Sầu Thu: ý Cúc tình Thơ
Hải Đà - Vương Ngọc Long
tranh Dương Bích Liên - Cô Gái và Hoa Cúc Vàng
Sầu thu ý cúc riêng mang
Hoàng hoa pha nắng thêu vàng áo em
Thu đi bước nhẹ chân mềm
Gió mơn man lá dịu êm khúc tình
Hoa là ngôn ngữ chân thành nhất của tình yêu, hoa vô tư bộc lộ những nỗi niềm thầm kín,thăm thẳm từ đáy con tim chân chính, khi ngôn từ đã không diễn tả được nỗi lòng tha thiết thì hoa sẽ thốt thành lời (When words escape, flowers speak- Bruce W. Currie ), hoa sẽ nói hộ những gì mà tình nhân khó nói ... Đời người như một bông hoa mà tình yêu như mật ngọt nhựa sống tuôn tràn (Life is the flower for which love is the honey-Victor Hugo). Hoa là những biểu tượng đặc trưng của thiên nhiên ban cho con người, đó là tình yêu của tạo hóa dành cho chúng ta trong đời sống (Flowers are the beautiful hieroglyphics of nature by which she indicates how much she loves us-Johann Von Goerthe). Hoa là đại sứ của tình yêu, hoa đã đem lại những thông điệp làm tươi mát tâm hồn.
Ngôn ngữ các loài hoa đã có từ ngàn xưa, được diễn đạt trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới . Mỗi loài hoa như muốn biểu tượng một ý tình, một nỗi niềm riêng mang ... khi nhịp đập con tim biết ngân vang ngàn cung điệu .
Mỗi một con người có niềm vui, sở thích riêng về một loài hoa nào đó . Người xưa có Lâm Bô với hoa mai, Khuất Nguyên với hoa lan, Thôi Hộ với hoa đào, và Đào Tiềm với hoa cúc như người bạn tâm giao tri kỷ . Một Cao Bá Quát thì "Nhất sinh đê thủ bái mai hoa" (cả đời chỉ cúi mình trước hoa mai), hoặc một thi sĩ tây phương nào đó chỉ xin được làm hoa cúc trắng "I'd choose to be a daisy" :
I'd choose to be a daisy
If I might be a flower
Closing my petals softly
At twilight's quiet hour
And waking in the morning
When fall the early dew
To welcome Heaven's bright sunshine
And Heaven's bright tear-drops too.
Anonymous Author
Nếu tôi hóa kiếp đời hoa
Xin làm cúc trắng thướt tha dịu mềm
Trầm tư cảnh vắng chiều êm
Dịu dàng khép cánh màn đêm thẫn thờ
Vầng dương chợt động cơn mơ
Ánh mai hé mở như chờ đợi hoa
Lung linh những hạt sương sa
Cùng tia nắng mới chan hòa niềm vui
Bỗng dưng xao xuyến ngậm ngùi
Hồn hoa thổn thức khung trời lệ rơi...
Xin được làm cúc trắng (Hải Đà phỏng dịch)
Hoa Cúc trắng là loài hoa nhận được nhiều sự chiêm ngưỡng của các nhà thơ. Theo truyền thuyết, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides, một trong các nữ thần chăm sóc các khu rừng. Một hôm, khi Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào sự chú ý của Vertumrus, nam thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, chúa của loài hoa là Flora đã biến cô thành một đóa Cúc trắng. Có một nguồn gốc khác mang nhiều vẻ thần thoại hơn: Hoa Cúc trắng đã được gieo trồng lần đầu tiên trên ngôi mộ một hài nhi bởi những đôi tay mềm mại của các thiên thần nhỏ bé. Tên tiếng Anh của loài hoa này có nguồn gốc từ ngữ Saxon, có nghĩa là "con mắt ban ngày" (day's eye), có lẽ vì hoa nở vào lúc sáng sớm và khép lại vào lúc chiều tà. (Sưu Tầm)
Khi mùa hạ đã đi qua, lá thôi xanh, hoa hết thắm, mùa thu đến chơi vơi, lá tàn khô héo rụng, cành cây trơ trụi, khu vườn ảm đạm thê lương, chợt như bừng sức sống, khi những cụm hoa cúc vàng, nữ chúa của mùa thu (The autumn's queen Chrysanthemum) bắt đầu hé nhụy khai hoa "cúc hoa xoè cánh nở bung" …để tô điểm cho khung trời thu hiu hắt buồn :
As we watch the summer days depart
And the painted leaves in silence fall,
And the vines are dead upon the wall;
A dreamy sadness fills each heart,
Our garden seems a dreary place,
No brilliant flowers its borders grace,
Save in a sheltered nook apart,
Where gay beneath the autumn sun
Blooms our own Chrysanthemum.
Chrysanthemum (Hattie L. Knapp)
Lặng nhìn mùa hạ qua mau
Không gian quạnh vắng lá sầu nhẹ rơi
Cành nho héo rũ tường vôi
Trái tim mơ mộng chơi vơi nỗi buồn
Màu thê lương phủ kín vườn
Hoa thôi sắc thắm bờ mương hàng rào
Xa nơi xó xỉnh đồi cao
Trời thu rực rỡ vui chào ánh dương
Cúc hoa xoè cánh nở bung …
Hải Đà phỏng dịch
Yosa Buson, một thi sĩ Nhật Bản trong bài thơ HaiKu, đã phải thốt lên rằng:
Trước nhành hoa cúc trắng
Ngỡ ngàng cái kéo ngập ngừng thôi
Trong phút giây bất chợt
(vì không nỡ phải phủ phàng cắt rời hoa, bắt hoa phải lìa cành mãi mãi)
Before the white chrysanthemum
the scissors hesitate
a moment.
(by Yosa Buson)
Hoa cúc nở giữa vườn thu đã gợi muôn niềm thi hứng cho tao nhân mặc khách muôn phương trên thế giới . Thi sĩ Dora Read Goodale trong một ngày thu ấm, khi diễn tả loài hoa cúc có tên là "Asters", mà người ta thường gọi là hoa Cúc tây, hay là hoa sao, có tên gọi bắt nguồn từ chữ Hy Lạp "Aster", có nghĩa là ngôi sao. Người ta nói nó là tượng trưng cho sự "chín chắn" vì nó nở hoa vào đầu mùa thu khi mà đa số các loài hoa khác đã tàn. Cúc Tây được đem từ Trung Quốc vào châu Âu năm 1730 bởi một nhà truyền giáo người Pháp, và qua nhiều kỹ thuật cấy ghép khoa học tài tình, nên ngày nay loài hoa trắng như tuyết này đã rất phong phú và đa dạng chủng loại, nên Cúc tây mang thêm ý nghĩa cho "tình yêu muôn sắc muôn màu".
Hoa cúc là một thứ hoa gần gũi với người phương Đông. Người Việt Nam chúng ta, cũng như người Trung Quốc phần đông đều thích trồng hoa cúc. Nhắc đến hoa cúc trong Đường Thi là người ta nhớ đến thi sĩ Đào Tiềm đời Tấn "Tam kính tựu hoang, Tùng cúc do tồn (Đường ra lối nhỏ vườn hoang , Chen nhau tùng cúc xếp hàng đợi đây-HĐ)...Hoa Cúc biểu tượng cho tinh thần thanh cao của kẻ sĩ muốn lánh xa vòng tục lụy . Một loài hoa "diệp bất ly thân" (lá không rời khỏi cành dù tàn khô héo rũ). "Cúc ngạo hàn sương", cúc vẫn hiên ngang ngạo nghễ đâm hoa kết nhánh mặc cho sương tuyết lạnh giá bao trùm, mặc cho khí thời khắc nghiệt vây quanh, cúc vẫn mang nét điềm đạm ung dung, cúc vẫn vương mình đứng thẳng giữa phong trần, thách thức với bao nỗi đoạn trường gian truân của thế sự nhân tình: "Tiếu ngạo hàn sương phô cốt cách, Khai nhan diệu sắc kháng thu thâm-Hải Đà" (Sương gió dãi dầu hoa ngạo nghễ, Thu già thách thức sắc phô trương -HĐ)
"Theo tài liệu sưu tầm, có khoảng 130 loại hoa cúc. Cúc còn mang tên ra Tiết Hoa hay là Nữ Tiết. Cúc chờ lạnh đến mới nở, vùng nào lạnh sớm hoa sẽ nở sớm, lạnh muộn thì hoa nở muộn. Giống cúc vàng thích khí lạnh hơn hết. Ở những xứ ấm trời, hoa cỏ nở một cách tạo tác vô thời, chỉ riêng hoa Cúc là biết kỷ luật.
Hoa Cúc có mấy màu chính là vàng (hoàng), trắng (bạch), tím (tử) và hồng (cũng được gọi là hồng).Lại còn có những thứ tạp sắc, cánh trước một màu, đằng sau mang một màu khác hay là nửa bên trái và nửa bên phải khác nhau (Uyên Ương Cúc). Hoàng Cúc tức Cúc Vàng có đến 34 loại, vài giống quý có nhiều tên đẹp như: Kim Trân, Dạ Quang Châu, Lạc Hà Hoàng. Ngự Bào Hoàng, Trầm Hương Quản , Hoàng Kim Tháp, Hoàng Yến, Vạn Thọ, Kim Tiền v.v.." Mỗi loại hoa cúc khác nhau đã tự mang cho mình một ý nghĩa đặc trưng riêng của ngôn ngữ tình yêu, như
Hoa cúc trắng: ngây thơ và duyên dáng.
Hoa cúc tây: chín chắn, tình yêu muôn màu
Hoa cúc đại đoá: lạc quan trong nghịch cảnh
Hoa cúc tím (thạch thảo): nỗi lưu luyến khi chia tay.
Hoa cúc vàng: lòng kính yêu quý mến, nỗi hân hoan.
Hoa cúc vạn thọ: sự đau buồn, nỗi thất vọng
Hoa Cúc zinnia: nhớ đến bạn bè xa vắng
(Sưu Tầm)
Trồng hoa cúc là một thú vui tao nhã của các cụ ngày xưa. Nói đến hoa cúc là người ta thường nghĩ đến mùa Thu, hoa cúc và mùa thu có một một sự giao tình kỳ lạ .Thu vốn mang một ấn tượng buồn, chùng lắng tâm cảm của người, cúc đua nở trong mùa thu đã đem lại một sự vui tươi đổi mới cho cảnh tình . Thi sĩ Nguyễn Khuyến đặc biệt có tâm hồn mẫn cảm với mùa thu, như qua ba bài thơ Thu Vịnh, Thu Ẩm, Thu Điếu .Đặc biệt trong bài Thu vịnh, thi sĩ Nguyễn Khuyến cũng đã một lần nhắc nhở đến thi sĩ Đào Tiềm của Đường Thi, một người bạn tri kỷ của hoa cúc vàng "Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào! " :
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông chừng như khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào!
Thu Vịnh (Nguyễn Khuyến)
Trước cảnh sắc muôn chiều của mùa thu với lá vàng bay, với nước ao trong veo, với cảnh thanh tịnh, Nguyễn Khuyến cũng đã thường nhắc nhở đến loài hoa cúc. Cúc biêu lộ sự khoan dung, khoáng đạt, sự chung tình da diết. Cúc héo tàn nhưng chẳng lià thân, diễn đạt một tư tưởng thanh tao, một ý niệm trung trinh của tâm hồn chẳng bao giờ quên gốc gác cội nguồn. Thơ Nguyễn Khuyến đã thể hiện cái nhàn nhã, sự khắng khít với thiên nhiên, tâm hồn nhẹ nhõm, xem đời tựa như áng mây trôi, nhưng cũng đã bộc lộ nên cái nhân cách trí thức của nhà nho "Tháng rét một mình, thưa bóng bạn, Nhị thơm chẳng rữa, chạnh lòng ai " :
Xuân qua tới tấp mận cùng đào,
Lá mốc cành rêu lẩn chốn nào?
Giữ tiết dường như yên phận khó,
Dành hương cốt để đợi thu cao.
Thương thầm vườn cổ nên như vậy,
Đứng giữa hơi may mới biết nhau!
Trong sạch tấm lòng đâu dễ kiếm,
Đào Tiềm chỉ gặp lúc về hưu!
Trăm hoa đua nở, vắng ngươi hoài!
Trăm hoa tàn rồi mới thấy ngươi
Tháng rét một mình, thưa bóng bạn
Nhị thơm chẳng rữa, chạnh lòng ai
Nhấp nhô lưng giậu xanh chồi trúc
Óng ả đầu hiên mướt ngọn mai
Cất chén mỉm cười, vừa ý tớ
Bõ công vun xới đã lâu ngày
Vịnh Hoa Cúc (Nguyễn Khuyến)
Nguyễn Trãi là một nhà trí thức lớn của thời đại, ông là người ưu thời mẫn thế, thương dân yêu nước, nhưng không màng phẩm chức danh lợi. Ông là người đa tài, ngoài tài chính trị, kinh tế v.v.. ông còn có lòng đam mê văn chương thi ca, thơ của ông phong phú đa dạng, đặc biệt trong những bài thơ diễn tả tình yêu thiên nhiên, đã nói lên cái tư cách thanh cao, phóng khoáng của kẻ sĩ, nhà nho, và ông cũng đã hơn nhiều lần nhắc nhở đến hoa cúc, như một triết lý nhân sinh trong cuộc sống lắm nỗi đa đoan, quán triệt mọi lẽ biến đổi của thế thái nhân tình, sự đổi dời của đất nước non sông, sự thăng trầm suy thịnh của xã hội, kiếp đời, như muốn gửi gắm tâm tình sâu xa, bộc lộ ý chí của người thơ không nệ hà gian khổ, chỉ muốn quên thân mình, để hy sinh cho đại nghĩa quốc gia dân tộc. Trong " Quốc Âm Thi Tập" của Nguyễn Trãi có mấy bài thơ ca ngợi hoa Cúc:
Nào hoa chẳng bén khí đầm hâm
Có mấy bầu sương nhị mới đâm
Trùng cửu chớ hiềm thu đã muộn
Cho hay thu muộn tiết càng thơm.
(Thuật hứng - bài 15 )
Người đua nhan sắc thủa xuân dương,
Nghỉ, chờ thu: cực lạ nhường!
Hoa nhan rằng đeo danh "ẩn dật",
Thức còn phô, bạn khách văn chương.
Tính tình nào đoái bề ong bướm,
Tiết muộn chẳng nài thủa tuyết sương.
Dầu thấy xuân lan cùng lọn được,
Ai ai đều có mỗ mùi hương.
Cúc (Nguyễn Trãi)
Cõi đông còn thức xạ cho hương
Tạo hoá sinh thành khác đẳng thường
Chuốt lòng son, chăng bén tục
Bề tiết ngọc, kể chi sương
Danh thơm thượng uyển còn phen kịp
Bạn cũ đông ly ắt khá nhường
Miễn được chúa tiên yêu tụng đến
Ngày nào khá, ấy trùng dương.
Hồng Cúc (Nguyễn Trãi)
Mỗi tiết thời thường đi đôi với một loại hoa riêng, mùa xuân thì có hoa lan, hoa đào, mùa hạ có hoa sen, có lựu, mùa thu có hoa cúc như là một biểu tượng đặc trưng:
Thành Tây có cảnh Bích Câu,
Cỏ hoa góp lại một bầu xinh sao!
Đua chen Thu Cúc, Xuân Đào,
Lựu phun lửa hạ, Mai chào gió đông.
Bích Câu Kỳ Ngộ (Khuyết danh.)
Trong những tác phẩm lớn của văn học Việt Nam, như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, có những câu thơ cũng dùng hình ảnh của cúc hoa để so sánh với người con gái đẹp, mang nét mặt buồn man mác, vẻ u sầu thầm lặng của muà thu, nên các thi nhân thường dùng chữ "nét buồn như cúc" .
May thay giải cấu tương phùng,
Gặp tuần đố lá thoả lòng tìm hoa.
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.
Người quốc sắc, kẻ thiên tài...
(Nguyễn Du)
Ngại ngùng giợn gió e sương,
Nhìn hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày.
Mối càng vén tóc bắt tay,
Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai.
(Nguyễn Du)
Hải Đà - Vương Ngọc Long
tranh Dương Bích Liên - Cô Gái và Hoa Cúc Vàng
Sầu thu ý cúc riêng mang
Hoàng hoa pha nắng thêu vàng áo em
Thu đi bước nhẹ chân mềm
Gió mơn man lá dịu êm khúc tình
Hoa là ngôn ngữ chân thành nhất của tình yêu, hoa vô tư bộc lộ những nỗi niềm thầm kín,thăm thẳm từ đáy con tim chân chính, khi ngôn từ đã không diễn tả được nỗi lòng tha thiết thì hoa sẽ thốt thành lời (When words escape, flowers speak- Bruce W. Currie ), hoa sẽ nói hộ những gì mà tình nhân khó nói ... Đời người như một bông hoa mà tình yêu như mật ngọt nhựa sống tuôn tràn (Life is the flower for which love is the honey-Victor Hugo). Hoa là những biểu tượng đặc trưng của thiên nhiên ban cho con người, đó là tình yêu của tạo hóa dành cho chúng ta trong đời sống (Flowers are the beautiful hieroglyphics of nature by which she indicates how much she loves us-Johann Von Goerthe). Hoa là đại sứ của tình yêu, hoa đã đem lại những thông điệp làm tươi mát tâm hồn.
Ngôn ngữ các loài hoa đã có từ ngàn xưa, được diễn đạt trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới . Mỗi loài hoa như muốn biểu tượng một ý tình, một nỗi niềm riêng mang ... khi nhịp đập con tim biết ngân vang ngàn cung điệu .
Mỗi một con người có niềm vui, sở thích riêng về một loài hoa nào đó . Người xưa có Lâm Bô với hoa mai, Khuất Nguyên với hoa lan, Thôi Hộ với hoa đào, và Đào Tiềm với hoa cúc như người bạn tâm giao tri kỷ . Một Cao Bá Quát thì "Nhất sinh đê thủ bái mai hoa" (cả đời chỉ cúi mình trước hoa mai), hoặc một thi sĩ tây phương nào đó chỉ xin được làm hoa cúc trắng "I'd choose to be a daisy" :
I'd choose to be a daisy
If I might be a flower
Closing my petals softly
At twilight's quiet hour
And waking in the morning
When fall the early dew
To welcome Heaven's bright sunshine
And Heaven's bright tear-drops too.
Anonymous Author
Nếu tôi hóa kiếp đời hoa
Xin làm cúc trắng thướt tha dịu mềm
Trầm tư cảnh vắng chiều êm
Dịu dàng khép cánh màn đêm thẫn thờ
Vầng dương chợt động cơn mơ
Ánh mai hé mở như chờ đợi hoa
Lung linh những hạt sương sa
Cùng tia nắng mới chan hòa niềm vui
Bỗng dưng xao xuyến ngậm ngùi
Hồn hoa thổn thức khung trời lệ rơi...
Xin được làm cúc trắng (Hải Đà phỏng dịch)
Hoa Cúc trắng là loài hoa nhận được nhiều sự chiêm ngưỡng của các nhà thơ. Theo truyền thuyết, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides, một trong các nữ thần chăm sóc các khu rừng. Một hôm, khi Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào sự chú ý của Vertumrus, nam thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, chúa của loài hoa là Flora đã biến cô thành một đóa Cúc trắng. Có một nguồn gốc khác mang nhiều vẻ thần thoại hơn: Hoa Cúc trắng đã được gieo trồng lần đầu tiên trên ngôi mộ một hài nhi bởi những đôi tay mềm mại của các thiên thần nhỏ bé. Tên tiếng Anh của loài hoa này có nguồn gốc từ ngữ Saxon, có nghĩa là "con mắt ban ngày" (day's eye), có lẽ vì hoa nở vào lúc sáng sớm và khép lại vào lúc chiều tà. (Sưu Tầm)
Khi mùa hạ đã đi qua, lá thôi xanh, hoa hết thắm, mùa thu đến chơi vơi, lá tàn khô héo rụng, cành cây trơ trụi, khu vườn ảm đạm thê lương, chợt như bừng sức sống, khi những cụm hoa cúc vàng, nữ chúa của mùa thu (The autumn's queen Chrysanthemum) bắt đầu hé nhụy khai hoa "cúc hoa xoè cánh nở bung" …để tô điểm cho khung trời thu hiu hắt buồn :
As we watch the summer days depart
And the painted leaves in silence fall,
And the vines are dead upon the wall;
A dreamy sadness fills each heart,
Our garden seems a dreary place,
No brilliant flowers its borders grace,
Save in a sheltered nook apart,
Where gay beneath the autumn sun
Blooms our own Chrysanthemum.
Chrysanthemum (Hattie L. Knapp)
Lặng nhìn mùa hạ qua mau
Không gian quạnh vắng lá sầu nhẹ rơi
Cành nho héo rũ tường vôi
Trái tim mơ mộng chơi vơi nỗi buồn
Màu thê lương phủ kín vườn
Hoa thôi sắc thắm bờ mương hàng rào
Xa nơi xó xỉnh đồi cao
Trời thu rực rỡ vui chào ánh dương
Cúc hoa xoè cánh nở bung …
Hải Đà phỏng dịch
Yosa Buson, một thi sĩ Nhật Bản trong bài thơ HaiKu, đã phải thốt lên rằng:
Trước nhành hoa cúc trắng
Ngỡ ngàng cái kéo ngập ngừng thôi
Trong phút giây bất chợt
(vì không nỡ phải phủ phàng cắt rời hoa, bắt hoa phải lìa cành mãi mãi)
Before the white chrysanthemum
the scissors hesitate
a moment.
(by Yosa Buson)
Hoa cúc nở giữa vườn thu đã gợi muôn niềm thi hứng cho tao nhân mặc khách muôn phương trên thế giới . Thi sĩ Dora Read Goodale trong một ngày thu ấm, khi diễn tả loài hoa cúc có tên là "Asters", mà người ta thường gọi là hoa Cúc tây, hay là hoa sao, có tên gọi bắt nguồn từ chữ Hy Lạp "Aster", có nghĩa là ngôi sao. Người ta nói nó là tượng trưng cho sự "chín chắn" vì nó nở hoa vào đầu mùa thu khi mà đa số các loài hoa khác đã tàn. Cúc Tây được đem từ Trung Quốc vào châu Âu năm 1730 bởi một nhà truyền giáo người Pháp, và qua nhiều kỹ thuật cấy ghép khoa học tài tình, nên ngày nay loài hoa trắng như tuyết này đã rất phong phú và đa dạng chủng loại, nên Cúc tây mang thêm ý nghĩa cho "tình yêu muôn sắc muôn màu".
The Autumn wood the aster knows, The empty nest, the wind that grieves, The sunlight breaking thro' the shade, The squirrel chattering overhead, The timid rabbits lighter tread Among the rustling leaves. Asters in the Cofrin Arboretum (Dora Read Goodale) Cúc hoa cảm cảnh rừng thu Quạnh hiu tổ trống, vi vu gió sầu Ánh dương thơ thới ửng màu Tung tăng sóc nhảy trên đầu líu lo Rụt rè thỏ bước nhởn nhơ Dẫm chân khua tiếng lá khô xạc xào Hải Đà phỏng dịch |
"Theo tài liệu sưu tầm, có khoảng 130 loại hoa cúc. Cúc còn mang tên ra Tiết Hoa hay là Nữ Tiết. Cúc chờ lạnh đến mới nở, vùng nào lạnh sớm hoa sẽ nở sớm, lạnh muộn thì hoa nở muộn. Giống cúc vàng thích khí lạnh hơn hết. Ở những xứ ấm trời, hoa cỏ nở một cách tạo tác vô thời, chỉ riêng hoa Cúc là biết kỷ luật.
Hoa Cúc có mấy màu chính là vàng (hoàng), trắng (bạch), tím (tử) và hồng (cũng được gọi là hồng).Lại còn có những thứ tạp sắc, cánh trước một màu, đằng sau mang một màu khác hay là nửa bên trái và nửa bên phải khác nhau (Uyên Ương Cúc). Hoàng Cúc tức Cúc Vàng có đến 34 loại, vài giống quý có nhiều tên đẹp như: Kim Trân, Dạ Quang Châu, Lạc Hà Hoàng. Ngự Bào Hoàng, Trầm Hương Quản , Hoàng Kim Tháp, Hoàng Yến, Vạn Thọ, Kim Tiền v.v.." Mỗi loại hoa cúc khác nhau đã tự mang cho mình một ý nghĩa đặc trưng riêng của ngôn ngữ tình yêu, như
Hoa cúc trắng: ngây thơ và duyên dáng.
Hoa cúc tây: chín chắn, tình yêu muôn màu
Hoa cúc đại đoá: lạc quan trong nghịch cảnh
Hoa cúc tím (thạch thảo): nỗi lưu luyến khi chia tay.
Hoa cúc vàng: lòng kính yêu quý mến, nỗi hân hoan.
Hoa cúc vạn thọ: sự đau buồn, nỗi thất vọng
Hoa Cúc zinnia: nhớ đến bạn bè xa vắng
(Sưu Tầm)
|
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông chừng như khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào!
Thu Vịnh (Nguyễn Khuyến)
Trước cảnh sắc muôn chiều của mùa thu với lá vàng bay, với nước ao trong veo, với cảnh thanh tịnh, Nguyễn Khuyến cũng đã thường nhắc nhở đến loài hoa cúc. Cúc biêu lộ sự khoan dung, khoáng đạt, sự chung tình da diết. Cúc héo tàn nhưng chẳng lià thân, diễn đạt một tư tưởng thanh tao, một ý niệm trung trinh của tâm hồn chẳng bao giờ quên gốc gác cội nguồn. Thơ Nguyễn Khuyến đã thể hiện cái nhàn nhã, sự khắng khít với thiên nhiên, tâm hồn nhẹ nhõm, xem đời tựa như áng mây trôi, nhưng cũng đã bộc lộ nên cái nhân cách trí thức của nhà nho "Tháng rét một mình, thưa bóng bạn, Nhị thơm chẳng rữa, chạnh lòng ai " :
Xuân qua tới tấp mận cùng đào,
Lá mốc cành rêu lẩn chốn nào?
Giữ tiết dường như yên phận khó,
Dành hương cốt để đợi thu cao.
Thương thầm vườn cổ nên như vậy,
Đứng giữa hơi may mới biết nhau!
Trong sạch tấm lòng đâu dễ kiếm,
Đào Tiềm chỉ gặp lúc về hưu!
Trăm hoa đua nở, vắng ngươi hoài!
Trăm hoa tàn rồi mới thấy ngươi
Tháng rét một mình, thưa bóng bạn
Nhị thơm chẳng rữa, chạnh lòng ai
Nhấp nhô lưng giậu xanh chồi trúc
Óng ả đầu hiên mướt ngọn mai
Cất chén mỉm cười, vừa ý tớ
Bõ công vun xới đã lâu ngày
Vịnh Hoa Cúc (Nguyễn Khuyến)
Nguyễn Trãi là một nhà trí thức lớn của thời đại, ông là người ưu thời mẫn thế, thương dân yêu nước, nhưng không màng phẩm chức danh lợi. Ông là người đa tài, ngoài tài chính trị, kinh tế v.v.. ông còn có lòng đam mê văn chương thi ca, thơ của ông phong phú đa dạng, đặc biệt trong những bài thơ diễn tả tình yêu thiên nhiên, đã nói lên cái tư cách thanh cao, phóng khoáng của kẻ sĩ, nhà nho, và ông cũng đã hơn nhiều lần nhắc nhở đến hoa cúc, như một triết lý nhân sinh trong cuộc sống lắm nỗi đa đoan, quán triệt mọi lẽ biến đổi của thế thái nhân tình, sự đổi dời của đất nước non sông, sự thăng trầm suy thịnh của xã hội, kiếp đời, như muốn gửi gắm tâm tình sâu xa, bộc lộ ý chí của người thơ không nệ hà gian khổ, chỉ muốn quên thân mình, để hy sinh cho đại nghĩa quốc gia dân tộc. Trong " Quốc Âm Thi Tập" của Nguyễn Trãi có mấy bài thơ ca ngợi hoa Cúc:
Nào hoa chẳng bén khí đầm hâm
Có mấy bầu sương nhị mới đâm
Trùng cửu chớ hiềm thu đã muộn
Cho hay thu muộn tiết càng thơm.
(Thuật hứng - bài 15 )
Người đua nhan sắc thủa xuân dương,
Nghỉ, chờ thu: cực lạ nhường!
Hoa nhan rằng đeo danh "ẩn dật",
Thức còn phô, bạn khách văn chương.
Tính tình nào đoái bề ong bướm,
Tiết muộn chẳng nài thủa tuyết sương.
Dầu thấy xuân lan cùng lọn được,
Ai ai đều có mỗ mùi hương.
Cúc (Nguyễn Trãi)
Cõi đông còn thức xạ cho hương
Tạo hoá sinh thành khác đẳng thường
Chuốt lòng son, chăng bén tục
Bề tiết ngọc, kể chi sương
Danh thơm thượng uyển còn phen kịp
Bạn cũ đông ly ắt khá nhường
Miễn được chúa tiên yêu tụng đến
Ngày nào khá, ấy trùng dương.
Hồng Cúc (Nguyễn Trãi)
Lặng nhìn mùa hạ qua mau Không gian quạnh vắng lá sầu nhẹ rơi Cành nho héo rũ tường vôi Trái tim mơ mộng chơi vơi nỗi buồn Màu thê lương phủ kín vườn Hoa thôi sắc thắm bờ mương hàng rào Xa nơi xó xỉnh đồi cao Trời thu rực rỡ vui chào ánh dương Cúc hoa xoè cánh nở bung … Hải Đà phỏng dịch (Chrysanthemum -Hattie L. Knapp) |
Thành Tây có cảnh Bích Câu,
Cỏ hoa góp lại một bầu xinh sao!
Đua chen Thu Cúc, Xuân Đào,
Lựu phun lửa hạ, Mai chào gió đông.
Bích Câu Kỳ Ngộ (Khuyết danh.)
Trong những tác phẩm lớn của văn học Việt Nam, như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, có những câu thơ cũng dùng hình ảnh của cúc hoa để so sánh với người con gái đẹp, mang nét mặt buồn man mác, vẻ u sầu thầm lặng của muà thu, nên các thi nhân thường dùng chữ "nét buồn như cúc" .
May thay giải cấu tương phùng,
Gặp tuần đố lá thoả lòng tìm hoa.
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,
Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.
Người quốc sắc, kẻ thiên tài...
(Nguyễn Du)
Ngại ngùng giợn gió e sương,
Nhìn hoa bóng thẹn, trông gương mặt dày.
Mối càng vén tóc bắt tay,
Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai.
(Nguyễn Du)
Comment