Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Ngôi mộ hoang và người tình

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ngôi mộ hoang và người tình

    Ngôi mộ hoang và người tình

    Mùa Thu đã đến, cũng vào cùng thời điểm nầy năm 1976 khi tôi còn trong tù cải tạo, vì bị kiết lị không có sức đi lao động nên được điều động vào toán cải hoạt. Rất may trong trại có hai ông bác sĩ quân y nên tôi được điều trị tạm thời. Tuy không có thuốc men gì nhưng hai vị từ mẫu nầy đã chăm sóc cho tôi bằng cách cho uống nước nấu chính pha muối. Vậy mà dần dần lại hết. Nhiệm vụ của tôi là chỉ trồng trọt chung quanh trại như mướp, bầu, bí, rau muống, củ mì, chuối, ... kiếm thêm thức ăn phụ cho phần ăn không có bao nhiêu của mỗi người tù. Mỗi ngày chúng tôi chỉ có khoảng hai chén cơm, thêm chút khoai sắn, rau muống luột hay bầu bí luột cho đở đói. Trong tổ tôi có Phát, thiếu úy dù, mới cưới vợ được tám tháng là tan hàng. Nó bị thương trong trận rút quân từ vùng I. Đang nằm tổng y viện Cộng Hòa thì bị đuổi về địa phương trình diện và bị tống vào trại tù cải tạo với bọn tôi. Ngày nhập trại ngực nó còn chảy nước vàng, hai ông từ mẫu cũng dùng nước muối rữa vết thương cho nó, vậy mà cũng lành nhưng nó rất yếu. Ban quản giáo cho nó vào chung toán cải hoạt với tôi.

    Ngày chúng tôi được cho thăm nuôi lần đầu, Mẹ tôi đến thăm tôi cùng lúc với Chị Phát đến nên tôi được gặp chị. Đúng là trai tài gái sắc, chị ngày xưa nỗi tiếng ở vũ trường Tự Do, thằng Phát thì gan lì trong chiến trận. Chị có nét đẹp liêu trai, không kêu sa nhưng có cách ăn nói rất hấp dẩn người đối diện. Đêm đó hai thằng thức cả đêm ôn lại thời quá khứ huy hoàng. Nó gặp Hương (Chị Phát) ngày còn trong Thủ Đức. Nó đi phép cuối tuần về Sài Gòn thì gặp Hương, luc đó mới vào nghề tại vũ trường Tự Do. Ngày nó trình diện sư đoàn dù cũng là ngày hai đứa mới hứa hôn, một năm sau nó được phép về làm đám cưới. Chưa đầy tám tháng thì vợ phải đi thăm nuôi chồng tù cải tạo.

    Phát vì vết thương ở ngực mà mất sức, cuộc đời tù cải tạo thiếu thốn mọi bề làm cho sức cùng, lực kiệt. Đêm nó nhắm mắt lìa đời kế bên tôi, chỉ thổn thển vài lời trăn trối nhờ tôi nhắn lại. Ý nguyện chỉ vỏn vẹn cho Hương nên lập lại cuộc đời chứ đừng vì nó mà sống cảnh góa bụa. Chúng tôi gói xác Phát vào manh chiếu nó ngủ mọi đêm và chọn sườn đồi sau trại làm nơi an nghĩ cuối cùng của một người tù xấu số. Ngày tháng trôi đi, gần một năm sau thì chị Phát trở lại. Nét đẹp tuy vẫn còn trên gương mặt gầy yếu, vài nét nhăn trên khóe mắt vầng đen có lẽ vì thiếu ngủ. Tôi đón chị tại công trại sau khi ban quản giáo cho phép đưa chị đi thăm mộ Phát. Con đường dẩn đến sườn đồi tuy gần nhưng lúc như xa vạn dặm. Một tay tôi dìu chị khập khửng bước lên dốc đồi, tay kia thì xách giỏ cho chị. Trong giỏ chỉ vỏn vẹn mấy cây đèn cầy, bó nhang và trái cây. Tôi lén nhìn sang chị, khuôn mặt chị lúc ấy rất nghiêm nghị lẫn suy tư như đang nghĩ một chuyện gì rất mông lung, xa vời.

    Khi đến mộ Phát, tôi cố dọn sạch mấy đám cỏ hoang chung quanh, mấy tháng không người chăm sóc nên cỏ mọc um tùm. Tôi phải vất và hơn 15 phút mới tạm ổn, có chổ cho chị bày nhang đèn hoa quả ra cúng. Tôi bước xuống chân đồi, cố tình để chị có những giây phút riêng tư với Phát. Tôi giữ khoảng cách rất xa, gần cuối chân đồi nhưng tôi vẫn nghe những tiếng khóc nỉ non, âm ỉ những thương nhớ. Dư âm của nó cứ tan đi rồi cuộn lại giữa vùng đồi hoang dại. Lúc não nề ai oán, lúc chùng xuống, dài thê lương. Tôi lén nhìn về hướng chị, tóc chị xõa xuống ngang vai, quì bên ngôi mộ. Vài cơn gió thổi qua đám lao sậy đưa mùi nhang thoảng qua đám cỏ vô tri. Ngôi mộ từ lâu bị bỏ hoang, nay có người dọn dẹp, lung linh ngọn nến vàng cùng nén nhang đang cháy với những đợt khói vòng lên, lan tỏa, quyện lại, chợt biến, chợt tan. Linh hồn Phát nằm dưới đáy mộ như đã an phận nay như sống lại, dật dờ với cỏ cây.

    Tôi không dám động đậy, không dám nhúc nhíc, không dám ho cho dù lồng ngực tôi nặng , con tim tôi như bị đè nén, bóp chặt. Chị khóc, khóc chán rồi kể lể như thủ thỉ, nỉ non lời yêu đương, ngọt ngào tình vợ chồng. Như sầu muộn khi đang bơ vơ với cuộc đời lam lụ, như phẩn nộ cho những bất công vây phủ cưộc đời. Tôi muốn quay mình chạy trốn nhưng chân tôi như chôn cứng trên đám cỏ dại, có cái gì như thôi thúc tôi ở lại dể chiêm ngưỡng tình yêu tuyệt vời của chị dành cho Phát. Chị bỗng đứng phắt dậy, vuốt lại quần áo thãng thớm. Với đôi mắt ráo hoảnh, chị nhìn thẵng vào mộ bia, xong quì xuống lạy và lâm râm khấn vái. Tôi không nghe rõ được lời chị khấn nhưng với cử chỉ của chị, tôi biết chị đã đi đến một quyết định. Một tay chị gom lại bờ tóc xõa, tay kia chị nâng cây kéo đã thủ sẳn trong giỏ. Lọn tóc đen của chị được cắt ngọt theo cánh tay tuy yếu mềm nhưng có đầy đũ nghị lưc. Hai tay chị đỡ lọn tóc lên ngang mặt, lạy trước ngôi mộ Phát rồi dặt lọn tóc lên mộ bia. Chị không còn khóc nữa, tôi chỉ thấy đôi mắt chị nhìn thẵng vào khoảng không như chới với. Chị quay ngang và bước những bước chân lảo đảo xuống chân đồi. Thẫn thờ, lòng tôi vỡ toang từng mảnh vụn. Tôi muốn chạy theo dìu chị, an ủi chị nhưng tôi không biết phải làm sao. Tôi chỉ thấy chung quanh vắng lặng đến rùng rợn, đến rã rời. Tôi không nhúc nhíc với cõi lòng trĩu nặng, chìm đắm trong im lặng vô cùng. Làm sao tôi có thể an ủi chị khi cả chính tôi còn không thể nào tự an ủi lấy chính mình.

    Tôi ngồi phịch xuống tảng đá bên đường ôm mặt khóc nức nở.

    New York
    Thu 2008
    sigpic

  • #2
    Thanks, Cửu Long.
    HK rất thông cảm những hoàn cảnh như vậy, vì daddy của HK cũng mất trong trại cải tạo. Ngày mom của HK lên đó để cúng thì chỉ đi 1 mình , không dẫn ai trong mấy anh em của HK. Mom HK rất ít khóc khi nghe tin daddy mất, nhưng lúc nào cũng hiện 1 nỗi buồn. Ngày gia đình HK chuẩn bị đi sang Mỹ, chỉ mình mom và dượng Úc đi lên bóc mộ, và đem vào chùa. Ngày daddy của HK vào trại cải tạo , lúc đó mom chỉ hơn 30 tuổi (khoảng 33 thì phải) và sống nuôi mấy anh em HK đến bây giờ. Có những vấn đề HK vẫn chưa hiểu được mom, vì lúc nào cũng giữ kín trong lòng.
    "Life is like a river, let it flow.
    Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."

    Comment


    • #3
      To: Cưu Long
      Cám ơn câu chuyện kể cảm động của huynh.

      To: HK
      Gi nghĩ, vì mẹ của HK không muốn con mình chứng kiến những cảnh đó. Chúng có thể làm đau đớn, tổn thương cho con mình. Chỉ một mình bà ấy chịu, chịu đau đớn 1 mình suốt quãng đời còn lại mà thôi. Đúng là phụ nữ chịu thương chịu khó. Suốt một đời chỉ sống vì chồng vì con Ngưỡng mộ mẹ của HK quá.
      Don't make friends who are comfortable to be with. Make friends who will force you to lever yourself up

      Comment


      • #4
        Câu chuyện rất cảm động, lời văn da diết lòng người đọc, dù cua là thế hệ sau chưa thể hiểu hết được thế nào là "tù cải tạo" thế nào là sự hy sinh ... nhưng khi đọc trang nhật ký trên cũng cảm nhận được phần nào. Cua xin chia sẻ với tiền bối Cửu Long
        "Money is the root of all evil"

        Comment


        • #5
          Đọc bài viết của anh CL làm Bụi cảm động vô cùng & tưởng tượng được câu chuyện & hình ảnh của người đàn bà đó ra sao ... thấy thật thương & feel được 1 sự chịu đựng , 1 sức sống mãnh liệt trong thân phận người phụ nữ VN trong thời đó ... Bụi rất cảm phục ... cũng như mommy của sư phọ chẳng hạn ... nhiều khi những gì giấu kín trong lòng thì sẽ hong bao giờ phai nhoài & quên được cho dù mai này & về sau ... đó là bản lãnh của 1 người đàn bà đáng kính phục ... nhất là những người vợ lính thời đó ... hy sinh & chịu đựng ... hong hiểu sao Bụi lại thấy trong thời loạn thì tình nghĩa nó sâu nặng & đậm đà hơn là thời bi chừ ... hong lẽ tình yêu trong hoàn cảnh khốn khỗ hơn thì mới thấy được chân tình ... thanks anh CL sư phọ , give a to your mom 4 me

          Comment


          • #6
            chiến tranh và hệ luỵ chiến tranh luôn tạo ra những tan tóc cho hai bên thắng và bại, buồn nhỉ.........


            Ngày xưa cầm kiếm giữa đường
            Ngày nay thất thế, cúng dường bằng hoa
            Tương lai nào dám nghĩ xa
            xem ra cũng chỉ, bóng ma bên đường





            Comment


            • #7
              Mẹ Bóng thì ngược lại, không cắt tóc thề mà lại để suối tóc dài cho đến bây giờ không bao giờ cắt dù đã mấy chục năm qua...cũng không có lấy một giọt nước mắt khi nghe tin mà chỉ đánh rơi đôi thùng gánh nước lúc nào không hay biết...

              Comment

              Working...
              X