Là chủ đề trong buổi giao lưu ra mắt: “Thư bé sơ sinh & những bài thơ khác” (NXB Hội Nhà Văn) và “Thiền và Sức khỏe” (NXB Thời Đại) của ông.
Thông tin tác phẩm:
Nhà thơ Đỗ Trung Quân trong lời tựa tập thơ “Giữa hoàng hôn xưa” của Đỗ Hồng Ngọc hai mươi năm về trước (1993) đã viết: “Có một chàng thi sĩ một hôm vì lẽ gì đó bỏ đi làm thầy thuốc” để rồi, phía sau cái nhìn chừng mực cần có của một người thầy thuốc là những hoàng hôn tím biếc, những sân ga tuổi thơ, những sợi tóc ngày xưa thương hoài ngàn năm trong ký ức…
Trong lời Bạt tập thơ “Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác”, GS. Huỳnh Như Phương viết “Thơ Đỗ Hồng Ngọc ẩn hiện giữa cuộc đời. Câu thơ chan hòa, giản dị, như bật ra từ trái tim...”.
Nhiều người lầm tưởng Đỗ Hồng Ngọc là thầy thuốc đi làm thơ nhưng thực ra ông là nhà thơ (Đỗ Nghê) đi làm... thầy thuốc.
Thơ chiếm không nhiều trong khối lượng sách ông từng xuất bản (trên 30 cuốn) nhưng nó giống như viên đá Rubi cho thấy nhiều góc cạnh của Đỗ Hồng Ngọc nhất: một Đỗ Hồng Ngọc đa tình, lãng du, một Đỗ Hồng Ngọc trăn trở và mất mát; một Đỗ Hồng Ngọc suy tưởng, chiêm nghiệm và hướng thiền...
Một góc cạnh khác của Đỗ Hồng Ngọc nằm ở phần III: Nỗi mất. 11 bài thơ anh viết riêng cho người con gái xấu số của mình vừa yêu thương, vừa tự hào, vừa xót xa, bất lực, vừa tự trách mình đã không thể hiện tình yêu thương với con đủ nhiều ngay khi còn có thể. Có lẽ đây là phần xúc động nhất của tập thơ.
Từ những biến cố, mất mát của cuộc đời, Thiền bước vào đời sống của Đỗ Hồng Ngọc tự nhiên như hơi thở. Trong thơ có thiền, trong thiền có thơ. Hãy cùng đọc bài "Thở" của ông:
Sống thiền, người thơ ấy yêu thương cả những cơn bệnh ngặt nghèo quật ngã ông, giúp ông nhận ra "Đã bao lâu ta không sống với mình. Ta có ta mà quên ta phứt".
Trong Lời ngỏ cuốn "Thiền và sức khỏe" Đỗ Hồng Ngọc viết: "Khi bước đi được những bước đầu tiên lẫm chẫm như một em bé trên nền đất, tôi thấy quả là một phép lạ. Tôi nhìn tôi trong gương với cái đầu trọc lóc và thấy tức cười. Tôi đó ư? Vậy mà lâu nay tôi tưởng tôi là cái gì khác chứ! Bạn bè trong ngành ai cũng thương cho thật nhiều thuốc. Tôi chọn dùng một thứ duy nhất bởi biết bệnh tôi không thể chữa bằng thuốc. Phải đi tìm một con đường khác thôi. Rồi tôi đọc lại Tâm Kinh “Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát Nhã ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách…”. Những câu kinh xưa mịt mờ bây giờ bỗng sáng rõ với tôi. Phải rồi. Phải tự tại. Phải dựa vào chính mình thôi. Tôi vừa tìm hiểu kinh thư vừa lục toang đống sách y khoa đã học từ mấy chục năm trước để tìm kiếm. Thì ra có sẵn một con đường mà bấy lâu xa lạ".
Trong “Thiền và Sức khỏe”, Đỗ Hồng Ngọc chỉ khu trú vào mối tương quan giữa Thiền và Sức khỏe mà ông đã được trải nghiệm, nhằm góp phần vào việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người.
Sơ lược tiểu sử Bs. Đỗ Hồng Ngọc (nhà thơ Đỗ Nghê)
• Sinh 1940 tại Phan Thiết, Bình Thuận.
• Tiến sĩ y khoa quốc gia, tốt nghiệp Y khoa Đại học đường Sai gon (1969).
• Bác sĩ chuyên khoa Nhi. Trưởng khu Phòng khám –Cấp cứu BV Nhi Đồng
• Giám đốc Trung tâm Tuyền thông – Giáo dục Sức khỏe Tp.HCM (1985 - 2005)
• Tu nghiệp Y tế công cộng tại Đại học Harvard Hoa Kỳ (1993) & Giáo dục sức khỏe tại CFES, Pháp (1997)
• Giảng viên thỉnh giảng Bộ môn Nhi, Đại học Y dựơc TP.HCM (1981 - 1995)
• Trưởng Bộ môn Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (1989-2013).
Đã cộng tác với các báo:
• Bách khoa, Mai, Văn, Tình Thương, Ý thức, Tuổi Ngọc, Mây Hồng, Tuổi trẻ, Phụ nữ, Thanh niên, Mực Tím, Áo trắng, Doanh nhân Saigon cuối tuần, Sài gòn Tiếp thị, Văn hóa Phật giáo, Giác Ngộ, Kiến thức ngày nay…
Tác phẩm đã xuất bản:
Tạp văn: Gió heo may đã về; Già ơi…Chào bạn! Nghĩ từ trái tim; Những người trẻ lạ lùng; Thầy thúôc & Bệnh nhân; Như ngàn thang thuốc bổ;Cành mai sân trước (tuyển tập); Thư gởi người bận rộn 1,2; Khi người ta lớn; Như thị; Chẳng cũng khoái ru?Gươm báu trao tay; Nhớ đến một người; Thấp thoáng lời Kinh;Thiền và sức khỏe.
Thơ: Tình Người (1967); Thơ Đỗ Nghê (1973); Giữa hoàng hôn xưa (1993) Vòng quanh (1997); Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác (2013)
II. Nhận xét về tập thơ “Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác”
1. Ý Nhi: “Thơ Đỗ Hồng Ngọc là thơ của sự chân thành. Từ những bài thơ tình cảm viết cho cha mẹ, vợ con, bạn bè đến những bài thơ thế sự viết về đất nước, quê hương, từ những chuyện đời thường đến những chuyện cao siêu, những câu hỏi không lời đáp… Đọc anh, tôi chưa khi nào có cảm giác ngờ vực. Sau căn bệnh ngặt nghèo, Đỗ Hồng Ngọc viết bài thơ rất hay “Xin cám ơn, cám ơn”. Tôi nghĩ những độc giả của anh cũng cần nói lời cám ơn anh, bởi chắc chắn, anh đã góp phần giúp chúng ta thanh lọc tâm hồn mình, giữa đời sống nhiều bụi bặm này”.
2. Huỳnh Như Phương: “Không xem thơ như mục đích tự thân, cũng không xem thơ như một công cụ, mà để thơ tựa vào cuộc đời, tựa vào tình người. Câu thơ chan hòa, giản dị, như bật ra từ trái tim, và khi thấy lòng mình đã lên tiếng vừa đủ, thì nhẹ nhàng rút lui hay ẩn mình trong khói sóng”.
3. Đỗ Trung Quân: “Tôi xác tín. Ta đang có trong tay một thứ thơ đích thực. Thứ thơ mọc từ cội rễ tâm hồn, tự nhiên và giản dị như lời nói. Nhưng là thứ lời nói đủ để làm giật mình: Khi anh cắt rún cho em/ Anh đã xin lỗi chân thành rồi đó nhé/ Vì từ nay em đã phải cô đơn/ Em đã phải xa địa đàng lòng mẹ”.
Có phải đó là nỗi cô đơn dằng dặc của thân phận con người? Con người đã mồ côi, đã lang thang vào đời sống ngay từ lúc mới lọt lòng? Nỗi cô đơn buộc con người đi tìm hạnh phúc. Nỗi cô đơn tạo thành tình yêu – ngay cả khi tình yêu đã mất, đã chia xa…”
III. Một số bài thơ của Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê):
Thư cho bé sơ sinh
Khi em cất tiếng khóc chào đời
Anh đại diện đời chào em bằng nụ cười
Lớn lên nhớ đừng hỏi tại sao có kẻ cười người khóc
Trong cùng một cảnh ngộ nghe em
Anh nhỏ vào mắt em thứ thuốc màu nâu
Nói là để ngừa đau mắt
Ngay lúc đó em đã không nhìn đời qua mắt thực
Nhớ đừng hỏi vì sao đời tối đen
Khi anh cắt rún cho em
Anh đã xin lỗi chân thành rồi đó nhé
Vì từ nay em đã phải cô đơn
Em đã phải xa địa đàng lòng mẹ
Em là gái là trai anh chẳng quan tâm
Nhưng khi em biết thẹn thùng
Sẽ biết thế nào là nước mắt trong đêm
Khi tình yêu tìm đến
Anh đã không quên buộc etiquette vào tay em
Em được dán nhãn hiệu từ giây phút ấy
Nhớ đừng tự hỏi tôi là ai khi lớn khôn
Cũng đừng ngạc nhiên sao đời nhiều nhãn hiệu
Khi em mở mắt ngỡ ngàng nhìn anh
Anh cũng ngỡ ngàng nhìn qua khung kính cửa
Một ngày đã thức giấc với vội vàng với hoang mang
Với những danh từ đao to búa lớn
Để bịp lừa để đổ máu đó em…
Thôi trân trọng chào em
Mời em nhập cuộc
Chúng mình cùng chung
Số phận
Con người…
(Từ Dũ, 1965)
Tình yêu
Trước mộ con còn ướt
Ba nói với bè bạn ba rằng
Từ nay hãy yêu con mình cách khác
Đừng như ba
Giấu kín trong lòng
Bởi tình yêu
Có bao giờ cho đủ
Có đâu sợ dư thừa
Như ba đã sai lầm bao nhiêu
Hãy tỏ bày đi
Vồ vập đi
Âu yếm ồn ào đi
Tình yêu
Có bao giờ cho đủ
Có đâu sợ dư thừa?
Ba đã sai lầm bao nhiêu
Vì cứ chờ cứ đợi
Có biết đâu
Đời như mây nổi
Như gió thổi
Như chiêm bao
Ơi bài học tự thuở nào
Sao bây giờ mới hiểu
Muốn vồ vập con hôm nay
Muốn âu yếm con mãi mãi
Thì đã muộn rồi
Có bao giờ thừa thãi
Tình yêu?
Thông tin tác phẩm:
Nhà thơ Đỗ Trung Quân trong lời tựa tập thơ “Giữa hoàng hôn xưa” của Đỗ Hồng Ngọc hai mươi năm về trước (1993) đã viết: “Có một chàng thi sĩ một hôm vì lẽ gì đó bỏ đi làm thầy thuốc” để rồi, phía sau cái nhìn chừng mực cần có của một người thầy thuốc là những hoàng hôn tím biếc, những sân ga tuổi thơ, những sợi tóc ngày xưa thương hoài ngàn năm trong ký ức…
Trong lời Bạt tập thơ “Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác”, GS. Huỳnh Như Phương viết “Thơ Đỗ Hồng Ngọc ẩn hiện giữa cuộc đời. Câu thơ chan hòa, giản dị, như bật ra từ trái tim...”.
Nhiều người lầm tưởng Đỗ Hồng Ngọc là thầy thuốc đi làm thơ nhưng thực ra ông là nhà thơ (Đỗ Nghê) đi làm... thầy thuốc.
Thơ chiếm không nhiều trong khối lượng sách ông từng xuất bản (trên 30 cuốn) nhưng nó giống như viên đá Rubi cho thấy nhiều góc cạnh của Đỗ Hồng Ngọc nhất: một Đỗ Hồng Ngọc đa tình, lãng du, một Đỗ Hồng Ngọc trăn trở và mất mát; một Đỗ Hồng Ngọc suy tưởng, chiêm nghiệm và hướng thiền...
Một góc cạnh khác của Đỗ Hồng Ngọc nằm ở phần III: Nỗi mất. 11 bài thơ anh viết riêng cho người con gái xấu số của mình vừa yêu thương, vừa tự hào, vừa xót xa, bất lực, vừa tự trách mình đã không thể hiện tình yêu thương với con đủ nhiều ngay khi còn có thể. Có lẽ đây là phần xúc động nhất của tập thơ.
Từ những biến cố, mất mát của cuộc đời, Thiền bước vào đời sống của Đỗ Hồng Ngọc tự nhiên như hơi thở. Trong thơ có thiền, trong thiền có thơ. Hãy cùng đọc bài "Thở" của ông:
“Lắng nghe hơi thở của mình
Mới hay hơi thở đã nghìn năm xưa
Một hôm hơi thở tình cờ
Dính vào hạt bụi thành ra của mình
Của mình chẳng phải của mình
Thì ra hơi thở của nghìn năm sau…!”
Mới hay hơi thở đã nghìn năm xưa
Một hôm hơi thở tình cờ
Dính vào hạt bụi thành ra của mình
Của mình chẳng phải của mình
Thì ra hơi thở của nghìn năm sau…!”
Sống thiền, người thơ ấy yêu thương cả những cơn bệnh ngặt nghèo quật ngã ông, giúp ông nhận ra "Đã bao lâu ta không sống với mình. Ta có ta mà quên ta phứt".
Trong Lời ngỏ cuốn "Thiền và sức khỏe" Đỗ Hồng Ngọc viết: "Khi bước đi được những bước đầu tiên lẫm chẫm như một em bé trên nền đất, tôi thấy quả là một phép lạ. Tôi nhìn tôi trong gương với cái đầu trọc lóc và thấy tức cười. Tôi đó ư? Vậy mà lâu nay tôi tưởng tôi là cái gì khác chứ! Bạn bè trong ngành ai cũng thương cho thật nhiều thuốc. Tôi chọn dùng một thứ duy nhất bởi biết bệnh tôi không thể chữa bằng thuốc. Phải đi tìm một con đường khác thôi. Rồi tôi đọc lại Tâm Kinh “Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát Nhã ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách…”. Những câu kinh xưa mịt mờ bây giờ bỗng sáng rõ với tôi. Phải rồi. Phải tự tại. Phải dựa vào chính mình thôi. Tôi vừa tìm hiểu kinh thư vừa lục toang đống sách y khoa đã học từ mấy chục năm trước để tìm kiếm. Thì ra có sẵn một con đường mà bấy lâu xa lạ".
Trong “Thiền và Sức khỏe”, Đỗ Hồng Ngọc chỉ khu trú vào mối tương quan giữa Thiền và Sức khỏe mà ông đã được trải nghiệm, nhằm góp phần vào việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người.
Sơ lược tiểu sử Bs. Đỗ Hồng Ngọc (nhà thơ Đỗ Nghê)
• Sinh 1940 tại Phan Thiết, Bình Thuận.
• Tiến sĩ y khoa quốc gia, tốt nghiệp Y khoa Đại học đường Sai gon (1969).
• Bác sĩ chuyên khoa Nhi. Trưởng khu Phòng khám –Cấp cứu BV Nhi Đồng
• Giám đốc Trung tâm Tuyền thông – Giáo dục Sức khỏe Tp.HCM (1985 - 2005)
• Tu nghiệp Y tế công cộng tại Đại học Harvard Hoa Kỳ (1993) & Giáo dục sức khỏe tại CFES, Pháp (1997)
• Giảng viên thỉnh giảng Bộ môn Nhi, Đại học Y dựơc TP.HCM (1981 - 1995)
• Trưởng Bộ môn Khoa học hành vi và Giáo dục sức khỏe, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (1989-2013).
Đã cộng tác với các báo:
• Bách khoa, Mai, Văn, Tình Thương, Ý thức, Tuổi Ngọc, Mây Hồng, Tuổi trẻ, Phụ nữ, Thanh niên, Mực Tím, Áo trắng, Doanh nhân Saigon cuối tuần, Sài gòn Tiếp thị, Văn hóa Phật giáo, Giác Ngộ, Kiến thức ngày nay…
Tác phẩm đã xuất bản:
Tạp văn: Gió heo may đã về; Già ơi…Chào bạn! Nghĩ từ trái tim; Những người trẻ lạ lùng; Thầy thúôc & Bệnh nhân; Như ngàn thang thuốc bổ;Cành mai sân trước (tuyển tập); Thư gởi người bận rộn 1,2; Khi người ta lớn; Như thị; Chẳng cũng khoái ru?Gươm báu trao tay; Nhớ đến một người; Thấp thoáng lời Kinh;Thiền và sức khỏe.
Thơ: Tình Người (1967); Thơ Đỗ Nghê (1973); Giữa hoàng hôn xưa (1993) Vòng quanh (1997); Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác (2013)
II. Nhận xét về tập thơ “Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác”
1. Ý Nhi: “Thơ Đỗ Hồng Ngọc là thơ của sự chân thành. Từ những bài thơ tình cảm viết cho cha mẹ, vợ con, bạn bè đến những bài thơ thế sự viết về đất nước, quê hương, từ những chuyện đời thường đến những chuyện cao siêu, những câu hỏi không lời đáp… Đọc anh, tôi chưa khi nào có cảm giác ngờ vực. Sau căn bệnh ngặt nghèo, Đỗ Hồng Ngọc viết bài thơ rất hay “Xin cám ơn, cám ơn”. Tôi nghĩ những độc giả của anh cũng cần nói lời cám ơn anh, bởi chắc chắn, anh đã góp phần giúp chúng ta thanh lọc tâm hồn mình, giữa đời sống nhiều bụi bặm này”.
2. Huỳnh Như Phương: “Không xem thơ như mục đích tự thân, cũng không xem thơ như một công cụ, mà để thơ tựa vào cuộc đời, tựa vào tình người. Câu thơ chan hòa, giản dị, như bật ra từ trái tim, và khi thấy lòng mình đã lên tiếng vừa đủ, thì nhẹ nhàng rút lui hay ẩn mình trong khói sóng”.
3. Đỗ Trung Quân: “Tôi xác tín. Ta đang có trong tay một thứ thơ đích thực. Thứ thơ mọc từ cội rễ tâm hồn, tự nhiên và giản dị như lời nói. Nhưng là thứ lời nói đủ để làm giật mình: Khi anh cắt rún cho em/ Anh đã xin lỗi chân thành rồi đó nhé/ Vì từ nay em đã phải cô đơn/ Em đã phải xa địa đàng lòng mẹ”.
Có phải đó là nỗi cô đơn dằng dặc của thân phận con người? Con người đã mồ côi, đã lang thang vào đời sống ngay từ lúc mới lọt lòng? Nỗi cô đơn buộc con người đi tìm hạnh phúc. Nỗi cô đơn tạo thành tình yêu – ngay cả khi tình yêu đã mất, đã chia xa…”
III. Một số bài thơ của Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê):
Thư cho bé sơ sinh
Khi em cất tiếng khóc chào đời
Anh đại diện đời chào em bằng nụ cười
Lớn lên nhớ đừng hỏi tại sao có kẻ cười người khóc
Trong cùng một cảnh ngộ nghe em
Anh nhỏ vào mắt em thứ thuốc màu nâu
Nói là để ngừa đau mắt
Ngay lúc đó em đã không nhìn đời qua mắt thực
Nhớ đừng hỏi vì sao đời tối đen
Khi anh cắt rún cho em
Anh đã xin lỗi chân thành rồi đó nhé
Vì từ nay em đã phải cô đơn
Em đã phải xa địa đàng lòng mẹ
Em là gái là trai anh chẳng quan tâm
Nhưng khi em biết thẹn thùng
Sẽ biết thế nào là nước mắt trong đêm
Khi tình yêu tìm đến
Anh đã không quên buộc etiquette vào tay em
Em được dán nhãn hiệu từ giây phút ấy
Nhớ đừng tự hỏi tôi là ai khi lớn khôn
Cũng đừng ngạc nhiên sao đời nhiều nhãn hiệu
Khi em mở mắt ngỡ ngàng nhìn anh
Anh cũng ngỡ ngàng nhìn qua khung kính cửa
Một ngày đã thức giấc với vội vàng với hoang mang
Với những danh từ đao to búa lớn
Để bịp lừa để đổ máu đó em…
Thôi trân trọng chào em
Mời em nhập cuộc
Chúng mình cùng chung
Số phận
Con người…
(Từ Dũ, 1965)
La Ngà 5
Ba dạy con
Mỗi ngày
Một chút
Không bài học nào
Như ba đã học
Từ con:
Nỗi mất!
Ba dạy con
Mỗi ngày
Một chút
Không bài học nào
Như ba đã học
Từ con:
Nỗi mất!
Tình yêu
Trước mộ con còn ướt
Ba nói với bè bạn ba rằng
Từ nay hãy yêu con mình cách khác
Đừng như ba
Giấu kín trong lòng
Bởi tình yêu
Có bao giờ cho đủ
Có đâu sợ dư thừa
Như ba đã sai lầm bao nhiêu
Hãy tỏ bày đi
Vồ vập đi
Âu yếm ồn ào đi
Tình yêu
Có bao giờ cho đủ
Có đâu sợ dư thừa?
Ba đã sai lầm bao nhiêu
Vì cứ chờ cứ đợi
Có biết đâu
Đời như mây nổi
Như gió thổi
Như chiêm bao
Ơi bài học tự thuở nào
Sao bây giờ mới hiểu
Muốn vồ vập con hôm nay
Muốn âu yếm con mãi mãi
Thì đã muộn rồi
Có bao giờ thừa thãi
Tình yêu?
Giữa hoàng hôn xưa
Còn lại gì không
Rêu phong dấu giày
Nước hồ quanh quẩn
Mây đồi quên bay
Ta về lối cũ
Giữa hoàng hôn xưa
Lâu đài thành quách
Tàn phai đâu ngờ
Nhớ em qua đó
Mà hồn như mơ
Mây trời phiêu lãng
Ngàn năm hững hờ
Ta về lối cũ
Nghe lòng lạnh băng
Thiếu em hoàng hậu
Ngai vàng như không…
Còn lại gì không
Rêu phong dấu giày
Nước hồ quanh quẩn
Mây đồi quên bay
Ta về lối cũ
Giữa hoàng hôn xưa
Lâu đài thành quách
Tàn phai đâu ngờ
Nhớ em qua đó
Mà hồn như mơ
Mây trời phiêu lãng
Ngàn năm hững hờ
Ta về lối cũ
Nghe lòng lạnh băng
Thiếu em hoàng hậu
Ngai vàng như không…