Bạn có thể hỏi tôi đâu là điều cần cảnh giác trong tiểu thuyết Kim Dung. Có đấy! Tác phẩm võ hiệp của ông đề cao chủ nghĩa Đại Hán một cách quá đáng
Đọc tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, độc giả cảm nhận được nhiều thú vị. Chưa nói đến những chức năng khác của tác phẩm văn học, chỉ riêng giải trí thôi, tiểu thuyết Kim Dung đã tuyệt vời. Điều này cắt nghĩa tại sao trí thức, sinh viên, học sinh và đông đảo độc giả ở miền Nam trước năm 1975 lại say mê tiểu thuyết của ông đến vậy.
Tạm lãng quên mọi thứ
Sống thời chiến tranh, lòng người không yên, chủ nghĩa đế quốc lại đồng thời mang theo một dạng văn hóa ngoại lai tràn vào nước ta. Con người mong có một thế giới nhân văn, trong đó cái ác bị trừng trị, điều thiện được biểu dương. Truyện võ hiệp Kim Dung hư cấu ra được một thế giới phi thực như vậy. Ông xây dựng một bầu trời khác ngoài bầu trời hiện hữu - điều mà mọi người gọi là "Thiên ngoại hữu thiên".
Đọc tiểu thuyết Kim Dung, người ta tạm lãng quên mọi thứ. Đọc vài chương, người ta phải xem hết cả quyển; đọc 1 quyển, người ta phải xem hết cả bộ. Kim Dung đưa độc giả đi vào thế giới phi thường của bọn hào sĩ giang hồ, uống bát rượu to, ăn miếng thịt lớn; chẳng thấy anh nào có nghề ngỗng gì để trở thành giàu sang nhưng ăn xài theo phong cách những tỉ phú hào phóng bậc nhất. Trong thế giới ấy, người ta đi mây về gió, hành hiệp cứu đời. Đám vua quan chộn rộn của chế độ phong kiến kết hợp với quân cường hào ác bá áp bức, đè ép dân thường thì đã có luật giang hồ trừng phạt.
Văn chương tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung tràn đầy thi ca, từ phú. Tác phẩm nào cũng phong phú chất thơ, cũng có thơ. Tác phẩm nào cũng tràn đầy lời ca tiếng hát. Hào sĩ giang hồ tạm gác đao kiếm, cùng cất lời ca với cô gái hái sen bên Thái Hồ. Không khí đấu tranh sát phạt bỗng lặng đi để tiếng hát hòa bình, trung chính trỗi dậy. Thậm chí, nhiều khi đánh nhau, người ta cũng sử dụng tiếng tiêu, tiếng đàn, tiếng hát làm vũ khí chứ không dùng đến đao kiếm.
Đọc văn chương Kim Dung, người ta hiểu thêm về văn hóa Trung Quốc, từ văn hóa ăn mặc, ẩm thực, trà rượu đến văn hóa giao tiếp, lễ nghi. Bọn Thanh Thành từ Tứ Xuyên xuống Phúc Kiến đánh Phước Oai tiêu cục (Tiếu ngạo giang hồ), đầu trộm đuôi cướp là thế nhưng trên đầu vẫn quấn vành khăn trắng. Hóa ra đó là văn hóa Tứ Xuyên đã có 2.000 năm qua. Tứ Xuyên thuộc đất Ba Thục, ai cũng tôn thờ Khổng Minh, dù ông không còn nữa nhưng họ vẫn quấn vành khăn trắng trên đầu.
Đọc văn chương Kim Dung, độc giả đắc thủ những kiến thức về địa lý, lịch sử Trung Quốc. Tác phẩm của ông dẫn người ta đi từ Bắc Kinh xuống vùng Quảng Đông cực Nam, từ phía Đông - sông Tiền Đường - qua đến cực Tây - đất Hồi Hột. Nơi nào con người sống ra sao, có sản vật gì đặc sắc đều được ông lý giải rõ ràng. Chẳng hạn, hoa trà Côn Minh đẹp nhất thiên hạ (Thiên Long bát bộ), ngựa Vân Nam ốm yếu còi cọc nhưng chạy nhanh nhất và bền sức nhất (Lộc Đỉnh ký).
Kim Dung khéo léo gắn tác phẩm của mình vào hoàn cảnh lịch sử Trung Quốc, xây dựng các nhân vật hư cấu bên cạnh nhân vật lịch sử có thật, trích dẫn nhiều văn bản trong lịch sử. Vì vậy, tác phẩm của ông lung linh màu sắc hư cấu bên cạnh màu sắc hiện thực.
Bên ngoài Trung Quốc đều "hủ lậu"(!)
Vậy đâu là điều cần cảnh giác trong tiểu thuyết Kim Dung? Có đấy. Là người Việt Nam, chúng ta luôn đọc văn chương nước ngoài với một thái độ tỉnh táo cần thiết. Tác phẩm Kim Dung đề cao chủ nghĩa Đại Hán (Tahanisme) một cách quá đáng. Cái gì ngoài lãnh thổ Trung Quốc dưới mắt Kim Dung đều bị chê là "hủ lậu".
Trong Lộc Đỉnh ký, Vi Tiểu Bảo đi qua đất Nga La Tư, thấy điện Khắc Lý Mụ Lâm (Kremlin) bèn chê ngay là kinh thành hủ lậu. Trong cuộc chiến tranh diễn ra bên bờ Hắc Long Giang (sông Amour), Kim Dung đã để cho tư lệnh Vi Tiểu Bảo cùng ba quân cởi quần tiểu vào những nồi nước sôi rồi dùng nước ấy bắn qua thành trì quân Nga và bắt được tư lệnh Đồ Nhĩ Bố Thanh (Tolbusin). Hắn làm nhục địch thủ bằng cách buộc Đồ Nhĩ Bố Thanh cởi trần truồng giữa mùa tuyết lạnh, đưa lên ngựa đi 3 vòng rồi mới thả cho vào thành.
Lộc Đỉnh ký cũng nhắc lại việc ký hòa ước Trung - Nga năm 1684 (năm 22 đời Khang Hy). Vi Tiểu Bảo, trưởng đoàn đàm phán của "thiên triều", làm mọi cách để dọa nạt, o ép, nghi binh, nhục mạ trưởng đoàn của Nga là công tước Phí Diêu Đa La (Feodore). Hắn chiếm được 2 tỉnh A Mộc Nhĩ và Tân Hải của Nga sát nhập Trung Quốc để "thiên triều" có thêm 800.000 dặm vuông Anh! Theo Vi Tiểu Bảo, đó là một cuộc đàm phán công bằng. Trong lịch sử lấn đất giành dân thì vụ này là lớn hơn tất cả.
Chủ nghĩa Đại Hán thậm chí còn xuất hiện trong tình dục ở tác phẩm Kim Dung. Ông vẫn coi "của quý" của người Trung Quốc là "khủng" và chất lượng nhất thiên hạ. Đời Tần, Lao Ái được Triệu Cơ say mê vì "của quý" của hắn có thể "làm dừng được bánh xe bò". Thời Khang Hy, "cậu nhỏ" của Vi Tiểu Bảo cũng được công chúa Tô Phi Á (Sophia) nước Nga say mê. Bao nhiêu vương công quý tộc Nga đều bị Tô Phi Á chê bai, chỉ ngày đêm nhớ thương những lần ăn nằm với Vi Tiểu Bảo.
Cuối truyện Lộc Đỉnh ký, Kim Dung đã để cho Vi Tiểu Bảo làm một món quà gửi tặng Tô Phi Á. Quà là một bức tượng Vi Tiểu Bảo trần truồng, to lớn như người thật, riêng... "cậu nhỏ" thì vươn ra kiêu hãnh. Tô Phi Á nhận được quà mở ra xem, phì cười, đá một cái rồi sai quân liệng bỏ. Theo Kim Dung, phụ nữ ở Mạc Tư Khoa (Moscow) hiếm muộn thường đến thờ lạy bức tượng vỡ ấy để mong cầu sinh được con cái!
Đọc tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, độc giả cảm nhận được nhiều thú vị. Chưa nói đến những chức năng khác của tác phẩm văn học, chỉ riêng giải trí thôi, tiểu thuyết Kim Dung đã tuyệt vời. Điều này cắt nghĩa tại sao trí thức, sinh viên, học sinh và đông đảo độc giả ở miền Nam trước năm 1975 lại say mê tiểu thuyết của ông đến vậy.
Tạm lãng quên mọi thứ
Sống thời chiến tranh, lòng người không yên, chủ nghĩa đế quốc lại đồng thời mang theo một dạng văn hóa ngoại lai tràn vào nước ta. Con người mong có một thế giới nhân văn, trong đó cái ác bị trừng trị, điều thiện được biểu dương. Truyện võ hiệp Kim Dung hư cấu ra được một thế giới phi thực như vậy. Ông xây dựng một bầu trời khác ngoài bầu trời hiện hữu - điều mà mọi người gọi là "Thiên ngoại hữu thiên".
Đọc tiểu thuyết Kim Dung, người ta tạm lãng quên mọi thứ. Đọc vài chương, người ta phải xem hết cả quyển; đọc 1 quyển, người ta phải xem hết cả bộ. Kim Dung đưa độc giả đi vào thế giới phi thường của bọn hào sĩ giang hồ, uống bát rượu to, ăn miếng thịt lớn; chẳng thấy anh nào có nghề ngỗng gì để trở thành giàu sang nhưng ăn xài theo phong cách những tỉ phú hào phóng bậc nhất. Trong thế giới ấy, người ta đi mây về gió, hành hiệp cứu đời. Đám vua quan chộn rộn của chế độ phong kiến kết hợp với quân cường hào ác bá áp bức, đè ép dân thường thì đã có luật giang hồ trừng phạt.
Văn chương tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung tràn đầy thi ca, từ phú. Tác phẩm nào cũng phong phú chất thơ, cũng có thơ. Tác phẩm nào cũng tràn đầy lời ca tiếng hát. Hào sĩ giang hồ tạm gác đao kiếm, cùng cất lời ca với cô gái hái sen bên Thái Hồ. Không khí đấu tranh sát phạt bỗng lặng đi để tiếng hát hòa bình, trung chính trỗi dậy. Thậm chí, nhiều khi đánh nhau, người ta cũng sử dụng tiếng tiêu, tiếng đàn, tiếng hát làm vũ khí chứ không dùng đến đao kiếm.
Đọc văn chương Kim Dung, người ta hiểu thêm về văn hóa Trung Quốc, từ văn hóa ăn mặc, ẩm thực, trà rượu đến văn hóa giao tiếp, lễ nghi. Bọn Thanh Thành từ Tứ Xuyên xuống Phúc Kiến đánh Phước Oai tiêu cục (Tiếu ngạo giang hồ), đầu trộm đuôi cướp là thế nhưng trên đầu vẫn quấn vành khăn trắng. Hóa ra đó là văn hóa Tứ Xuyên đã có 2.000 năm qua. Tứ Xuyên thuộc đất Ba Thục, ai cũng tôn thờ Khổng Minh, dù ông không còn nữa nhưng họ vẫn quấn vành khăn trắng trên đầu.
Đọc văn chương Kim Dung, độc giả đắc thủ những kiến thức về địa lý, lịch sử Trung Quốc. Tác phẩm của ông dẫn người ta đi từ Bắc Kinh xuống vùng Quảng Đông cực Nam, từ phía Đông - sông Tiền Đường - qua đến cực Tây - đất Hồi Hột. Nơi nào con người sống ra sao, có sản vật gì đặc sắc đều được ông lý giải rõ ràng. Chẳng hạn, hoa trà Côn Minh đẹp nhất thiên hạ (Thiên Long bát bộ), ngựa Vân Nam ốm yếu còi cọc nhưng chạy nhanh nhất và bền sức nhất (Lộc Đỉnh ký).
Kim Dung khéo léo gắn tác phẩm của mình vào hoàn cảnh lịch sử Trung Quốc, xây dựng các nhân vật hư cấu bên cạnh nhân vật lịch sử có thật, trích dẫn nhiều văn bản trong lịch sử. Vì vậy, tác phẩm của ông lung linh màu sắc hư cấu bên cạnh màu sắc hiện thực.
Bên ngoài Trung Quốc đều "hủ lậu"(!)
Vậy đâu là điều cần cảnh giác trong tiểu thuyết Kim Dung? Có đấy. Là người Việt Nam, chúng ta luôn đọc văn chương nước ngoài với một thái độ tỉnh táo cần thiết. Tác phẩm Kim Dung đề cao chủ nghĩa Đại Hán (Tahanisme) một cách quá đáng. Cái gì ngoài lãnh thổ Trung Quốc dưới mắt Kim Dung đều bị chê là "hủ lậu".
Trong Lộc Đỉnh ký, Vi Tiểu Bảo đi qua đất Nga La Tư, thấy điện Khắc Lý Mụ Lâm (Kremlin) bèn chê ngay là kinh thành hủ lậu. Trong cuộc chiến tranh diễn ra bên bờ Hắc Long Giang (sông Amour), Kim Dung đã để cho tư lệnh Vi Tiểu Bảo cùng ba quân cởi quần tiểu vào những nồi nước sôi rồi dùng nước ấy bắn qua thành trì quân Nga và bắt được tư lệnh Đồ Nhĩ Bố Thanh (Tolbusin). Hắn làm nhục địch thủ bằng cách buộc Đồ Nhĩ Bố Thanh cởi trần truồng giữa mùa tuyết lạnh, đưa lên ngựa đi 3 vòng rồi mới thả cho vào thành.
Lộc Đỉnh ký cũng nhắc lại việc ký hòa ước Trung - Nga năm 1684 (năm 22 đời Khang Hy). Vi Tiểu Bảo, trưởng đoàn đàm phán của "thiên triều", làm mọi cách để dọa nạt, o ép, nghi binh, nhục mạ trưởng đoàn của Nga là công tước Phí Diêu Đa La (Feodore). Hắn chiếm được 2 tỉnh A Mộc Nhĩ và Tân Hải của Nga sát nhập Trung Quốc để "thiên triều" có thêm 800.000 dặm vuông Anh! Theo Vi Tiểu Bảo, đó là một cuộc đàm phán công bằng. Trong lịch sử lấn đất giành dân thì vụ này là lớn hơn tất cả.
Chủ nghĩa Đại Hán thậm chí còn xuất hiện trong tình dục ở tác phẩm Kim Dung. Ông vẫn coi "của quý" của người Trung Quốc là "khủng" và chất lượng nhất thiên hạ. Đời Tần, Lao Ái được Triệu Cơ say mê vì "của quý" của hắn có thể "làm dừng được bánh xe bò". Thời Khang Hy, "cậu nhỏ" của Vi Tiểu Bảo cũng được công chúa Tô Phi Á (Sophia) nước Nga say mê. Bao nhiêu vương công quý tộc Nga đều bị Tô Phi Á chê bai, chỉ ngày đêm nhớ thương những lần ăn nằm với Vi Tiểu Bảo.
Cuối truyện Lộc Đỉnh ký, Kim Dung đã để cho Vi Tiểu Bảo làm một món quà gửi tặng Tô Phi Á. Quà là một bức tượng Vi Tiểu Bảo trần truồng, to lớn như người thật, riêng... "cậu nhỏ" thì vươn ra kiêu hãnh. Tô Phi Á nhận được quà mở ra xem, phì cười, đá một cái rồi sai quân liệng bỏ. Theo Kim Dung, phụ nữ ở Mạc Tư Khoa (Moscow) hiếm muộn thường đến thờ lạy bức tượng vỡ ấy để mong cầu sinh được con cái!
Nhiều mối tình đẹp
Đọc Kim Dung, ta bắt gặp những mối tình đẹp, những lứa đôi yêu nhau nồng thắm. Trần Gia Lạc - Hương Hương công chúa (Thư kiếm ân cừu lục), Hồ Phỉ - Miêu Nhược Lan (Tuyết sơn phi hồ), Dương Quá - Tiểu Long Nữ (Thần điêu hiệp lữ), Lệnh Hồ Xung - Nhậm Doanh Doanh (Tiếu ngạo giang hồ)... là những mối tình đẹp. Họ có thể xa nhau, cũng có thể được sống bên nhau một đời nhưng quá trình tìm kiếm hạnh phúc tình yêu thì quả là tuyệt vời.Vũ Đức Sao Biển (NLĐ)