Những đề tài muôn thuở: «tình yêu và quê hương» là nguồn sáng tác vô tận của nghệ sĩ; nhất là đối với những ai đã từng trải qua chiến tranh và ngục tù, hay chứng kiến sự thăng trầm của đất nước, có lẽ khó mà quên được những mất mát, chia ly, đổ vỡ. Từ trong sâu thẳm của nỗi buồn, vết hằn quê hương đã bật lên cung bậc chất chứa những đau thương minh họa bằng hình nốt, tiết tấu gieo thành bản hòa tấu mang chung giai điệu : «Tiếng nấc nghẹn của tâm hồn!»
Hành trrình vào cõi thơ là làm một cuộc phiêu lưu vô tận. Thơ bắt nguồn từ cảm xúc tâm hồn, nơi ẩn chúa những mối tình thiêng liêng sâu kín nhất. Phải chăng làm thơ là đi giữa cõi mộng và thực để đời trổ nhánh đâm hoa và đưa thực vào mộng cho hồn vơi đi những nỗi đau trần thế.
Thi nhân nặng nợ với tình thơ nào khác chi kiếp tằm nhả tơ ? Người nghệ sĩ ước mơ lớn nhất của họ là để lại cho đời dăm ba tác phẩm, hay ít bài thơ đắc ý. Dù mai sau tác giả có đi vào quên lãng thì những vần thơ trác tuyệt đó cũng dệt cho đời những đóa hoa muôn sắc. Hồn thơ tựa làn khói, mùi hương ; mà hương thì vô ảnh người đời chỉ cảm nhận chứ không thấy được hình tướng. Nhưng ngay cả lúc hữu hình, hồn thơ hóa thể thành sợi khói, vầng mây…chúng ta đều nhìn thấy nhưng nào ai nắm bắt được ? Phải đợi đến lúc con tim rung cảm thúc đẩy, hồn thơ nhập vào thi nhân thơ mới bật. Thơ vốn sãn trong thiên nhiên, hàm chứa nhiều tính chất trong trời đất. Ngôn ngữ của thơ đôi khi ẩn trong văn, nhạc và hội họa, nhưng hình ảnh và nhạc điệu của ngôn ngữ thơ lại rất khác với văn xuôi mà chỉ có những tâm hồn thơ mới cảm nhận được.
Bước vào cõi thơ là lắng nghe tiếng đời thỏ thẻ, tiếng lòng thi nhân khát vọng. Tùy theo tâm cảnh, cảm xúc, tư duy về đối tượng mà sắc màu trong mỗi tâm hồn nghệ sĩ cảm nhận có thể khác với màu sắc ngoài thiên nhiên khi diễn tả. Thi hào Nguyễn Du đã giải bày qua câu thơ Kiều:
“ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ! “
Ngôn ngữ của thơ đôi khi ẩn trong văn, nhạc và hội họa, nhưng hình ảnh và nhạc điệu của ngôn ngữ thơ lại rất khác với văn xuôi mà chỉ có những tâm hồn thơ mới cảm nhận được. Nhà thơ không làm công việc của nhà lý luận, nhà khoa học, nhà thần học hay triết gia…để tìm cái mới lạ trong thế giới hiện hữu, cái huyền bí của vũ trụ..vv..nhưng thi nhân có thể sống với với tôn giáo, luân lý qua tâm linh để phát hiện thêm lẽ đạo của cuộc đời, và sống triết qua thơ ? Thi sĩ Bùi Giáng đã thở bằng thơ trong bài đi vào cõi thơ, thi sĩ minh họa : « …Cõi thơ là cõi bồng phiêu ».
Nhập vào thơ là sống trong cõi phiêu bồng. Cây khô cành mục làm sao có thể nở hoa? Thơ cũng thế chỉ nở rộ ở những tâm hồn nghe được tiếng thở của con tim và biết cách diễn tả. Nhưng nghe được mới chỉ là cảm nhận giữa người và thơ cùng có chung một tần số. Muốn diễn tả những rung cảm đó qua thơ cần phải có thi hứng, mà thi hứng là do thiên phú, nhưng từ thi hứng đến nghệ thuật là bước khá dài, đòi hỏi nhiều nghiên cứu học hỏi. Thơ có thể là vần hay không vần, nhưng đó chỉ là một trong những chất liệu dự phần của cấu trúc trong quá trình hoàn thành thơ. Một chuỗi câu, nhóm từ, cắt ráp kiểu tiền chế được kết lại, nếu chỉ dựa vào vần dễ biến thành bài vè. Và một số câu , nhóm từ không vần nếu không có các yếu tố khác phụ thêm để hoàn chỉnh thơ, cũng biến thành đọan văn xuôi thiếu mạch lạc và trong sáng.Thơ và nhạc là hai nghệ thuật riêng biệt nhưng rất khắn khít nhau làm say đắm lòng người. Thơ là nghệ thuật của «lờì», nhạc là nghệ thuật của «âm thanh». Trong thơ có chứa:Tư tưởng, triết lý, tôn giáo, hội họa, âm nhạc…ngoài những chất liệu như ngôn từ, hình tượng, vần điệu, niêm luật, ẩn dụ, hoán dụ…trong cấu trúc để hình thành nên thơ, riêng thơ Việt Nam và thơ Trung Hoa còn có thêm chất họa và nhạc.Âm nhạc là một môn nghệ thuật dùng âm thanh làm ngôn ngữ để diễn đạt tư tưởng và tình cảm con người. Ngày nay người ta còn dùng âm nhạc trị bệnh tâm thần(musicothérapie). Nghe những giai điệu dìu dặt khoan thai người thưởng lãm có cảm giác lạc vào cõi thiên thai, thơ mộng. Riêng thơ chưa có một định nghĩa nào là mẫu mực, « người ta chỉ cảm thơ là một môn nghệ thuật của nghệ thuật, phát xuất từ cảm xúc tâm hồn. »
Nói đến ca khúc, người ta thường có thói quen nghe nhạc qua cảm âm dựa trên lời ca mà ít chú ý đến thẩm âm, phần cấu trúc gồm giai điệu, tiết tấu, hay cách phối khí hòa âm vv… . « Thơ phổ nhạc là nghệ thuật đem thêm âm hòa với âm thanh sãn có trong thơ, hoặc thay đổi âm thanh của thơ chuyển thể thành những nốt nhạc để hát. Nhưng đọc thơ, hát thơ hay còn gọi là ngâm thơ hoàn toàn khác với nhạc thơ. Ðọc và hát thơ không cần áp dụng những quy tắc kỹ thuật cũng như mỹ thuật quá phức tạp của âm nhạc, vì nhạc trong thơ là những âm phát từ thanh bằng trắc của câu thơ ; trong khi thơ trong nhạc hay còn gọi là tính nhạc gồm những hình tượng, ngôn ngữ được ngắt nhịp theo tiết tấu riêng để diễn tả giai điệu toàn bài chuyên chở tứ thơ.
Thơ hiện diện trong mọi thời đại, vào thời ly loạn xa xưa thơ đã giãi bày nỗi niềm của người thiếu phụ tiễn chồng ra sa trường rồi trở về sống với nỗi cô đơn phòng vắng, phải gánh chịu bao đau thương ngậm ngùi ! Trong tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn và ĐoànThị Điểm là những áng thơ đẹp đã diễn tả về tâm cảnh ấy. Thi nhân đã dùng gôn ngữ hình tượng họa lên một bức tranh tuyệt tác:
“..Ngoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.”
Thơ tình là thể thơ dễ làm nhưng khó hay ! Bài thơ tình được đời khen là tuyệt vời rất khó, bài thơ phải đạt cả nội dung lẫn hình thức. “Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không ? ”
(Bùi Giáng)
Không phải lúc nào thi nhân cũng làm thơ trữ tình êm ả, thổn thức lời dịu ngọt chuyện lứa đôi hạnh phúc hay đau khổ, nhưng đời mà thiếu Tình như trái tim thiếu máu, tách thơ trữ tình ra khỏi thi nhân thì nhà thơ chỉ còn là cành khô, lá úa! Thơ tình “lứa đôi” là những trái mộng đầu đời ai cũng có thể hái, chắt chiu kỷ niệm, gom nhặt cảm xúc trang trải lên trang giấy học trò thành nhiều bài thơ tình có bài hay, có bài dở, nhưng thiếu tính độc đáo, cho nên thời gian đã gạn lọc rồi mang những cảm xúc thơ ấy bay theo gió về một cõi mơ ! Để thành một bài thơ tình xuất sắc, độc đáo rất khó ! Cái khó ở đây cả nội dung lẫn hình thức. Ở tuổi mới lớn những tâm hồn mơ mộng có thể làm được nhiều thơ tình đầy cảm xúc nhưng nặng chất học trò. Người làm thơ chưa đủ ngôn ngữ chắt lọc, hiểu biết sâu rộng về cấu trúc thơ để có thể diễn đạt được những cái hay cái đẹp của thi ca vào trong cõi tình. Có người cắt xén những ca từ của những nhạc phẩm hoặc cóp nhặt những mẫu chuyện tình trong các tiểu thuyết Âu Á, hay của những bài thơ khác rồi cắt dán, vá víu gọi là sáng tạo?! Trong muôn vàn bài thơ tình làm từ thuở học trò cũng chỉ có một số ít bài hay đã đến với giới thưởng ngoạn, và số ít người làm thơ đó chính là thi sĩ với những bài thơ tình mang tính độc đáo. Để diễn tả thơ tình người làm thơ thường dùng nhiều thể thơ khác nhau, nhưng với lục bát hay ngũ ngôn dễ kể lể hơn. Loại thơ ngũ ngôn tứ tuyệt rất khó diễn đạt vì quá ít chữ và câu lại ngắn nên nhà thơ thường dùng thể thơ 5 chữ nhiều đoạn để diễn tả. Thể thơ này dễ làm nhưng lại khó diễn tả hay vì điệp ngữ, trùng ý ! Do đó nhà thơ phải chọn chữ lồng ý để mạch thơ được liên tục không lập lại những ý, câu chữ ở những đoạn trên. Một bài thơ được làm ra từ hứng cảm nhiều khi nhà thơ không mấy chú trọng hoặc cố y mang những chất liệu âm nhạc hội họa tư tưởng vào thơ, nhưng trong thơ vẫn có, vì những môn nghệ thuật ấy đã được nhà thơ học hỏi, hoặc cảm nhận từ lâu. Nó đã in sâu vào tiềm thức của nhà thơ, và khi làm thơ dù không cố tình nó vẫn tuôn ra theo mạch cảm hứng của thơ. Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp viết bài Chùa Hương năm 1934 là bài thơ tình xuất sắc. Nhà thơ diễn tả tâm trạng người thiếu nữ ở tuổi chớm dậy thì của đầu thế kỷ 20 trước, thời đó xã hội còn nặng chất phong kiến, trai gái chưa dám đối diện tỏ tình, thế mà cô bé mười lăm đã dám thỏ thẻ tiếng lòng khi gặp tiếng sét ái tình. Bài thơ được lồng trong phong cảnh đẹp nửa tiên nửa trần thật tuyệt vời. Hai câu chót của bài thơ diễn tả cái tâm đích thực của tình yêu qua lời nguyện cầu. Nàng chẳng cầu xin khỏe mạnh, giàu có tiền tài hay học hành tấn tới, mà chỉ xin: « Sao cho em lấy được chàng». Bài thơ này về sau đã được bao nhạc sĩ phổ thành nhạc còn truyền tụng mãi đến hôm nay. Vì bài thơ dài, xin minh họa vài nét :
Chùa Hương
Hôm nay đi chùa Hương.
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy.
Em vấn đầu soi gương….
Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm…
Nhưng em chưa lấy ai,
Rằng em còn bé lắm,
Ý đợi người tài trai…
Phơn phớt áng mây hồng.
Giòng sông nước đục lờ.
Ngâm nga chàng đọc thơ!
Thầy khen hay, hay quá!
Em nghe ngồi ngẩn ngơ.…
Em đi, chàng theo sau,
Em không dám đi mau,
Ngại chàng chê hấp tấp,
Số gian nan không giàu…..
Ôi! Chùa trong đây rồi!
Động thẳm bóng xanh ngời.
Gấm thêu trần thạch nhũ,
Ngọc nhuốm hương trầm rơi…
Làn gió thổi hây hây.
Em nghe tà áo bay,
Em tìm hơi chàng thở!
Chàng ôi, chàng có hay?...
Ngun ngút khói hương vàng,
Say trong giấc mơ màng,
Em cầu xin Giời Phật
Sao cho em lấy chàng.
Trong khi đó thơ tâm linh là một loại thơ ẩn chứa ý tưởng huyền bí cao siêu, ngôn ngữ thơ chân phương nhưng sâu sắc. Về lãnh vực tâm linh, ngay cả những vị chức sắc, cao tuổi trong tôn giáo mà vẫn còn đang nghiên cứu học đạo ; thì người làm thơ làm sao diễn đạt được sự huyền bí cao siêu về tâm linh ? Một khi chưa hiểu hay không hiểu được những kỳ bí trong con người và vũ trụ thì không thể cảm được lẽ đạo để biến thành nghệ thuật thi ca ? Trừ phi nhà thơ đó là người chịu khó nghiên cứu đạo, uyên thâm tư tưởng, hoặc được thượng đế ban cho một cảm nhận đặc biệt như «Mở Huệ Nhãn» bên Phật Giáo, và «Mặc Khải Hồng Ân» bên Thiên Chúa Giáo..vv…
Thời nào cũng vậy người đi học, đỗ đạt thì nhiều nhưng kẻ sĩ thì hiếm ?! Nhất là khi đất nước có chiến tranh hay bị giặc ngoại xâm, chỉ có kẻ sĩ mới dám dấn thân và lên tiếng. Thơ quê hương đất nước luôn bàng bạc trong mỗi con người, tùy theo thời thế hoàn cảnh đã tác động sự rung cảm của thi nhân. Thi sĩ Tản Đà đã trải tấm lòng qua bài thơ đầy tình tự quê hương:
“Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non...”
(Thề Non Nước)
Thơ nhập vào hồn thiêng sông núi, chuyển biến theo vòng thế sự, hòa với sự thăng trầm của dòng lịch sử dân tộc. Hồn thơ hừng hực như hỏa diệm sơn, cuồn cuộn thác lũ, ý thơ sắc bén như ngàn gươm đao, mạnh hơn vạn quân. Bài thơ là ngọn lửa kích động tinh thần yêu nước, là ý chí đấu tranh chống ngoại xâm. Xưa danh tướng Lý Thường Kiệt đã viết bài Nam Quốc Sơn hà như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc:
« Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. »
Dòng lịch sử thế giới ghi lại, có một thời dấu vó ngựa cửa đoàn quân Mông Cổ đã tung bụi mờ khắp muôn dặm, làm bạt vía trời Âu Á . Thế giặc thuở đó như sóng vỡ tiến vào nước ta, vua tôi nhà Trần một lòng giữ nước quyết chống ngoại xâm. Hưng Đạo Vương đã soạn ra một quyển binh thưYếu Lược. Bài Hịch Tướng Sĩ, vua tôi nhà Trần đã cùng nhau một lòng đẩy lui được đoàn quân ngoại xâm.
Bài Bình Ngô Đại Cáo của thiên tài Nguyễn Trãi không những là khúc ca hùng tráng của dân tộc mà còn làm rạng rỡ nền văn học cổ điển nước nhà:
“Tốt năng dĩ đại nghĩa, nhi thắng hung tàn,
Dĩ chí nhân, nhi địch cường bạo.”
(Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân mà thay cường bạo.)
Ngày xưa tráng sĩ Đặng Dung đã giải bày tấm lòng trung liệt qua câu thơ đầy khí tiết:
“Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma.”
( Thù chưa trả xong đầu đã bạc,
Dưới trăng bao độ tuốt gươm mài.)
Thi sĩ Nguyễn Bá Trác mang nỗi sầu đất nước đã gởi tâm sự mình qua bài Hồ Trường:
“ …Vỗ gươom mà hát
Nghiêng bầu mà hỏi
Thiên hạ mang mang ai người tri kỷ
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường.…
Nào ai tỉnh nào ai say ?
Chí ta ta biết, lòng ta, ta hay…. »
Nhiều khi thi nhân bị người đời gán cho là những kẻ thương vay khóc mướn, điều ấy có quá khắt khe chăng; vì nhà thơ nào phải là tượng đá? Hồn thơ sẽ xanh rêu chết yểu nếu chẳng còn rung cảm trước những biến đổi buồn vui của ngoại cảnh để hòa với nhịp sống thiên nhiên, chia sẻ nỗi đau của tha nhân, hay tự xoa dịn niềm đau của chính bản thân mình? Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã tả về đất nước và thân phận những con người trước sóng nước hãi hùng của biển cả vào giai đoạn giữa thế kỷ 20 qua bài Phương Xa :
«.. Lũ chúng ta, đầu thai nhầm thế kỷ
Một đôi người u uất nỗi trơ vơ,
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền ! xin ghé bến hoang sơ…»
Có nhiều khi thơ là tiếng uất nghẹn, lời than từ đáy ngục tù, nơi giam hãm những tâm hồn yêu tự do. Thơ là nơi trú ngụ của những tâm hồn đau khổ, là tiếng vọng vào đời ngân lên tiếng nói chân chính của con tim để giải oan cho những tâm hồn thanh cao bị bạo lực truy bức đến chỗ khốn cùng! Nhờ có thơ thi nhân trong thân phận người tù đã nương vào con chữ tìm chỗ dựa để hồn chấp cánh bay cao thoát vực sâu đầy tối tăm! Dù trong mọi hoàn cảnh, kể cả lúc nghiệt ngã nhất thơ và thi nhân vẫn là bạn đồng hành chia xẻ những buồn vui. Thơ như dòng suối mát giúp tâm hồn thi nhân vượt thoát những sầu muộn. Nhà thơ chân chính luôn có tâm hồn thanh cao độ lượng nên đã biết yêu thiên nhiên và đồng loại. Nhà thơ Hà Thượng Nhân dù ở trong cảnh ngộ tù đày khốn cùng, vẫn hát tiếng hát tình nguời :
« Chúng ta đói khổ cách nào
Nắm tay chấp cái gian lao vẫn cười
Mùa xuân cây cỏ xanh tươi
Xác tù, lòng vẫn lòng người tự do.
Chia nhau từng hạt bo bo
Thương mình nghĩ lại thương cho kẻ thù
Mình tù hay họ là tù ?...”
(Xuân Trong Tù)
Ngục tối có thể giam hãm xác thân người tù nhưng ngục tối không thể giam hãm được tâm hồn, ý chí những người bất khuất. Từ những đau thương thi nhân đã diễn tả những xúc cảm đó thành những ngọn lửa hừng hực cháy trong lòng người tự do. Ngày nay thơ là bạn đồng hành với những người xa xứ. Thơ chia xẻ niềm đau, nổi nhớ và sự cô đơn diễn tả tâm trạng kẻ xa quê, nhưng chốn phồn hoa đầy vật chật đã dần làm khô héo đi tính lãng mạn, phải nặng nợ với tình thơ lắm thi nhân mới ôm cái nghiệp dĩ vào thân lắng hồn mình vào ngoại cảnh để thấy hoa cười trong nắng mai, sợi buồn giăng cỏ úa, và nghe cả tiếng thở dài của thời gian. Nhà thơ Phương Triều mang kiếp ly hương, thấm nỗi sầu viễn xứ ngẫm chuyện thế nhân và ngậm ngùi nhìn xuân trôi, thi sĩ đã để hồn thơ lai láng hòa nhập trong ngữ nghĩa theo nhịp con tim, khéo léo trong cách sử dụng con chữ như những tiếng thì thầm vọng từ một cõi mơ để diễn tả cái chiều sâu của bài thơ mà không chú trọng về mặt chải chuốt, bóng bẩy làm đẹp ngôn từ, nhưng lại rất tỉ mỉ khi chọn nghĩa ngữ, và sắp xếp câu thơ thành một thông điệp riêng của tiếng lòng gởi tặng đời. Thơ của ông là một thế giới riêng biệt. Nhà thơ khéo sử dựng nhạc tính trong thơ bằng một lối gieo vần ngắt nhịp ghép từ qua những âm kép làm giai điệu thêm phong phú. Ngôn ngữ trong thơ là những hình ảnh thắm màu sắc quê hương bao gồm những đau thương lẫn mật ngọt của quá khứ thêm chút hiện thực ê chề. Tác giả đã vẽ lên chân dung của những mảnh đời vỡ vụn qua bài Nghĩa Trang, trích trong Xóm Mộ đã diễn tả cảnh khốn cùng, nỗi cơ cực. Hình ảnh nhiều loài động vật được sử dụng lối ẩn dụ, để ẩn dấu, hoán vị nhiều cảnh đời khác nhau : Mưa ở đây là điều mong một sự thay đổi, vì ở nghĩa trang đầy mộ bia làm sao đào giếng ? Như thế là thiếu nước ! Đất Nước và tình cảm gắn bó của người Dân đã hình thành tổ quốc, thiếu nước người dân như bị lạc loài trên chính quê hương mình. Cơn mưa không đến trong mùa nắng hạn theo nghĩa mong chờ, mà mưa gió đã làm ướt sũng những thân phận nghèo, những căn lều rách giăng bằng bao cát, làm tái tê buốt phận nghèo ! Mưa ở đây làm mát tâm hồn. Chuỗi từ: Ngầu mắt đỏ, diễn tả bạo lực chỉ muốn cắn những kẻ khố rách !:
« Nửa đêm bất chợt mưa qua xóm
Gió dẫn bầy mây đứng sắp hàng
Sói giọt nước buồn trên đất bạc
Lùa thêm ẩm lạnh góc điêu tàn !
Hạ nồng cho tóc khô như rạ
Chiếc võng đu đưa sầu nghĩa trang,
Mưa ơi, lều bạt dù tan nát
Lòng vẫn thèm mưa giữa nát tan !
Con chó nhà ai ngầu mắt đỏ
Cắn đen thi thể buổi hoang tàn
Đám tang không có người ai điếu
Người chết nằm quên hết họ hàng !
Người chết hôm qua còn hát dạo
Ru đời mưa gió giữa lang thang
Người đó đêm qua say ngất ngưởng
Vung tay đấm ngực rồi cười khan !
Người đó hôm nay không hát nữa
Trợn trừng mắt đợi chút hương nhang !...
Nè em, đào giúp ta phần mộ
Ta dẫu người dưng cũng họ hàng
Nếu chẳng con Hồng thì cháu Lạc
Lều rách cùng nhau xóm nghĩa trang
Ông già vé số, cô chè đậu
Chia chút tình riêng chú lễ tang !... »
( Nghĩa Trang )
Tâm trạng người tha hương não nề. Hồn quê đã gắn chặt vào kẻ xa xứ nên không hình ảnh nào của quê người có thể thay thế được. Từ ngàn xưa cho đến nay dòng sông thi ca nhân loại vẫn trôi theo tháng ngày dù có lúc thăng trầm, khi vinh quang thơ được mùa ngự trên đỉnh cao chót vót, nhà thơ được yêu qúy ca ngợi, nhưng đến lúc suy thơ và thi nhân rơi xuống tận đáy vực sâu; người đời bỏ quên, ruồng rẫy! Ở Trung Hoa vào thời đại Tần Thủy Hoàng xa xưa, bạo chúa đã đốt sách, chôn sống văn nhân, ở Việt nam dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, nhà nước vì muốn kiểm soát chặt chẽ tư tưởng quần chúng nên cấm đoán những tác phẩm viết từ những trái tim chân chính, nhiều văn nghệ sĩ đã bị cấm viết, và tù đày! Bách hại thế mà nhà thơ muônđời vẫn nặng gánh tình thơ chẳng ai muốn quăng bút cho nhẹ gánh. Phải chăng trên đời nếu không có nghệ sĩ thì ai cảm được sự màu nhiệm tuyệt vời của thiên nhiên mà phổ biến? Ai chia xẻ nỗi buồn của tha nhân?...vv.. Ở cõi nhân gian đầy hệ lụy này thi nhân đóng một vai trò tích cực trong cuộc sống; ngay cả khi đã qua đời những áng thơ văn tuyệt tác đó vẫn có thể giải buồn hoặc làm điểm tựa tinh thần nâng cao ý chí với những người đồng điệu hằng thế kỷ sau, và sự đồng cảm là sợi giây nối giữa ngươì ngàn xưa với ngàn sau. Tâm hồn thi nhân rất phong phú, cảm xúc nhạy bén nên hòa nhịp niềm đau của tha nhân bằng nghệ thuật, vì thơ còn là nơi trú ngụ của những tâm hồn thanh cao. Nhà thơ đã cảm nghiệm bằng chất liệu sống để diễn tả cảnh đời với chút thực, chút hư thành những mảng màu sắc riêng biệt qua ngôn ngữ hình tượng của thơ. Nhà thơ đã từ cái thực của cuộc đời đi vào cái mộng của đam mê để cuộc đời thăng hoa. Chỉ có cảm xúc chân thật mới có thể diễn tả bằng nghệ thuật, ngược lại nghệ thuật khơi mở cảm xúc chân thật. Nhà thơ Phùng Quán đã dùng ngôn ngữ chân phương, không văn hoa chau chuốt để diễn tả cái tâm qua từng câu chữ, dựa trên thanh âm để tạo nhịp. Bài thơ chứa nhạc tính mang chất hùng ca, ý tưởng bài thơ sâu sắc, như một thông điệp cho đời về tính trung thực của con người với tha nhân không chịu khuất phục trước bạo lực. Bài thơ Lời Mẹ Dặn đăng trong Nhân Văn Giai Phẩm, xin trích vài đoạn:
«yêu ai cứ bảo là,yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều,
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao doạ giết
cũng không nói ghét thành yêu..
…
Tôi muốn làm nhà văn chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã.
Bút giấy tôi, ai cướp giật đi
Tôi sẽ viết văn trên đá. »
(Lời Mẹ Dặn)
bài thơ này đã vượt thời gian thành một bài học, phương châm sống cho đời, hay ít ra cũng làm thước đo cho những kẻ cầm bút chân chính. Sau này, nhiều nhà văn trên thế giới dù bị bạo quyền áp bức vẫn dũng khí dõng dạc chống trả đòi tự do và quyền làm người mà không hề run sợ. Ngày nay thế giới đã lưu tâm hơn đối với người cầm bút, và quốc tế đã dành cho nhà văn những giải thưởng văn chương Nobel vinh dự. Ở những thế kỷ trước Nguyễn Du đã nói : «Chữ TÂM kia mới bằng ba, chữ TÀI.».
Trong vườn Thi Ca Việt Nam của đầu thế kỷ trước, khuynh hướng Đường thi dần suy tàn, nhường chỗ cho phong trào lãng mạn của thơ mới 1932- 1945 nở rộ, ảnh hưởng của dòng thơ lãng mạn Pháp khởi từ đầu thế kỷ 19. Thơ mới phá bỏ đi những luật lệ cấu trúc gò bó của thơ cũ, mà hướng về cái nhìn thẩm mỹ theo tư duy nghệ thuật, điều đó đã dẫn đến sự thông thoáng hơn, mở đường cho các thể thơ tự do, hiện đại sau này. Những nhà thơ của thời kỳ ấy đều là những tài năng xuất chúng, sáng tạo bằng con tim, trong số đó có Tố Hữu và một ít người khác, bắt đầu bằng sự nghiệp cầm bút đã nổi danh là thi sĩ có tài, và có những bài thơ hay. Từ những vần thơ trữ tình cách mạng thời kỳ chống Pháp trước năm 1945, dòng thơ Tố Hữu vẫn mang tình người, đậm tình quê hương đất nước. Nhưng kể từ sau năm 1945 nhà thơ Tố Hữu đã đã đánh mất tính Chân Thật của con tim thi sĩ để trở thành «máy hót», chỉ biết ca tụng, làm một thứ công cụ tuyên truyền của Đảng CS, tâm hồn ông mang tính đảng nên yêu đảng hơn tất cả ! Ông và bộ máy đảng sản xuất ra hàng loạt câu nói vần, biến những câu vè thành khẩu hiệu mang tính đại chúng để thi đua lập công, hò hét sắt máu !
Từ một nhà thơ, sống trong một cõi riêng, một vũ trụ nhỏ để phụng sự cái chân, thiện ,mỹ cho đời bằng tình yêu quê hương, nhân loại, nhưng ông đã khước từ cái thế giới của thi ca, dành hết tâm hồn phục vụ đảng và quyền lực ; để trở thành «cán bộ» thi đua! Tiếc thay, trong vườn hoa văn học nghệ thuật chỉ có những tâm hồn chân chính cảm xúc mới chân thật tạo hồn cho Nghệ Thuật. Những kẻ thích nổi tiếng bằng cách luồn lách, dẵm trên bằng hữu mà vươn, thì dù có được nổi tiếng thì cũng chỉ là tiếng đời mai mỉa! còn người có tài mà uốn cong ngòi bút ;cũng chỉ là những vì sao loé lên, sáng chói rồi tắt lịm trong vòm trời thi ca Việt Nam khi dòng thơ vẫn chảy muôn đời.
Đỗ Bình
Hành trrình vào cõi thơ là làm một cuộc phiêu lưu vô tận. Thơ bắt nguồn từ cảm xúc tâm hồn, nơi ẩn chúa những mối tình thiêng liêng sâu kín nhất. Phải chăng làm thơ là đi giữa cõi mộng và thực để đời trổ nhánh đâm hoa và đưa thực vào mộng cho hồn vơi đi những nỗi đau trần thế.
Thi nhân nặng nợ với tình thơ nào khác chi kiếp tằm nhả tơ ? Người nghệ sĩ ước mơ lớn nhất của họ là để lại cho đời dăm ba tác phẩm, hay ít bài thơ đắc ý. Dù mai sau tác giả có đi vào quên lãng thì những vần thơ trác tuyệt đó cũng dệt cho đời những đóa hoa muôn sắc. Hồn thơ tựa làn khói, mùi hương ; mà hương thì vô ảnh người đời chỉ cảm nhận chứ không thấy được hình tướng. Nhưng ngay cả lúc hữu hình, hồn thơ hóa thể thành sợi khói, vầng mây…chúng ta đều nhìn thấy nhưng nào ai nắm bắt được ? Phải đợi đến lúc con tim rung cảm thúc đẩy, hồn thơ nhập vào thi nhân thơ mới bật. Thơ vốn sãn trong thiên nhiên, hàm chứa nhiều tính chất trong trời đất. Ngôn ngữ của thơ đôi khi ẩn trong văn, nhạc và hội họa, nhưng hình ảnh và nhạc điệu của ngôn ngữ thơ lại rất khác với văn xuôi mà chỉ có những tâm hồn thơ mới cảm nhận được.
Bước vào cõi thơ là lắng nghe tiếng đời thỏ thẻ, tiếng lòng thi nhân khát vọng. Tùy theo tâm cảnh, cảm xúc, tư duy về đối tượng mà sắc màu trong mỗi tâm hồn nghệ sĩ cảm nhận có thể khác với màu sắc ngoài thiên nhiên khi diễn tả. Thi hào Nguyễn Du đã giải bày qua câu thơ Kiều:
“ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ! “
Ngôn ngữ của thơ đôi khi ẩn trong văn, nhạc và hội họa, nhưng hình ảnh và nhạc điệu của ngôn ngữ thơ lại rất khác với văn xuôi mà chỉ có những tâm hồn thơ mới cảm nhận được. Nhà thơ không làm công việc của nhà lý luận, nhà khoa học, nhà thần học hay triết gia…để tìm cái mới lạ trong thế giới hiện hữu, cái huyền bí của vũ trụ..vv..nhưng thi nhân có thể sống với với tôn giáo, luân lý qua tâm linh để phát hiện thêm lẽ đạo của cuộc đời, và sống triết qua thơ ? Thi sĩ Bùi Giáng đã thở bằng thơ trong bài đi vào cõi thơ, thi sĩ minh họa : « …Cõi thơ là cõi bồng phiêu ».
Nhập vào thơ là sống trong cõi phiêu bồng. Cây khô cành mục làm sao có thể nở hoa? Thơ cũng thế chỉ nở rộ ở những tâm hồn nghe được tiếng thở của con tim và biết cách diễn tả. Nhưng nghe được mới chỉ là cảm nhận giữa người và thơ cùng có chung một tần số. Muốn diễn tả những rung cảm đó qua thơ cần phải có thi hứng, mà thi hứng là do thiên phú, nhưng từ thi hứng đến nghệ thuật là bước khá dài, đòi hỏi nhiều nghiên cứu học hỏi. Thơ có thể là vần hay không vần, nhưng đó chỉ là một trong những chất liệu dự phần của cấu trúc trong quá trình hoàn thành thơ. Một chuỗi câu, nhóm từ, cắt ráp kiểu tiền chế được kết lại, nếu chỉ dựa vào vần dễ biến thành bài vè. Và một số câu , nhóm từ không vần nếu không có các yếu tố khác phụ thêm để hoàn chỉnh thơ, cũng biến thành đọan văn xuôi thiếu mạch lạc và trong sáng.Thơ và nhạc là hai nghệ thuật riêng biệt nhưng rất khắn khít nhau làm say đắm lòng người. Thơ là nghệ thuật của «lờì», nhạc là nghệ thuật của «âm thanh». Trong thơ có chứa:Tư tưởng, triết lý, tôn giáo, hội họa, âm nhạc…ngoài những chất liệu như ngôn từ, hình tượng, vần điệu, niêm luật, ẩn dụ, hoán dụ…trong cấu trúc để hình thành nên thơ, riêng thơ Việt Nam và thơ Trung Hoa còn có thêm chất họa và nhạc.Âm nhạc là một môn nghệ thuật dùng âm thanh làm ngôn ngữ để diễn đạt tư tưởng và tình cảm con người. Ngày nay người ta còn dùng âm nhạc trị bệnh tâm thần(musicothérapie). Nghe những giai điệu dìu dặt khoan thai người thưởng lãm có cảm giác lạc vào cõi thiên thai, thơ mộng. Riêng thơ chưa có một định nghĩa nào là mẫu mực, « người ta chỉ cảm thơ là một môn nghệ thuật của nghệ thuật, phát xuất từ cảm xúc tâm hồn. »
Nói đến ca khúc, người ta thường có thói quen nghe nhạc qua cảm âm dựa trên lời ca mà ít chú ý đến thẩm âm, phần cấu trúc gồm giai điệu, tiết tấu, hay cách phối khí hòa âm vv… . « Thơ phổ nhạc là nghệ thuật đem thêm âm hòa với âm thanh sãn có trong thơ, hoặc thay đổi âm thanh của thơ chuyển thể thành những nốt nhạc để hát. Nhưng đọc thơ, hát thơ hay còn gọi là ngâm thơ hoàn toàn khác với nhạc thơ. Ðọc và hát thơ không cần áp dụng những quy tắc kỹ thuật cũng như mỹ thuật quá phức tạp của âm nhạc, vì nhạc trong thơ là những âm phát từ thanh bằng trắc của câu thơ ; trong khi thơ trong nhạc hay còn gọi là tính nhạc gồm những hình tượng, ngôn ngữ được ngắt nhịp theo tiết tấu riêng để diễn tả giai điệu toàn bài chuyên chở tứ thơ.
Thơ hiện diện trong mọi thời đại, vào thời ly loạn xa xưa thơ đã giãi bày nỗi niềm của người thiếu phụ tiễn chồng ra sa trường rồi trở về sống với nỗi cô đơn phòng vắng, phải gánh chịu bao đau thương ngậm ngùi ! Trong tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn và ĐoànThị Điểm là những áng thơ đẹp đã diễn tả về tâm cảnh ấy. Thi nhân đã dùng gôn ngữ hình tượng họa lên một bức tranh tuyệt tác:
“..Ngoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.”
Thơ tình là thể thơ dễ làm nhưng khó hay ! Bài thơ tình được đời khen là tuyệt vời rất khó, bài thơ phải đạt cả nội dung lẫn hình thức. “Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không ? ”
(Bùi Giáng)
Không phải lúc nào thi nhân cũng làm thơ trữ tình êm ả, thổn thức lời dịu ngọt chuyện lứa đôi hạnh phúc hay đau khổ, nhưng đời mà thiếu Tình như trái tim thiếu máu, tách thơ trữ tình ra khỏi thi nhân thì nhà thơ chỉ còn là cành khô, lá úa! Thơ tình “lứa đôi” là những trái mộng đầu đời ai cũng có thể hái, chắt chiu kỷ niệm, gom nhặt cảm xúc trang trải lên trang giấy học trò thành nhiều bài thơ tình có bài hay, có bài dở, nhưng thiếu tính độc đáo, cho nên thời gian đã gạn lọc rồi mang những cảm xúc thơ ấy bay theo gió về một cõi mơ ! Để thành một bài thơ tình xuất sắc, độc đáo rất khó ! Cái khó ở đây cả nội dung lẫn hình thức. Ở tuổi mới lớn những tâm hồn mơ mộng có thể làm được nhiều thơ tình đầy cảm xúc nhưng nặng chất học trò. Người làm thơ chưa đủ ngôn ngữ chắt lọc, hiểu biết sâu rộng về cấu trúc thơ để có thể diễn đạt được những cái hay cái đẹp của thi ca vào trong cõi tình. Có người cắt xén những ca từ của những nhạc phẩm hoặc cóp nhặt những mẫu chuyện tình trong các tiểu thuyết Âu Á, hay của những bài thơ khác rồi cắt dán, vá víu gọi là sáng tạo?! Trong muôn vàn bài thơ tình làm từ thuở học trò cũng chỉ có một số ít bài hay đã đến với giới thưởng ngoạn, và số ít người làm thơ đó chính là thi sĩ với những bài thơ tình mang tính độc đáo. Để diễn tả thơ tình người làm thơ thường dùng nhiều thể thơ khác nhau, nhưng với lục bát hay ngũ ngôn dễ kể lể hơn. Loại thơ ngũ ngôn tứ tuyệt rất khó diễn đạt vì quá ít chữ và câu lại ngắn nên nhà thơ thường dùng thể thơ 5 chữ nhiều đoạn để diễn tả. Thể thơ này dễ làm nhưng lại khó diễn tả hay vì điệp ngữ, trùng ý ! Do đó nhà thơ phải chọn chữ lồng ý để mạch thơ được liên tục không lập lại những ý, câu chữ ở những đoạn trên. Một bài thơ được làm ra từ hứng cảm nhiều khi nhà thơ không mấy chú trọng hoặc cố y mang những chất liệu âm nhạc hội họa tư tưởng vào thơ, nhưng trong thơ vẫn có, vì những môn nghệ thuật ấy đã được nhà thơ học hỏi, hoặc cảm nhận từ lâu. Nó đã in sâu vào tiềm thức của nhà thơ, và khi làm thơ dù không cố tình nó vẫn tuôn ra theo mạch cảm hứng của thơ. Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp viết bài Chùa Hương năm 1934 là bài thơ tình xuất sắc. Nhà thơ diễn tả tâm trạng người thiếu nữ ở tuổi chớm dậy thì của đầu thế kỷ 20 trước, thời đó xã hội còn nặng chất phong kiến, trai gái chưa dám đối diện tỏ tình, thế mà cô bé mười lăm đã dám thỏ thẻ tiếng lòng khi gặp tiếng sét ái tình. Bài thơ được lồng trong phong cảnh đẹp nửa tiên nửa trần thật tuyệt vời. Hai câu chót của bài thơ diễn tả cái tâm đích thực của tình yêu qua lời nguyện cầu. Nàng chẳng cầu xin khỏe mạnh, giàu có tiền tài hay học hành tấn tới, mà chỉ xin: « Sao cho em lấy được chàng». Bài thơ này về sau đã được bao nhạc sĩ phổ thành nhạc còn truyền tụng mãi đến hôm nay. Vì bài thơ dài, xin minh họa vài nét :
Chùa Hương
Hôm nay đi chùa Hương.
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy.
Em vấn đầu soi gương….
Em tuy mới mười lăm
Mà đã lắm người thăm…
Nhưng em chưa lấy ai,
Rằng em còn bé lắm,
Ý đợi người tài trai…
Phơn phớt áng mây hồng.
Giòng sông nước đục lờ.
Ngâm nga chàng đọc thơ!
Thầy khen hay, hay quá!
Em nghe ngồi ngẩn ngơ.…
Em đi, chàng theo sau,
Em không dám đi mau,
Ngại chàng chê hấp tấp,
Số gian nan không giàu…..
Ôi! Chùa trong đây rồi!
Động thẳm bóng xanh ngời.
Gấm thêu trần thạch nhũ,
Ngọc nhuốm hương trầm rơi…
Làn gió thổi hây hây.
Em nghe tà áo bay,
Em tìm hơi chàng thở!
Chàng ôi, chàng có hay?...
Ngun ngút khói hương vàng,
Say trong giấc mơ màng,
Em cầu xin Giời Phật
Sao cho em lấy chàng.
Trong khi đó thơ tâm linh là một loại thơ ẩn chứa ý tưởng huyền bí cao siêu, ngôn ngữ thơ chân phương nhưng sâu sắc. Về lãnh vực tâm linh, ngay cả những vị chức sắc, cao tuổi trong tôn giáo mà vẫn còn đang nghiên cứu học đạo ; thì người làm thơ làm sao diễn đạt được sự huyền bí cao siêu về tâm linh ? Một khi chưa hiểu hay không hiểu được những kỳ bí trong con người và vũ trụ thì không thể cảm được lẽ đạo để biến thành nghệ thuật thi ca ? Trừ phi nhà thơ đó là người chịu khó nghiên cứu đạo, uyên thâm tư tưởng, hoặc được thượng đế ban cho một cảm nhận đặc biệt như «Mở Huệ Nhãn» bên Phật Giáo, và «Mặc Khải Hồng Ân» bên Thiên Chúa Giáo..vv…
Thời nào cũng vậy người đi học, đỗ đạt thì nhiều nhưng kẻ sĩ thì hiếm ?! Nhất là khi đất nước có chiến tranh hay bị giặc ngoại xâm, chỉ có kẻ sĩ mới dám dấn thân và lên tiếng. Thơ quê hương đất nước luôn bàng bạc trong mỗi con người, tùy theo thời thế hoàn cảnh đã tác động sự rung cảm của thi nhân. Thi sĩ Tản Đà đã trải tấm lòng qua bài thơ đầy tình tự quê hương:
“Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non...”
(Thề Non Nước)
Thơ nhập vào hồn thiêng sông núi, chuyển biến theo vòng thế sự, hòa với sự thăng trầm của dòng lịch sử dân tộc. Hồn thơ hừng hực như hỏa diệm sơn, cuồn cuộn thác lũ, ý thơ sắc bén như ngàn gươm đao, mạnh hơn vạn quân. Bài thơ là ngọn lửa kích động tinh thần yêu nước, là ý chí đấu tranh chống ngoại xâm. Xưa danh tướng Lý Thường Kiệt đã viết bài Nam Quốc Sơn hà như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc:
« Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. »
Dòng lịch sử thế giới ghi lại, có một thời dấu vó ngựa cửa đoàn quân Mông Cổ đã tung bụi mờ khắp muôn dặm, làm bạt vía trời Âu Á . Thế giặc thuở đó như sóng vỡ tiến vào nước ta, vua tôi nhà Trần một lòng giữ nước quyết chống ngoại xâm. Hưng Đạo Vương đã soạn ra một quyển binh thưYếu Lược. Bài Hịch Tướng Sĩ, vua tôi nhà Trần đã cùng nhau một lòng đẩy lui được đoàn quân ngoại xâm.
Bài Bình Ngô Đại Cáo của thiên tài Nguyễn Trãi không những là khúc ca hùng tráng của dân tộc mà còn làm rạng rỡ nền văn học cổ điển nước nhà:
“Tốt năng dĩ đại nghĩa, nhi thắng hung tàn,
Dĩ chí nhân, nhi địch cường bạo.”
(Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân mà thay cường bạo.)
Ngày xưa tráng sĩ Đặng Dung đã giải bày tấm lòng trung liệt qua câu thơ đầy khí tiết:
“Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma.”
( Thù chưa trả xong đầu đã bạc,
Dưới trăng bao độ tuốt gươm mài.)
Thi sĩ Nguyễn Bá Trác mang nỗi sầu đất nước đã gởi tâm sự mình qua bài Hồ Trường:
“ …Vỗ gươom mà hát
Nghiêng bầu mà hỏi
Thiên hạ mang mang ai người tri kỷ
Lại đây cùng ta cạn một hồ trường.…
Nào ai tỉnh nào ai say ?
Chí ta ta biết, lòng ta, ta hay…. »
Nhiều khi thi nhân bị người đời gán cho là những kẻ thương vay khóc mướn, điều ấy có quá khắt khe chăng; vì nhà thơ nào phải là tượng đá? Hồn thơ sẽ xanh rêu chết yểu nếu chẳng còn rung cảm trước những biến đổi buồn vui của ngoại cảnh để hòa với nhịp sống thiên nhiên, chia sẻ nỗi đau của tha nhân, hay tự xoa dịn niềm đau của chính bản thân mình? Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã tả về đất nước và thân phận những con người trước sóng nước hãi hùng của biển cả vào giai đoạn giữa thế kỷ 20 qua bài Phương Xa :
«.. Lũ chúng ta, đầu thai nhầm thế kỷ
Một đôi người u uất nỗi trơ vơ,
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền ! xin ghé bến hoang sơ…»
Có nhiều khi thơ là tiếng uất nghẹn, lời than từ đáy ngục tù, nơi giam hãm những tâm hồn yêu tự do. Thơ là nơi trú ngụ của những tâm hồn đau khổ, là tiếng vọng vào đời ngân lên tiếng nói chân chính của con tim để giải oan cho những tâm hồn thanh cao bị bạo lực truy bức đến chỗ khốn cùng! Nhờ có thơ thi nhân trong thân phận người tù đã nương vào con chữ tìm chỗ dựa để hồn chấp cánh bay cao thoát vực sâu đầy tối tăm! Dù trong mọi hoàn cảnh, kể cả lúc nghiệt ngã nhất thơ và thi nhân vẫn là bạn đồng hành chia xẻ những buồn vui. Thơ như dòng suối mát giúp tâm hồn thi nhân vượt thoát những sầu muộn. Nhà thơ chân chính luôn có tâm hồn thanh cao độ lượng nên đã biết yêu thiên nhiên và đồng loại. Nhà thơ Hà Thượng Nhân dù ở trong cảnh ngộ tù đày khốn cùng, vẫn hát tiếng hát tình nguời :
« Chúng ta đói khổ cách nào
Nắm tay chấp cái gian lao vẫn cười
Mùa xuân cây cỏ xanh tươi
Xác tù, lòng vẫn lòng người tự do.
Chia nhau từng hạt bo bo
Thương mình nghĩ lại thương cho kẻ thù
Mình tù hay họ là tù ?...”
(Xuân Trong Tù)
Ngục tối có thể giam hãm xác thân người tù nhưng ngục tối không thể giam hãm được tâm hồn, ý chí những người bất khuất. Từ những đau thương thi nhân đã diễn tả những xúc cảm đó thành những ngọn lửa hừng hực cháy trong lòng người tự do. Ngày nay thơ là bạn đồng hành với những người xa xứ. Thơ chia xẻ niềm đau, nổi nhớ và sự cô đơn diễn tả tâm trạng kẻ xa quê, nhưng chốn phồn hoa đầy vật chật đã dần làm khô héo đi tính lãng mạn, phải nặng nợ với tình thơ lắm thi nhân mới ôm cái nghiệp dĩ vào thân lắng hồn mình vào ngoại cảnh để thấy hoa cười trong nắng mai, sợi buồn giăng cỏ úa, và nghe cả tiếng thở dài của thời gian. Nhà thơ Phương Triều mang kiếp ly hương, thấm nỗi sầu viễn xứ ngẫm chuyện thế nhân và ngậm ngùi nhìn xuân trôi, thi sĩ đã để hồn thơ lai láng hòa nhập trong ngữ nghĩa theo nhịp con tim, khéo léo trong cách sử dụng con chữ như những tiếng thì thầm vọng từ một cõi mơ để diễn tả cái chiều sâu của bài thơ mà không chú trọng về mặt chải chuốt, bóng bẩy làm đẹp ngôn từ, nhưng lại rất tỉ mỉ khi chọn nghĩa ngữ, và sắp xếp câu thơ thành một thông điệp riêng của tiếng lòng gởi tặng đời. Thơ của ông là một thế giới riêng biệt. Nhà thơ khéo sử dựng nhạc tính trong thơ bằng một lối gieo vần ngắt nhịp ghép từ qua những âm kép làm giai điệu thêm phong phú. Ngôn ngữ trong thơ là những hình ảnh thắm màu sắc quê hương bao gồm những đau thương lẫn mật ngọt của quá khứ thêm chút hiện thực ê chề. Tác giả đã vẽ lên chân dung của những mảnh đời vỡ vụn qua bài Nghĩa Trang, trích trong Xóm Mộ đã diễn tả cảnh khốn cùng, nỗi cơ cực. Hình ảnh nhiều loài động vật được sử dụng lối ẩn dụ, để ẩn dấu, hoán vị nhiều cảnh đời khác nhau : Mưa ở đây là điều mong một sự thay đổi, vì ở nghĩa trang đầy mộ bia làm sao đào giếng ? Như thế là thiếu nước ! Đất Nước và tình cảm gắn bó của người Dân đã hình thành tổ quốc, thiếu nước người dân như bị lạc loài trên chính quê hương mình. Cơn mưa không đến trong mùa nắng hạn theo nghĩa mong chờ, mà mưa gió đã làm ướt sũng những thân phận nghèo, những căn lều rách giăng bằng bao cát, làm tái tê buốt phận nghèo ! Mưa ở đây làm mát tâm hồn. Chuỗi từ: Ngầu mắt đỏ, diễn tả bạo lực chỉ muốn cắn những kẻ khố rách !:
« Nửa đêm bất chợt mưa qua xóm
Gió dẫn bầy mây đứng sắp hàng
Sói giọt nước buồn trên đất bạc
Lùa thêm ẩm lạnh góc điêu tàn !
Hạ nồng cho tóc khô như rạ
Chiếc võng đu đưa sầu nghĩa trang,
Mưa ơi, lều bạt dù tan nát
Lòng vẫn thèm mưa giữa nát tan !
Con chó nhà ai ngầu mắt đỏ
Cắn đen thi thể buổi hoang tàn
Đám tang không có người ai điếu
Người chết nằm quên hết họ hàng !
Người chết hôm qua còn hát dạo
Ru đời mưa gió giữa lang thang
Người đó đêm qua say ngất ngưởng
Vung tay đấm ngực rồi cười khan !
Người đó hôm nay không hát nữa
Trợn trừng mắt đợi chút hương nhang !...
Nè em, đào giúp ta phần mộ
Ta dẫu người dưng cũng họ hàng
Nếu chẳng con Hồng thì cháu Lạc
Lều rách cùng nhau xóm nghĩa trang
Ông già vé số, cô chè đậu
Chia chút tình riêng chú lễ tang !... »
( Nghĩa Trang )
Tâm trạng người tha hương não nề. Hồn quê đã gắn chặt vào kẻ xa xứ nên không hình ảnh nào của quê người có thể thay thế được. Từ ngàn xưa cho đến nay dòng sông thi ca nhân loại vẫn trôi theo tháng ngày dù có lúc thăng trầm, khi vinh quang thơ được mùa ngự trên đỉnh cao chót vót, nhà thơ được yêu qúy ca ngợi, nhưng đến lúc suy thơ và thi nhân rơi xuống tận đáy vực sâu; người đời bỏ quên, ruồng rẫy! Ở Trung Hoa vào thời đại Tần Thủy Hoàng xa xưa, bạo chúa đã đốt sách, chôn sống văn nhân, ở Việt nam dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, nhà nước vì muốn kiểm soát chặt chẽ tư tưởng quần chúng nên cấm đoán những tác phẩm viết từ những trái tim chân chính, nhiều văn nghệ sĩ đã bị cấm viết, và tù đày! Bách hại thế mà nhà thơ muônđời vẫn nặng gánh tình thơ chẳng ai muốn quăng bút cho nhẹ gánh. Phải chăng trên đời nếu không có nghệ sĩ thì ai cảm được sự màu nhiệm tuyệt vời của thiên nhiên mà phổ biến? Ai chia xẻ nỗi buồn của tha nhân?...vv.. Ở cõi nhân gian đầy hệ lụy này thi nhân đóng một vai trò tích cực trong cuộc sống; ngay cả khi đã qua đời những áng thơ văn tuyệt tác đó vẫn có thể giải buồn hoặc làm điểm tựa tinh thần nâng cao ý chí với những người đồng điệu hằng thế kỷ sau, và sự đồng cảm là sợi giây nối giữa ngươì ngàn xưa với ngàn sau. Tâm hồn thi nhân rất phong phú, cảm xúc nhạy bén nên hòa nhịp niềm đau của tha nhân bằng nghệ thuật, vì thơ còn là nơi trú ngụ của những tâm hồn thanh cao. Nhà thơ đã cảm nghiệm bằng chất liệu sống để diễn tả cảnh đời với chút thực, chút hư thành những mảng màu sắc riêng biệt qua ngôn ngữ hình tượng của thơ. Nhà thơ đã từ cái thực của cuộc đời đi vào cái mộng của đam mê để cuộc đời thăng hoa. Chỉ có cảm xúc chân thật mới có thể diễn tả bằng nghệ thuật, ngược lại nghệ thuật khơi mở cảm xúc chân thật. Nhà thơ Phùng Quán đã dùng ngôn ngữ chân phương, không văn hoa chau chuốt để diễn tả cái tâm qua từng câu chữ, dựa trên thanh âm để tạo nhịp. Bài thơ chứa nhạc tính mang chất hùng ca, ý tưởng bài thơ sâu sắc, như một thông điệp cho đời về tính trung thực của con người với tha nhân không chịu khuất phục trước bạo lực. Bài thơ Lời Mẹ Dặn đăng trong Nhân Văn Giai Phẩm, xin trích vài đoạn:
«yêu ai cứ bảo là,yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều,
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao doạ giết
cũng không nói ghét thành yêu..
…
Tôi muốn làm nhà văn chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã.
Bút giấy tôi, ai cướp giật đi
Tôi sẽ viết văn trên đá. »
(Lời Mẹ Dặn)
bài thơ này đã vượt thời gian thành một bài học, phương châm sống cho đời, hay ít ra cũng làm thước đo cho những kẻ cầm bút chân chính. Sau này, nhiều nhà văn trên thế giới dù bị bạo quyền áp bức vẫn dũng khí dõng dạc chống trả đòi tự do và quyền làm người mà không hề run sợ. Ngày nay thế giới đã lưu tâm hơn đối với người cầm bút, và quốc tế đã dành cho nhà văn những giải thưởng văn chương Nobel vinh dự. Ở những thế kỷ trước Nguyễn Du đã nói : «Chữ TÂM kia mới bằng ba, chữ TÀI.».
Trong vườn Thi Ca Việt Nam của đầu thế kỷ trước, khuynh hướng Đường thi dần suy tàn, nhường chỗ cho phong trào lãng mạn của thơ mới 1932- 1945 nở rộ, ảnh hưởng của dòng thơ lãng mạn Pháp khởi từ đầu thế kỷ 19. Thơ mới phá bỏ đi những luật lệ cấu trúc gò bó của thơ cũ, mà hướng về cái nhìn thẩm mỹ theo tư duy nghệ thuật, điều đó đã dẫn đến sự thông thoáng hơn, mở đường cho các thể thơ tự do, hiện đại sau này. Những nhà thơ của thời kỳ ấy đều là những tài năng xuất chúng, sáng tạo bằng con tim, trong số đó có Tố Hữu và một ít người khác, bắt đầu bằng sự nghiệp cầm bút đã nổi danh là thi sĩ có tài, và có những bài thơ hay. Từ những vần thơ trữ tình cách mạng thời kỳ chống Pháp trước năm 1945, dòng thơ Tố Hữu vẫn mang tình người, đậm tình quê hương đất nước. Nhưng kể từ sau năm 1945 nhà thơ Tố Hữu đã đã đánh mất tính Chân Thật của con tim thi sĩ để trở thành «máy hót», chỉ biết ca tụng, làm một thứ công cụ tuyên truyền của Đảng CS, tâm hồn ông mang tính đảng nên yêu đảng hơn tất cả ! Ông và bộ máy đảng sản xuất ra hàng loạt câu nói vần, biến những câu vè thành khẩu hiệu mang tính đại chúng để thi đua lập công, hò hét sắt máu !
Từ một nhà thơ, sống trong một cõi riêng, một vũ trụ nhỏ để phụng sự cái chân, thiện ,mỹ cho đời bằng tình yêu quê hương, nhân loại, nhưng ông đã khước từ cái thế giới của thi ca, dành hết tâm hồn phục vụ đảng và quyền lực ; để trở thành «cán bộ» thi đua! Tiếc thay, trong vườn hoa văn học nghệ thuật chỉ có những tâm hồn chân chính cảm xúc mới chân thật tạo hồn cho Nghệ Thuật. Những kẻ thích nổi tiếng bằng cách luồn lách, dẵm trên bằng hữu mà vươn, thì dù có được nổi tiếng thì cũng chỉ là tiếng đời mai mỉa! còn người có tài mà uốn cong ngòi bút ;cũng chỉ là những vì sao loé lên, sáng chói rồi tắt lịm trong vòm trời thi ca Việt Nam khi dòng thơ vẫn chảy muôn đời.
Đỗ Bình