.
“Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không?”
Tôi không biết tác giả câu thơ đó là ai, nhưng thốt nhiên, đọc tiêu đề cuốn sách của nhà văn nữ người Hàn Quốc Shin Kyung Sook, chúng chợt ùa về tâm trí. “Mẹ” là cõi riêng để mỗi người tìm về sau tận cùng sướng khổ cuộc đời.
Tiểu thuyết mở đầu bằng sự kiện một bà mẹ mất tích do lạc đường trên ga tàu. Một bà mẹ nông thôn đã già, trí óc không còn minh mẫn, lúc nhớ lúc quên, cùng chồng từ quê lên phố thăm con và bị lạc, sau đó mất tích.
Sự gần gũi trong tình huống cũng như nhân vật phần nào gợi không khí thân thuộc với mỗi độc giả Việt Nam. Những người mà phần đông, dù ở phố, vẫn có bố, mẹ đang ở nông thôn.
Toàn bộ nội dung tiểu thuyết là cuộc hành trình tìm mẹ của những người con. Đan xen giữa công cuộc tìm kiếm liên tục và tích cực, ký ức của những người con về mẹ, của người chồng về vợ, của những người hàng xóm, người bạn, những người từng chịu ơn người mẹ mất tích đó lần lượt hiện lên qua giọng văn nhẹ nhàng, giản dị, thâm trầm.
Shin Kyung Sook chủ ý giấu kín nhân vật người mẹ qua lối kể chuyện tinh tế. Người nghe có thể cảm nhận chân dung người mẹ mất tích như bức tranh trọn vẹn được hiện dần qua từng mảnh ghép. Mỗi mảnh ghép là một phần ký ức. Mỗi mảnh ghép lại hé lộ cho ta rõ thêm về tính cách đặc biệt của người mẹ này.
Không vội vã, ồn ào nhưng chân dung của người mẹ mất tích vẫn hiện lên sừng sững như một tượng đài bất tử bởi tình yêu và đức hy sinh lớn lao vì chồng con. Người đọc không thể quên cảnh bà lội bộ hàng trăm cây số mang hồ sơ học bạ tới để con đăng ký xin việc ở thành phố. Người mẹ đã nhường con phần ấm áp để giành chỗ nằm sát tường giá lạnh trong đêm khuya. Cũng người mẹ ấy đã giấu chồng con, dành toàn bộ số tiền các con gửi về dưỡng già làm từ thiện ở trại trẻ mồ côi, v.v…
Yêu con hết mực, bà sẵn sàng hy sinh mọi nhu cầu, mong muốn và mơ ước để lo lắng, chắt chiu cho những mong muốn, nhu cầu và mơ ước của con. Vâng, có thể bạn sẽ bảo, có người mẹ nào trên đời này không thế? Dường như mọi phẩm chất tốt đẹp đó vẫn luôn nằm trong một thứ bản năng thiêng liêng nhất của con người, bản năng làm mẹ. Và vẻ như, tác giả Shin Kyung Sook chỉ làm một việc rất giản dị, cô viết nó ra, kể nó ra để mỗi người thêm một lần nữa hiểu sâu sắc và trân trọng những gì người mẹ mang lại cho thế giới này.
Nhưng cuộc hành trình tìm mẹ của những đứa con cũng gợi ra thật nhiều suy ngẫm. Tự bản thân mỗi người chợt nhận ra, có những điều lâu nay họ chưa bao giờ nghĩ cho mẹ. Với họ, mẹ lúc nào cũng là người luôn yêu thương, chăm chút và lo lắng cho các con. Mẹ là biểu tượng của những chia sẻ, lo toan, của những cho đi mà không bao giờ đòi hỏi nhận lại. Họ đã quen nhận về những yêu thương của mẹ. Quen tới mức, chưa ai trong số họ nghĩ rằng, mẹ của họ cũng rất cần được nhận về những yêu thương. Bởi thế mới có chuyện, cô con gái giận dữ khi mẹ không chịu làm chuồng cho con chó ở, chuyện những chiếc bánh gạo mẹ làm ngày lễ bị con cái chê bai ỉ ôi, thậm chí vứt bỏ sau nhiều tháng nằm chỏng chơ trong tủ lạnh, mới có những cư xử hỗn hào khi mẹ già lẩn thẩn theo năm tháng…
Chưa bao giờ những đứa con từng được hưởng quá nhiều yêu thương, chăm bẵm đó nhận ra mình đang hành xử thật tồi tệ với mẹ trong lúc còn có mẹ. Chỉ tới khi mẹ mất tích, có người mới nhận ra, trong muôn vàn kế hoạch đặt ra cho cuộc đời, họ chưa có nổi một điều dành cho mẹ.
Song có lẽ, các bạn sẽ đồng ý với tôi khi cho rằng, đó là câu chuyện muôn đời của con người, đúng như các cụ ta từng nói “nước mắt chảy xuôi”.
Cuộc hành trình tìm lại người mẹ mất tích cũng là dịp để người chồng, bố của những đứa con nhận ra ông đã rất yêu thương và cần có bà đến mức nào. Khi bà ở nhà, ông luôn nghĩ tới những chuyến đi thỏa chí tang bồng. Ông luôn mặc định sẵn trong lòng cảm giác yên tâm, cứ đi, đi mãi, bởi khi về, chỉ cần gọi một tiếng thôi, đã thấy bóng bà đi ra từ căn bếp. Sống bên người vợ chừng ấy năm trời, có với nhau tới chừng ấy mặt con, nhưng chưa bao giờ ông thực sự hiểu bà. Ông cũng như những đứa con của mình, quá quen với sự lặng lẽ yêu thương và hy sinh của vợ. Quen tới mức, chưa bao giờ lo lắng và sợ hãi về một ngày tình yêu thương vô điều kiện đó không còn.
Cuốn tiểu thuyết của nhà văn Hàn Quốc Shin Kyung Sook vừa có truyện lại vừa không có truyện. Nếu để tóm tắt lại nội dung người viết muốn kể, chắc chúng ta chỉ cần dùng vài câu ngắn ngủi thế này, “một bà mẹ ở nông thôn cùng chồng lên thăm con trai và bị mất tích sau khi lạc ở bến tàu. Các con cùng chồng bà đi tìm, nhưng không thấy”.
Vâng, chỉ thế thôi. Nhưng đi từ cái tứ rất giản dị ấy, nhà văn đã thổi một không khí rất đặc biệt vào tác phẩm qua giọng văn, lối kể, từ đó thôi thúc mỗi người đọc bước vào cuộc hành trình tìm kiếm người mẹ của chính mình. Có thể người mẹ của bạn không may mất sớm, có thể bạn may mắn vẫn có mẹ ở bên, nhưng dù thế nào, sẽ chẳng bao giờ là muộn nếu lúc này đây, bạn bắt đầu dành một phần thời gian, tâm tưởng nghĩ về mẹ, về những điều hy sinh quá lớn mà mẹ đã dành cho ta.
Giới thiệu cuốn tiểu thuyết
Hãy chăm sóc mẹ
của nhà văn Hàn Quốc Shin Kyung Sook
Hãy chăm sóc mẹ
của nhà văn Hàn Quốc Shin Kyung Sook
“Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không?”
Tôi không biết tác giả câu thơ đó là ai, nhưng thốt nhiên, đọc tiêu đề cuốn sách của nhà văn nữ người Hàn Quốc Shin Kyung Sook, chúng chợt ùa về tâm trí. “Mẹ” là cõi riêng để mỗi người tìm về sau tận cùng sướng khổ cuộc đời.
Tiểu thuyết mở đầu bằng sự kiện một bà mẹ mất tích do lạc đường trên ga tàu. Một bà mẹ nông thôn đã già, trí óc không còn minh mẫn, lúc nhớ lúc quên, cùng chồng từ quê lên phố thăm con và bị lạc, sau đó mất tích.
Sự gần gũi trong tình huống cũng như nhân vật phần nào gợi không khí thân thuộc với mỗi độc giả Việt Nam. Những người mà phần đông, dù ở phố, vẫn có bố, mẹ đang ở nông thôn.
Toàn bộ nội dung tiểu thuyết là cuộc hành trình tìm mẹ của những người con. Đan xen giữa công cuộc tìm kiếm liên tục và tích cực, ký ức của những người con về mẹ, của người chồng về vợ, của những người hàng xóm, người bạn, những người từng chịu ơn người mẹ mất tích đó lần lượt hiện lên qua giọng văn nhẹ nhàng, giản dị, thâm trầm.
Shin Kyung Sook chủ ý giấu kín nhân vật người mẹ qua lối kể chuyện tinh tế. Người nghe có thể cảm nhận chân dung người mẹ mất tích như bức tranh trọn vẹn được hiện dần qua từng mảnh ghép. Mỗi mảnh ghép là một phần ký ức. Mỗi mảnh ghép lại hé lộ cho ta rõ thêm về tính cách đặc biệt của người mẹ này.
Không vội vã, ồn ào nhưng chân dung của người mẹ mất tích vẫn hiện lên sừng sững như một tượng đài bất tử bởi tình yêu và đức hy sinh lớn lao vì chồng con. Người đọc không thể quên cảnh bà lội bộ hàng trăm cây số mang hồ sơ học bạ tới để con đăng ký xin việc ở thành phố. Người mẹ đã nhường con phần ấm áp để giành chỗ nằm sát tường giá lạnh trong đêm khuya. Cũng người mẹ ấy đã giấu chồng con, dành toàn bộ số tiền các con gửi về dưỡng già làm từ thiện ở trại trẻ mồ côi, v.v…
Yêu con hết mực, bà sẵn sàng hy sinh mọi nhu cầu, mong muốn và mơ ước để lo lắng, chắt chiu cho những mong muốn, nhu cầu và mơ ước của con. Vâng, có thể bạn sẽ bảo, có người mẹ nào trên đời này không thế? Dường như mọi phẩm chất tốt đẹp đó vẫn luôn nằm trong một thứ bản năng thiêng liêng nhất của con người, bản năng làm mẹ. Và vẻ như, tác giả Shin Kyung Sook chỉ làm một việc rất giản dị, cô viết nó ra, kể nó ra để mỗi người thêm một lần nữa hiểu sâu sắc và trân trọng những gì người mẹ mang lại cho thế giới này.
Nhưng cuộc hành trình tìm mẹ của những đứa con cũng gợi ra thật nhiều suy ngẫm. Tự bản thân mỗi người chợt nhận ra, có những điều lâu nay họ chưa bao giờ nghĩ cho mẹ. Với họ, mẹ lúc nào cũng là người luôn yêu thương, chăm chút và lo lắng cho các con. Mẹ là biểu tượng của những chia sẻ, lo toan, của những cho đi mà không bao giờ đòi hỏi nhận lại. Họ đã quen nhận về những yêu thương của mẹ. Quen tới mức, chưa ai trong số họ nghĩ rằng, mẹ của họ cũng rất cần được nhận về những yêu thương. Bởi thế mới có chuyện, cô con gái giận dữ khi mẹ không chịu làm chuồng cho con chó ở, chuyện những chiếc bánh gạo mẹ làm ngày lễ bị con cái chê bai ỉ ôi, thậm chí vứt bỏ sau nhiều tháng nằm chỏng chơ trong tủ lạnh, mới có những cư xử hỗn hào khi mẹ già lẩn thẩn theo năm tháng…
Chưa bao giờ những đứa con từng được hưởng quá nhiều yêu thương, chăm bẵm đó nhận ra mình đang hành xử thật tồi tệ với mẹ trong lúc còn có mẹ. Chỉ tới khi mẹ mất tích, có người mới nhận ra, trong muôn vàn kế hoạch đặt ra cho cuộc đời, họ chưa có nổi một điều dành cho mẹ.
Song có lẽ, các bạn sẽ đồng ý với tôi khi cho rằng, đó là câu chuyện muôn đời của con người, đúng như các cụ ta từng nói “nước mắt chảy xuôi”.
Cuộc hành trình tìm lại người mẹ mất tích cũng là dịp để người chồng, bố của những đứa con nhận ra ông đã rất yêu thương và cần có bà đến mức nào. Khi bà ở nhà, ông luôn nghĩ tới những chuyến đi thỏa chí tang bồng. Ông luôn mặc định sẵn trong lòng cảm giác yên tâm, cứ đi, đi mãi, bởi khi về, chỉ cần gọi một tiếng thôi, đã thấy bóng bà đi ra từ căn bếp. Sống bên người vợ chừng ấy năm trời, có với nhau tới chừng ấy mặt con, nhưng chưa bao giờ ông thực sự hiểu bà. Ông cũng như những đứa con của mình, quá quen với sự lặng lẽ yêu thương và hy sinh của vợ. Quen tới mức, chưa bao giờ lo lắng và sợ hãi về một ngày tình yêu thương vô điều kiện đó không còn.
Cuốn tiểu thuyết của nhà văn Hàn Quốc Shin Kyung Sook vừa có truyện lại vừa không có truyện. Nếu để tóm tắt lại nội dung người viết muốn kể, chắc chúng ta chỉ cần dùng vài câu ngắn ngủi thế này, “một bà mẹ ở nông thôn cùng chồng lên thăm con trai và bị mất tích sau khi lạc ở bến tàu. Các con cùng chồng bà đi tìm, nhưng không thấy”.
Vâng, chỉ thế thôi. Nhưng đi từ cái tứ rất giản dị ấy, nhà văn đã thổi một không khí rất đặc biệt vào tác phẩm qua giọng văn, lối kể, từ đó thôi thúc mỗi người đọc bước vào cuộc hành trình tìm kiếm người mẹ của chính mình. Có thể người mẹ của bạn không may mất sớm, có thể bạn may mắn vẫn có mẹ ở bên, nhưng dù thế nào, sẽ chẳng bao giờ là muộn nếu lúc này đây, bạn bắt đầu dành một phần thời gian, tâm tưởng nghĩ về mẹ, về những điều hy sinh quá lớn mà mẹ đã dành cho ta.
Dương Kim Thoa
timtrongkhobau online
timtrongkhobau online
Comment