T í m C h i N h i ề u R ứ a H u ế Ơ i
Tạo hóa sinh ra màu sắc để làm đẹp cho trái đất này. Xanh đỏ đen trắng tím vàng...muôn hồng nghìn tía.
Nhưng người ta không phải ai cũng giống ai nên người thì thích màu này, người thì ưng màu nọ. Riêng màu tím Huế thì khi đến Huế trong năm học lớp đệ nhất Quốc Học Huế (1968-1969) tôi mới dần bắt gặp những điều kỳ thú.
Là một cậu học trò Nguyễn Hoàng Quảng Trị mới vô Huế ban đầu điều chi của Huế cũng làm tôi bỡ ngỡ bắt tôi phải tò mò tìm hỏi. Té ra nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa có đồng phục áo dài màu tím. Té ra màu tím tượng trưng cho niềm mộng mơ của độ xuân thì, của lòng thủy chung như nhất với tình yêu muôn nơi muôn thuở. Té ra cô học trò Đồng Khánh mà tôi và bạn bè lẻo đẻo sau lưng theo về mỗi ngày cũng mê màu tím. Nguyễn Cửu Thanh, anh bạn cùng lớp tôi "chỉ điểm": "Cô nớ tên là Tiểu Kiều học lớp đệ tứ Đồng Khánh, nhà trong thành nội. Khi mô trời mưa, trời lạnh là dễ nhận ra cô ta. Vì Kiều thích màu tím nên áo len tím, áo mưa tím, quai nón tím, khăn quàng tím, dép cũng tím...".
Tiếp nhận thông tin là tôi tìm cách quan sát và tiếp cận liền. Dịp may đến với tôi vào một buổi sáng khi Thanh phát hiện người mê màu tím đang đứng với một cô bạn trước quán sách Hương Bình trên đường Lê Lợi. Thì ra người ấy đang đứng xâu chiếc dép bị đứt quai. Vốn đã mong có dịp làm quen lại có "máu nghĩa hiệp" nên tôi mạnh dạn mở lời: "Tiểu Kiều đưa mình xâu giúp cho kẻo sắp tới giờ sau rồi!". Trong khi cô học trò tên Tiểu Kiều đang lưỡng lự tần ngần với chiếc dép tím, với sợi chỉ tím dễ thương và cây kim mỏng manh chưa muốn đưa cho chàng trai lạ thì người bạn Tiểu Kiều có bảng tên Bạch Yến giục: "Thôi mi đưa cho họ xâu cho mau". Không ngờ sợi chỉ tím một thời mộng mơ của cô nữ sinh Đồng Khánh ấy sau này lại trở thành sợi "chỉ tím" của ông Tơ bà Nguyệt xe kết đời tôi với cô gái yêu màu tím ấy.
Từ chuyện riêng tư đó, tôi lần theo những màu tím của hoa bâng khuâng, hoa mua, hoa sim...trên đồi Thiên An, Vọng Cảnh...
Màu tím của hoa sầu đông, hoa tầm xuân, hoa cúc, hoa cà, hoa ti-gôn...trong từng khu vườn Huê.
Màu tím của hoa tử bạch ở những ngôi chùa Bảo Quốc, Thiên Mụ, Tường Vân...Màu tím của hoa tử vi (còn gọi là hoa phấn thệ hồng) trong đại nội và được khắc trên Cao đỉnh trước Thế Miếu, được hát thành điệu Lý tử vi trong dân ca Huế "tử vi dầu dãi nắng sương, huê cam huê quýt em thương huê nào, em thương huê mận huê đào...".
Màu tím của hoa ngô đồng trên Khiêm lăng, bên điện Thái Hòa.
Hoa ngô đồng tím ngắt chiều thơm,
Anh mời em ngắm màu hoa tím.
Hiểu nhau rồi tình yêu bất biến,
Chim phượng hoàng gọi bạn đậu cành ngô.
Thời gian gần đây những con đường Huế lại có thêm màu tím của hoa bằng lăng, hoa phượng tím.Anh mời em ngắm màu hoa tím.
Hiểu nhau rồi tình yêu bất biến,
Chim phượng hoàng gọi bạn đậu cành ngô.
Màu tím Huế không dừng lại trên các đài hoa. Màu tím Huế còn hòa sắc trong các trạng thái tinh thần, trong tình cảm buồn vui, khổ đau, hạnh phúc. Cùng hòa sắc trong từng khoảnh khắc thời gian, trong mây trời, sông nước Hương Giang, trong y phục, trang sức, ẩm thực Huế...để từ đó màu tím trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho văn nghệ sĩ trên mọi miền đất nuớc xiển dương, ngợi ca bằng nghệ thuật tạo hình, bằng thơ văn, âm nhạc...Đọc Tuyển Tình Khúc Huế Thế Kỷ 20 gồm 100 tác phẩm do Nhà xuất bản Âm Nhạc Việt Nam ấn hành (4. 2002) thì đã có 4 ca khúc có chữ "tím" trong tựa đề như: Tà Áo Tím (Hoàng Nguyên), Màu Tím Huế (Vũ Trọng Tường), Ngàn Thu Áo Tím (Hoàng Trọng-Vĩnh Phúc), Màu Áo Tím Và Màu Áo Trắng (Hoàng Vân) và có 14 ca khúc của các nhạc sĩ sau đây: Thế Bảo, Phạm Trọng Cầu, Dương Đức, Hồng Đăng, Quốc Dũng, Hoàng Hiệp, Trần Hoàn, Lê Việt Hòa, Mai Xuân Hòa, Tôn Thất Lan, Văn Phụng Huy Tập, An Thuyên, Thuận Yến nhắc tới màu tím Huế với các hình ảnh áo tím, mây tím, sương tím, hoa tím, thời gian tím...
Riêng thơ ngợi ca màu tím của Huế thì không thể nào thống kê cho hết. Nếu có điều kiện để tuyển chọn một tập thơ có những câu thơ hay về màu tím Huế cũng là việc mà các nhà biên soạn nên làm bởi đây cũng là một trong những nét riêng của Huế. Trước năm 1975, khi còn ở Hà Nội tôi thường nghe ba tiếng màu tím Huế. Cái chi mà có màu tím thì người ở đây gọi "màu tìm Huế". Màu tím mình thích, người tình mình mê được là "tím Huế" thì sướng biết mấy, vui biết mấy. Tôi cũng thấy ấm lòng trong lúc xa quê. Mới đây thôi, từ Cali nước Mỹ xa xôi, có lẽ vì quá da diết nhớ Huế mà anh Trần Kiêm Đoàn đã thương về tím Huế trong bài thơ "Vàng Thu Tím Huế" với những kỷ niệm, với những hồi ức trữ tình:
Huế vào Thu mà không biết mình Thu
Vì lá đỏ chút vàng mơ ai thấy
Tim tím buổi chiều mai hồng trở lại
Vẫn xanh ngời con nước Vạn Niên...
Tuổi hoàng thành như màu mắt trong đêm
Nghìn phai cũ trang tình đầu chưa giở
Xa Chiêm quốc thuở "ngó tề, dị rứa
Mỏi chân đời còn tím Huế không em?"
Vì lá đỏ chút vàng mơ ai thấy
Tim tím buổi chiều mai hồng trở lại
Vẫn xanh ngời con nước Vạn Niên...
Tuổi hoàng thành như màu mắt trong đêm
Nghìn phai cũ trang tình đầu chưa giở
Xa Chiêm quốc thuở "ngó tề, dị rứa
Mỏi chân đời còn tím Huế không em?"
Tím trong nhau hồn nước thủy chung.
Hòa sắc tím một đời tôi tìm thấy.
Hòa âm tím một đời tôi tìm nghe.
Hương mùa tím một đời tôi ngưỡng mộ...
Huế dấu yêu ơi! Tím chi mà tím rứa!
Hòa sắc tím một đời tôi tìm thấy.
Hòa âm tím một đời tôi tìm nghe.
Hương mùa tím một đời tôi ngưỡng mộ...
Huế dấu yêu ơi! Tím chi mà tím rứa!
(Võ Quê)