Kỳ 1: Tuổi thơ u ám
Vào đêm 31.10 vừa qua, trong chuyến bay từ Paris của hãng hàng không Pháp đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, có một người phụ nữ Pháp trên tay cầm chiếc visa Việt kiều loại được miễn thị thực. Đó là Veronique Nguyễn, người đã làm cuộc hành trình suốt 54 năm để tìm về cội nguồn của mình - đất Việt, một hành trình không ít thương đau, đầy cảm động. Tự thuật Cuối cùng tôi đã tìm thấy nguồn gốc Việt của Veronique Nguyễn cho chúng ta hiểu rõ hành trình này.
Ông nội tôi là người Việt Nam; bà nội tôi là người Pháp. Bố tôi là con lai, mẹ tôi là người Pháp. Tên khai sinh của tôi là Veronique Nguyễn. Tôi sinh năm 1954 ở Paris.
Người bố gốc Việt yểu mệnh
Bố tôi mất khoảng năm 23 tuổi. Mãi mãi ông giữ khuôn mặt trẻ trung, một vẻ đẹp kiêu hãnh của tuổi này. Vĩnh viễn bố tôi ở tuổi 23.
Khi nhỏ tôi hình dung không bao giờ có thể sống lâu hơn ông. Ngay ý nghĩ này đã làm tôi thấy chướng. Vì vậy, tính nghiêm trọng của các biến cố trong đời tôi đã được làm dịu đi bởi tôi biết trước chắc chắn là sẽ có kết thúc mà tôi đã rõ vào thời gian nào. Chính sự tin chắc này đã cho tôi lòng dũng cảm trước những sự việc và những người lớn xung quanh tôi. Tôi đã rất mạnh mẽ trong cuộc đời, ít nhất tôi tự tin như vậy.
Bố tôi mắc bệnh Hodgkin (một loại ung thư máu ác tính, thực chất là ung thư hạch ở hệ bạch huyết), chưa thể chữa được, sẽ phải chết. Mẹ tôi biết tin này khi có mang tôi bốn tháng (bà yêu cầu bệnh viện nạo thai. Bệnh viện từ chối vì thai đã lớn rồi.
Không biết có phải vì thế mà bà ghét bỏ tôi không?). May mắn là ông còn sống khi tôi ra đời. Có phải đây là may mắn không? Ông hoàn toàn ốm gầy và chỉ còn có thể nằm trên giường và sốt nóng. Sau thời gian ngắn nằm ở bệnh viện, ông về nhà nằm liệt giường vì không có cách điều trị nào cải thiện được tình trạng bệnh tật.
Anh tôi, hơn tôi một tuổi, hơi nghịch ngợm nên được gửi đến nhà trẻ hằng ngày. Ngược lại từ khi sinh ra, tôi im lặng và không khi nào khóc. Rất nhanh, bố tôi yêu tôi nên yêu cầu mẹ tôi đừng đặt tôi trong nôi, mà đặt tôi vào giường, bên cạnh ông. Tôi đã nằm đó, im lặng bên người cha hấp hối suốt mười lăm tháng, cho đến ngày ông ra đi. Mẹ tôi kể ông nói chuyện với tôi suốt ngày bằng tiếng Việt, với giọng ghen tuông, tuy bà không hiểu ông nói gì.
Ngay hôm nay, tôi tự hỏi người cha yêu quý đã nói những gì? Khi ông đã lựa chọn tự cắt đứt với thế giới, tạo ra một cái bình kín trong đó chỉ có ông và tôi sát bên nhau, ông đối thoại cho tới kết thúc cuộc đời! Vậy là ngôn ngữ đầu tiên tôi được nghe là tiếng Việt. Trong khi mẹ tôi không bao giờ nói với tôi, không công nhận tôi, luôn ở tư thế thù địch.
Bố dượng "bất đắc dĩ"
Sau khi cha tôi mất, ngay ngày hôm sau, anh tôi và tôi được gửi đến nhà ông bà ngoại ở miền Nam nước Pháp. Một cuộc đời khác hẳn bắt đầu. Bà ngoại tôi chỉ có ba con gái. Sự xuất hiện của anh tôi là niềm hạnh phúc lớn của bà. Còn tôi mãi mãi vẫn im lặng. Tôi quan sát, theo dõi.
Ngày tháng trôi qua. Rồi mẹ tôi đến, mang chúng tôi trở về căn hộ nhỏ ở Paris. Trẻ con đều muốn được mẹ yêu thương. Tôi thử bắt chước anh tôi: tôi luồn lên, luồn giữa đầu gối mẹ tôi hoặc cầm tay mẹ tôi... Mẹ tôi quẳng tôi ra không thương tiếc. Vậy là đã rõ, bà hoàn toàn từ chối tôi, không công nhận tôi. Tôi luôn biết là bố tôi đã chết, chắc chắn như vậy, vì tôi đã ở đó khi ông từ biệt cõi đời. Nhưng tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe mẹ tôi nói ông đã đi du lịch và anh tôi cũng tin là bố tôi chưa chết. Tôi không nói gì vì e rằng làm phiền họ.
Năm tôi lên năm. Một buổi chiều khi đi học về, tôi thấy một người đàn ông ngồi trên chiếc ghế bành lớn. Ông ta thấp và mập, nước da hơi đen. Mẹ tôi bảo tôi là bố tôi đã trở về. Tôi nói mẹ lầm rồi, không phải bố, bố tôi không có khuôn mặt đó cũng như thân thể đó. Trở nên thô bạo, bà tát tôi và chạy đi lấy chiếc vali nhỏ, bỏ vào đó mấy cái quần áo của tôi, đặt chiếc vali ra trước cửa và cắt nghĩa cho tôi: Nếu tôi không kêu ông đó là bố thì bà sẽ đưa tôi đến trại mồ côi. Tôi sững sờ!
Trẻ nhỏ thường ngây thơ: tôi cho rằng mẹ tôi thực sự tin rằng cái ông đó là bố tôi, vì vậy bà mới tỏ ra thô bạo. Và tôi chấp nhận gọi ông là bố để khỏi phiền bà, để bà cứ tin như vậy. Nhưng tôi không khi nào nói với ông ta, tôi không phản bội bố thương yêu của tôi.
Một gia đình mới hình thành gồm cặp vợ chồng đó và anh tôi đoàn kết. Tôi hoàn toàn tách riêng ra vì tất nhiên là do mẹ tôi. Và làm thế hai lần tự nguyện, vì tôi giữ một bí mật lớn về "ông bố" đó.
Vết thương đầu đời
Ngày tháng trôi qua.
Trường học, vì tên tôi là Veronique Nguyễn, nên các bạn học độc ác thấy họ Nguyễn liền chửi tôi là: "Con Tàu bẩn thỉu!" (khi đó cứ da vàng thì họ cho là người Hoa). Về nhà tôi hỏi mẹ tôi "Chinetoe" là gì thì bà trả lời: "Nghĩa là chúng nó bảo mày là con khỉ!".
Ngày tháng trôi qua.
Không khí gia đình không lành mạnh: ông bố dượng tôi dễ bị kích thích, những cuộc cãi vã nhau thô bạo giữa ông và mẹ tôi thường xảy ra vào ban đêm, những tiếng kêu gào, những than khóc...
Tôi sống riêng biệt, nhiều tưởng tượng. Tôi tự tạo cho mình một nội tâm mạnh mẽ và nhiều màu sắc. Tôi không quan tâm đến trường học, cuộc đời tôi khác hẳn cuộc đời của những người con gái cùng tuổi. Hơn nữa tôi luôn tự hỏi về nguồn gốc Á Đông của tôi nó hiển hiện rõ trên nét mặt tôi. Tôi hỏi mẹ tôi tại sao tôi khác họ như vậy?
Bà chìa ra 3 cái ảnh của bố tôi và nói ông là con lai Việt Nam. Đột nhiên bà nói với tình cảm của trái tim mình: ông thông minh một cách kỳ lạ; bà giải thích về bệnh tật của ông, về sự lựa chọn cuối cùng của ông là tự nhốt mình với tôi trong cuộc đối thoại. Bà nói ông yêu tôi vô cùng, ông phát điên vì tôi, vì yêu tôi. Và không có gì làm ông quay đi hướng khác.
Và cuối cùng bà nói ông đã mất rồi.
Bỗng nhiên có nhiều chỗ tôi thấy mù mờ, cảm thấy nhiều hơn là nhận thức rõ ràng. Vâng, tôi nhớ lại, mặt bà kề sát mặt tôi, mắt bà đăm đăm nhìn tôi, tôi ghi nhớ buổi cùng chung ý nghĩ thân thiết này. Tôi rất đội ơn mẹ tôi vì đã cho tôi biết sự thật.
Một việc mới làm đảo lộn tương lai của tôi khi tôi mười hai tuổi.
Một đêm tôi bừng tỉnh dậy, hình như có bóng người trong phòng tôi. Đúng là ông chồng của mẹ tôi. Ông ta lật mền của tôi ra, tay ông tìm bộ ngực tôi. Tôi hét lên: Không! Ông ta lại tiếp tục. Tôi hét tướng lên: Không! Ông ta đi ra.
Sáng hôm sau, tôi xin ngay mẹ tôi một chiếc chìa khóa cho phòng tôi. Bà trả lời không cần thiết. Qua cách trả lời của bà, tôi hiểu là bà đã biết chuyện xảy ra.
Nhưng đêm sau, ông ta lại vào phòng tôi. Kịch bản hôm trước tiếp diễn lại. Tôi bình tĩnh nói với ông: Ông là một người trí thức, lại là cha tôi, xin đừng làm như vậy. Ông ta im lặng rồi đi ra. Và từ đó kịch bản không tái diễn nữa.
Tuy vậy tôi đã bị tổn thương, không bao giờ quên được, dù rằng tôi mới có mười hai tuổi!
Từ đó đến nay mấy chục năm rồi, tôi thường xuyên mất ngủ, mỗi đêm chỉ ngủ được từ hai đến năm tiếng.
Veronique Nguyễn
Theo TNO
Vào đêm 31.10 vừa qua, trong chuyến bay từ Paris của hãng hàng không Pháp đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, có một người phụ nữ Pháp trên tay cầm chiếc visa Việt kiều loại được miễn thị thực. Đó là Veronique Nguyễn, người đã làm cuộc hành trình suốt 54 năm để tìm về cội nguồn của mình - đất Việt, một hành trình không ít thương đau, đầy cảm động. Tự thuật Cuối cùng tôi đã tìm thấy nguồn gốc Việt của Veronique Nguyễn cho chúng ta hiểu rõ hành trình này.
Ông nội tôi là người Việt Nam; bà nội tôi là người Pháp. Bố tôi là con lai, mẹ tôi là người Pháp. Tên khai sinh của tôi là Veronique Nguyễn. Tôi sinh năm 1954 ở Paris.
Người bố gốc Việt yểu mệnh
Bố tôi mất khoảng năm 23 tuổi. Mãi mãi ông giữ khuôn mặt trẻ trung, một vẻ đẹp kiêu hãnh của tuổi này. Vĩnh viễn bố tôi ở tuổi 23.
Khi nhỏ tôi hình dung không bao giờ có thể sống lâu hơn ông. Ngay ý nghĩ này đã làm tôi thấy chướng. Vì vậy, tính nghiêm trọng của các biến cố trong đời tôi đã được làm dịu đi bởi tôi biết trước chắc chắn là sẽ có kết thúc mà tôi đã rõ vào thời gian nào. Chính sự tin chắc này đã cho tôi lòng dũng cảm trước những sự việc và những người lớn xung quanh tôi. Tôi đã rất mạnh mẽ trong cuộc đời, ít nhất tôi tự tin như vậy.
Bố tôi mắc bệnh Hodgkin (một loại ung thư máu ác tính, thực chất là ung thư hạch ở hệ bạch huyết), chưa thể chữa được, sẽ phải chết. Mẹ tôi biết tin này khi có mang tôi bốn tháng (bà yêu cầu bệnh viện nạo thai. Bệnh viện từ chối vì thai đã lớn rồi.
Không biết có phải vì thế mà bà ghét bỏ tôi không?). May mắn là ông còn sống khi tôi ra đời. Có phải đây là may mắn không? Ông hoàn toàn ốm gầy và chỉ còn có thể nằm trên giường và sốt nóng. Sau thời gian ngắn nằm ở bệnh viện, ông về nhà nằm liệt giường vì không có cách điều trị nào cải thiện được tình trạng bệnh tật.
Anh tôi, hơn tôi một tuổi, hơi nghịch ngợm nên được gửi đến nhà trẻ hằng ngày. Ngược lại từ khi sinh ra, tôi im lặng và không khi nào khóc. Rất nhanh, bố tôi yêu tôi nên yêu cầu mẹ tôi đừng đặt tôi trong nôi, mà đặt tôi vào giường, bên cạnh ông. Tôi đã nằm đó, im lặng bên người cha hấp hối suốt mười lăm tháng, cho đến ngày ông ra đi. Mẹ tôi kể ông nói chuyện với tôi suốt ngày bằng tiếng Việt, với giọng ghen tuông, tuy bà không hiểu ông nói gì.
Ngay hôm nay, tôi tự hỏi người cha yêu quý đã nói những gì? Khi ông đã lựa chọn tự cắt đứt với thế giới, tạo ra một cái bình kín trong đó chỉ có ông và tôi sát bên nhau, ông đối thoại cho tới kết thúc cuộc đời! Vậy là ngôn ngữ đầu tiên tôi được nghe là tiếng Việt. Trong khi mẹ tôi không bao giờ nói với tôi, không công nhận tôi, luôn ở tư thế thù địch.
Bố dượng "bất đắc dĩ"
Sau khi cha tôi mất, ngay ngày hôm sau, anh tôi và tôi được gửi đến nhà ông bà ngoại ở miền Nam nước Pháp. Một cuộc đời khác hẳn bắt đầu. Bà ngoại tôi chỉ có ba con gái. Sự xuất hiện của anh tôi là niềm hạnh phúc lớn của bà. Còn tôi mãi mãi vẫn im lặng. Tôi quan sát, theo dõi.
Ngày tháng trôi qua. Rồi mẹ tôi đến, mang chúng tôi trở về căn hộ nhỏ ở Paris. Trẻ con đều muốn được mẹ yêu thương. Tôi thử bắt chước anh tôi: tôi luồn lên, luồn giữa đầu gối mẹ tôi hoặc cầm tay mẹ tôi... Mẹ tôi quẳng tôi ra không thương tiếc. Vậy là đã rõ, bà hoàn toàn từ chối tôi, không công nhận tôi. Tôi luôn biết là bố tôi đã chết, chắc chắn như vậy, vì tôi đã ở đó khi ông từ biệt cõi đời. Nhưng tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe mẹ tôi nói ông đã đi du lịch và anh tôi cũng tin là bố tôi chưa chết. Tôi không nói gì vì e rằng làm phiền họ.
Năm tôi lên năm. Một buổi chiều khi đi học về, tôi thấy một người đàn ông ngồi trên chiếc ghế bành lớn. Ông ta thấp và mập, nước da hơi đen. Mẹ tôi bảo tôi là bố tôi đã trở về. Tôi nói mẹ lầm rồi, không phải bố, bố tôi không có khuôn mặt đó cũng như thân thể đó. Trở nên thô bạo, bà tát tôi và chạy đi lấy chiếc vali nhỏ, bỏ vào đó mấy cái quần áo của tôi, đặt chiếc vali ra trước cửa và cắt nghĩa cho tôi: Nếu tôi không kêu ông đó là bố thì bà sẽ đưa tôi đến trại mồ côi. Tôi sững sờ!
Trẻ nhỏ thường ngây thơ: tôi cho rằng mẹ tôi thực sự tin rằng cái ông đó là bố tôi, vì vậy bà mới tỏ ra thô bạo. Và tôi chấp nhận gọi ông là bố để khỏi phiền bà, để bà cứ tin như vậy. Nhưng tôi không khi nào nói với ông ta, tôi không phản bội bố thương yêu của tôi.
Một gia đình mới hình thành gồm cặp vợ chồng đó và anh tôi đoàn kết. Tôi hoàn toàn tách riêng ra vì tất nhiên là do mẹ tôi. Và làm thế hai lần tự nguyện, vì tôi giữ một bí mật lớn về "ông bố" đó.
Vết thương đầu đời
Ngày tháng trôi qua.
Trường học, vì tên tôi là Veronique Nguyễn, nên các bạn học độc ác thấy họ Nguyễn liền chửi tôi là: "Con Tàu bẩn thỉu!" (khi đó cứ da vàng thì họ cho là người Hoa). Về nhà tôi hỏi mẹ tôi "Chinetoe" là gì thì bà trả lời: "Nghĩa là chúng nó bảo mày là con khỉ!".
Ngày tháng trôi qua.
Không khí gia đình không lành mạnh: ông bố dượng tôi dễ bị kích thích, những cuộc cãi vã nhau thô bạo giữa ông và mẹ tôi thường xảy ra vào ban đêm, những tiếng kêu gào, những than khóc...
Tôi sống riêng biệt, nhiều tưởng tượng. Tôi tự tạo cho mình một nội tâm mạnh mẽ và nhiều màu sắc. Tôi không quan tâm đến trường học, cuộc đời tôi khác hẳn cuộc đời của những người con gái cùng tuổi. Hơn nữa tôi luôn tự hỏi về nguồn gốc Á Đông của tôi nó hiển hiện rõ trên nét mặt tôi. Tôi hỏi mẹ tôi tại sao tôi khác họ như vậy?
Bà chìa ra 3 cái ảnh của bố tôi và nói ông là con lai Việt Nam. Đột nhiên bà nói với tình cảm của trái tim mình: ông thông minh một cách kỳ lạ; bà giải thích về bệnh tật của ông, về sự lựa chọn cuối cùng của ông là tự nhốt mình với tôi trong cuộc đối thoại. Bà nói ông yêu tôi vô cùng, ông phát điên vì tôi, vì yêu tôi. Và không có gì làm ông quay đi hướng khác.
Và cuối cùng bà nói ông đã mất rồi.
Bỗng nhiên có nhiều chỗ tôi thấy mù mờ, cảm thấy nhiều hơn là nhận thức rõ ràng. Vâng, tôi nhớ lại, mặt bà kề sát mặt tôi, mắt bà đăm đăm nhìn tôi, tôi ghi nhớ buổi cùng chung ý nghĩ thân thiết này. Tôi rất đội ơn mẹ tôi vì đã cho tôi biết sự thật.
Một việc mới làm đảo lộn tương lai của tôi khi tôi mười hai tuổi.
Một đêm tôi bừng tỉnh dậy, hình như có bóng người trong phòng tôi. Đúng là ông chồng của mẹ tôi. Ông ta lật mền của tôi ra, tay ông tìm bộ ngực tôi. Tôi hét lên: Không! Ông ta lại tiếp tục. Tôi hét tướng lên: Không! Ông ta đi ra.
Sáng hôm sau, tôi xin ngay mẹ tôi một chiếc chìa khóa cho phòng tôi. Bà trả lời không cần thiết. Qua cách trả lời của bà, tôi hiểu là bà đã biết chuyện xảy ra.
Nhưng đêm sau, ông ta lại vào phòng tôi. Kịch bản hôm trước tiếp diễn lại. Tôi bình tĩnh nói với ông: Ông là một người trí thức, lại là cha tôi, xin đừng làm như vậy. Ông ta im lặng rồi đi ra. Và từ đó kịch bản không tái diễn nữa.
Tuy vậy tôi đã bị tổn thương, không bao giờ quên được, dù rằng tôi mới có mười hai tuổi!
Từ đó đến nay mấy chục năm rồi, tôi thường xuyên mất ngủ, mỗi đêm chỉ ngủ được từ hai đến năm tiếng.
Veronique Nguyễn
Theo TNO