Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Lời Nói Mỉa Trong Tiếng Việt

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Lời Nói Mỉa Trong Tiếng Việt

    Là người Việt Nam, chắc chúng ta ai cũng đã một lần nói mỉa, hoặc chí ít cũng đã từng được nghe người khác nói mỉa. Công bằng mà nói, khi nghe nói mỉa, có lúc chúng ta thấy khó chịu nhưng cũng có lúc ta lại thấy hay hay. Tuy nhiên, đã có mấy ai hỏi rằng : vì sao nói mỉa là cách sử dụng ngôn ngữ không có vẻ "chính quy" lắm lại vẫn có thể tồn tại từ lâu đời trong kho tàng ngôn ngữ của người Việt và còn lưu giữ được cho đến tận ngày nay ?

    Thường thường, nói mỉa được hiểu là một phương thức ngôn ngữ đặc biệt dùng để diễn đạt sự đánh giá "chênh" đi, thậm chí có khi còn ngược lại so với sự thật cần đánh giá. Chính vì thế ngôn ngữ ở đây bao giờ cũng mang sắc thái biểu cảm rõ nét, và thường là thái quá. Người ta thường nhận được những câu quá khen, hoặc chê thậm tệ; hoặc cũng có khi lẽ ra phải khen thì lại chê, phải chê thì lại khen; và đặc biệt lại có cả những câu tưởng chừng phi lý.

    Là một phương thức ngôn ngữ đặc biệt, nói mỉa có những hình thức riêng để nhận ra. Trong khẩu ngữ, nói mỉa thường thể hiện bằng sự kéo dài hay nhấn mạnh giọng nói. Đôi khi có kèm theo cả sự thay đổi nét mặt, cử chỉ, dáng điệu... ở người nói. Người nghe thường nhận ngay ra cái dáng vẻ của ngôn ngữ mỉa mai, giễu cợt. Có thể nói, ở đây ta thường bắt gặp cả hai phương thức sử dụng ngôn ngữ được coi là đối lập nhau. Đó là: lối dùng nhã ngữ kết hợp với ngoa ngữ. Ngay trong khi nói quá lên, làm cho người nghe khó tin, ta cũng thấy có sự kết hợp nhã ngữ với ngoa ngữ. Khó mà có thể tách ra đâu là nhã ngữ, đâu là ngoa ngữ. Cũng là "đẹp" nhưng sao lại phải nói "Đẹp như tiên giáng trần"; khen một ai đó tài ba, người ta nói "khen phò mã tốt áo", khiến cho người được khen không hiểu rằng đó có phải là lời khen không. Có khi người ta vờ dùng nhã ngữ nhưng thực chất là nói ngoa với dụng ý mỉa mai, giễu cợt: "Cảm ơn tiên sinh, tiên sinh cứ dạy quá lời!" trong khi người nghe biết rằng mình ch­a bao giờ là "tiên sinh" cả và thực sự chẳng xứng với lời khen tí nào.

    Khi miêu tả tính cách một người nào đó với ý mỉa mai trào phúng, người Việt thường sử dụng triệt để các thành ngữ, tục ngữ mang sắc thái biểu cảm mạnh : "Chó ngáp phải ruồi", "mèo mù vớ cá rán", "trơn lông đỏ da", "mèo mả gà đồng", "được đằng chân lân đằng đầu", "chó có váy lĩnh"...

    Có lúc thề thốt, hứa hẹn thì người ta không ngần ngại đưa ra những điều phi lý để làm điều kiện. Cách sử dụng ngôn ngữ như thế này khiến cho chúng ta cảm thấy sự mỉa mai lên đến nước ngoa ngoắt. Ta thường nghe : "Em mà nói dối thì em chết", "Nó mà thi đỗ thì tôi đi đầu xuống đất".. Đành rằng, nghĩa của các câu này thường cũng dễ hiểu vì chúng được giải thích bằng một quy tắc đơn giản của logic, đó là: Trong thực tế "em không chết" suy ra "em không nói dối", "tôi không thể đi đầu xuống đất" suy ra "nó không thể thi đỗ"... nhưng ng­ời ta vẫn thích cách sử dụng này vì nó thú vị hơn và hiệu quả hơn so với cách phủ định thông thường. Quả là, khả năng dùng ngôn ngữ để phủ định của người xưa thật tài tình.

    Bằng các biện pháp ngôn ngữ đơn giản, lối nói mỉa có hai tác dụng mà hình thức bên ngoài "có vẻ" như trái ngược nhau.

    Một là, trách móc, mắng mỏ, thậm chí giễu cợt (theo chiều hướng phê phán).

    Hai là, khích cho người có khuyết điểm tự ái mà sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ (theo chiều hướng tích cực).

    Mỉa để phê phán thì dễ hiểu. Còn mỉa để khích lệ thì dường như khó chấp nhận. Lúc còn nhỏ, có lần tôi được nghe nói đến việc người xưa thường dùng phương pháp "khích tướng"; rồi sau này lại nghe nói "khiển tướng không bằng khích tướng". Dần dà, kiểm nghiệm qua cuộc sống, tôi nhận ra rằng "khích" là một trong những biện pháp giáo dục hữu hiệu mà không phải vô cớ người xưa đã trọng dụng. Tuy nhiên, trong sử dụng ngôn ngữ, biện pháp này chỉ nên dùng một cách chừng mực, không nên thái quá và lạm dụng. Chúng ta đã từng được biết đến lối nói ngoa như một phương thức đi sâu vào bản chất sự vật, khắc họa rõ nét sự vật. Nó không chỉ nêu mặt tích cực mà còn chỉ ra mặt tiêu cực của sự vật nữa. Thế nhưng, nói ngoa lại không có ý "khiển" và "khích". Còn trong lối nói mỉa, dân gian ta đã kết hợp "khiển" và "khích" một cách hài hòa, khó có thể tách biệt đâu là "khiển", đâu là "khích".

    Xem xét nguyên nhân của hiện tượng nói mỉa, chúng ta cần chú ý tới góc độ tâm lý của người Việt trong giao tiếp. Nét nổi bật dễ nhận thấy là tính ngại giao tiếp chính thức, trực diện của người Việt khi phải phê phán một ai đó. Người ta thích không dễ "chê vỗ vào mặt" nhau, mà dùng phương thức vòng vo, chiến thuật "vu hồi" tạo cảm giác chê mà như không chê, nhẹ nhàng như nói chơi vậy.

    Với sự kết hợp cả hai ý nghĩa "khiển" và "khích" một cách có hiệu quả, nói mỉa đã trở thành một phương thức sử dụng ngôn ngữ mang bản sắc dân tộc rõ nét. Có lẽ đó cũng chính là lý do để cho hiện tượng ngôn ngữ tưởng chừng như "phi chính quy" này lại có ý nghĩa thật "chính quy" và có một chỗ đứng vững chắc trong hoạt động ngôn ngữ của người Việt chúng ta.

    ST !
    ** Đừng khi nào cười kẻ đau khổ và đôi khi nên đau khổ với kẻ đã cười.

    ** Khi người ta nói xấu bạn , nếu đúng bạn hãy sửa mình. Nếu sai bạn hãy mỉm cười.

    ** Khi thất bại nên soi gương để đừng nhăn nhó. Khi thành công càng nên soi gương để thấy bản mặt hợm hĩnh.
Working...
X