Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những Ý kiến về "I am đàn bà", tập sách vừa bị thu hồi ở VN

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Những Ý kiến về "I am đàn bà", tập sách vừa bị thu hồi ở VN

    [img]http://125.214.17.5/portal/images/Share/712007ha9.gif[/img]
    “I am đàn bà” tức là “Tôi là đàn bà”-cái tên nửa tây nửa ta này mở đầu tập truyện ngắn đã phần nào giới thiệu cái ý tưởng nói về đàn bà cùng những bi hài, đớn đau về “phận đàn bà” ở cái thế kỷ mà nhà văn Trung Quốc, Trương Hiền Lượng đã kêu lên rằng “nửa đàn ông là đàn bà”, được nữ nhà văn Y Ban cộng hưởng.

    “I am đàn bà”-tên tập sách cũng là thiên truyện ngắn mở đầu báo hiệu những sự kiện nóng của cả cuốn truyện. Câu chuyện bắt đầu bằng hình ảnh một người đàn bà thuần Việt bởi lòng nhân từ, một bữa nọ vào rừng kiếm mật ong, bắt được một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, đem về nhà nuôi cùng đàn con của mình, dù nhà chị rất nghèo, nghèo lắm. Chị nuôi người dưng trong tình trạng nhiều người ái ngại, phản ứng và ông Chủ tịch xã thì bảo: “Không nuôi được thì đem vào rừng mà trả cho cây, chứ lấy đâu ra đất nữa mà chia cho nhà chị. Người đẻ được chứ đất có đẻ được đâu!”. Chị vẫn nuôi. Một ngày kia, làng tuyển lao động đi Đài Loan, giống như nhiều phụ nữ nông thôn nghèo khác, chị vay tiền đặt cọc để được đi “xuất khấu”, dù chỉ làm nghề giúp việc gia đình. Ở Đài Loan, chị bị nhốt vào một căn nhà giống như một hoang đảo, nơi đây chỉ có một người đàn ông bị liệt và câm, hằng ngày chị phải chăm sóc người đàn ông này. Ngôn ngữ bất đồng, không tiếp xúc với xã hội, chị chỉ biết hết lòng chăm sóc người xa lạ bằng nghĩa vụ của kẻ làm thuê và đặc biệt là bằng cái thiên chức làm mẹ, làm chị thuần khiết. Như một bí ẩn khoa học, người bệnh đàn ông kia bỗng hồi phục một phần thân thể, đặc biệt là hồi phục cái “chất người” nguyên thủy. Việc gì phải xảy ra đã xảy ra: cái ca-me-ra bà chủ đặt để theo dõi đã tố cáo chị tội danh “quấy rối tình dục”. Chị bị đưa vào tù. Chị không biết cãi cho mình, chỉ biết nói mỗi câu: “I am đàn bà” và chỉ mong không bị cắt lương để có tiền gửi về cái làng nghèo khó nuôi con-”cái làng có nhiều người đi bộ đội, đi nhiều lắm nhưng về ít thôi”… Câu chuyện bỏ lửng như một tiếng than buồn-Phải chăng cái tội lớn nhất của chị là cái tội làm đàn bà ở một cái làng Việt nghèo khó?

    Truyện ngắn thứ hai gây sửng sốt trong tập sách là cái truyện có cái tên rất ngắn là Tự. Dưới màu mè có vẻ như là viết về sex, tình dục nhưng sau đó là những chuyện cười ra nước mắt về phận đàn bà. Nhân vật chính là một phụ nữ đầy khao khát. Chị ta có một người chồng nhất mực yêu thương vợ con, sung mãn trong tình dục, bỗng mất khả năng làm chồng do một sang chấn tâm lý (do hoàn cảnh nhà ở chật chội, chung đụng, không có góc riêng vợ chồng), vì hổ thẹn mà bỏ đi biệt tăm. Người vợ đã từng chờ đợi, chị thăng tiến trong sự nghiệp, trở thành một tiến sĩ ngành khoa học xã hội, nhưng vẫn khao khát một tình yêu có cả tình dục hoàn hảo. Nhưng chị đã gặp những ai? Người đàn ông thứ hai là một quan chức lớn, tưởng rằng biết yêu, nhưng hóa ra chỉ là một gã phong tình, hay trăng hoa với đàn bà ở những nhà nghỉ rẻ tiền. Gã có thói quen đập vào mông đàn bà mà lẩm bẩm: “Quý lắm đấy, quý lắm đấy”. Còn người đàn ông thứ ba là một Giáo sư Văn hóa, chuyên gia về văn hóa đủ loại, hay nói về “Văn hóa lãnh đạo”, “Văn hóa tình dục” nhưng gã mù tịt về văn hóa làm người đàn ông cho ra hồn, chỉ biết kéo tuột đàn bà lên giường và có thói quen thủ dâm, thói quen nhắn tin kích dục… Hành trình đi tìm tình yêu của người đàn bà đầy bi lụy ê chề, vì chị chỉ gặp một thứ tình dục ê chề. “Liệu pháp… tự” của người đàn bà là một lời cánh báo về một xã hội thiếu những gương mặt đàn ông ra hồn, không cẩn thận, đó có thể còn là dấu hiệu suy đồi đạo đức xã hội…

    Ngoài hai truyện ngắn trên, tập truyện còn có tám truyện ngắn khác là: Gà ấp trứng, Cái Tí, Người đàn bà đứng trước gương, Sau chớp là giông bão, Cuộc chiến tranh giữa các nền văn hóa, Tôi và gã, Hàng khuyến mại, Hai bẩy bước là lên thiên đường-mỗi truyện là một câu chuyện thú vị hoặc là nói về vẻ đẹp đàn bà, hoặc là nói về nỗi đớn đau đàn bà… làm nên cả một tứ lớn cho tập sách: Đó là bài ca bi lụy và ngạo nghễ về thế giới đàn bà trong nỗi khát vọng xây dựng một xã hội hoàn hảo hơn để mỗi người đàn bà đều xứng đáng là người của “phái đẹp”. Đây là một tập truyện sâu sắc, đọc hấp dẫn và thú vị, vừa xuất bản tháng 11 năm 2006.

    PHẠM HỒ THU

  • #2
    Kính thưa BBT website Thơ Trẻ - Diễn đàn Văn học trẻ,

    Tôi là Hoàng Thành Nam, sinh năm 1979, nghề nghiệp Kỹ sư xây dựng tại Công ty CP xây dựng số 2 - Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, địa chỉ Email: hoadieptd@..., đã có gia đình. Sau khi đọc xong cuốn truyện "I am Đàn bà" của Y Ban được NXB Phụ nữ - 39 Hàng Chuối xuất bản theo Quyết định số 26/QĐ-PN ngày 02/02/2007 tôi thấy thực sự đến lúc nên có những ý kiến lên lãnh đạo Bộ Văn hoá thông tin về công tác xuất bản sách của chúng ta hiện nay nói chung và cuốn "I am Đàn bà" nói riêng.

    Tôi không thể nghĩ rằng hiện nay các Nhà xuất bản lại có thể cho xuất bản những cuốn sách có nội dung phản tác dụng như thế này. Tôi xin nói riêng nhận định của tôi về cuốn "I am Đàn bà" như sau:

    1. Về góc độ ý nghĩa tích cực của cuốn sách đến tâm lý người đọc hay những bài học triết lý cuốn sách muốn mang lại: Những ý nghĩa tốt đẹp của các câu chuyện hay những bài học triết lý mà tác giả có thể mang lại cho người đọc cũng chỉ ở mức độ nông cạn, thiếu sự sâu sắc và tầm thường

    2. Về góc độ giải trí: Cuốn sách có thể mang lại cho người đọc sự giải trí, nhưng sự giải trí ở đây gắn liền với những vấn đề nhục dục. Nếu tách những vấn đề nhục dục ra khỏi nội dung câu truyện thì vấn đề giải trí ở đây sẽ chẳng còn gì. Tôi xin được nêu ra đây một số câu từ mà tác giả đã viết ra như sau: "Thoạt đầu 2 núm vú tôi co lại, chọc dựng lớp vải ngực. Tôi nhìn xuống phía dưới. Một lớp đen sẫm giữa hai đùi nổi lên nền lụa in vào trong gương. Tôi đang mải mê ngắm nhìn thì điện thoại kêu tít tít. Có tin nhắn mới: "Em đang làm gì? Nhớ đến em "thằng bé" của anh dựng lên không sao bảo được nó. Anh đam mê em" (trang 88), "Anh chưa động gì đến tôi mà "thằng bé" của anh đã dựng đứng", "Tôi chủ động đè anh xuống rồi lột quần của anh ra, Có lẽ từ hồi kết hôn chưa khi nào tôi chủ động với anh như thế này. Anh rên lên rồi chồm dậy. Anh ngấu nghiến hôn tôi khắp mặt, rồi xuống ngực, rồi xuống rừng rậm đang ẩm ướt của tôi. Tôi năm chặt "thằng bé" của anh đưa vào cửa sinh của mình để làm dịu các đầu mút thần kinh đang căng lên chờ. Anh lại nhổm người để rút ra: Từ từ đã, hôm nay mình sẽ làm tình đến trưa nhé. Nhưng tôi không thể chờ cái sự từ từ của anh được. Tôi lật người anh đè xuống. Tôi ngồi lên người anh. Các cơ tròn trong người tôi chỉ chờ có thế, nó ôm chặt lấy "thằng bé" của anh. Anh đờ đẫn trong sự đam mê. Khi tôi trèo khỏi người anh, anh cứ nhất quyết kéo lấy. Tôi bảo: giờ đến lượt anh làm em kêu thật to. Tôi đã rên thoải mái..." (trang 95)...

    3. Về góc độ thương mại: Thực sự là cuốn sách dạng như thế này hiện nay có rất nhiều và tương đối bán chạy, do đó đã mang lại doanh thu tương đối lớn cho các NXB. Tôi thấy khách hàng của những cuốn sách dạng này là các cô, cậu học sinh đang ở độ tuổi tò mò, còn những người đã trưởng thành thì rất ít mua, vả lại tôi thấy họ có mua thì cũng ít ai đọc được đến truyện thứ 2 và chẳng ai khen (cái mà "tôi thấy" ở đây tất nhiên tôi không ám chỉ tất cả xã hội vì tôi không có khả năng thống kê hết, mà chỉ trong phạm vi tôi đã biết, là "các cô, cậu học sinh" ở đây là tại Trường PTTH Hà Nội - Amsterdam và Trường PTTH chuyên Trần Phú - Hải Phòng - nơi 2 đứa cháu tôi đang học và "người trưởng thành" tôi nhắc đến ở đây là tại Công ty tôi đang công tác, Công ty vợ tôi và một vài công ty bạn bè tôi. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng một số tổ chức như thế cũng phần nào nói lên được ý kiến trên của tôi).

    Tóm lại, ở đây tôi có ý kiến như sau:

    1. Các nhà văn hiện nay viết truyện hình như cứ phải gắn liền với vấn đề "Tình dục" mới có thể kéo người đọc lại với mình, và xu thế của văn học hiện đại nói đến vấn đề Tình dục nhiều hơn ngày xưa. Tôi còn nhớ cách đây hơn 10 năm, khi còn học tại Trường PTTH chuyên Trần Phú - Hải Phòng, tôi cũng hay lang thang trong thư viện để tìm những cuốn truyện ngắn để đọc, nhưng rất ít những câu chữ nói đến Tình dục hoặc giả có nhắc đến cũng không quá tục tĩu và "dậy mèo leo cây" như hiện nay, mà nội dung vẫn hay, vẫn khiến những người học sinh như tôi bấy giờ và rất nhiều người lớn hơn phải "gối đầu giường". Đến nay, tình cờ tôi mua cuốn sách này cho đứa cháu gái tặng nhân ngày 8-3, trước khi mua tôi cũng chỉ đọc qua loa không để ý vì nghĩ rằng sách đã được NXB có chức năng xuất bản đàng hoàng, bày bán công khai thì như vậy chẳng có "vấn đề" gì. Nào ngờ khi cháu gái tôi đang đọc bắt gặp tôi vào đã ngượng ngùng nhìn tôi đỏ mặt giống như đang làm một việc gì tội lỗi. (chờ khi cháu đi học tôi mang ra đọc mới biết được hết nội dung, câu từ như thế này)

    2. Các nhà xuất bản hiện nay đã quá "thoáng", cho xuất bản rất nhiều những cuốn sách với những câu từ dạng này, mà theo tôi nghĩ ngày xưa nếu có xuất bản cũng phải góp ý với tác giả sửa lại cho đỡ tục tĩu hơn, vì khi sách xuất bản ra thì mọi người đều đọc, không kể trẻ em, người lớn, học sinh, sinh viên...

    Thiết nghĩ, hiện nay thời đại thông tin bùng nổ, có rất nhiều thông tin thiếu lành mạnh trên mạng Internet, các dịch vụ giải trí tràn lan... mang cái văn hoá xấu đến cho mọi người, nhất là tuổi vị thành niên. Nhà nước cùng Bộ Văn hoá Thông tin, các cơ quan báo chí, ngôn luận đã cùng nhau ra sức tìm cách ngăn chặn sự xâm nhập của các luồng văn hoá xấu đó để mong muốn hướng cho thanh thiếu niên được hiểu biết và tiếp cận với những văn hoá đẹp, tích cực. Vì vậy, theo tôi nghĩ việc xuất bản sách nên được cân nhắc cẩn thận hơn, tránh chạy theo doanh thu để cho ra đời những sản phẩm văn hoá mang lại cho xã hội nói chung và thanh thiếu niên nói riêng những điều tốt đẹp, xây dựng một xã hội vững mạnh không chỉ về kinh tế mà cả về tư tưởng, văn hoá. Về vấn đề này tôi đề nghị Quý tổ chức diễn đàn văn học trẻ có tiếng nói làm góp phần hạn chế những văn hoá thiếu lành mạnh như tôi đã nêu trên, góp phần xây dựng một nền văn học trong sáng và phát triển đúng hướng, một xã hội lành mạnh

    Một lần nữa xin kính chúc Ông và gia đình, cùng toàn thể những người tham gia tại diễn đàn lời chúc sức khoẻ và lời chào trân trọng nhất.



    Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2007
    Kính thư!
    Hoàng Thành Nam

    Comment


    • #3
      Nhà văn Y Ban bị sốc khi "I am đàn bà" bị thu hồi

      “Việc cuốn sách bị thu hồi, cho đến bây giờ tôi cũng chưa được ai giải thích cho là bị thu hồi vì lý do gì. Còn về sex, tôi đã từng nói trên báo chí là tôi dùng sex làm phương tiện và mục đích để truyền tải ý đồ của mình”, tác giả cuốn “I am đàn bà” bức xúc.

      Khi biết tập truyện “I am đàn bà” của mình - ấn phẩm Nhà xuất bản (NXB) Phụ nữ, Công ty Văn hoá & Truyền thông Nhã Nam liên kết xuất bản bị thu hồi, chị phản ứng ra sao?

      Nghe tin tôi cực kỳ bị sốc. Tôi như một tội đồ khi mọi người nghĩ tôi vừa gây ra scandal để đánh bóng tên tuổi. Có nhà văn còn nhắn tin: “Chúc mừng vì cậu càng… nổi tiếng”. Tôi rơi vào trạng thái rất chán. Chồng tôi cũng là một nghệ sĩ, chúng tôi chỉ biết chia sẻ với với nhau chứ bạn bè thì...

      Nếu như “I am đàn bà” bị sửa chữa, gạch bỏ một số trang đoạn nữa, với tư cách là tác giả, chị xử lý thế nào?

      Cuốn sách I am đàn bà do NXB Công an Nhân dân ấn hành, tôi đã đồng ý với biên tập cắt bỏ một số đoạn và cũng đồng ý với bản thảo giống hệt do NXB Phụ nữ liên kết với Nhã Nam xuất bản, nhưng nếu NXB Phụ nữ cắt bỏ nữa thì tôi sẽ không đồng ý cho in.

      Khi tôi đồng ý liên kết với Nhã Nam, trong văn bản có nói khi biên tập, cắt bỏ đoạn nào thì phải thông qua tác giả. Cho đến bây giờ tôi cũng không biết, NXB Phụ nữ định cắt bỏ đoạn nào, như thế nào của tôi.

      Có nhiều người cho rằng, sở dĩ cuốn “I am đàn bà” bị thu hồi là do tác giả quá sa đà vào khía cạnh sex?

      Về chuyện cuốn sách bị thu hồi, đến giờ, tôi cũng chưa được ai giải thích lý do vì sao. Còn về sex, tôi đã từng nói trên báo chí là tôi dùng sex làm phương tiện và mục đích để truyền tải ý đồ của mình. Thực ra trong cuốn này, tôi “buông thả” mình nhưng hoàn toàn ý thức được việc viết của mình.

      Nếu theo lối viết của ngày xưa, tôi có thể cắt bỏ đi rất nhiều đoạn của truyện ngắn I am đàn bà và Tự mà vẫn là truyện ngắn hay. Nhưng tôi nói thẳng ra thế này, tôi cũng có máu ăn thua tí. Các cô trẻ viết sex, tôi cho rằng chưa “chín”, chưa “thấm” gì so với người đàn bà 46 tuổi, một chồng, 2 con nên tôi thử “tung ra” để mọi người xem như thế nào.


      Y Ban: “Tôi dùng sex làm phương tiệnvà mục đích để truyền tải ý đồ của mình…”


      Biết là chị viết như một sự trải nghiệm đến tận cùng của một người đàn bà có “máu ăn thua” với “các cô viết trẻ” , nhưng với “Tự” và“I am đàn bà” người ta nói Y Ban đề cập sex với lối thể hiện dường như quá đà, buông tuồng, dễ dãi?

      Nếu đó là lời nhận xét của độc giả thì tôi hoàn toàn tôn trọng. Bản thân tôi, tôi hoàn toàn làm chủ được ngòi bút của mình. Nếu tôi “buông thả” thì tôi đã viết cuốn này thành tiểu thuyết rất…ẩm ướt.

      Trong Tự, tôi đưa ra những vấn đề rất nóng của xã hội từ thời bao cấp, mở cửa và hội nhập cùng thân phận người phụ nữ xuyên suốt các thời kỳ đó. Còn I am đàn bà, tôi viết khi đọc bài báo về người phụ nữ đi làm ôsin bên xứ người, trần trụi một tí nhưng tư tưởng rất nhân văn.

      Tôi là một nhà văn nghiêm túc. Tôi nghĩ vấn đề mình đề cập rất nhân văn và tôi làm mọi điều để nó đến được với độc giả chứ tôi không phải kẻ háo danh, gây sốc để thu hút sự chú ý.

      Nếu cho thang điểm 10, chị tự chấm cho cuốn “I am đàn bà” điểm mấy?

      Quan điểm của tôi là truyện nào vừa ra là truyện tôi thích nhất. Truyện nào viết ra tôi cũng cho 10 điểm hết!

      Tôi rất khoái khi I am đàn bà ra được. Những đứa con nào mà mình nuôi nó dễ quá thì ít có kỷ niệm với mình, ngược lại đứa con nào mang nặng đẻ đau “nhiều chuyện” thì lại có nhiều duyên nợ hơn. Riêng cái cuốn này, tôi chờ đợi nó ra đời lâu quá. Từ tháng 8/2005, tôi đã đưa nó sang NXB Hội Nhà văn nhưng họ không cho giấy phép, cho đến cuối năm 2006 nó mới xin được giấy phép ra đời dưới NXB Công an Nhân dân nhưng cũng gặp không ít sóng gió.


      Bìa cuốn "I am đàn bà" của NXB Phụ nữ (trái),và bìa "I am đàn bà" của NXB Công an Nhân dân.

      Không chỉ “gặp sóng gió” trong dư luận mà cuốn sách bị thu hồi còn ảnh hưởng tới vấn đề…“tiền nong”?

      Dĩ nhiên là ảnh hưởng chứ, sách không được phát hành thì tôi cũng bị thiệt hại về kinh tế. Đấy là chưa nói đến việc tôi mang truyện ngắn I am đàn bà dự thi trên báo Văn nghệ, cuối tháng 3 tổng kết. Giờ mọi chuyện ầm ĩ như thế này thì… ảnh hưởng vô cùng rồi!

      Chị từng nói, chị chỉ muốn có những người “đập” cho mình một cú vào mặt để mình đừng…ảo tưởng. Vậy việc cuốn “I am đàn bà” bị thu hồi, có thể coi là “một cú đập vào mặt chưa”?

      Mọi người vẫn thường trêu tôi là Y Ban được nhiều ưu ái và khen ngợi quá. Cuốn nào của tôi ra cũng thu hút sự chú ý và gặt hái thành quả nên đã đến lúc “đập cho Y Ban một cú”. Quả thật khen mà không đúng, tôi chẳng thích. Nhưng đập thì cũng phải đập làm sao cho đúng. Nếu nói cuốn này sex, dễ dãi và thu hồi thì tôi không tâm phục khẩu phục.

      Trẻ Today (Theo T.N)

      Comment


      • #4
        sao mà tôi thấy mình có duyên với đề tài này thế không biết.thật lạ là tôi thấy những ý kiến của mọi người rất hay và cũng rất đúng nữa.ngoài ra tôi còn thấy buồn cười.tôi không cười về quan điểm của mỗi người.nhưng tôi vẫn cười.cười cho ý kiến của mình.khi đọc trên diễn đàn thơ trẻ,tôi thấy buồn cười khi đọc bài của chuột rain.bạn ấy có cái nhìn rất hay,rất đúng về văn học,nhưng là của thế hệ trước,của lớp người đi trước.còn theo mình,mình thấy văn học cần có cái mới lạ,thay đổi,nhất là nền văn học biệt nam ta hiện nay.tôi mới đọc qua truyện "i am đàn bà" một lần trong hiệu sách,vì từ trước tới nay,tôi thấy nền văn học VN không còn khỏi sắc như thời của vũ trọng phụng,hay nguyên hồng nữa...tôi thấy văn học VN rất tẻ nhạt...vì vậy tôi đã học để ý đến nó.mà quay sang cuốn "thiền của tôi" do tác giả vệ tuệ-trung quốc sáng tác,cùng với cuốn đó là "xin lỗi,em chỉ là con đĩ" do trang hạ dich từ internet,"đợi chờ" do cáp kim,củng của trung quốc sáng tác,"bạn tôi,tình tôi" marc levy."những đốm lửa trên vịnh tây tử","sống" dư hoa...quả thật đọc những tác phẩm đó,tôi thấy nền văn học việt nam quá xuống dốc.'rất ít,rất ít có tác phẩm nào ra "hồn" cả.'và việc xuất hiện các tác phẩm có mang hơi hướng nhục dục của các tác giả VN là cũng có thể coi là có chút biến đổi,theo một cách nào đó là học tập theo trào lưu của thế giới hinệ nay.như trong cuốn "thiền của tôi" của vệ tuệ,tôi thấy nữ sĩ này đã rất sáng tạo trong việc miêu tả tâm lý nhân vật coco,và cũng rất sáng tạo khi trích dẫn các câu nói của khổng tử-lão tử,các nàh triết giáo,nhân vật nổi tiếng vào tác phẩm của mình,nhẳm làm rõ hơn dụng ý của mình khi viết về các cuộc ái ân,tình dục của nhân vật.tôi thấy ấn tượng về tác phẩm này.
        còn về "i am đàn bà" thì tôi thấy việc y ban có miêu tả các chi tiết tâm lý,các biểu hiện sinh lý bình thường của các nhân vật trong tác phẩm của mình cũng là một chuyện tất yếu.cứ thử đặt ta vào vị trí của nhân vật xem sao?liệu ta có phản ứng như vậy hay không?tất nhiên là có.và việc y ban miêu ta như vậy không có gì gọi là quá đi xâu vào tình dục.tuy không đọc hết tác phẩm,nhưng tôi thấy rõ một phần nào ý đồ của taácgiả trong tác phẩm này.tôi không biết là mọi người có giống như tôi hay không?nhưng tôi hi vọng là mọi người thử hoà mình vào tâm lý nhân vật xem sao?
        mình xin trích ra mấy câu nói sau:
        nếu không có dục vọng,bạn có thể lĩnh hội được bản chất diệu lỳ của sự vật.nhưng nếu bị dục vọng khống chế,bạn chỉ có thể nhìn thấy hiện tượng của sự vật
        -lão tử-
        ẩm thực bam nữ là nhu cầu sinh tồn lớn nhất của con người.
        -khổng tử-
        ...nhưng đối với tôi sáng tác và giao tiếp xã hội có thể giúp tôi cảm nhận được sự tồn tại của mình khi làm người.tình dục,nhất là tình dục kết hợp với tình yêu có thể khiến tôi cảm nhận được sự tồn tại khi làm phụ nữ.
        -vệ tuệ-

        Comment


        • #5
          Cuốn truyện I am Đàn Bà là một trong những cuốn sách tầm thường khích dục không có gì mới lạ từ tư tưởng tới lời văn Tác giả có lẽ viết ra để diễn tả những uẩn ức tình dục của chính mình và lôi cuốn độc giả nhất là thanh thiếu niên vào con đường đồi trụy

          Comment


          • #6
            tại sao có quá nhìu ngừi bất đồng ý kiến về vấn đề này thế nhỉ.liệu mọi ngừi có quá khắt khe ki đánh giá về tác phẩm cũng như tác giả không?mình thấy tác phẩm này hoàn toàn bình thường mà?nó có mang gì cái vẻ sexy quá mức đâu cơ chứ?nó có kích dục đâu nhỉ?phải chăng mình chai sạn quá với vấn đề này ha?
            mình thấy mọi ngừi nghĩ thoáng ra một chút đươc hôn?ở vn,cuốn truyện này vẫn bán nhan nhản trong các hiệu sách trong thành phố,lẫn ngoài vỉa hè,từ có bản quyền đến in lậu.có bị thu hồi đâu?nếu là như vậy thì mình thấy mọi ngừi vẫn chấp nhận đây là một cuốn sách hay,và nó vẫn tồn tại được trong lòng công chúng.mà mình thấy,mọi ngừi càng bán tán càng xôn xao,và càng cấm đoán thì nó càng trở nên phổ biến và được nhìu người biết tới,thay vì nó sẽ chìm nghỉm trong quên lãng.mình thấy vậy đó

            Comment

            Working...
            X