Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá, thà như giọt mưa khô trên tượng đá
...có còn hơn không, có còn hơn không
Người từ trăm năm về như dao nhọn, người từ trăm năm về như dao nhọn ...
dao vết ngọt đâm ta chết trầm ngâm
dòng máu chưa kịp tràn, dòng máu chưa kịp tràn ...”
Đầu thập niên đầu 70, những bài hát tình của Phạm Duy, phổ từ thơ của Nguyễn Tất Nhiên, đã được tiếng hát ngọt ngào của Duy Quang đưa vào lòng người, nhất là các thanh thiếu niên, những người trẻ sống giữa chiến tranh, nhưng vẫn yêu đời, và ... yêu nhau . Yêu nhiều hơn nữa, vì giữa những pháo đạn, những triết lý, chính trị, bàn cãi của người lớn, những đêm đi từ lớp học thêm Anh Ngữ này, đến lớp học thêm Lý Hóa nọ, và những tối thức khuya với chồng bài vở, thi cử, thì âm nhạc là niềm vui, làm đời sống đỡ căng thẳng, để giới trẻ tạm quên chiến tranh.
Đối với những người sống vào thời ấy, những hình ảnh tình yêu của các chàng và nàng học sinh đã được in đậm, ăn sâu đến mấy mươi năm sau, không những thế, thiết nghĩ chẳng lộng ngôn tí nào, khi bảo rằng những hình ảnh đó đi thẳng vào văn chương Việt Nam. Đó là cảnh anh học sinh “lính quýnh giữa sân trường trao thư...”, cho cô nàng, “tóc thắt bím, nuôi dưỡng thơ ngây”, và nhất là ... cô em Bắc Kỳ nho nhỏ, đạp xe qua phố:
"Này cô em tóc demi garcon
Chiều hôm nay xuống đường đón gió,
Cô có tình cờ, nhìn thấy anh không?"
Cô Bắc Kỳ nho nhỏ, cô nàng mới lớn xinh xinh, hơi chút kiêu kỳ vì được các anh hàng xóm hay các chàng trường "con trai" theo đuổi .... Đôi lúc cô hơi chanh chua, ngoe ngoảy, không hiền dịu bằng hình ảnh cô gái tóc thề, nấp dưới nón bài thơ ngày xưa. Cô tân thời hơn, líu lo dạo phố cuối tuần cùng đám bạn, nhưng không kém phần duyên dáng, cô là cô gái mới lớn ngây thơ, yêu đời và đi chân sáo vào tình yêu.
“Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ.
Này cô em mắt trời bao dung,
Nhìn anh đi hãy nhìn cho rõ,
trước khi nhìn đám đông, trước khi vào đám đông ..."
Quên làm sao được giọng hát trầm ấm của Duy Quang, đaị diện cho các chàng trai cùng thế hệ, tỏ tình cùng các cô em gái dễ thương, còn ngâm ô mai và hay hờn.
“Cô Bắc Kỳ nho nhỏ”, “Em hiền như ma Soeur”, những bản hát diễn tả những mối tình đầu đời, còn vụng về, còn lấm màu mực tím của các chàng, nàng học sinh, sinh viên tạm quên mọi việc để mà yêu nhau. Những đón đưa, những chiều tan trường, qua con đường lá me bay, và những ngày mưa, với chiếc xe cổ lỗ xĩ:
“Đưa em về dưới mưa, chiếc xe lăn dốc già
Đưa em về dưới mưa, áo em bùn lưa thưa"
Sao chàng Nguyễn Tất Nhiên lại nhìn ra là em hiền như ma-soeur nhỉ. Thật sự ai đã từng học trường các Ma soeur rồi thì không đồng ý đâu! Các soeur nghiêm lắm, sáng nào cũng đứng trước cõng, cầm cây thước, đón học sinh. Cây thước là để đo độ ngắn của váy. Váy quá ngắn là bị điệu lên văn phòng cảnh cáo! (Các soeurs cũng khôn lắm, đuổi cô học sinh theo mốt về, thì cô nàng có cớ cúp cua, cho nên thường chỉ bị kêu lên văn phòng nghe giảng morale thôi). Sau này thì các soeurs “ma-lanh” hơn, hình phạt cho cô nàng thích theo mốt, là phải bận chiếc váy dài, rộng thùng thình của soeur đi vòng vòng trong sân trường. Bận một lần là tởn tới già, váy rộng, dài, coi chướng vô cùng, còn gì là dân chơi nữa! Các soeurs mà thấy các anh léo hánh đứng trước cửa trường là các soeur đuổi thẳng tay à. Thế là có anh tự nhiên ngoan hẳn, dành chở cô em ruột chanh chua đi học, để có cớ đứng trước cổng trường con gái! Có những anh thì "mặc dày", soeur đuổi đàng này, một chóc lại thấy anh xuất hiện đàng khác rồi. Các soeur cũng không thích học sinh ăn quà và đi học hơi trễ một chút là biết tay với các soeurs ngay. Thế mà ông Nguyễn Tất Nhiên bảo các soeurs hiền!!!
Tuy các soeurs và bố mẹ canh kỹ vậy, nhưng tình yêu thắng thế tất cả. Bởi vì anh lẽo đẽo theo lâu quá mà. Cho nên mối tình kéo dài tới hai năm:
“Hai năm tình lận đận, hai đứa cùng xanh xao
Hai năm trời mùa lạnh, cùng thở dài như nhau
Hai năm tình lận đận, hai đứa cùng hư hao
Hai năm tình lận đận, hai đứa đành xa nhau... “
Xa cách trong thời chiến hiển nhiên quá. Một kỳ thi không nắm vững là thấy Tương Lai hụt hẫn, không nằm trong tầm tay. Bốn năm đaị học coi như được thay bằng một bước vào đời xa lạ, khốc liệt.
"Người từ trăm năm về qua trường Luật
Người từ trăm năm về qua trường Luật
...Ta hỏng Tú Tài ta hụt tình yêu,
Thi hỏng mất rồi ta đợi ngày đi
Đau lòng ta muốn khóc, đau lòng ta muốn khóc "
Sao lại là người từ trăm năm nhỉ? Có lẽ người thời nào cũng thế thôi, bước đầu đời hỏng làm ông Tú đời nay cũng đau như ông Tú trăm năm về trước!
Thế đó, sự kết hợp của Phạm Duy và Nguyễn Tất Nhiên được giới trẻ đón nhận một cách nồng nàn, hiển nhiên như đời sống, như thời cuộc! Không phải là một hiện tượng, mà là những lời thốt ra tự nhiên từ giới trẻ, sống trong một thời đại mà tương lai không do mình định đoạt, tương lai nằm ngoài tầm tay với. Với tiếng hát ngọt ngào, trẻ trung, có âm hưởng vui, Duy Quang thật thích hợp với những bài hát này. Không hẹn mà nên, người con đầu của Bố Già Phạm Duy đã diễn đạt được tư tưởng và dòng nhạc tình của ông, giọng nhạc tình dành riêng cho giới sinh viên, học sinh. Duy Quang hát rất thoải mái, ngọt ngào, không trau chuốt, tựa như tiếng hát của chàng học sinh trong sân trường, ấm, nồng, gần gủi, thân quen.
“Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa
phất phơ đời sương gió, hồn mình gần nhau chưa? "
Lời tình tự của đôi trẻ, tình yêu đầu đời không có đoạn kết, nhẹ nhàng, buồn mơ màng như khói sương, như làn mưa bay trong thành phố, như hạt bụi li ti lấm vào áo nàng, như chiếc xe cũ kỹ của chàng.
Thời đó, Phạm Duy không chỉ có những bản tình ca phổ từ thơ Nguyễn Tất Nhiên, ông còn có “Con Qùy Lạy Chúa Trên Trời”, thơ Kim Tuấn, “Con Đường Tình Ta Đi " hay “Trả Lại Em Yêu” , để ghi dấu những mối tình học trò trên những con đường không tên, những ngày gặp trong quán nhỏ, uống nước chanh, nước dừa và môi em "ngọt".
“Trả lại em yêu con đường học trò
Những ngày Thủ Đô tưng bừng phố xá
Chủ nhật uyên ương, hẹn hò đây đó
Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt"
Qua nghìn lời hát, tất nhiên Nhạc Sĩ Phạm Duy đã có những lời ca bóng bảy hơn nhiều để tả những mối tình của Thủ Đô chiều Thứ Bảy, sáng Chủ Nhật, phố xá tưng bừng, nhưng những những dòng thơ của anh thi sĩ trẻ Nguyễn Tất Nhiên, mới thực sự là tiếng nói của giới trẻ, là những dòng tâm tình thoảng một chút bất cần đời, hoang dại, bụi bặm, ngây thơ, không toan tính gì với tương lai.
Cám ơn “cái đầu trẻ” của Bố Già đã nhìn thấy những dòng nhạc nhảy múa trên những câu thơ của anh chàng học trò thi sĩ. Những bài hát này mãi mãi ghi dấu một quãng đời những tưởng khô khan, buồn nản, vì chiến tranh, bom đạn, nhưng sự thật đã là một thời của một giới trẻ lớn lên vẫn thấy đời thơ mộng, lãng mạn, đáng yêu. Trong cái lãng mạn ấy có một chút vị đắng, xót xa của bấp bênh, để đi đến một ý nghĩ: “Thà như giọt mưa bay lất phất trong thành phố, vỡ trên tượng đa, có còn hơn không ù .. . Mặc thời cuộc, người thanh niên vẫn đưa tay hái trái táo, nếm vị tình yêu. Tình yêu hiện diện trong bất cứ hoàn cảnh nào, có mãnh lực đặc biệt, làm mờ đi nỗi lo lắng, buồn khổ, thời sự chung quanh.
Ôi! những bài hát đã đóng góp cho nhạc Tình Việt Nam, thời Nhạc Vàng có một không hai trong lịch sử Âm nhạc Việt Nam, nhạc của thời lớn lên trong khói đạn nhưng vẫn đầy chất lãng mạn, thơ mộng qua muôn nghìn lời ca, điệu hát.
Minh-Thanh
...có còn hơn không, có còn hơn không
Người từ trăm năm về như dao nhọn, người từ trăm năm về như dao nhọn ...
dao vết ngọt đâm ta chết trầm ngâm
dòng máu chưa kịp tràn, dòng máu chưa kịp tràn ...”
Đầu thập niên đầu 70, những bài hát tình của Phạm Duy, phổ từ thơ của Nguyễn Tất Nhiên, đã được tiếng hát ngọt ngào của Duy Quang đưa vào lòng người, nhất là các thanh thiếu niên, những người trẻ sống giữa chiến tranh, nhưng vẫn yêu đời, và ... yêu nhau . Yêu nhiều hơn nữa, vì giữa những pháo đạn, những triết lý, chính trị, bàn cãi của người lớn, những đêm đi từ lớp học thêm Anh Ngữ này, đến lớp học thêm Lý Hóa nọ, và những tối thức khuya với chồng bài vở, thi cử, thì âm nhạc là niềm vui, làm đời sống đỡ căng thẳng, để giới trẻ tạm quên chiến tranh.
Đối với những người sống vào thời ấy, những hình ảnh tình yêu của các chàng và nàng học sinh đã được in đậm, ăn sâu đến mấy mươi năm sau, không những thế, thiết nghĩ chẳng lộng ngôn tí nào, khi bảo rằng những hình ảnh đó đi thẳng vào văn chương Việt Nam. Đó là cảnh anh học sinh “lính quýnh giữa sân trường trao thư...”, cho cô nàng, “tóc thắt bím, nuôi dưỡng thơ ngây”, và nhất là ... cô em Bắc Kỳ nho nhỏ, đạp xe qua phố:
"Này cô em tóc demi garcon
Chiều hôm nay xuống đường đón gió,
Cô có tình cờ, nhìn thấy anh không?"
Cô Bắc Kỳ nho nhỏ, cô nàng mới lớn xinh xinh, hơi chút kiêu kỳ vì được các anh hàng xóm hay các chàng trường "con trai" theo đuổi .... Đôi lúc cô hơi chanh chua, ngoe ngoảy, không hiền dịu bằng hình ảnh cô gái tóc thề, nấp dưới nón bài thơ ngày xưa. Cô tân thời hơn, líu lo dạo phố cuối tuần cùng đám bạn, nhưng không kém phần duyên dáng, cô là cô gái mới lớn ngây thơ, yêu đời và đi chân sáo vào tình yêu.
“Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ.
Này cô em mắt trời bao dung,
Nhìn anh đi hãy nhìn cho rõ,
trước khi nhìn đám đông, trước khi vào đám đông ..."
Quên làm sao được giọng hát trầm ấm của Duy Quang, đaị diện cho các chàng trai cùng thế hệ, tỏ tình cùng các cô em gái dễ thương, còn ngâm ô mai và hay hờn.
“Cô Bắc Kỳ nho nhỏ”, “Em hiền như ma Soeur”, những bản hát diễn tả những mối tình đầu đời, còn vụng về, còn lấm màu mực tím của các chàng, nàng học sinh, sinh viên tạm quên mọi việc để mà yêu nhau. Những đón đưa, những chiều tan trường, qua con đường lá me bay, và những ngày mưa, với chiếc xe cổ lỗ xĩ:
“Đưa em về dưới mưa, chiếc xe lăn dốc già
Đưa em về dưới mưa, áo em bùn lưa thưa"
Sao chàng Nguyễn Tất Nhiên lại nhìn ra là em hiền như ma-soeur nhỉ. Thật sự ai đã từng học trường các Ma soeur rồi thì không đồng ý đâu! Các soeur nghiêm lắm, sáng nào cũng đứng trước cõng, cầm cây thước, đón học sinh. Cây thước là để đo độ ngắn của váy. Váy quá ngắn là bị điệu lên văn phòng cảnh cáo! (Các soeurs cũng khôn lắm, đuổi cô học sinh theo mốt về, thì cô nàng có cớ cúp cua, cho nên thường chỉ bị kêu lên văn phòng nghe giảng morale thôi). Sau này thì các soeurs “ma-lanh” hơn, hình phạt cho cô nàng thích theo mốt, là phải bận chiếc váy dài, rộng thùng thình của soeur đi vòng vòng trong sân trường. Bận một lần là tởn tới già, váy rộng, dài, coi chướng vô cùng, còn gì là dân chơi nữa! Các soeurs mà thấy các anh léo hánh đứng trước cửa trường là các soeur đuổi thẳng tay à. Thế là có anh tự nhiên ngoan hẳn, dành chở cô em ruột chanh chua đi học, để có cớ đứng trước cổng trường con gái! Có những anh thì "mặc dày", soeur đuổi đàng này, một chóc lại thấy anh xuất hiện đàng khác rồi. Các soeur cũng không thích học sinh ăn quà và đi học hơi trễ một chút là biết tay với các soeurs ngay. Thế mà ông Nguyễn Tất Nhiên bảo các soeurs hiền!!!
Tuy các soeurs và bố mẹ canh kỹ vậy, nhưng tình yêu thắng thế tất cả. Bởi vì anh lẽo đẽo theo lâu quá mà. Cho nên mối tình kéo dài tới hai năm:
“Hai năm tình lận đận, hai đứa cùng xanh xao
Hai năm trời mùa lạnh, cùng thở dài như nhau
Hai năm tình lận đận, hai đứa cùng hư hao
Hai năm tình lận đận, hai đứa đành xa nhau... “
Xa cách trong thời chiến hiển nhiên quá. Một kỳ thi không nắm vững là thấy Tương Lai hụt hẫn, không nằm trong tầm tay. Bốn năm đaị học coi như được thay bằng một bước vào đời xa lạ, khốc liệt.
"Người từ trăm năm về qua trường Luật
Người từ trăm năm về qua trường Luật
...Ta hỏng Tú Tài ta hụt tình yêu,
Thi hỏng mất rồi ta đợi ngày đi
Đau lòng ta muốn khóc, đau lòng ta muốn khóc "
Sao lại là người từ trăm năm nhỉ? Có lẽ người thời nào cũng thế thôi, bước đầu đời hỏng làm ông Tú đời nay cũng đau như ông Tú trăm năm về trước!
Thế đó, sự kết hợp của Phạm Duy và Nguyễn Tất Nhiên được giới trẻ đón nhận một cách nồng nàn, hiển nhiên như đời sống, như thời cuộc! Không phải là một hiện tượng, mà là những lời thốt ra tự nhiên từ giới trẻ, sống trong một thời đại mà tương lai không do mình định đoạt, tương lai nằm ngoài tầm tay với. Với tiếng hát ngọt ngào, trẻ trung, có âm hưởng vui, Duy Quang thật thích hợp với những bài hát này. Không hẹn mà nên, người con đầu của Bố Già Phạm Duy đã diễn đạt được tư tưởng và dòng nhạc tình của ông, giọng nhạc tình dành riêng cho giới sinh viên, học sinh. Duy Quang hát rất thoải mái, ngọt ngào, không trau chuốt, tựa như tiếng hát của chàng học sinh trong sân trường, ấm, nồng, gần gủi, thân quen.
“Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa
phất phơ đời sương gió, hồn mình gần nhau chưa? "
Lời tình tự của đôi trẻ, tình yêu đầu đời không có đoạn kết, nhẹ nhàng, buồn mơ màng như khói sương, như làn mưa bay trong thành phố, như hạt bụi li ti lấm vào áo nàng, như chiếc xe cũ kỹ của chàng.
Thời đó, Phạm Duy không chỉ có những bản tình ca phổ từ thơ Nguyễn Tất Nhiên, ông còn có “Con Qùy Lạy Chúa Trên Trời”, thơ Kim Tuấn, “Con Đường Tình Ta Đi " hay “Trả Lại Em Yêu” , để ghi dấu những mối tình học trò trên những con đường không tên, những ngày gặp trong quán nhỏ, uống nước chanh, nước dừa và môi em "ngọt".
“Trả lại em yêu con đường học trò
Những ngày Thủ Đô tưng bừng phố xá
Chủ nhật uyên ương, hẹn hò đây đó
Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt"
Qua nghìn lời hát, tất nhiên Nhạc Sĩ Phạm Duy đã có những lời ca bóng bảy hơn nhiều để tả những mối tình của Thủ Đô chiều Thứ Bảy, sáng Chủ Nhật, phố xá tưng bừng, nhưng những những dòng thơ của anh thi sĩ trẻ Nguyễn Tất Nhiên, mới thực sự là tiếng nói của giới trẻ, là những dòng tâm tình thoảng một chút bất cần đời, hoang dại, bụi bặm, ngây thơ, không toan tính gì với tương lai.
Cám ơn “cái đầu trẻ” của Bố Già đã nhìn thấy những dòng nhạc nhảy múa trên những câu thơ của anh chàng học trò thi sĩ. Những bài hát này mãi mãi ghi dấu một quãng đời những tưởng khô khan, buồn nản, vì chiến tranh, bom đạn, nhưng sự thật đã là một thời của một giới trẻ lớn lên vẫn thấy đời thơ mộng, lãng mạn, đáng yêu. Trong cái lãng mạn ấy có một chút vị đắng, xót xa của bấp bênh, để đi đến một ý nghĩ: “Thà như giọt mưa bay lất phất trong thành phố, vỡ trên tượng đa, có còn hơn không ù .. . Mặc thời cuộc, người thanh niên vẫn đưa tay hái trái táo, nếm vị tình yêu. Tình yêu hiện diện trong bất cứ hoàn cảnh nào, có mãnh lực đặc biệt, làm mờ đi nỗi lo lắng, buồn khổ, thời sự chung quanh.
Ôi! những bài hát đã đóng góp cho nhạc Tình Việt Nam, thời Nhạc Vàng có một không hai trong lịch sử Âm nhạc Việt Nam, nhạc của thời lớn lên trong khói đạn nhưng vẫn đầy chất lãng mạn, thơ mộng qua muôn nghìn lời ca, điệu hát.
Minh-Thanh
Comment