Mùa xuân nghe “Phượng hồng”
“Xuân sang hè tới”, thời gian trôi nhanh nhỉ, thấm thoắt đã lại hè rồi! Với những người còn thong dong hưởng thụ cái không khí Tết bình yên, chậm chạp thì mùa xuân hẵng còn tươi mới và xanh non. Còn riêng với những cô cậu học trò năm cuối cấp, sau những ngày Tết vội vã là guồng quay của sách vở, của mùa thi chẳng còn bao xa…
“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu…”
Câu hát ngày nào ta vẫn hát cho nhau
Giờ có thêm vị đắng”
Em chở mùa hè của tôi đi đâu…”
Câu hát ngày nào ta vẫn hát cho nhau
Giờ có thêm vị đắng”
Đó là 4 câu thơ mở đầu trong một bài thơ mà đám học trò năm cuối cấp thường viết cho nhau, đọc 4 câu tiếp theo mà rưng rưng nước mắt…
“3 năm học cùng nhau bình yên như dấu lặng
Hành lang nào khúc khích tiếng đùa vui
Bạn bè ơi sắp phải xa nhau rồi
Ơ kìa, ấy ơi, đừng khóc…”
“Âu lo hằn sâu trên những nét môi
Bộn bề giữa bao nhiêu sách vở
Chẳng còn thời gian để giận hờn nhau nữa…”
Hành lang nào khúc khích tiếng đùa vui
Bạn bè ơi sắp phải xa nhau rồi
Ơ kìa, ấy ơi, đừng khóc…”
“Âu lo hằn sâu trên những nét môi
Bộn bề giữa bao nhiêu sách vở
Chẳng còn thời gian để giận hờn nhau nữa…”
Đọc bài thơ xong lại muốn nghe đến giai điệu “Phượng hồng”, bởi giữa những lo toan mùa thi, vẫn cần những khoảng lặng ngọt ngào đầy nhung nhớ và lặng lẽ cho những rung động đầu đời. Vẫn là trong khi người ta mải mê khen nhau cây mai, cây đào, thì với một tâm hồn học trò, màu hoa đẹp nhất, đau đáu nhất vẫn là sắc đỏ của phượng vĩ, dù trong ngày xuân nắng ấm hay mùa đông lạnh lẽo. Cái “sắc phượng hồng và trong veo như tiếng cười con gái” ấy đã mê mẩn biết bao thế hệ từng một thời áo trắng.
View this File Directly | |
“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18
Thuở chẳng ai hay…
Thầm lặng, mối tình đầu”.
Được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc trên nền bài thơ “Chút tình đầu” của nhà thơ Đỗ Trung Quân, bài hát mang giai điệu trong trẻo nhưng đượm buồn. Một nỗi buồn không đủ da diết, nhưng không quá mong manh, nỗi buồn không phải của một tâm hồn từng trải, nhưng cũng không phải của một cậu bé tuổi còn thơ ngây. Đó chính xác là cái sự buồn của một chàng trai mới lớn, bắt đầu biết nhen nhóm những tâm sự, và ôm ấp trong lòng một tình yêu đầu đời dịu ngọt, trong sáng. Khi ấy, định nghĩa tình yêu cũng giản dị như trang vở, viên phấn nhưng nên thơ một cách không ngờ…
“Mối tình đầu của tôi
Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp,
Tà áo ai bay trắng cả giấc mơ
Là bài thơ còn hoài trong vở,
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.”
Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp,
Tà áo ai bay trắng cả giấc mơ
Là bài thơ còn hoài trong vở,
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.”
Cái thời của nhà thơ Đỗ Trung Quân giờ cũng xa lắm rồi, nhưng phượng hồng và chút tình đầu theo kiểu của ông thì vẫn thế, vẫn chẳng có gì đổi thay. Mặc dù tờ “hoa học trò” bây giờ, học trò mua để xem tranh ảnh là chủ yếu, nhưng đâu đó, trong lòng nhiều thế hệ cũ nó vẫn sống vì những áng văn thơ tuyệt vời. Và trên sân trường mùa hè, hoa phượng vẫn đỏ rực, đâu đó nơi hành lang, góc lớp vẫn nem nép một chàng khờ.
Tôi vẫn thích mối tình 18 tuổi, tôi tự hỏi có bao nhiêu người đã không có một mối tình 18 tuổi, yêu thầm một ai đó, lén gửi một phong thư hay vô tình lơ đễnh chơi một điệu đàn hữu ý. Thứ tình yêu chỉ “độc quyền” có của tuổi học trò, yêu bằng một gói ô mai, một miếng urgo hay một nhành phượng vĩ. Nỗi nhớ khi ấy không thể thành lời mà chỉ có thể khắc trên cây, để 10 năm sau quay lại ngôi trường, 2 cô cậu học trò có thể vui vẻ chỉ cho nhau kỷ niệm của ngày xưa ấy, bên thân cây đã từng là minh chứng tình yêu.
“Cánh phượng hồng ngẩn ngơ,
Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây,
Và mùa sau biết có còn gặp lại,
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.”
Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây,
Và mùa sau biết có còn gặp lại,
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.”
Bất kỳ ai đã từng nghe ca khúc “Phượng hồng” một lần đều gật gù tâm đắc với một ý trong lời thơ. Không phải “cơn mưa giăng” hay “nỗi nhớ khắc trên cây”, cũng không phải câu hỏi vương vấn “mùa sau biết có còn gặp lại”, bởi ai cũng hiểu là chẳng thể nào còn có mùa sau… mà là những câu hát:
“Mối tình đầu của tôi
Nhờ cây đàn buông tiếng xa xôi,
Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu,
Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ.”
Nhờ cây đàn buông tiếng xa xôi,
Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu,
Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ.”
“Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu”, đó là nguyên nhân dẫn đến tất cả những “cơn mưa”, “nỗi nhớ” và “giấc mơ” ở trên.
Trong nguyên gốc bài thơ, Đỗ Trung Quân viết rằng:
“Mối tình đầu của tôi có gì?
Chỉ một cây đàn nhỏ
Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm
Ai cũng cũng hiểu – chỉ một người không hiểu
Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi… thành câm.”
Chỉ một cây đàn nhỏ
Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm
Ai cũng cũng hiểu – chỉ một người không hiểu
Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi… thành câm.”
Cõ lẽ so với bài hát của nhạc sĩ Vũ Hoàng, chàng trai của nhà thơ Đỗ Trung Quân e dè và nhút nhát hơn rất nhiều. Nhưng dường như ở trong nguyên tác, khán giả dễ dàng đồng cảm hơn với hai tiếng “thành câm”. Nó diễn tả đúng hơn về một tình yêu chẳng bao giờ có thể nói nên lời, chỉ mãi mãi là thầm kín, cứ thế, cứ thế trôi đi, không giữ cũng không ơ thờ. Và vì thế, khi mùa hè qua đi cùng bóng hình xa khuất, tình yêu vẫn ở lại, nỗi buồn man mác và khổ đau âm ỷ đầu đời dịu dàng bay đi theo gió cuốn một vạt tóc mờ xa.
“Em chở mùa hè đi qua, còn tôi đứng lại
Nắng ngập đường một vạt tóc nào xa”.
Nắng ngập đường một vạt tóc nào xa”.
Tôi vẫn thấy, chẳng có thời điểm nào thích hợp hơn cái không khí mùa xuân đầu năm mới để nghe ca khúc "Phượng hồng". Khi phố xá vắng tênh tênh, người đi lại thưa thớt, lang thang trên khắp phố phường Hà Nội mà không phải bon chen, vội vã, cứ thế mà trải lòng mình ra với đất trời, cứ thế mà nghe một ca khúc thật chậm và sâu lắng. Bởi mùa hè thì vốn rất xô bồ, còn mùa thu tuy vàng úa nhưng với học trò mà nói lại là khởi điểm cho một năm mới mẻ. Vì thế, hãy cứ chọn mùa xuân đi, hãy để mùa xuân là mùa của "Phượng hồng".
depplus