứ đi theo chồng mãi cũng chán, nhiều lúc chỉ muốn tự tử cho rồi nhưng không đủ can đảm.

              Những lúc muốn bỏ đi khỏi nhà nghĩ đến cảnh thấy bố chồng xiềng chân chồng mình để cai nghiện vật vã thật khổ sở cũng đâu đành. Hôm đó em bảo nó là ở bên nhà hàng xóm có đôi giày đẹp, sang đó lấy về mà bán mà mua thuốc chích, nghe chỉ điểm xong chồng em đi trèo tường để ăn cắp, khi về đến nơi nó không vui vẻ gì mà còn đấm em vào mặt chưởi, ‘Ð... mẹ cái con quê mùa này, mày làm tao rách tay, chảy máu.’

              Oanh nghe chưởi thì bực mình nhưng nghe nói bị chảy máu thì cứ hoảng và thương rồi cứ nghĩ là bày cho chồng trèo tường ăn cắp bị ngã ai ngờ tại Oanh quê mùa không biết giày ủng là thế nào nên cứ thấy nói giầy ủng nên mới báo chỉ điểm cho hắn lấy. Ai ngờ bảo như vậy đã làm mất công chồng trèo tường vào nhìn thấy đôi ủng, nếu có trộm về cho không cũng chẳng ai thèm xin nên chồng Oanh tức tối đánh chửi em.”

              (Còn tiếp)
              Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

              Comment


              • #37
                Hồi ký Hồ Thị Bích Khương (kỳ 33)

                (Kỳ 33)



                Tiếp sau đó thì đi buôn tiền giả, khi em buôn tiền giả thì thật nhiều tiền mà đi mua Heroin thì tiền giả gì gì cũng tiêu được, vì khi mua bán ma túy vội vã thì mấy ai kiểm tra được giả thật gì đâu. Nhưng rồi hậu quả thì đen tối quá chị Khương à. Cái gì nó cũng có giá phải trả cả, con người làm việc không tốt thì sẽ lãnh nhận hậu quả không tốt. Ðời chị thấy đó con người chị làm những việc trong sáng thì vào tù dù chẳng có tiền cũng vẫn hiên ngang chẳng ai làm gì để chị sợ cả đúng không? Còn Oanh và mọi người thì sao cái gì cũng tiền mà cuối cùng chẳng dám nói ai cả, vì đã làm những việc sai trái, mà có ai dám cãi lại công an trại giam và cán bộ tòa án như chị đâu. Chúng em mà cãi thì chỉ có mà rụng răng với chúng thôi. Chị có một cái quyền mà tất cả tù nhân ở đây không ai có cả, đó là chị nói tất cả những gì chị muốn nói. Còn em và mọi người có biết cũng chỉ làm thinh và nín câm thôi. Nếu như em mà còn được sống để trở về xã hội thì kiểu gì em cũng tìm chị, cũng sẽ làm những gì để có thể trở thành một con người chân chính đúng nghĩa trong quãng đời còn lại ngắn ngủi của mình. Em sẽ tìm hiểu và đi theo con đường của chị có được không?”

                Tôi cười đáp lại, “Tại sao lại là cuộc đời ngắn ngủi, hiện tại sức khỏe của em vẫn còn tốt lắm, khoa học thì luôn phát triển không ngừng, cả thế giới đang nghiên cứu để tìm ra thuốc chữa cho em và tất cả mọi người có bệnh. Ngày hôm nay chưa có, nhưng có thể ngay ngày mai lại có thuốc. Nếu em còn sống ngày nào thì cơ hội cơ hội tràn trề ngày đó, mình phải có lòng tin thì mới vươn lên để sống đến ngày có thuốc để chữa bệnh, hãy luôn luôn vui lên để sống chứ.”

                Tôi nói xong như vậy thấy thoáng lên trong ánh mắt người nữ tù đã bị giông bão cuộc đời xô dạt để bị trở thành tội lỗi, họ thật đáng thương và cũng thật đáng trách...

                Kể từ khi xử án xong, giám thị quản giáo cũng đến động viên tôi rất nhiều. Ai ai cũng động viên tôi khi xử phúc thẩm hãy nhẹ nhàng đừng bức xúc để giảm án mà về đoàn tụ nuôi con và chăm sóc mẹ già. Tôi cười chẳng bàn tán đến chuyện án tù đầy nữa. Tôi biết chúng quá sai trái thì chống lại nhưng với sự độc đoán của chế độ CSVN này, thì chúng không bao giờ giảm án cho tôi nếu tôi không mở miệng xin, hay chịu theo sự áp đặt của chúng. Tôi sẽ mãi mãi không bao giờ đầu hàng để cúi xuống xin chúng giảm án tù đầy cho mình, dù tôi biết hoàn toàn có thể chúng thực hiện đúng như đã nói trước với tôi rất nhiều lần kể từ cán bộ trại giam, an ninh điều tra tỉnh và cả an ninh trên bộ công an đã gặp trực tiếp tôi trong trại giam này. Cứ khi có cơ hội là tôi đã và sẽ tố cáo vạch mặt chúng ngay trước tòa án cho dù chúng có thật đông đảo công an, mật vụ an ninh được huy động để bảo vệ phiên tòa đến bao nhiêu đi nữa. Và tôi đã chưởi cả lũ, cả lĩ ngồi trên hội đồng xử án để bỏ tù tôi ở cả 2 phiên sơ thẩm và phúc thẩm đến vang động đấy thôi!

                Mấy ngày liền sau khi xử án xong, chẳng ai ở các dãy nhà khác gọi tôi chơi để vui đùa hát hò gì cả, có lẽ cả nhà tù nghe tiếng khóc của tôi nên họ e ngại. Ðến khoảng một tuần sau thì lại có tiếng gọi vang rất rõ: Hoàng Lan ơi! Hoàng Lan! Tôi không hiểu sao tiếng gọi của tù nhân lại có thể gần gũi thân thương đến thế cứ văng vẳng mấy tiếng, “Hoàng Lan ơi, Hoàng Lan ơi!” Khi nghe, tôi cảm thấy rằng như họ đang năn nỉ tôi đừng buồn nữa mà tôi không thể nói nhiều, tôi cảm thấy những tiếng gọi như muốn nhắc nhở rằng bên cạnh tôi nhiều người đang muốn được nghe tiếng tôi nói chuyện. Tôi có cảm giác như là tôi đang làm cho mọi người buồn theo mình. Tôi đang mải suy nghĩ thì họ lại gọi tiếp, “Hoàng Lan ơi! Cậu đang buồn à... mấy người trẻ tuổi trong phòng cùng góp ý Bích Khương dậy hát đi. Rồi Hoàng Lan dậy hát đi cho đời vui lên, đừng buồn làm chi Hoàng Lan ơi...”

                Thế rồi chị Ðảm người lớn tuổi trong phòng cùng tôi dậy hát cho mọi người nghe để khuây khỏa vơi đi nỗi buồn của cõi tù. Còn chị Mai thì điềm đạm hơn sợ bị phạt kỷ luật nên mắng chị Ðảm lớn tuổi rồi mà dại và dọa mọi người, “Ngày mai mà bà Hường kêu thì tao mách bà Hường. Tất cả những đứa mô yêu cầu Bích Khương hát đấy nhé...” Trong tù quản giáo cấm hát hò làm ầm ĩ mất trật tự trại giam vi phạm kỷ luật nội quy trong tù nên họ rất sợ trách nhiệm là vậy. Tôi biết rằng là sự nhắc nhở cho có chuyện đã nhắc thôi, bởi vì quản giáo nhờ cô ấy nhắc nhở mà làm thì lấy lệ. Mọi người im lặng, rồi tôi đứng dậy đến trước cửa sắt đánh một hồi cửa sắt thật to: Ầm! ầm! ầm! rầm! rầm! rầm!... vang lên đến như kinh thiên động địa. Sau đó mấy người ở dãy nhà trước bỗng gọi to, “Hoàng Lan! Hoàng Lan... đúng Hoàng Lan rồi.” Họ nói thật to và đều rồi cùng cười vang. Tôi bảo với họ, “Tớ lại hát cho các cậu nghe là được chứ gì?” Mọi người cùng lại đồng thanh cười rồi, “Ừ, đồng ý” một tiếng thật to và thật đều rồi lại cười vang lên thật giòn rã. Người thì bảo tôi hát bài chống tham nhũng đi, người thì bảo hát bài Va-xi lô để họ nhảy theo điệu nhịp.

                Tôi cười hà hà hà... thật to bảo rằng tớ không chiều các cậu được, làm mọi người hỏi tại sao vậy? Tôi nói vì không thích lắm! Có mấy người bảo Hoàng Lan sợ à? Tôi nói bừa, Ừ! Thì sợ đấy... thật to làm mọi người lại bật cười và họ nói thêm, “Hoàng Lan không chiều nhà tớ thì nhà tớ chiều Hoàng Lan nha.” Tôi đáp lại, “Không, tớ hát nhưng không phải là chiều các cậu đâu nhé. Tớ sẽ hát bài ‘Ðời người một rừng cây’ có được không, đây là bài hát mà tớ rất thích để hát tặng cho các cậu nghe xem sao nhé.”

                (Còn tiếp)
                Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

                Comment

                Working...
                X