Người tôi viết về thơ nơi đây, khiếu thơ nở muộn. Ðến tuổi bốn mươi; mới làm thơ ; chính chàng không nghĩ mình là nhà thơ, cũng không thích được gọi như thế. Khởi đầu, có thể ‘Chàng làm thơ vì ‘tai nạn’(!).. Nhưng rồi, thơ tiếp tục được chàng ‘khai sinh’, ‘đăng ký hộ tịch’ nơi các báo hải ngoại, được khắp nơi ngưỡng mộ, mặc nhiên trở thành ‘nhà thơ’ ngoài ý nghĩ của chàng.
Trước 1975, Phương Hà –bút hiệu của chàng- không hay chưa làm thơ hoặc chỉ làm ‘chơi’ đôi bài rồi tự nghĩ rằng ‘thơ mình không đáng gì’nên không nhớ, không lưu. Chàng rời bỏ ‘nghiệp văn’ để lặn lội vào kinh doanh.
Sau 30/04/75, chàng được chế độ mới (Cộng sản) ‘chiếu cố’, ‘tuyên dương’ là ‘tư sản mại bản’ với năm tội danh, đặc biệt là « cột trụ Kinh tế Ngụy » và « Làm giàu trên xương máu nhân dân ». « Cột trụ kinh tế Ngụy », có thể đúng vì từ 1968, chàng được đắc cử do phổ thông đầu phiếu vào Hội Đồng quản trị Phòng Thương mãi Công Kỹ nghệ thành phố Đà Nẵng suốt hai nhiệm kỳ, đảm trách Chủ tịch Phân bộ Xuất Nhập cảng của Phòng nầy mà địa bàn hoạt động từ Bến Hải đến Phan Rí(Thuận Hải), cố vấn Bộ Kinh Tế VNCH, nghiên cứu phác họa những dự án, những chương trình Kinh tế địa phương. « Cột trụ Kinh tế Ngụy », đúng, vì chàng đã từng tiếp xúc, trao đổi với các phái đoàn Công Kỹ nghệ ngoại quốc, đặc biệt là Nhật Bản và cho rằng, Việt Nam với bờ biển trên hai ngàn cây số, riêng giới hạn từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau, chỉ cần ‘thò’ tay vào biển ‘bốc, hốt’ là ‘hải hà vô lượng’ tài nguyên cho đất nước và nhân dân. Vì thế, chàng đóng góp một vai nhỏ trong việc vận động thành lập Trường Đại Học Cộng Ðồng Đà Nẵng, chuyên lo về mặt nầy, cả về dầu khí, nhằm đào tạo chuyên viên kinh doanh, làm giàu cho đất nước về mặt hải sản và nhiên liệu cùng lâm sản. « Làm giàu trên xương máu nhân dân », lời buộc tội nầy chỉ là gán ghép, vu cáo vì sau 1975, chẳng người dân nào a dua theo Cộng sản để lên án chàng, mà sau khi chàng ra tù, chàng lại được vô số người dân mừng rỡ, thăm viếng, hỏi han cùng đôi lúc giúp đỡ chàng. Trong lúc bị thẩm vấn, chàng đã hỏi quản giáo : ‘’thế nào là tư sản mại bản ? Tại sao Tư sản mại bản lại là tội ?’’. Tên Trần Thi, Công an từ Hà Nội vào, giải thích khá kỳ quặc : ‘’Như anh là Tư sản mại bản, là có tội’’.
Với những ‘trọng tội’ ( ?) trên, chàng được chế độ mới ‘mời’ đi ‘học tập cải tạo’ không cần biết ngày về. Bấy giờ tại Quãng Nam, có nhà tù ‘Tiên Hội’ (Tiên Lãnh), là nơi hội tụ ‘quần tiên’, cả nam cả nữ, cả trẻ cả già, những loại ‘Tiên’ bị đày vì ‘phạm tội’ với Ðảng Cộng sản. Ðủ mọi loại ‘Tiên’ : quân nhân, công chức, chính trị gia, cha cố, sư sãi, trí thức, văn nghệ sĩ, doanh nhân, thương gia, kỹ nghệ gia, kể cả bao loại ‘Tiên’ nông dân, công nhân mình trần thân trụi được Cộng sản phong tặng là ‘phản động, phản cách mạng’ vì đã cả gan không quy phục dưới lá cờ máu của họ. Thật tội nghiệp cho chàng, tội nghiệp cho tất cả, nhất là những kẻ lâu nay quen sống với cái đầu. Quả cái đầu làm hại cái xác. Cái xác thì Cộng sản ưa dùng, chứ cái đầu, chúng không ưa, lại còn chủ trương phải phá cho nát đi. Hơn nữa, chúng đã tự phong là ‘đỉnh cao trí tuệ’ của loài người rồi nên đâu còn cần đến cái đầu của ai, vả những cái đầu không thuộc loại ‘đỉnh cao trí tuệ’ của chúng thì chúng còn mạt sát, tìm cách làm tiêu hủy đi. Sau một năm tù, xác chàng gầy guộc, cái đầu cũng tong teo. Trong gian lao, khổ cực, đọa đày bất tận bỡi những kẻ cùng ‘giống loại’ như mình, cùng xuất phát từ ông Tổ Hùng Vương hàng năm nghìn năm trước, cùng máu me, xương xẩu, ruột thịt giống nòi nhưng giờ nầy không còn một chút ‘máu đồng bào’ trong tim, cái xác chàng tan nát nhưng chàng –cũng như phần lớn bao người- còn giữ được chiếc đầu nguyên vẹn, nghĩa là giữ được cái phong thái trượng phu, thà chết chứ không cúi đầu khuất nhục.
Cán bộ họ Hồ (HCM) không thể cưỡng bức nổi chàng cùng bao kẻ giả từ chất xám để hoàn toàn trở thành đất sét cho chúng dùng xây dựng trại giam chung thân khổ sai cho toàn dân cả nước. Trời còn thương. Chàng đã không rỉ sét trong lao tù Cộng sản. Sau một năm, bất ngờ chàng được trở về với bầu đoàn thê tử giờ nầy cũng nheo nhóc, xác xơ. Chàng được Cộng sản thả, có lẽ vì chúng đã tước đoạt được hết tài sản, thấy không còn gì khai thác thêm hay do một dụng ý thâm độc nào khác. Cái đầu lại trở lại chỉ huy cái xác. Để tránh có thể bị bắt đi tù trở lại bất kỳ lúc nào, chàng ‘ra đi’. Đất nước bị giặc cưỡng chiếm thì chàng đành phải mất quê hương.
Chàng vượt biển. Chàng ra đi, tìm lại Tự Do. Hai lần vượt biển, thất bại, bị tù. Lần thứ ba, may mắn thoát khỏi hải phận VN vào ngày 18/12/1978. Hải trình nguy hiểm. Gần tám ngày đêm lênh đênh biển sóng, vừa cạn giọt nước sau cùng thì bão đánh hư tàu.. Chiếc tàu tàn rụi lắc lư chồng chềnh trôi dạt vào một hải đảo heo hút thuộc Nam Dương đúng vào nửa đêm Giáng Sinh. Mấy ngày sau, tàu Hải quân Nam Dương ra tìm, đưa vào một đảo lớn hơn, Tanjung Pinang, nơi có trại tỵ nạn tạm dung đầu tiên của Liên Hiệp Quốc là trại UNGAT.
Từ ngày đặt chân lên trại Tỵ Nạn, cuộc đời chàng qua một khúc quanh : sau lưng là quê hương ngút ngàn thương nhớ ; trước mặt là tương lai vừa ảo tưởng vừa mơ hồ ; hiện tại là tự do tràn đầy, chất ngất dù chưa biết ngày nào sẽ được định cư.
…hành trang mây trắng trăng treo
Thù nhà, nợ nước nặng đeo bên mình…
(P.H.)
Chàng bắt đầu viết lách, làm thơ. Thơ ‘chống Cộng’ của chàng ra đời, chống quyết liệt, thẳng thừng, không nhân nhượng, không bóng gió, úp mở. Ở đảo, chàng tình cờ đọc được báo « Người Việt Tự Do », lập trường chống Cộng do ông Trần Cảnh Tuấn chủ trương ở Tokyo ; bên cạnh tờ báo còn có mục thơ của ‘Hồng Diệp Thi Xã’ nên chàng gởi thơ cọng tác. Từ đó, thơ chàng được các nơi lưu ý và được đăng trên hầu khắp báo chí hải ngoại. Lúc đầu, chàng lấy bút hiệu ‘Lục Bình’, sau đó bạn bè đồng trại thích bút hiệu Phương Hà hơn nên chàng đổi lại. (Bút hiệu Phương Hà là do ghép tên hai ngôi làng quê nội « Hà Mật » và « Phương Trì »).
Chàng và gia đình xin tỵ nạn tai Mỹ nhưng chờ đơi Lãnh Sự Quán xin chỉ thị hơi lâu (vì người con gái và hai cháu ngoại -một đứa 2 tuổi rưỡi, một đứa mới 3 tháng rưỡi- không có tiêu chuẩn, phải chờ Bộ Di Trú Mỹ đặc cách du di) nên chàng gõ cửa Tòa Đại Sứ Bỉ (vì có con gái du học ngày trước, đang mong sum họp với gia đình) và được tỵ nạn tại nước nầy vào cuối năm 1979 (trước khi phái đoàn Mỹ trao lệnh của Chính Phủ Mỹ chấp thuận cho toàn thể gia đình được sang Mỹ). Ở Bỉ, chàng làm đủ mọi nghề : rửa chén bát cho tiệm ăn, lau chùi cửa kiếng cao ốc, khuân vác tại hảng trang trí, đứng bán hàng cho tiệm tạp hóa, bán báo trong một sạp vệ đường, chăm sóc một ông già 80 tuồi,…,sau cùng làm việc tại trường Trung Học Bỉ Maris Stella cho đến ngày về hưu.
Tại đảo và tại Bỉ, chàng làm thơ và thơ ra đều đều. Tại Bỉ, chàng làm thông tín viên với bút hiệu « Lĩnh Nam » và cung cấp thơ cho các báo Việt khắp nơi trên thế giới nơi có người Việt định cư : Úc, Nhật, Pháp, Anh, Ý, Bĩ, Mỹ, Hòa Lan, Đức, Canada, Đan Mạch,…Lúc bấy giờ, từ 75 đến 1986, 1987, người tỵ nạn chưa đông, lại còn bận lo ổn định đời sống, lo thích ứng với nếp sống xứ người, lo học tiếng ngoại quốc,… người viết lách không nhiều nên thơ chàng có ‘đất dụng võ’, được các báo đăng liên tiếp. Đến nay, thơ chàng trên trăm bài, trong đó có thơ chống Cộng, và thơ tình cảm ; tất cả hai thứ được phổ biến trên báo chí độ 80% ; một số được đăng đi đăng lại nhiều lần, một số được dịch sang Pháp và Anh ngữ. Chàng không tập trung để in thành ‘thi phẫm’ vì chàng không có ý nầy. Đến nay, do con cái yêu cầu, chàng mới giao cho chúng tự lo liệu. Tôi đã định viết về thơ chàng từ năm 1992 nhưng rồi quanh quẩn lo in một số sách cùng bận rộn việc biên khảo về mặt tư tưởng nên đã dừng lại khá lâu. Thêm nữa, chàng thấy không cần thiết, khuyên tôi dành thì giờ cho chuyện khác. Nay do các con chàng muốn in thơ chàng thành ‘thi phẫm’để lưu niệm nên tôi viết bài giới thiệu và cũng để chuộc lại cái lỗi ‘thất hứa’ với chính tôi.
Như nói trên, Phương Hà làm thơ vì ‘tai nạn’, ghi lại tai nạn của chàng, của gia đình, con cái, của bè bạn, của đất nước, của đồng bào và của chung nhân loại suốt thời gian dài trực tiếp hay gián tiếp phải nhận ‘trầm luân’ vì chủ nghĩa và chế độ Cộng sản bạo tàn, gian manh, xảo quyệt. Chàng đã đến khá nhiều nơi trên thế giới : Pháp, Bĩ, Hòa Lan, Đức, Áo, Ý, Anh, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Sĩ, Mỹ, Gia Nã Đại, cả vùng Đông Đức những ngày bức tường ô nhục Bá Linh sụp đổ. Nơi đâu hồn thơ cũng lai láng, luôn luôn nói lên thảm cảnh người dân dưới chế độ Cộng sản ; nơi đâu cũng thấp thoáng hình ảnh đau thương của nòi giống Việt cùng nỗi hờn căm chế độ bất nhân
Trong khoảng thời gian từ 1979 đến 1986, thơ chống Cộng của Phương Hà có thể xem là những đóng góp mở màn cho « trường thơ tỵ nạn » của người Việt nơi hải ngoại ; đến nay đã quá phong phú để cùng bao nhiêu trước tác về các thể loại khác, đã tạo nên một « Nền Văn Học Việt Nam hải ngoại », một ‘thực thể’ không thể nào phũ nhận. Lịch sử Văn Học Việt Nam sau nầy sẽ phải ghi nhận và đánh giá dòng Văn học hải ngoại nầy. Và thơ văn của lớp lớp người tỵ nạn như Phương Hà sẽ trở thành ‘sử liệu’ cần thiết cho những nhà nghiên cứu văn học và lịch sử dân tộc về một giai đoạn vô cùng bi thương cùng vô cùng bi tráng của giống nòi Hồng Lạc. Bi thương vì bao đọa đày, vì bao mất mát, điêu linh của nhà, của nước ; bi tráng vì dù lệ đổ, máu tuôn vẫn hiên ngang không khuất phục, không dung tha tội ác bán nước buôn dân của tập đoàn cầm quyền mị dân, man trá, giả hình.
Thơ chống Cộng của Phương Hà cũng như thơ văn chống Cộng của bao người Việt tỵ nạn Cộng sản có thể xem là những ‘văn thi liệu lịch sử’ cần thiết cho các thế hệ mai sau nhận định một giai đoạn lịch sử đã qua, không để hiểu theo cách viết sử mà là để ‘thẩm định’ lịch sử qua văn chương.
Nhà thơ không chỉ ‘nổi loạn, phản kháng’ trước mọi bất công, oan khổ đối với riêng mình mà chung cho cả mọi người, chung cho cả một tập thể lớn rộng. Thơ Phương Hà đề cập đến những ‘khổ nan’ chung của dân tộc, đất nước, của cả phần nhân loại đau thương. Dù có chỉ nói riêng về một ‘cảnh đời’ cá nhân mình hay gia đình mình, nội dung thơ Phương Hà luôn luôn khiến ta nghĩ tưởng đến đau thương chung của ‘con người’ bất kỳ nơi đâu, bất kỳ thời đại nào khi một thứ ‘giống người’ không còn bộ óc và trái tim người ngự trị thế gian.
Thơ Phương Hà không do từ những xúc cảm dạt dào của ‘nồng độ’ yêu đương tình ái, cũng không do cảm thức về nỗi cô đơn, thảng thốt của thân phận làm người, không mang màu sắc triết lý xa xôi. Thơ của chàng khởi đi từ hiện thực của cuộc sống chính mình, những thảm nạn của gia đình và dân nước, nói lên những phẫn nộ, hờn căm đối với lớp người hung tàn, quỷ quyệt. Thơ Phương Hà mô tả những hiện thực ‘khốc liệt, tang thương’ chung đó, vừa nói lên những uất nghẹn của mình vừa lên án lớp người đã gây ra bao đoạn trường ghê khiếp cho con người, cho nhân loại.
Phương Hà làm thơ vì ‘tai nạn’. Qua nội dung thơ chàng, người viết tạm phân chia thành 4 loại tai nạn : Tai nạn nhà, Tai nạn nước, Tai nạn người và Tai nạn tình. Sắp xếp theo từng loại ‘tai nạn’ nên xin không tuân theo thứ tự thời điểm sáng tác.
Dùng từ ‘Tai nạn’ nơi đây, có thể không mấy ổn. Nhưng, nghĩ cho cùng, bất kỳ sự việc nào gây cho ta khó khăn, gian khổ, buồn đau, bi lụy, tức tối, giận hờn, chống đối hay chỉ u sầu, trăn trở, hối hận, ăn năn,…thì cũng là ‘tai nạn’ đến với ta tùy mức độ nhỏ, lớn, tầm tác hại ít hay nhiều,…. Vậy nên, bảo rằng ‘Phương Hà làm thơ vì tai nạn’, nghĩ ra cũng không phải ‘khó nghe’. Hơn nữa, những gì xảy đến đã khiến nhà thơ quằn quại trong khổ đau để luôn luôn trăn trở, chống đối, căm hờn lại là những sự việc có thực đã đến với Phương Hà.
Từ ‘Tai nạn’ nơi đây xin hiểu theo hai cách. Trước tiên ‘tai nạn’ là những sự việc, những cảnh ngộ oái oăm, ngang trái đã đến với chàng, với gia đình, với mọi người thân yêu trong dòng họ, với dân tộc, đất nước, không tạo cảm hứng mà dồn nén đau thương, căm hận để bật lên lời ta thán hay phẫn uất thành thơ. Tiếp theo, ‘tai nạn’ là những cảnh đời, những tâm trạng buồn đau đã trải chịu, đã chứng kiến, những tâm tình trao gởi, làm dậy lên niềm giao cảm chân thành, dâng tràn cảm xúc cho thơ.
Thơ Phương Hà, dù là thơ chống Cộng hay thơ tình tứ, bài nào cũng sáng giá, cũng có thể, theo người viết, được xem là ‘xuất sắc’ không chỉ về ý, về tình mà còn về lời, về chữ. Không có tính cách ‘cách tân, dung tục’ nơi đây, cũng không có vấn đề ‘binh mới rượu cũ’ hay ‘bình cũ rượu mới’ khi phẫm bình, đánh giá thơ chàng. Nơi đây ‘bình muôn đời’ và ‘rượu muôn nơi’ vì ‘Chân, Thiện, Mỹ’ kết hợp nơi từng bài. Mà ‘Chân, Thiện, Mỹ’ thì cũ, mới, xưa, sau gì cũng là ‘Chân, Thiện, Mỹ’. Không hoa hoè hoa sói, không trang trí, điểm tô, không vẽ vời làm dáng kiêu sa, không dụng công tìm lời, tìm ý. Con nguời vốn dĩ không muốn làm thơ mà thơ tự nhiên đến nên những gì hồn nhiên nhất, chân thành nhất, thật thà nhất kết thành thơ qua những lời dung dị, mộc mạc, chân phương ; thơ như kể chuyện, như dàn trải tâm tình , bộc phát thái độ, như nhỏ to chuyện vãn. Cái đẹp, cái hay nằm ngay nơi tính chất chân thành, bình dị đó.
Xin dàn trải tâm tư chàng qua từng loại thơ theo từng ‘tai nạn’ vừa kể, nhưng chỉ xin giới hạn một số bài cho từng loại vì không thể nào kể hết. ( và phần nào để khỏi trùng lặp với bài viết của Giáo sư Võ Thủ Tịnh cũng in trong tập nầy – GS Võ Thủ Tịnh có ngỏ ý với người viết là sẽ viết về thơ Phương Hà qua nhưng giai đoạn của cuộc sống chàng và chú ý phân tích phần nghệ thuật thi ca của tác giả).
I.- Tai nạn nhà : Người Việt Nam nào, sinh ra trước 1945 cũng đã phải trải qua bao giai đoạn lịch sử trớ trêu của đất nước : Pháp thuộc, Nhật thuộc, Việt Minh, chiến tranh Việt-Pháp, rồi đất nước chia đôi, Miền Bắc do Cộng sản thống trị, Miền Nam theo chế độ Tự do ; tiếp theo là cuộc chiến Bắc-Nam rồi, tang thương ập đến : Cộng Sản nắm quyền sinh sát cả nước khiến hàng triệu người lánh nạn, tìm tự do trong lúc toàn dân càng ngày càng hiu hắt, điêu linh dưới chế độ bạo tàn. Gia đình Phương Hà cũng như chính chàng và con cháu chàng đã phải sống chuổi ngày tang thương của phận mình và của chung dân tộc.
*Cảnh đời héo úa, tàn phai từ nhỏ đến lớn được nhà thơ miêu tả, kể lại rạch ròi, nói lên cảnh nổi trôi của gia đình cùng cảnh tan nát của làng quê, xóm chợ. ‘Cha tôi’, bài thơ khá dài, nhân ngày giỗ cha,nhắc lại quảng đời nghiệt ngã của cha, của mẹ, của mình từ thưở chàng lên bảy đến tuổi 49, nghẹn ngào chia tay người mẹ yêu quí, rời Tổ quốc thân thương trên đường vượt biển, tìm tự do.
Suốt bảy năm ròng, từ lúc vừa sinh ra, cùng cha, cùng mẹ xuôi ngược sông hồ trên chiếc ghe chở bánh dầu, bán buôn qua các vùng Thanh Quít, Giáp Năm, Cẫm Lệ, nghe lời mẹ ru, nhìn cha long đong, vất vả ‘Cuối giải sông Thu, bến sâu đò vắng, Tìm về đây nghe nằng nặng thương cha’, ‘Lắng xa xa bùng đâu đập bước, Nhốt kín buồn nghe nằng nặng những thương cha’.
Lên tám, gia đình bỏ cảnh thuyền buôn, định cư ở Long Phước, theo học trường làng rồi ra Hội An lên ban Trung Học, luôn tê tái, bồn chồn : ‘Sáng đưa chân ngập ngừng cửa lớp, Lào xào lá xốp…nằng nặng thương cha’.
Rồi chiến tranh, tiêu thổ kháng chiến, ngôi nhà bị dân quân Việt Minh đập phá tan hoang, ‘nhìn trán cha đắp vồngđau khổ, Tôi nhói tim nặng trĩu xót thương cha’. Cảnh tản cư, đói nghèo xơ xác, ‘sống nhủi chui lây lất giữa gọng thù’, từng lần: ‘Giữa khuya về khều cửa nhẹ lay cha, Xót xa chưa…người tiều tụy quá ! Thắt ruột mèo sụp nặng nỗi thương cha !’.
Cha vừa 49, bỏ cảnh tản cư, rời làng, rời xã, quang gánh tìm về phố thị. Lủi thủi theo cha, ‘cắn môi lầm lì đi trước, Một đầu quang em dại, Một đầu bọc nhỏ áo quần nâu…Ôi ! còn sầu nào sâu, Bằng sầu gia vong quốc phá, Lệ nào đầy ? Hơn lệ lòng tầm tả….’ . Cắn răng nín chịu đau thương, nhìn ‘Cha thẫn thờ hụt hẫng đắng cay, Môi rướm máu, lòng chùng thương không xiết kể’.
Về thành, gia đình kiệt quệ, chàng mượn vốn tậu chiếc xe đò rồi tạo được hảng xe đò Thuận Xuyên rồi mở thêm hai công ty Xuất Nhập khẩu. Miền Nam thiết lập chế độ dân chủ, chàng đem sức, đem tài góp tay xây dựng kinh tế cho nước, cho dân. Nhưng rồi, 7 năm sau , Cộng sản tràn vào. Sự nghiệp tan hoang, nhân dân Miền Nam xem như ‘mất nước’. ‘Lũ sài lang một lần nữa lại dương nanh, Cũng giết-giam-cướp-phá tan tành, Cũng vơ vét, siết họng dân lành, Y như lần trước, Dồn lũ con sụp bước cùng đường’… Sau thời gian tù tội, năm 49 tuổi đời, chàng đành ly biệt mẹ già, bỏ nước, vượt biên.
Hối hận ngập tràn, không đền đáp được công cha nghĩa mẹ. Ðiệp khúc ‘xót thương cha, nằng nặng thương cha’ quấn quít bên lòng, vương vấn không rời nơi các nẻo đường lữ thứ ‘xác xơ, uất hờn, nuối tiếc’ , nhìn lại đời cha, đời mình, quặn siết tâm tư. Pháp Thực dân, Việt Minh Cộng sản, cả hai cũng chỉ một nòi, đày đọa gia đình chàng, cả đời cha, đời con tan đàn sẩy nghé trong nghiệt ngã, điêu linh :
-…Hai thế hệ, một kẻ thù ngu nghiệt
Hai cha con tàn kiệt đến tận cùng !
Ngày giỗ cha, sôi dậy mối thù chung !
* Và Mẹ, người mẹ còm cõi nuôi con ngày ngày tháng tháng là hình ảnh thiêng liêng vừa đẹp vừa đau, đậm màu trân quí, kính yêu. Ba bài ‘Khóc Mẹ’ rất thực, rất hiền, đơn sơ, bình dị, thắm thiết nỗi niềm thương nhớ không nguôi. Trên giàn cao, lúi húi sơn tường một cao ốc ở Bruxelles, bỗng được tin Mẹ qua đời nơi quê nhà, chàng rụng rời, lật bật, nghe mình lảo đảo trong màn bụi sơn. Ðiệp khúc ‘Mẹ ôi, Mẹ…,Mẹ bỏ con thiệt rồi sao ?, Mẹ đi thiệt rồi !’ ở mỗi đoạn thơ là tiếng lòng nức nở vừa sững sờ vừa dào dạt bi ai :
-…Mẹ ôi, mẹ…
Mẹ bỏ con thiệt rồi sao ?
Ai đâu vuốt mắt mẹ
Lệ biệt ly khỏi trào…
Mẹ tôi đi thiệt rồi
Ðây con sầu vong quốc
Thương mẹ nằm khóc ngất
Nhớ mẹ, buồn bao thôi….
Mẹ ôi, mẹ…
Bốn lạy phù du
Vọng về vong linh mẹ
Con không khấn vĩnh biệt ngàn thu. (Khóc mẹ)
Tuần 49 ngày mẹ mất, chàng ôn lại cả quảng đời mẹ lao đao ‘Nhịp tim Mẹ theo con từng bước, Ngang dọc đường trần sau trước,..Mẹ lảo đảo chiếc lưng còm’…Bao lần Mẹ hoảng hốt, điếng hồn, giận run, lẫy bẫy. ‘Năm con hai mươi mốt, Giặc Pháp bắt con, Mẹ chạy như điên,…Chết điếng, Nhớn nhác, láo liêng, Sợ giặc bắn con liệng xác bên đường…’. ‘Hai mưới chín năm sau, Giặc Cộng cũng lại bắt con, Thêm tài quơ hốt,…Mẹ chỉ khung mặt giặc : Coi kìa quân mọi rợ, Liềm búa múa may, Hút máu ban đêm và cướp giữa ban ngày’… (Mẹ tôi II)
Ngày mãn tang Mẹ, tại Costa Brava vùng Tây Ban Nha, ‘lưng đường quán trọ, Chỉ chùm hoa nhỏ sắt son’, luôn thì thầm ‘Mẹ ơi, Mẹ hỡi’, hối hận hiếu đạo không tròn, trong tâm tư thấy ‘Mẹ vẫn còn’ để đền ơn đáp nghĩa suốt quảng đời còn lại :
Nắng tắt ngoài kia
Gió chiều nhè nhẹ
Thì thầm với Mẹ :
-Tha thứ cho con
Con không muốn mãn tang, mãn khó
Ðể Mẹ của con
Mẹ của con mãi mãi vẫn còn ! (Mẹ tôi III)
Mẹ của chàng, người mẹ cõi còm, không chỉ nuôi con bằng sữa, bằng công sức lao đao mà còn bằng tình tự ca dao, suốt bảy năm trời trên chiếc ghe nhỏ sông nước bềnh bồng để sau nầy chàng làm thơ thương cha, nhớ mẹ, yêu nước, thương dân, gây dựng đàn con lũ cháu nên người hiển đạt, hầu đáp đền nghĩa mẹ công cha. Người Mẹ đã bảo, đã nạt chàng : Nước mất sao chẳng lo ? Mãi ham chi cái phù du cát bụi, Quên cuộc đời thui thủi đứa lưu vong ? Một ngàn năm, mũi vẫn tẹt, mắt đen tròng, Một triệu năm tóc đen màu kinh rạch, Là người Việt, sao mà thử thách, Ðổi da vàng ra trắng, hỡi con ơi !’ (Thơ Lửa). Mẹ của Phương Hà, người Mẹ Việt Nam, người Mẹ của tất cả ai ai nặng lòng cùng đất tổ, quê cha, những người mẹ bình thường, dung dị nhưng son sắt, kiên cường, chịu đựng long đong, mong ước duy nhất một điều con nên người thơm danh dòng họ, sáng đường lịch sử nước non.
* ‘Ðẩy con xuống biển’ , nhan đề bài thơ sao bi thảm, nghịch thường, nghe ra chút nào bất nhẫn ! Ðành vậy ! Nơi đây là ‘đất chết’, con phải đi tìm sự sống phương xa. Giao con cho chiếc thuyền mỏng manh, ọp ẹp, lênh đênh trùng dương biển sóng, con có thể ‘chết’ vì đói, vì lạnh, con có thể làm mồi cho kình ngư, cho hải tặc vô luân, nhưng ít ra, còn môt tia hy vọng. :
-…Ðành vậy thôi….Hãy lao mình xuống biển
Phó thân cho bão táp, phong ba
Mạng giao cho trùng dương biển cả…
Bài thơ viết cho đứa con trai Sơn Ðiền, vượt biên năm 14 tuổi, may tấp lên đảo P.Bidon và được Canada nhận về cho tỵ nạn. Hãy hình dung cảnh đó. Ðứa con ngơ ngác, tức tưởi, lặng câm, bịn rịn, nói không thành lời, cố ngăn trào nước mắt. Và người cha quặn thắt, nuốt lệ vào lòng, đành đoạn cố khuyên : ‘Ði, đi con !… đừng ngó lại, Cũng đừng sợ hãi, Dầu biển Ðông đang sục sôi gầm thét, Dầu tha phương thân bé bỏng có lạc loài,..’: Chỉ còn ‘Cầu ơn Trên, Xin Trời Phật độ bình an…’ cho con được sống. Và ‘May chi còn sống, Thì nợ nước thù nhà con nhớ trả, Xích xiềng, bạo ngược…, hãy đập tan’. Con của Phương Hà, con của anh, của chị, của tôi, con của những ai vượt biển tỵ nạn Cộng sản, may mắn đến được vùng tự do, mai đây nên cửa nên nhà, nên danh nên phận, có còn nhớ cảnh chia ly ruột thắt gan bầm ? Ðể không quên ơn cha, ơn mẹ, nghĩa nước tình non, để đập tan xích xiềng bạo ngược, đem tinh hoa cứu nòi dựng nước, quyết không ‘cung phụng lũ gian tà’ !
*Hai lần sa cơ, bị bắt, bị tù ; lần ba vượt thoát, được định cư nơi xứ Bỉ. ‘Vượt biển’, bài thơ nồng nàn tình tự quê hương cùng ý chí hào hùng nói lên chí hướng cùng ý nghĩa của lần ‘đành đoạn’ phải ra đi. Bỏ lại sau lưng ‘Cần Thơ, Bãi Sào, Mỏ Ó, Ngàn cây xanh ven bờ nước đỏ, rải rác thôn làng hiền lương đây đó,..Bãi cát cồn dâu, đong đưa hoa giấy đẹp đôi màu, Tình láng giềng sớm tối có nhau’, quê hương đẹp, thanh bình, tình người chan chứa, giờ đây dưới tay quỷ đỏ, ‘thân xác bỏ, cửa nhà tan, Ðất mẹ giận run ôm đón chút thân tàn’. Việt Nam ơi ! ‘Chia tay nầy, ôi đứt ruột….quê hương !’ Nhưng, đành xin ‘Quê hương thương, buông thả chúng tôi đi’ vì đàn con của Mẹ ra đi là để :
-Ðun uất hận sục sôi ngàn độ
Nghiến răng lay cho đến kỳ sụp đổ
Lũ bạo tàn đang hút máu nhân dân
Sách Mác-Lê giẫm nát dưới gót chân
Quăng trả lại cho côn đồ man rợ
Từ đó giòng Bách Việt sẽ đời đời ghi nhớ
Dại khờ nào để lỡ mất quê hương
Mà đắng cay tê lưỡi bao năm trường….
Ra đi là để trở về với hùng tâm tráng khí của con người nước Việt. Chuyến vượt biển không riêng của Phương Hà mà chung cho cả hàng triệu người Việt Nam tỵ nạn Cộng sản. Bài thơ là một thiên ‘anh hùng ca’ nói lên ý nghĩa cao quí của một ‘Ra Ði’, không riêng để lánh nạn mà là để nuôi chí xóa bỏ cái ‘tai nạn’ ghê khiếp nầy cho nước, cho dân.
* ‘Mùi sữa mẹ’, tiếng khóc đứa cháu ngoại Bích Trâm, chào đời năm 1978 dưới thời Cộng sản, theo mẹ vượt biên vừa tròn ba tháng rưỡi. Bé vừa sinh ra đã khóc, dĩ nhiên, nhưng tiếng khóc như đã ý thức phận mình, vận nhà, cảnh nước. Bé phải khóc ‘vì khí quyển đã thôi xanh, Và nắng đã hết vàng…’ mà đời vẫn sắn vẫn khoai…’. Bé phải khóc ‘Khi cha mẹ mái tóc rối bời, Vì gốc Ngụy, Sớm tối còng lưng mà đời vẫn…vẫn..’. Bé phải khóc vì ‘Thương quê huơng chừ rách nát tả tơi, Mảnh thân sau không tìm ra thân trước,.. Người đi nước mắt chảy thay lời…’. Bé phải khóc !:
-…Me ! Mẹ bảo sao con đừng khóc
Trước khi mừng công khó nhọc mẹ sinh
Rồi chợt nhớ tới mình
Tay xinh vồ vú mẹ
Có gì đâu, một khoảng ngực bao la
Ðầy ắp yêu thương nhưng không giọt sữa
Mẹ đợi cha về, nay là hai bữa
Chạy giấy tờ mua hộp sữa ‘quốc doanh’
Cho con no lòng
Dầu da mẹ úa xanh
Vì thiếu cơm, thiếu thuốc…
Thơ hiện thực, đúng thôi. Nhưng trong cái hiện thực đó,, có nét gi lung linh qua ‘lối viết tự động’ (écriture automatique - phỏng theo quan niệm trường phái Siêu Thực) nầy. Mượn tiếng khóc bé thơ, nói lên cả tình dân, cảnh nước bi thương, phải chăng ít nhiều cũng là một lối ‘cách tân’ trong nghệ thuật ? Tiếng khóc tự nhiên khi lọt lòng mẹ đã trở thành tiếng kêu gào ‘phải khóc’. Bao trè sơ sinh theo mẹ theo cha vượt biển, nay nơi xứ người đã lớn, đã khôn, liệu có còn nhớ những lần ‘phải khóc’ như thế chăng ? Lời thơ ngậm ngùi, cảm động nhưng là tiếng nấc của con tim nơi mình (tác giả) và nơi bé nhỏ mà cảnh tình dân nước mặc nhiên như đã hằn sâu vào tâm thức ‘đứa cháu ngoại mỏng manh, Như giọt nước đầu gành, dấn thân theo mẹ Khi tóc còn chưa xanh’. Ðất nước, nhân dân lầm than nơi quốc nội đang cần những cái ‘phải khóc’ đó của toàn thể mọi người để biết ‘phải làm gì, làm thế nào’ cho hiện tại và mai đây.
*Cái chết bất ngờ (vì tai nạn rủi ro nơi bồn tắm) cùng một lần của hai cháu ngoại nhỏ -Bích Trâm (đã nói trên) và Tường Nhi- là cái tang chung cho cả gia đình. Riêng chàng –ông ngoại chúng- ‘bủn rủn, kinh hoàng, chết điếng’. Cảnh thực trước mắt mà chàng ‘Tôi khó tin, Tôi khó tin có điều phi lý đó’ :
-…Hai con chim nhỏ
Giờ bay nơi đâu ?
Ðể thương, để nhớ, để sầu
Ðể đau buồn khoét rộng khắc sâu
……..
Ngoài kia mưa nặng đổ mau
Về đây với mẹ
Lại gần đây ông cháu mình thì thầm, thỏ thẻ
Cháu thương ơi !
Sao dại khờ bỏ cha mẹ, cháu đi đâu ?…(Hai con chim nhỏ bay rồi)
Bốn bài thơ cho hai cháu nhỏ nầy. ‘Cháu đi đâu ?’, ‘Hai con bướm trắng cành hoa nhỏ, Ðùa giỡn bay vòng thật dễ thương’ (Hư ảo), Vâng, chúng đã dễ thương bên nầy và vẫn dễ thương bây giờ nơi thế giới bên kia và nơi tấm lòng hồi tưởng của chàng ; thực ra, mỗi lần nhớ lại là ‘vần vũ trời đen, Chiều lên xao xuyến,…Bé vẫn đi rồi, Biền biệt…Còn đây khoảng trống bao la…’ (Hư ảo). Ngày Tuần 21 của hai cháu, chàng gởi một bó hoa cho hai bé, sụt sùi nhớ lại chuyến vượt biển , hai bé vẫn bên nhau cùng cha cùng mẹ, cùng ông trong hải trình nguy hiểm, thế mà nơi đất yên bình nầy, sao lại ‘Sinh ký tử quy, Liền em liền chị, Ði…không một lời từ biệt, Ði..một nơi xa hơn. Thật xa…’(Bó hoa cho bé). Ngày giỗ Giáp Năm hai cháu, nỗi niềm thương nhớ dậy dàng :
-..Cháu ơi !
Cúc màu vàng năm xưa không còn nữa
Năm tháng thở dài bạc trắng giữa mùa đông
Mùa đông trước, thinh không giông bão dậy
Tấp về đây trăm nỗi nhớ bềnh bồng…
Ôi, thương làm sao !
Thương thật nhiều
Thật nhiều…hai cháu có biết không… ?! (Bồng bềnh)
Dĩ nhiên, hai cháu biết. Ðịnh mệnh nhẫn tâm, tàn ác quá! ‘Sao dại khờ bỏ cha mẹ…, cháu đi đâu ?!’. Ði đâu ?, thì hẳn biết rồi. Hỏi để hỏi thôi, hỏi để phần nào nguôi buồn, nguôi khổ, hỏi để tình ông thương cháu, lệ lên mi !
* Và đứa cháu nội Tu Mi, nay đã thành danh nơi Canada nhưng chàng không thể nào quên được cảnh sống đọa đày của cháu sau Tháng Tư đen, cha bị tù, con lê lết kiếm ăn, nhục nhằn, tơi tả. Bài thơ làm ở Bruxelles ngày 16 tháng 01 năm1985 nhưng chàng tự đặt mình vào ngày còn ở Việt Nam trong chuổi ngày bất hạnh của.nước non. Chàng thấy mình bất lực không tròn trách nhiệm với con cùng cháu. ‘Lá thư để lại’ là lời trăn trối : ‘Ví thử, Mai đây tôi có thiên thu lặn vào giấc ngủ, Thì đứa trẻ nầy, tôi gởi lại cho anh…’.
Ðứa trẻ đó, đứa cháu nội của chàng : ‘Giờ đây, tôi biết nói gì với anh, Về một đứa trẻ, Thế hệ đầu xanh, Nổi trôi khi gia vong quốc phá, Khôn lớn hôm nay như là phép lạ, Dẫu mười mấy năm thương tích vẫn chưa lành’. Ðứa trẻ đó, ‘Tôi còn biết nói gì với anh, Về một đứa bé, Chập chững thôi nôi, Vắng cha thiếu mẹ, Níu những bàn tay nứt nẻ tuổi đời, Ðầu bạc đầu xanh, Hụp lặn nổi chìm lây lất, Từ tuổi sa cơ nước mất nhà tan’. Thảm cảnh của cháu, ai gây nên ? Chàng trút tội lên đầu Cộng sản ác ôn cùng người Mỹ lật lường. Lời thơ tố cáo thẳng thừng :
-Thế hệ bé rủi ro
Lớn nhằm buổi không gian nặc nồng xú uế
Một bên
Những đứa chăn trâu, những tên đồ tể
Chơi trò vô sản Mác-Lê
Một bên
Di truyền máu buôn nô lệ
Quen với ngày xưa xiềng xích máu xương
Phản phúc điêu ngoa tráo trở khôn lường
Còng tay bạn bán cho quỷ đói….
Ðịa bàn VN, nhân dân VN, từ 1954 đến nay, có thể xem là ‘món hàng’ bán buôn, mặc cả giữa hai nhóm người ‘lang sói’ đó. Chúng ta –anh và tôi- giờ đây không làm gì được nhưng đứa trẻ đầu xanh nầy, và bao bao nữa, nếu bao nguòi còn lại tận tình nuôi dưỡng, mai đây trưởng thành ‘Nó sẽ nói với anh, Nó phải làm gì nhân danh nhân loại, Ðương đầu với những đứa chăn trâu, những tên đồ tể, Mà tội ác giờ đây hôi tanh bốn bể’ vì ‘Ông cha mình ngày xưa không buôn nô lệ, Cũng chẳng dính chi bọn hung ác Mác-Lê’. Ðứa trẻ nầy -lớp hậu duệ của chúng ta- sẽ mai nầy đem tài đem sức diệt lũ ‘cùng hung cực ác’ đó để đất trời lại xanh, quê hương lại sáng và tinh hoa truyền thống giống nòi lại nẩy nở xinh tươi, thắm đượm tình người trên khắp giải giang sơn cẫm tú.
Ðịa bàn VN, nhân dân VN, từ 1954 đến nay, có thể xem là ‘món hàng’ bán buôn, mặc cả giữa hai nhóm người ‘lang sói’ đó. Chúng ta –anh và tôi- giờ đây không làm gì được nhưng đứa trẻ đầu xanh nầy, và bao bao nữa, nếu bao nguòi còn lại tận tình nuôi dưỡng, mai đây trưởng thành ‘Nó sẽ nói với anh, Nó phải làm gì nhân danh nhân loại, Ðương đầu với những đứa chăn trâu, những tên đồ tể, Mà tội ác giờ đây hôi tanh bốn bể’ vì ‘Ông cha mình ngày xưa không buôn nô lệ, Cũng chẳng dính chi bọn hung ác Mác-Lê’. Ðứa trẻ nầy -lớp hậu duệ của chúng ta- sẽ mai nầy đem tài đem sức diệt lũ ‘cùng hung cực ác’ đó để đất trời lại xanh, quê hương lại sáng và tinh hoa truyền thống giống nòi lại nẩy nở xinh tươi, thắm đượm tình người trên khắp giải giang sơn cẫm tú.
*Một tai nạn khác, một nỗi buồn u ẩn ngày đêm. Ðến xứ Bỉ, hai bàn tay trắng, chàng phải làm cật lực, bất kể việc gì, dù có phải nguy nan, khốn khó để xây dựng đàn con nên người. Ngày ngày rã rời lao động, ‘Tối tối đánh vần câu ngoại ngữ, Lạnh lùa khe cửa buồn dâng lên’ (Thu buồn Bruxelles). Vợ chàng, quán làng Phú Bông-Gò Nổi, một phụ nữ giỏi dang, thưở thanh xuân nhan sắc mộc mạc, mặn mà, cùng chàng dựng nên cơ đồ sự nghiệp. Sau khi vượt biển tỵ nạn ở nước ngoài, chàng thay đổi quan niệm sống, cho rằng sự nghiệp bằng mồ hôi cả một đời của cả hai người bị cướpđoạt như chơi vào tay của một nhóm Cộng sản vũ trang. Giàu sang, phú quí, của cải, tiền nong rốt cuộc chỉ là phù vân.Và chàng cho rằng ‘chỉ cái gì bỏ vào trong bụng mới không bị giựt mất’ hoặc ‘bỏ vào được trong đầu thì không còn sợ ai kiểm kê, quản lý’. Bây giờ, theo chàng, ‘cái xác’ chỉ cần vừa đủ để nuôi ‘cái đầu’ làm việc. Do đó, tại Bỉ, chàng làm việc đủ sống, để dồn thời gian vào hoạt động chống Cộng, trong khi con cái giờ đây đã có được điều kiện của xã hội Tây Phương cung cấp để theo đuổi việc học hành.. Sau biến cố bị Cộng sản « đổi đời », vợ chồng đã không còn được cái « cùng nhìn về một phía » ; từ đó có thể « cơm không lành, canh không ngọt », có chia tay cũng lẽ thường tình..Ngày 16.01.1985, nàng dắt theo con gái út Ly Ngọc và cháu nội Tu Mi qua Canada đoàn tụ với hai con trai đã định cư tại đó (sau nầy có thêm gia đình người con trai đầu là sĩ quan quân đội VNCH bị Việt Cộng cải tạo, theo qua), để giúp đỡ chúng đứng lên, hội nhập với đời. Và nàng đã thành công đáng nể : tất cả đều tốt nghiệp Ðại học, trong đó có hai Bác sĩ Y khoa.. Chàng ở lại Bỉ, cạnh ba người con gái khác đều nên danh nên phận (còn có một cô gái ở Mỹ). Chàng không màng danh lợi, tiếp tục hoài bão của mình với bao ray rức, buồn khổ khắc đậm qua thơ : ‘…quét hư ảo, thương tình sau nghĩa trước…’ hoặc ‘Hạ thành sầu, hề, trong men rượu thi ca’ (Cây bút nhỏ).. Khó có một bài thơ nào như bài ‘Tình cũ’ nhắc lại cuộc tình đầu vừa quê mùa, mộc mạc vừa lãng mạn, thắm thiết nên thơ : ‘Buổi thương đầu e ấp, Vùng vụng ngón tay đan, Ðứa têm trầu Việt An, Ðứa bữa cau Ðông Phú, Bệt chút vôi lò, Say say niềm phu phụ, Ðám cưới qua đò rộn rã nước sông Thu’,…’Trầu cay đôi má thêm hường, Bông cau ngỏ trúc mòn đường xuống lên, Năm thôn ăn chắc mặc bền, Thôn ươm thôn dệt tằm lên bủa đầu’,…’Một thôn đi sớm về trưa, Phơi nhung rải nhớ cho vừa người thương,…Nhớ em đâu kể đường xa, Duy Xuyên, Phủ Ðiện tắt qua Vạn Bùn’… Tình đẹp quá đi thôi ! Thế nhưng bây giờ :
-Ngó lên Trung Phước Ðại Bường
Gió chiều đổi ngọn ngưới thương đi rồi
rồi đêm đêm, ngày ngày :
-Em ngàn thương xứ Quãng
Hun hút chiều tha hương
Xa xuôi Trung Phước Ðại Bường
Trăng mờ thềm lạnh người thương không về…(Tình cũ)
‘Người thương không về !’Năm 1988, chàng gởi thư ân cần xin nàng tái hợp nhưng nàng lặng lờ không hồi đáp. Bao bài thơ khác, dù viết cho con hay cho một chuyện tình nào đó, bóng hình người yêu đầu lãng đãng, xa gần mênh mang : ‘Quê xưa chuyện cũ mơ màng, Duyên xưa tiền định đá vàng là đây ! Trăng khuya về sáng non Tây, Sương khuya thấm ướt ngàn cây, lanh lùng !…’(Thương Thương). Người vợ bao năm, giờ đây trở thành người tình, người em gái phương xa để hằng năm, chàng gói quà với lời thơ rưng rưng nhung nhớ : ‘Từ dạo đất nước ngửa nghiêng, Gánh oan khiên mỗi người đi mỗi ngã, Lời hẹn ngày xưa tưởng như vàng đá, Bỗng một chiều trở gió phôi pha..’. Bây giờ ‘Anh ở, em đi’, gói quà hằng năm ‘Kỷ niệm cuộc tình, Như còn vương mãi đâu đây’ (Người phương xa).
Tai nạn mình, tai nạn nhà còn qua bao bài thơ khác. : ‘Lạc con trên đường tỵ nạn, Sông Meuse, Ðêm phương Tây’,... Bao bài thơ khác, không là tai nạn mà là trường hơp vui : ‘Cháu tôi lấy chồng, Tóc tơ (mừng vu quy của Mộng Cầm),Tình cô gái Út (mừng Ly Ngọc tốt nghiệp Y khoa Ðại học Montréal),... Bất kỳ bài thơ nào, tình chàng cũng trang trải yêu thương. Một ngưới con hiếu thảo, một người chồng thủy chung, một người cha luôn trải đường cho con cái đi lên, một người ông luôn thương yêu, nâng niu từng cháu nhỏ, một ngưới anh, người em quí thương dòng họ ; tình gia đình nơi Phương Hà lúc nào cũng đậm, cũng sâu ; chính trong gian truân, tai nạn mà tình chàng càng sắt son, nồng đượm, lửa thương yêu chất ngất màu đào..
Trước 1975, Phương Hà –bút hiệu của chàng- không hay chưa làm thơ hoặc chỉ làm ‘chơi’ đôi bài rồi tự nghĩ rằng ‘thơ mình không đáng gì’nên không nhớ, không lưu. Chàng rời bỏ ‘nghiệp văn’ để lặn lội vào kinh doanh.
Sau 30/04/75, chàng được chế độ mới (Cộng sản) ‘chiếu cố’, ‘tuyên dương’ là ‘tư sản mại bản’ với năm tội danh, đặc biệt là « cột trụ Kinh tế Ngụy » và « Làm giàu trên xương máu nhân dân ». « Cột trụ kinh tế Ngụy », có thể đúng vì từ 1968, chàng được đắc cử do phổ thông đầu phiếu vào Hội Đồng quản trị Phòng Thương mãi Công Kỹ nghệ thành phố Đà Nẵng suốt hai nhiệm kỳ, đảm trách Chủ tịch Phân bộ Xuất Nhập cảng của Phòng nầy mà địa bàn hoạt động từ Bến Hải đến Phan Rí(Thuận Hải), cố vấn Bộ Kinh Tế VNCH, nghiên cứu phác họa những dự án, những chương trình Kinh tế địa phương. « Cột trụ Kinh tế Ngụy », đúng, vì chàng đã từng tiếp xúc, trao đổi với các phái đoàn Công Kỹ nghệ ngoại quốc, đặc biệt là Nhật Bản và cho rằng, Việt Nam với bờ biển trên hai ngàn cây số, riêng giới hạn từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau, chỉ cần ‘thò’ tay vào biển ‘bốc, hốt’ là ‘hải hà vô lượng’ tài nguyên cho đất nước và nhân dân. Vì thế, chàng đóng góp một vai nhỏ trong việc vận động thành lập Trường Đại Học Cộng Ðồng Đà Nẵng, chuyên lo về mặt nầy, cả về dầu khí, nhằm đào tạo chuyên viên kinh doanh, làm giàu cho đất nước về mặt hải sản và nhiên liệu cùng lâm sản. « Làm giàu trên xương máu nhân dân », lời buộc tội nầy chỉ là gán ghép, vu cáo vì sau 1975, chẳng người dân nào a dua theo Cộng sản để lên án chàng, mà sau khi chàng ra tù, chàng lại được vô số người dân mừng rỡ, thăm viếng, hỏi han cùng đôi lúc giúp đỡ chàng. Trong lúc bị thẩm vấn, chàng đã hỏi quản giáo : ‘’thế nào là tư sản mại bản ? Tại sao Tư sản mại bản lại là tội ?’’. Tên Trần Thi, Công an từ Hà Nội vào, giải thích khá kỳ quặc : ‘’Như anh là Tư sản mại bản, là có tội’’.
Với những ‘trọng tội’ ( ?) trên, chàng được chế độ mới ‘mời’ đi ‘học tập cải tạo’ không cần biết ngày về. Bấy giờ tại Quãng Nam, có nhà tù ‘Tiên Hội’ (Tiên Lãnh), là nơi hội tụ ‘quần tiên’, cả nam cả nữ, cả trẻ cả già, những loại ‘Tiên’ bị đày vì ‘phạm tội’ với Ðảng Cộng sản. Ðủ mọi loại ‘Tiên’ : quân nhân, công chức, chính trị gia, cha cố, sư sãi, trí thức, văn nghệ sĩ, doanh nhân, thương gia, kỹ nghệ gia, kể cả bao loại ‘Tiên’ nông dân, công nhân mình trần thân trụi được Cộng sản phong tặng là ‘phản động, phản cách mạng’ vì đã cả gan không quy phục dưới lá cờ máu của họ. Thật tội nghiệp cho chàng, tội nghiệp cho tất cả, nhất là những kẻ lâu nay quen sống với cái đầu. Quả cái đầu làm hại cái xác. Cái xác thì Cộng sản ưa dùng, chứ cái đầu, chúng không ưa, lại còn chủ trương phải phá cho nát đi. Hơn nữa, chúng đã tự phong là ‘đỉnh cao trí tuệ’ của loài người rồi nên đâu còn cần đến cái đầu của ai, vả những cái đầu không thuộc loại ‘đỉnh cao trí tuệ’ của chúng thì chúng còn mạt sát, tìm cách làm tiêu hủy đi. Sau một năm tù, xác chàng gầy guộc, cái đầu cũng tong teo. Trong gian lao, khổ cực, đọa đày bất tận bỡi những kẻ cùng ‘giống loại’ như mình, cùng xuất phát từ ông Tổ Hùng Vương hàng năm nghìn năm trước, cùng máu me, xương xẩu, ruột thịt giống nòi nhưng giờ nầy không còn một chút ‘máu đồng bào’ trong tim, cái xác chàng tan nát nhưng chàng –cũng như phần lớn bao người- còn giữ được chiếc đầu nguyên vẹn, nghĩa là giữ được cái phong thái trượng phu, thà chết chứ không cúi đầu khuất nhục.
Cán bộ họ Hồ (HCM) không thể cưỡng bức nổi chàng cùng bao kẻ giả từ chất xám để hoàn toàn trở thành đất sét cho chúng dùng xây dựng trại giam chung thân khổ sai cho toàn dân cả nước. Trời còn thương. Chàng đã không rỉ sét trong lao tù Cộng sản. Sau một năm, bất ngờ chàng được trở về với bầu đoàn thê tử giờ nầy cũng nheo nhóc, xác xơ. Chàng được Cộng sản thả, có lẽ vì chúng đã tước đoạt được hết tài sản, thấy không còn gì khai thác thêm hay do một dụng ý thâm độc nào khác. Cái đầu lại trở lại chỉ huy cái xác. Để tránh có thể bị bắt đi tù trở lại bất kỳ lúc nào, chàng ‘ra đi’. Đất nước bị giặc cưỡng chiếm thì chàng đành phải mất quê hương.
Chàng vượt biển. Chàng ra đi, tìm lại Tự Do. Hai lần vượt biển, thất bại, bị tù. Lần thứ ba, may mắn thoát khỏi hải phận VN vào ngày 18/12/1978. Hải trình nguy hiểm. Gần tám ngày đêm lênh đênh biển sóng, vừa cạn giọt nước sau cùng thì bão đánh hư tàu.. Chiếc tàu tàn rụi lắc lư chồng chềnh trôi dạt vào một hải đảo heo hút thuộc Nam Dương đúng vào nửa đêm Giáng Sinh. Mấy ngày sau, tàu Hải quân Nam Dương ra tìm, đưa vào một đảo lớn hơn, Tanjung Pinang, nơi có trại tỵ nạn tạm dung đầu tiên của Liên Hiệp Quốc là trại UNGAT.
Từ ngày đặt chân lên trại Tỵ Nạn, cuộc đời chàng qua một khúc quanh : sau lưng là quê hương ngút ngàn thương nhớ ; trước mặt là tương lai vừa ảo tưởng vừa mơ hồ ; hiện tại là tự do tràn đầy, chất ngất dù chưa biết ngày nào sẽ được định cư.
…hành trang mây trắng trăng treo
Thù nhà, nợ nước nặng đeo bên mình…
(P.H.)
Chàng bắt đầu viết lách, làm thơ. Thơ ‘chống Cộng’ của chàng ra đời, chống quyết liệt, thẳng thừng, không nhân nhượng, không bóng gió, úp mở. Ở đảo, chàng tình cờ đọc được báo « Người Việt Tự Do », lập trường chống Cộng do ông Trần Cảnh Tuấn chủ trương ở Tokyo ; bên cạnh tờ báo còn có mục thơ của ‘Hồng Diệp Thi Xã’ nên chàng gởi thơ cọng tác. Từ đó, thơ chàng được các nơi lưu ý và được đăng trên hầu khắp báo chí hải ngoại. Lúc đầu, chàng lấy bút hiệu ‘Lục Bình’, sau đó bạn bè đồng trại thích bút hiệu Phương Hà hơn nên chàng đổi lại. (Bút hiệu Phương Hà là do ghép tên hai ngôi làng quê nội « Hà Mật » và « Phương Trì »).
Chàng và gia đình xin tỵ nạn tai Mỹ nhưng chờ đơi Lãnh Sự Quán xin chỉ thị hơi lâu (vì người con gái và hai cháu ngoại -một đứa 2 tuổi rưỡi, một đứa mới 3 tháng rưỡi- không có tiêu chuẩn, phải chờ Bộ Di Trú Mỹ đặc cách du di) nên chàng gõ cửa Tòa Đại Sứ Bỉ (vì có con gái du học ngày trước, đang mong sum họp với gia đình) và được tỵ nạn tại nước nầy vào cuối năm 1979 (trước khi phái đoàn Mỹ trao lệnh của Chính Phủ Mỹ chấp thuận cho toàn thể gia đình được sang Mỹ). Ở Bỉ, chàng làm đủ mọi nghề : rửa chén bát cho tiệm ăn, lau chùi cửa kiếng cao ốc, khuân vác tại hảng trang trí, đứng bán hàng cho tiệm tạp hóa, bán báo trong một sạp vệ đường, chăm sóc một ông già 80 tuồi,…,sau cùng làm việc tại trường Trung Học Bỉ Maris Stella cho đến ngày về hưu.
Tại đảo và tại Bỉ, chàng làm thơ và thơ ra đều đều. Tại Bỉ, chàng làm thông tín viên với bút hiệu « Lĩnh Nam » và cung cấp thơ cho các báo Việt khắp nơi trên thế giới nơi có người Việt định cư : Úc, Nhật, Pháp, Anh, Ý, Bĩ, Mỹ, Hòa Lan, Đức, Canada, Đan Mạch,…Lúc bấy giờ, từ 75 đến 1986, 1987, người tỵ nạn chưa đông, lại còn bận lo ổn định đời sống, lo thích ứng với nếp sống xứ người, lo học tiếng ngoại quốc,… người viết lách không nhiều nên thơ chàng có ‘đất dụng võ’, được các báo đăng liên tiếp. Đến nay, thơ chàng trên trăm bài, trong đó có thơ chống Cộng, và thơ tình cảm ; tất cả hai thứ được phổ biến trên báo chí độ 80% ; một số được đăng đi đăng lại nhiều lần, một số được dịch sang Pháp và Anh ngữ. Chàng không tập trung để in thành ‘thi phẫm’ vì chàng không có ý nầy. Đến nay, do con cái yêu cầu, chàng mới giao cho chúng tự lo liệu. Tôi đã định viết về thơ chàng từ năm 1992 nhưng rồi quanh quẩn lo in một số sách cùng bận rộn việc biên khảo về mặt tư tưởng nên đã dừng lại khá lâu. Thêm nữa, chàng thấy không cần thiết, khuyên tôi dành thì giờ cho chuyện khác. Nay do các con chàng muốn in thơ chàng thành ‘thi phẫm’để lưu niệm nên tôi viết bài giới thiệu và cũng để chuộc lại cái lỗi ‘thất hứa’ với chính tôi.
Như nói trên, Phương Hà làm thơ vì ‘tai nạn’, ghi lại tai nạn của chàng, của gia đình, con cái, của bè bạn, của đất nước, của đồng bào và của chung nhân loại suốt thời gian dài trực tiếp hay gián tiếp phải nhận ‘trầm luân’ vì chủ nghĩa và chế độ Cộng sản bạo tàn, gian manh, xảo quyệt. Chàng đã đến khá nhiều nơi trên thế giới : Pháp, Bĩ, Hòa Lan, Đức, Áo, Ý, Anh, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Sĩ, Mỹ, Gia Nã Đại, cả vùng Đông Đức những ngày bức tường ô nhục Bá Linh sụp đổ. Nơi đâu hồn thơ cũng lai láng, luôn luôn nói lên thảm cảnh người dân dưới chế độ Cộng sản ; nơi đâu cũng thấp thoáng hình ảnh đau thương của nòi giống Việt cùng nỗi hờn căm chế độ bất nhân
Trong khoảng thời gian từ 1979 đến 1986, thơ chống Cộng của Phương Hà có thể xem là những đóng góp mở màn cho « trường thơ tỵ nạn » của người Việt nơi hải ngoại ; đến nay đã quá phong phú để cùng bao nhiêu trước tác về các thể loại khác, đã tạo nên một « Nền Văn Học Việt Nam hải ngoại », một ‘thực thể’ không thể nào phũ nhận. Lịch sử Văn Học Việt Nam sau nầy sẽ phải ghi nhận và đánh giá dòng Văn học hải ngoại nầy. Và thơ văn của lớp lớp người tỵ nạn như Phương Hà sẽ trở thành ‘sử liệu’ cần thiết cho những nhà nghiên cứu văn học và lịch sử dân tộc về một giai đoạn vô cùng bi thương cùng vô cùng bi tráng của giống nòi Hồng Lạc. Bi thương vì bao đọa đày, vì bao mất mát, điêu linh của nhà, của nước ; bi tráng vì dù lệ đổ, máu tuôn vẫn hiên ngang không khuất phục, không dung tha tội ác bán nước buôn dân của tập đoàn cầm quyền mị dân, man trá, giả hình.
Thơ chống Cộng của Phương Hà cũng như thơ văn chống Cộng của bao người Việt tỵ nạn Cộng sản có thể xem là những ‘văn thi liệu lịch sử’ cần thiết cho các thế hệ mai sau nhận định một giai đoạn lịch sử đã qua, không để hiểu theo cách viết sử mà là để ‘thẩm định’ lịch sử qua văn chương.
Nhà thơ không chỉ ‘nổi loạn, phản kháng’ trước mọi bất công, oan khổ đối với riêng mình mà chung cho cả mọi người, chung cho cả một tập thể lớn rộng. Thơ Phương Hà đề cập đến những ‘khổ nan’ chung của dân tộc, đất nước, của cả phần nhân loại đau thương. Dù có chỉ nói riêng về một ‘cảnh đời’ cá nhân mình hay gia đình mình, nội dung thơ Phương Hà luôn luôn khiến ta nghĩ tưởng đến đau thương chung của ‘con người’ bất kỳ nơi đâu, bất kỳ thời đại nào khi một thứ ‘giống người’ không còn bộ óc và trái tim người ngự trị thế gian.
Thơ Phương Hà không do từ những xúc cảm dạt dào của ‘nồng độ’ yêu đương tình ái, cũng không do cảm thức về nỗi cô đơn, thảng thốt của thân phận làm người, không mang màu sắc triết lý xa xôi. Thơ của chàng khởi đi từ hiện thực của cuộc sống chính mình, những thảm nạn của gia đình và dân nước, nói lên những phẫn nộ, hờn căm đối với lớp người hung tàn, quỷ quyệt. Thơ Phương Hà mô tả những hiện thực ‘khốc liệt, tang thương’ chung đó, vừa nói lên những uất nghẹn của mình vừa lên án lớp người đã gây ra bao đoạn trường ghê khiếp cho con người, cho nhân loại.
Phương Hà làm thơ vì ‘tai nạn’. Qua nội dung thơ chàng, người viết tạm phân chia thành 4 loại tai nạn : Tai nạn nhà, Tai nạn nước, Tai nạn người và Tai nạn tình. Sắp xếp theo từng loại ‘tai nạn’ nên xin không tuân theo thứ tự thời điểm sáng tác.
Dùng từ ‘Tai nạn’ nơi đây, có thể không mấy ổn. Nhưng, nghĩ cho cùng, bất kỳ sự việc nào gây cho ta khó khăn, gian khổ, buồn đau, bi lụy, tức tối, giận hờn, chống đối hay chỉ u sầu, trăn trở, hối hận, ăn năn,…thì cũng là ‘tai nạn’ đến với ta tùy mức độ nhỏ, lớn, tầm tác hại ít hay nhiều,…. Vậy nên, bảo rằng ‘Phương Hà làm thơ vì tai nạn’, nghĩ ra cũng không phải ‘khó nghe’. Hơn nữa, những gì xảy đến đã khiến nhà thơ quằn quại trong khổ đau để luôn luôn trăn trở, chống đối, căm hờn lại là những sự việc có thực đã đến với Phương Hà.
Từ ‘Tai nạn’ nơi đây xin hiểu theo hai cách. Trước tiên ‘tai nạn’ là những sự việc, những cảnh ngộ oái oăm, ngang trái đã đến với chàng, với gia đình, với mọi người thân yêu trong dòng họ, với dân tộc, đất nước, không tạo cảm hứng mà dồn nén đau thương, căm hận để bật lên lời ta thán hay phẫn uất thành thơ. Tiếp theo, ‘tai nạn’ là những cảnh đời, những tâm trạng buồn đau đã trải chịu, đã chứng kiến, những tâm tình trao gởi, làm dậy lên niềm giao cảm chân thành, dâng tràn cảm xúc cho thơ.
Thơ Phương Hà, dù là thơ chống Cộng hay thơ tình tứ, bài nào cũng sáng giá, cũng có thể, theo người viết, được xem là ‘xuất sắc’ không chỉ về ý, về tình mà còn về lời, về chữ. Không có tính cách ‘cách tân, dung tục’ nơi đây, cũng không có vấn đề ‘binh mới rượu cũ’ hay ‘bình cũ rượu mới’ khi phẫm bình, đánh giá thơ chàng. Nơi đây ‘bình muôn đời’ và ‘rượu muôn nơi’ vì ‘Chân, Thiện, Mỹ’ kết hợp nơi từng bài. Mà ‘Chân, Thiện, Mỹ’ thì cũ, mới, xưa, sau gì cũng là ‘Chân, Thiện, Mỹ’. Không hoa hoè hoa sói, không trang trí, điểm tô, không vẽ vời làm dáng kiêu sa, không dụng công tìm lời, tìm ý. Con nguời vốn dĩ không muốn làm thơ mà thơ tự nhiên đến nên những gì hồn nhiên nhất, chân thành nhất, thật thà nhất kết thành thơ qua những lời dung dị, mộc mạc, chân phương ; thơ như kể chuyện, như dàn trải tâm tình , bộc phát thái độ, như nhỏ to chuyện vãn. Cái đẹp, cái hay nằm ngay nơi tính chất chân thành, bình dị đó.
Xin dàn trải tâm tư chàng qua từng loại thơ theo từng ‘tai nạn’ vừa kể, nhưng chỉ xin giới hạn một số bài cho từng loại vì không thể nào kể hết. ( và phần nào để khỏi trùng lặp với bài viết của Giáo sư Võ Thủ Tịnh cũng in trong tập nầy – GS Võ Thủ Tịnh có ngỏ ý với người viết là sẽ viết về thơ Phương Hà qua nhưng giai đoạn của cuộc sống chàng và chú ý phân tích phần nghệ thuật thi ca của tác giả).
I.- Tai nạn nhà : Người Việt Nam nào, sinh ra trước 1945 cũng đã phải trải qua bao giai đoạn lịch sử trớ trêu của đất nước : Pháp thuộc, Nhật thuộc, Việt Minh, chiến tranh Việt-Pháp, rồi đất nước chia đôi, Miền Bắc do Cộng sản thống trị, Miền Nam theo chế độ Tự do ; tiếp theo là cuộc chiến Bắc-Nam rồi, tang thương ập đến : Cộng Sản nắm quyền sinh sát cả nước khiến hàng triệu người lánh nạn, tìm tự do trong lúc toàn dân càng ngày càng hiu hắt, điêu linh dưới chế độ bạo tàn. Gia đình Phương Hà cũng như chính chàng và con cháu chàng đã phải sống chuổi ngày tang thương của phận mình và của chung dân tộc.
*Cảnh đời héo úa, tàn phai từ nhỏ đến lớn được nhà thơ miêu tả, kể lại rạch ròi, nói lên cảnh nổi trôi của gia đình cùng cảnh tan nát của làng quê, xóm chợ. ‘Cha tôi’, bài thơ khá dài, nhân ngày giỗ cha,nhắc lại quảng đời nghiệt ngã của cha, của mẹ, của mình từ thưở chàng lên bảy đến tuổi 49, nghẹn ngào chia tay người mẹ yêu quí, rời Tổ quốc thân thương trên đường vượt biển, tìm tự do.
Suốt bảy năm ròng, từ lúc vừa sinh ra, cùng cha, cùng mẹ xuôi ngược sông hồ trên chiếc ghe chở bánh dầu, bán buôn qua các vùng Thanh Quít, Giáp Năm, Cẫm Lệ, nghe lời mẹ ru, nhìn cha long đong, vất vả ‘Cuối giải sông Thu, bến sâu đò vắng, Tìm về đây nghe nằng nặng thương cha’, ‘Lắng xa xa bùng đâu đập bước, Nhốt kín buồn nghe nằng nặng những thương cha’.
Lên tám, gia đình bỏ cảnh thuyền buôn, định cư ở Long Phước, theo học trường làng rồi ra Hội An lên ban Trung Học, luôn tê tái, bồn chồn : ‘Sáng đưa chân ngập ngừng cửa lớp, Lào xào lá xốp…nằng nặng thương cha’.
Rồi chiến tranh, tiêu thổ kháng chiến, ngôi nhà bị dân quân Việt Minh đập phá tan hoang, ‘nhìn trán cha đắp vồngđau khổ, Tôi nhói tim nặng trĩu xót thương cha’. Cảnh tản cư, đói nghèo xơ xác, ‘sống nhủi chui lây lất giữa gọng thù’, từng lần: ‘Giữa khuya về khều cửa nhẹ lay cha, Xót xa chưa…người tiều tụy quá ! Thắt ruột mèo sụp nặng nỗi thương cha !’.
Cha vừa 49, bỏ cảnh tản cư, rời làng, rời xã, quang gánh tìm về phố thị. Lủi thủi theo cha, ‘cắn môi lầm lì đi trước, Một đầu quang em dại, Một đầu bọc nhỏ áo quần nâu…Ôi ! còn sầu nào sâu, Bằng sầu gia vong quốc phá, Lệ nào đầy ? Hơn lệ lòng tầm tả….’ . Cắn răng nín chịu đau thương, nhìn ‘Cha thẫn thờ hụt hẫng đắng cay, Môi rướm máu, lòng chùng thương không xiết kể’.
Về thành, gia đình kiệt quệ, chàng mượn vốn tậu chiếc xe đò rồi tạo được hảng xe đò Thuận Xuyên rồi mở thêm hai công ty Xuất Nhập khẩu. Miền Nam thiết lập chế độ dân chủ, chàng đem sức, đem tài góp tay xây dựng kinh tế cho nước, cho dân. Nhưng rồi, 7 năm sau , Cộng sản tràn vào. Sự nghiệp tan hoang, nhân dân Miền Nam xem như ‘mất nước’. ‘Lũ sài lang một lần nữa lại dương nanh, Cũng giết-giam-cướp-phá tan tành, Cũng vơ vét, siết họng dân lành, Y như lần trước, Dồn lũ con sụp bước cùng đường’… Sau thời gian tù tội, năm 49 tuổi đời, chàng đành ly biệt mẹ già, bỏ nước, vượt biên.
Hối hận ngập tràn, không đền đáp được công cha nghĩa mẹ. Ðiệp khúc ‘xót thương cha, nằng nặng thương cha’ quấn quít bên lòng, vương vấn không rời nơi các nẻo đường lữ thứ ‘xác xơ, uất hờn, nuối tiếc’ , nhìn lại đời cha, đời mình, quặn siết tâm tư. Pháp Thực dân, Việt Minh Cộng sản, cả hai cũng chỉ một nòi, đày đọa gia đình chàng, cả đời cha, đời con tan đàn sẩy nghé trong nghiệt ngã, điêu linh :
-…Hai thế hệ, một kẻ thù ngu nghiệt
Hai cha con tàn kiệt đến tận cùng !
Ngày giỗ cha, sôi dậy mối thù chung !
* Và Mẹ, người mẹ còm cõi nuôi con ngày ngày tháng tháng là hình ảnh thiêng liêng vừa đẹp vừa đau, đậm màu trân quí, kính yêu. Ba bài ‘Khóc Mẹ’ rất thực, rất hiền, đơn sơ, bình dị, thắm thiết nỗi niềm thương nhớ không nguôi. Trên giàn cao, lúi húi sơn tường một cao ốc ở Bruxelles, bỗng được tin Mẹ qua đời nơi quê nhà, chàng rụng rời, lật bật, nghe mình lảo đảo trong màn bụi sơn. Ðiệp khúc ‘Mẹ ôi, Mẹ…,Mẹ bỏ con thiệt rồi sao ?, Mẹ đi thiệt rồi !’ ở mỗi đoạn thơ là tiếng lòng nức nở vừa sững sờ vừa dào dạt bi ai :
-…Mẹ ôi, mẹ…
Mẹ bỏ con thiệt rồi sao ?
Ai đâu vuốt mắt mẹ
Lệ biệt ly khỏi trào…
Mẹ tôi đi thiệt rồi
Ðây con sầu vong quốc
Thương mẹ nằm khóc ngất
Nhớ mẹ, buồn bao thôi….
Mẹ ôi, mẹ…
Bốn lạy phù du
Vọng về vong linh mẹ
Con không khấn vĩnh biệt ngàn thu. (Khóc mẹ)
Tuần 49 ngày mẹ mất, chàng ôn lại cả quảng đời mẹ lao đao ‘Nhịp tim Mẹ theo con từng bước, Ngang dọc đường trần sau trước,..Mẹ lảo đảo chiếc lưng còm’…Bao lần Mẹ hoảng hốt, điếng hồn, giận run, lẫy bẫy. ‘Năm con hai mươi mốt, Giặc Pháp bắt con, Mẹ chạy như điên,…Chết điếng, Nhớn nhác, láo liêng, Sợ giặc bắn con liệng xác bên đường…’. ‘Hai mưới chín năm sau, Giặc Cộng cũng lại bắt con, Thêm tài quơ hốt,…Mẹ chỉ khung mặt giặc : Coi kìa quân mọi rợ, Liềm búa múa may, Hút máu ban đêm và cướp giữa ban ngày’… (Mẹ tôi II)
Ngày mãn tang Mẹ, tại Costa Brava vùng Tây Ban Nha, ‘lưng đường quán trọ, Chỉ chùm hoa nhỏ sắt son’, luôn thì thầm ‘Mẹ ơi, Mẹ hỡi’, hối hận hiếu đạo không tròn, trong tâm tư thấy ‘Mẹ vẫn còn’ để đền ơn đáp nghĩa suốt quảng đời còn lại :
Nắng tắt ngoài kia
Gió chiều nhè nhẹ
Thì thầm với Mẹ :
-Tha thứ cho con
Con không muốn mãn tang, mãn khó
Ðể Mẹ của con
Mẹ của con mãi mãi vẫn còn ! (Mẹ tôi III)
Mẹ của chàng, người mẹ cõi còm, không chỉ nuôi con bằng sữa, bằng công sức lao đao mà còn bằng tình tự ca dao, suốt bảy năm trời trên chiếc ghe nhỏ sông nước bềnh bồng để sau nầy chàng làm thơ thương cha, nhớ mẹ, yêu nước, thương dân, gây dựng đàn con lũ cháu nên người hiển đạt, hầu đáp đền nghĩa mẹ công cha. Người Mẹ đã bảo, đã nạt chàng : Nước mất sao chẳng lo ? Mãi ham chi cái phù du cát bụi, Quên cuộc đời thui thủi đứa lưu vong ? Một ngàn năm, mũi vẫn tẹt, mắt đen tròng, Một triệu năm tóc đen màu kinh rạch, Là người Việt, sao mà thử thách, Ðổi da vàng ra trắng, hỡi con ơi !’ (Thơ Lửa). Mẹ của Phương Hà, người Mẹ Việt Nam, người Mẹ của tất cả ai ai nặng lòng cùng đất tổ, quê cha, những người mẹ bình thường, dung dị nhưng son sắt, kiên cường, chịu đựng long đong, mong ước duy nhất một điều con nên người thơm danh dòng họ, sáng đường lịch sử nước non.
* ‘Ðẩy con xuống biển’ , nhan đề bài thơ sao bi thảm, nghịch thường, nghe ra chút nào bất nhẫn ! Ðành vậy ! Nơi đây là ‘đất chết’, con phải đi tìm sự sống phương xa. Giao con cho chiếc thuyền mỏng manh, ọp ẹp, lênh đênh trùng dương biển sóng, con có thể ‘chết’ vì đói, vì lạnh, con có thể làm mồi cho kình ngư, cho hải tặc vô luân, nhưng ít ra, còn môt tia hy vọng. :
-…Ðành vậy thôi….Hãy lao mình xuống biển
Phó thân cho bão táp, phong ba
Mạng giao cho trùng dương biển cả…
Bài thơ viết cho đứa con trai Sơn Ðiền, vượt biên năm 14 tuổi, may tấp lên đảo P.Bidon và được Canada nhận về cho tỵ nạn. Hãy hình dung cảnh đó. Ðứa con ngơ ngác, tức tưởi, lặng câm, bịn rịn, nói không thành lời, cố ngăn trào nước mắt. Và người cha quặn thắt, nuốt lệ vào lòng, đành đoạn cố khuyên : ‘Ði, đi con !… đừng ngó lại, Cũng đừng sợ hãi, Dầu biển Ðông đang sục sôi gầm thét, Dầu tha phương thân bé bỏng có lạc loài,..’: Chỉ còn ‘Cầu ơn Trên, Xin Trời Phật độ bình an…’ cho con được sống. Và ‘May chi còn sống, Thì nợ nước thù nhà con nhớ trả, Xích xiềng, bạo ngược…, hãy đập tan’. Con của Phương Hà, con của anh, của chị, của tôi, con của những ai vượt biển tỵ nạn Cộng sản, may mắn đến được vùng tự do, mai đây nên cửa nên nhà, nên danh nên phận, có còn nhớ cảnh chia ly ruột thắt gan bầm ? Ðể không quên ơn cha, ơn mẹ, nghĩa nước tình non, để đập tan xích xiềng bạo ngược, đem tinh hoa cứu nòi dựng nước, quyết không ‘cung phụng lũ gian tà’ !
*Hai lần sa cơ, bị bắt, bị tù ; lần ba vượt thoát, được định cư nơi xứ Bỉ. ‘Vượt biển’, bài thơ nồng nàn tình tự quê hương cùng ý chí hào hùng nói lên chí hướng cùng ý nghĩa của lần ‘đành đoạn’ phải ra đi. Bỏ lại sau lưng ‘Cần Thơ, Bãi Sào, Mỏ Ó, Ngàn cây xanh ven bờ nước đỏ, rải rác thôn làng hiền lương đây đó,..Bãi cát cồn dâu, đong đưa hoa giấy đẹp đôi màu, Tình láng giềng sớm tối có nhau’, quê hương đẹp, thanh bình, tình người chan chứa, giờ đây dưới tay quỷ đỏ, ‘thân xác bỏ, cửa nhà tan, Ðất mẹ giận run ôm đón chút thân tàn’. Việt Nam ơi ! ‘Chia tay nầy, ôi đứt ruột….quê hương !’ Nhưng, đành xin ‘Quê hương thương, buông thả chúng tôi đi’ vì đàn con của Mẹ ra đi là để :
-Ðun uất hận sục sôi ngàn độ
Nghiến răng lay cho đến kỳ sụp đổ
Lũ bạo tàn đang hút máu nhân dân
Sách Mác-Lê giẫm nát dưới gót chân
Quăng trả lại cho côn đồ man rợ
Từ đó giòng Bách Việt sẽ đời đời ghi nhớ
Dại khờ nào để lỡ mất quê hương
Mà đắng cay tê lưỡi bao năm trường….
Ra đi là để trở về với hùng tâm tráng khí của con người nước Việt. Chuyến vượt biển không riêng của Phương Hà mà chung cho cả hàng triệu người Việt Nam tỵ nạn Cộng sản. Bài thơ là một thiên ‘anh hùng ca’ nói lên ý nghĩa cao quí của một ‘Ra Ði’, không riêng để lánh nạn mà là để nuôi chí xóa bỏ cái ‘tai nạn’ ghê khiếp nầy cho nước, cho dân.
* ‘Mùi sữa mẹ’, tiếng khóc đứa cháu ngoại Bích Trâm, chào đời năm 1978 dưới thời Cộng sản, theo mẹ vượt biên vừa tròn ba tháng rưỡi. Bé vừa sinh ra đã khóc, dĩ nhiên, nhưng tiếng khóc như đã ý thức phận mình, vận nhà, cảnh nước. Bé phải khóc ‘vì khí quyển đã thôi xanh, Và nắng đã hết vàng…’ mà đời vẫn sắn vẫn khoai…’. Bé phải khóc ‘Khi cha mẹ mái tóc rối bời, Vì gốc Ngụy, Sớm tối còng lưng mà đời vẫn…vẫn..’. Bé phải khóc vì ‘Thương quê huơng chừ rách nát tả tơi, Mảnh thân sau không tìm ra thân trước,.. Người đi nước mắt chảy thay lời…’. Bé phải khóc !:
-…Me ! Mẹ bảo sao con đừng khóc
Trước khi mừng công khó nhọc mẹ sinh
Rồi chợt nhớ tới mình
Tay xinh vồ vú mẹ
Có gì đâu, một khoảng ngực bao la
Ðầy ắp yêu thương nhưng không giọt sữa
Mẹ đợi cha về, nay là hai bữa
Chạy giấy tờ mua hộp sữa ‘quốc doanh’
Cho con no lòng
Dầu da mẹ úa xanh
Vì thiếu cơm, thiếu thuốc…
Thơ hiện thực, đúng thôi. Nhưng trong cái hiện thực đó,, có nét gi lung linh qua ‘lối viết tự động’ (écriture automatique - phỏng theo quan niệm trường phái Siêu Thực) nầy. Mượn tiếng khóc bé thơ, nói lên cả tình dân, cảnh nước bi thương, phải chăng ít nhiều cũng là một lối ‘cách tân’ trong nghệ thuật ? Tiếng khóc tự nhiên khi lọt lòng mẹ đã trở thành tiếng kêu gào ‘phải khóc’. Bao trè sơ sinh theo mẹ theo cha vượt biển, nay nơi xứ người đã lớn, đã khôn, liệu có còn nhớ những lần ‘phải khóc’ như thế chăng ? Lời thơ ngậm ngùi, cảm động nhưng là tiếng nấc của con tim nơi mình (tác giả) và nơi bé nhỏ mà cảnh tình dân nước mặc nhiên như đã hằn sâu vào tâm thức ‘đứa cháu ngoại mỏng manh, Như giọt nước đầu gành, dấn thân theo mẹ Khi tóc còn chưa xanh’. Ðất nước, nhân dân lầm than nơi quốc nội đang cần những cái ‘phải khóc’ đó của toàn thể mọi người để biết ‘phải làm gì, làm thế nào’ cho hiện tại và mai đây.
*Cái chết bất ngờ (vì tai nạn rủi ro nơi bồn tắm) cùng một lần của hai cháu ngoại nhỏ -Bích Trâm (đã nói trên) và Tường Nhi- là cái tang chung cho cả gia đình. Riêng chàng –ông ngoại chúng- ‘bủn rủn, kinh hoàng, chết điếng’. Cảnh thực trước mắt mà chàng ‘Tôi khó tin, Tôi khó tin có điều phi lý đó’ :
-…Hai con chim nhỏ
Giờ bay nơi đâu ?
Ðể thương, để nhớ, để sầu
Ðể đau buồn khoét rộng khắc sâu
……..
Ngoài kia mưa nặng đổ mau
Về đây với mẹ
Lại gần đây ông cháu mình thì thầm, thỏ thẻ
Cháu thương ơi !
Sao dại khờ bỏ cha mẹ, cháu đi đâu ?…(Hai con chim nhỏ bay rồi)
Bốn bài thơ cho hai cháu nhỏ nầy. ‘Cháu đi đâu ?’, ‘Hai con bướm trắng cành hoa nhỏ, Ðùa giỡn bay vòng thật dễ thương’ (Hư ảo), Vâng, chúng đã dễ thương bên nầy và vẫn dễ thương bây giờ nơi thế giới bên kia và nơi tấm lòng hồi tưởng của chàng ; thực ra, mỗi lần nhớ lại là ‘vần vũ trời đen, Chiều lên xao xuyến,…Bé vẫn đi rồi, Biền biệt…Còn đây khoảng trống bao la…’ (Hư ảo). Ngày Tuần 21 của hai cháu, chàng gởi một bó hoa cho hai bé, sụt sùi nhớ lại chuyến vượt biển , hai bé vẫn bên nhau cùng cha cùng mẹ, cùng ông trong hải trình nguy hiểm, thế mà nơi đất yên bình nầy, sao lại ‘Sinh ký tử quy, Liền em liền chị, Ði…không một lời từ biệt, Ði..một nơi xa hơn. Thật xa…’(Bó hoa cho bé). Ngày giỗ Giáp Năm hai cháu, nỗi niềm thương nhớ dậy dàng :
-..Cháu ơi !
Cúc màu vàng năm xưa không còn nữa
Năm tháng thở dài bạc trắng giữa mùa đông
Mùa đông trước, thinh không giông bão dậy
Tấp về đây trăm nỗi nhớ bềnh bồng…
Ôi, thương làm sao !
Thương thật nhiều
Thật nhiều…hai cháu có biết không… ?! (Bồng bềnh)
Dĩ nhiên, hai cháu biết. Ðịnh mệnh nhẫn tâm, tàn ác quá! ‘Sao dại khờ bỏ cha mẹ…, cháu đi đâu ?!’. Ði đâu ?, thì hẳn biết rồi. Hỏi để hỏi thôi, hỏi để phần nào nguôi buồn, nguôi khổ, hỏi để tình ông thương cháu, lệ lên mi !
* Và đứa cháu nội Tu Mi, nay đã thành danh nơi Canada nhưng chàng không thể nào quên được cảnh sống đọa đày của cháu sau Tháng Tư đen, cha bị tù, con lê lết kiếm ăn, nhục nhằn, tơi tả. Bài thơ làm ở Bruxelles ngày 16 tháng 01 năm1985 nhưng chàng tự đặt mình vào ngày còn ở Việt Nam trong chuổi ngày bất hạnh của.nước non. Chàng thấy mình bất lực không tròn trách nhiệm với con cùng cháu. ‘Lá thư để lại’ là lời trăn trối : ‘Ví thử, Mai đây tôi có thiên thu lặn vào giấc ngủ, Thì đứa trẻ nầy, tôi gởi lại cho anh…’.
Ðứa trẻ đó, đứa cháu nội của chàng : ‘Giờ đây, tôi biết nói gì với anh, Về một đứa trẻ, Thế hệ đầu xanh, Nổi trôi khi gia vong quốc phá, Khôn lớn hôm nay như là phép lạ, Dẫu mười mấy năm thương tích vẫn chưa lành’. Ðứa trẻ đó, ‘Tôi còn biết nói gì với anh, Về một đứa bé, Chập chững thôi nôi, Vắng cha thiếu mẹ, Níu những bàn tay nứt nẻ tuổi đời, Ðầu bạc đầu xanh, Hụp lặn nổi chìm lây lất, Từ tuổi sa cơ nước mất nhà tan’. Thảm cảnh của cháu, ai gây nên ? Chàng trút tội lên đầu Cộng sản ác ôn cùng người Mỹ lật lường. Lời thơ tố cáo thẳng thừng :
-Thế hệ bé rủi ro
Lớn nhằm buổi không gian nặc nồng xú uế
Một bên
Những đứa chăn trâu, những tên đồ tể
Chơi trò vô sản Mác-Lê
Một bên
Di truyền máu buôn nô lệ
Quen với ngày xưa xiềng xích máu xương
Phản phúc điêu ngoa tráo trở khôn lường
Còng tay bạn bán cho quỷ đói….
Ðịa bàn VN, nhân dân VN, từ 1954 đến nay, có thể xem là ‘món hàng’ bán buôn, mặc cả giữa hai nhóm người ‘lang sói’ đó. Chúng ta –anh và tôi- giờ đây không làm gì được nhưng đứa trẻ đầu xanh nầy, và bao bao nữa, nếu bao nguòi còn lại tận tình nuôi dưỡng, mai đây trưởng thành ‘Nó sẽ nói với anh, Nó phải làm gì nhân danh nhân loại, Ðương đầu với những đứa chăn trâu, những tên đồ tể, Mà tội ác giờ đây hôi tanh bốn bể’ vì ‘Ông cha mình ngày xưa không buôn nô lệ, Cũng chẳng dính chi bọn hung ác Mác-Lê’. Ðứa trẻ nầy -lớp hậu duệ của chúng ta- sẽ mai nầy đem tài đem sức diệt lũ ‘cùng hung cực ác’ đó để đất trời lại xanh, quê hương lại sáng và tinh hoa truyền thống giống nòi lại nẩy nở xinh tươi, thắm đượm tình người trên khắp giải giang sơn cẫm tú.
Ðịa bàn VN, nhân dân VN, từ 1954 đến nay, có thể xem là ‘món hàng’ bán buôn, mặc cả giữa hai nhóm người ‘lang sói’ đó. Chúng ta –anh và tôi- giờ đây không làm gì được nhưng đứa trẻ đầu xanh nầy, và bao bao nữa, nếu bao nguòi còn lại tận tình nuôi dưỡng, mai đây trưởng thành ‘Nó sẽ nói với anh, Nó phải làm gì nhân danh nhân loại, Ðương đầu với những đứa chăn trâu, những tên đồ tể, Mà tội ác giờ đây hôi tanh bốn bể’ vì ‘Ông cha mình ngày xưa không buôn nô lệ, Cũng chẳng dính chi bọn hung ác Mác-Lê’. Ðứa trẻ nầy -lớp hậu duệ của chúng ta- sẽ mai nầy đem tài đem sức diệt lũ ‘cùng hung cực ác’ đó để đất trời lại xanh, quê hương lại sáng và tinh hoa truyền thống giống nòi lại nẩy nở xinh tươi, thắm đượm tình người trên khắp giải giang sơn cẫm tú.
*Một tai nạn khác, một nỗi buồn u ẩn ngày đêm. Ðến xứ Bỉ, hai bàn tay trắng, chàng phải làm cật lực, bất kể việc gì, dù có phải nguy nan, khốn khó để xây dựng đàn con nên người. Ngày ngày rã rời lao động, ‘Tối tối đánh vần câu ngoại ngữ, Lạnh lùa khe cửa buồn dâng lên’ (Thu buồn Bruxelles). Vợ chàng, quán làng Phú Bông-Gò Nổi, một phụ nữ giỏi dang, thưở thanh xuân nhan sắc mộc mạc, mặn mà, cùng chàng dựng nên cơ đồ sự nghiệp. Sau khi vượt biển tỵ nạn ở nước ngoài, chàng thay đổi quan niệm sống, cho rằng sự nghiệp bằng mồ hôi cả một đời của cả hai người bị cướpđoạt như chơi vào tay của một nhóm Cộng sản vũ trang. Giàu sang, phú quí, của cải, tiền nong rốt cuộc chỉ là phù vân.Và chàng cho rằng ‘chỉ cái gì bỏ vào trong bụng mới không bị giựt mất’ hoặc ‘bỏ vào được trong đầu thì không còn sợ ai kiểm kê, quản lý’. Bây giờ, theo chàng, ‘cái xác’ chỉ cần vừa đủ để nuôi ‘cái đầu’ làm việc. Do đó, tại Bỉ, chàng làm việc đủ sống, để dồn thời gian vào hoạt động chống Cộng, trong khi con cái giờ đây đã có được điều kiện của xã hội Tây Phương cung cấp để theo đuổi việc học hành.. Sau biến cố bị Cộng sản « đổi đời », vợ chồng đã không còn được cái « cùng nhìn về một phía » ; từ đó có thể « cơm không lành, canh không ngọt », có chia tay cũng lẽ thường tình..Ngày 16.01.1985, nàng dắt theo con gái út Ly Ngọc và cháu nội Tu Mi qua Canada đoàn tụ với hai con trai đã định cư tại đó (sau nầy có thêm gia đình người con trai đầu là sĩ quan quân đội VNCH bị Việt Cộng cải tạo, theo qua), để giúp đỡ chúng đứng lên, hội nhập với đời. Và nàng đã thành công đáng nể : tất cả đều tốt nghiệp Ðại học, trong đó có hai Bác sĩ Y khoa.. Chàng ở lại Bỉ, cạnh ba người con gái khác đều nên danh nên phận (còn có một cô gái ở Mỹ). Chàng không màng danh lợi, tiếp tục hoài bão của mình với bao ray rức, buồn khổ khắc đậm qua thơ : ‘…quét hư ảo, thương tình sau nghĩa trước…’ hoặc ‘Hạ thành sầu, hề, trong men rượu thi ca’ (Cây bút nhỏ).. Khó có một bài thơ nào như bài ‘Tình cũ’ nhắc lại cuộc tình đầu vừa quê mùa, mộc mạc vừa lãng mạn, thắm thiết nên thơ : ‘Buổi thương đầu e ấp, Vùng vụng ngón tay đan, Ðứa têm trầu Việt An, Ðứa bữa cau Ðông Phú, Bệt chút vôi lò, Say say niềm phu phụ, Ðám cưới qua đò rộn rã nước sông Thu’,…’Trầu cay đôi má thêm hường, Bông cau ngỏ trúc mòn đường xuống lên, Năm thôn ăn chắc mặc bền, Thôn ươm thôn dệt tằm lên bủa đầu’,…’Một thôn đi sớm về trưa, Phơi nhung rải nhớ cho vừa người thương,…Nhớ em đâu kể đường xa, Duy Xuyên, Phủ Ðiện tắt qua Vạn Bùn’… Tình đẹp quá đi thôi ! Thế nhưng bây giờ :
-Ngó lên Trung Phước Ðại Bường
Gió chiều đổi ngọn ngưới thương đi rồi
rồi đêm đêm, ngày ngày :
-Em ngàn thương xứ Quãng
Hun hút chiều tha hương
Xa xuôi Trung Phước Ðại Bường
Trăng mờ thềm lạnh người thương không về…(Tình cũ)
‘Người thương không về !’Năm 1988, chàng gởi thư ân cần xin nàng tái hợp nhưng nàng lặng lờ không hồi đáp. Bao bài thơ khác, dù viết cho con hay cho một chuyện tình nào đó, bóng hình người yêu đầu lãng đãng, xa gần mênh mang : ‘Quê xưa chuyện cũ mơ màng, Duyên xưa tiền định đá vàng là đây ! Trăng khuya về sáng non Tây, Sương khuya thấm ướt ngàn cây, lanh lùng !…’(Thương Thương). Người vợ bao năm, giờ đây trở thành người tình, người em gái phương xa để hằng năm, chàng gói quà với lời thơ rưng rưng nhung nhớ : ‘Từ dạo đất nước ngửa nghiêng, Gánh oan khiên mỗi người đi mỗi ngã, Lời hẹn ngày xưa tưởng như vàng đá, Bỗng một chiều trở gió phôi pha..’. Bây giờ ‘Anh ở, em đi’, gói quà hằng năm ‘Kỷ niệm cuộc tình, Như còn vương mãi đâu đây’ (Người phương xa).
Tai nạn mình, tai nạn nhà còn qua bao bài thơ khác. : ‘Lạc con trên đường tỵ nạn, Sông Meuse, Ðêm phương Tây’,... Bao bài thơ khác, không là tai nạn mà là trường hơp vui : ‘Cháu tôi lấy chồng, Tóc tơ (mừng vu quy của Mộng Cầm),Tình cô gái Út (mừng Ly Ngọc tốt nghiệp Y khoa Ðại học Montréal),... Bất kỳ bài thơ nào, tình chàng cũng trang trải yêu thương. Một ngưới con hiếu thảo, một người chồng thủy chung, một người cha luôn trải đường cho con cái đi lên, một người ông luôn thương yêu, nâng niu từng cháu nhỏ, một ngưới anh, người em quí thương dòng họ ; tình gia đình nơi Phương Hà lúc nào cũng đậm, cũng sâu ; chính trong gian truân, tai nạn mà tình chàng càng sắt son, nồng đượm, lửa thương yêu chất ngất màu đào..
Comment