T ả n M ạ n Đ ô i Đ i ề u V ề X u ân Trong Phong Trào Thơ Mới
![](http://i49.tinypic.com/24y2wjd.jpg)
Mùa xuân bao giờ cũng đem lại mầm non tươi xanh cho cuộc sống. Xuân của đất trời muôn đời vẫn thế. Xuân qua đôi mắt của các nhà thơ trong phong trào thơ mới mang một hơi thở riêng; trời trong, hoa lá, cỏ cây thắm xanh hơn và con người trong thơ xuân dường như cũng đẹp hơn, tươi tắn hơn nhưng đằng sau những rộn rã của mùa xuân bao giờ cũng đọng lại dư âm của nỗi buồn.
Có ai đó đã nói rằng: “Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, chất đầy trong tim với mây trời thanh sắc”. Nếu như trong thơ ca của các thi sĩ lãng mạn ngày xưa, thiên đường là chốn bồng lai tiên cảnh, quan niệm trong thơ Xuân Diệu trần gian mới thực là nơi hạnh phúc nhất, căng mọng nhựa sống nhất.
Đó là tiếng nói của một cái tôi ham sống, coi mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu là tất cả sự sống của mình. Biết rằng mùa xuân của đất trời vẫn tuần hoàn nhưng thi sĩ bâng khuâng, tiếc nuối ...
“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hòan,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;”
Mùa xuân trong thơ Xuân Diệu là nỗi khát khao đến cháy bỏng với mong muốn được giao hoà, giao cảm mãnh liệt với vạn vật, với cuộc đời.Với ông, sống là cả một hạnh phúc lớn lao, kỳ diệu, sống là để tận hưởng và tận hiến. Nhà thơ đã cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình.
Từ cái phi lí trong thơ Xuân Diệu ước muốn níu giữ thời gian, chặn vòng quay của vũ trụ,đảo ngược quy luật tự nhiên:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất,
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi."
Thì trong thơ Chế Lan Viên cũng ước muốn được thay đổi tạo hóa nhưng lại đem nỗi buồn nhân tình vào thơ xuân:
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng ?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã,
Về đây đem chắn nẻo xuân sang !
Bằng tâm hồn đa sầu của mình, thi sĩ cảm thương cho những thân phận, số phận chưa biết tết của những người nghèo.Viết bài thơ "Xuân" nhưng thi sĩ họ Chế lại nhớ tiếc mùa thu chỉ với mong ước “đem chắn nẻo xuân sang” để mùa thu cứ đẹp mãi trong ký ức của tác giả và với mỗi người.
Còn với Nguyễn Bính dẫu có khác Chế Lan Viên ở chỗ không muốn nhặt lá vàng mùa thu để chắn nẻo xuân sang, nhưng rõ ràng trong thơ Nguyễn Bính sự hoài niệm về những cái đã qua, đã xa cũng là một điều nhức nhối trong tâm hồn thi sĩ. Những lúc xuân về, nỗi nhớ ấy nhiều khi trỗi dậy, nhức buốt tâm hồn thi nhân. Ta hãy nghe Nguyễn Bính tâm sự:
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Chao ơi, tết đến em không được
Trông thấy quê hương thật não nùng
(Xuân tha hương)
Dường như việc miêu tả mùa xuân chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ nỗi nhớ của mình với cảnh cũ người xưa đã một thời vang bóng. Đọc những bài thơ xuân của Nguyễn Bính như “Mưa xuân”, “Xuân tha hương”, “Xuân thương nhớ”, “Cô lái đò”,… ta đều bắt gặp ở đây những câu thơ đong đầy nỗi nhớ đến nao lòng:
Tất cả mùa xuân rộn rã đi
Xa xôi người có nhớ thương gì
Sông xưa chảy mãi làm đôi ngả
Ta biết xuân nhau có một thì.
(Cô lái đò)
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ
Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay.
(Mưa xuân)
Mùa xuân gần như là một định mệnh trong cuộc đời Nguyễn Bính. Những bài thơ ấy đã vượt lên cái “định mệnh” ngắn ngủi và khắc nghiệt của đời ông để trở thành bất tử.
Với Hàn Mặc Tử trong bài thơ “ Mùa xuân chín” cũng có sự tiếc nuối, ngậm ngùi:
“ Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”
Đó là quy luật ít ai cưỡng được. Thi sĩ biết vậy mà vẫn thầm tiếc cho họ và biết đâu cũng như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử cũng tiếc cho tuổi xuân của mình.
Câu thơ man mác buồn, cái buồn cố hữu của các nhà thơ thời đó. Nói như thế không có nghĩa cả bài thơ chỉ mang âm hưởng trầm buồn mà các cung bậc cảm xúc trầm bổng, lên xuống tinh nghịch, dịu nhẹ. Đó là bức tranh đối lập ở trên là mùa xuân xanh còn phần cuối là mùa xuân đã chín. Từ hình ảnh:
“ Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng, nắng chang chang”
Mà thi sĩ tiếc nuối tuổi xuân của “bao cô thôn nữ hát trên đồi”. Câu hỏi tưởng như bâng quơ kia lại dấy lên tình người, tình quê ấm áp đậm đà chợt mùa xuân đến thức dậy nỗi nhớ da diết, nao lòng.
Bàn về nỗi nhớ thương, niềm hoài cổ có lẽ trong thơ Vũ Đình Liên đã làm rung động trái tim bao người lâu nay qua bài thơ “Ông đồ”. Không chỉ trong thơ Nguyễn Bính mùa xuân hiện lên mới chân quê, thân thuộc mà trong thơ Vũ Đình Liên cũng mộc mạc, gần gũi biết bao:
“ Mùa xuân hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”
Nếu như trong “Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử ta nhìn thấy “ trên giàn thiên lý bóng xuân sang” thì với Vũ Đình Liên hình ảnh hoa đào là biểu trưng của mùa xuân đến.
Đọc bài thơ “Chợ tết” của nhà thơ Đoàn Văn Cừ ta thấy một ông đồ ung dung, thư thái:
“Một thầy khóa gò lưng trên tấm phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ…”
Còn ông đồ trong thơ Vũ Đình Liên lạc lõng giữa bao người qua lại, ngồi hẩm hiu bên đường vắng trong mùa Tết đến:
“ Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
Nhà thơ hoài cổ về những nét văn hóa tốt đẹp trong cái lỗi thời của một thời đã lụi tàn. Và mỗi khi xuân về nhìn hoa đào nở ta không thể không nhớ đến “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, của lòng người lại nhớ đến “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, nhà thơ còn gieo vào đó những khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống, được cống hiến bổn phận tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
Mùa xuân nho nhỏ là một cách nói hình tượng. Bài thơ có nhiều hình ảnh đặc sắc:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Hình ảnh này vừa thể hiện được chủ đề của bài thơ, vừa gợi biết bao liên tưởng sâu xa. Có lẽ, cũng bằng cách của một nốt trầm trong hoà ca ấy, Thanh Hải sẽ còn mãi xao xuyến trong lòng người đọc. Các nhà thơ mới đã thổi vào hồn thơ của mình một làn gió mới với những tâm trạng, với những góc nhìn khác nhau.
Nhân dịp xuân về, góp nhặt đôi điều từ mùa xuân bất tận trong thơ của vài thi sĩ, để nhớ về một thời kỳ thơ văn của nước nhà bước sang một giai đoạn mới đã làm rung động trái tim của bao người lâu nay.
Lê Thị Thu Hiền
![](http://i49.tinypic.com/24y2wjd.jpg)
Mùa xuân bao giờ cũng đem lại mầm non tươi xanh cho cuộc sống. Xuân của đất trời muôn đời vẫn thế. Xuân qua đôi mắt của các nhà thơ trong phong trào thơ mới mang một hơi thở riêng; trời trong, hoa lá, cỏ cây thắm xanh hơn và con người trong thơ xuân dường như cũng đẹp hơn, tươi tắn hơn nhưng đằng sau những rộn rã của mùa xuân bao giờ cũng đọng lại dư âm của nỗi buồn.
Có ai đó đã nói rằng: “Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, chất đầy trong tim với mây trời thanh sắc”. Nếu như trong thơ ca của các thi sĩ lãng mạn ngày xưa, thiên đường là chốn bồng lai tiên cảnh, quan niệm trong thơ Xuân Diệu trần gian mới thực là nơi hạnh phúc nhất, căng mọng nhựa sống nhất.
Đó là tiếng nói của một cái tôi ham sống, coi mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu là tất cả sự sống của mình. Biết rằng mùa xuân của đất trời vẫn tuần hoàn nhưng thi sĩ bâng khuâng, tiếc nuối ...
“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hòan,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;”
Mùa xuân trong thơ Xuân Diệu là nỗi khát khao đến cháy bỏng với mong muốn được giao hoà, giao cảm mãnh liệt với vạn vật, với cuộc đời.Với ông, sống là cả một hạnh phúc lớn lao, kỳ diệu, sống là để tận hưởng và tận hiến. Nhà thơ đã cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình.
Từ cái phi lí trong thơ Xuân Diệu ước muốn níu giữ thời gian, chặn vòng quay của vũ trụ,đảo ngược quy luật tự nhiên:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất,
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi."
Thì trong thơ Chế Lan Viên cũng ước muốn được thay đổi tạo hóa nhưng lại đem nỗi buồn nhân tình vào thơ xuân:
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng ?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã,
Về đây đem chắn nẻo xuân sang !
Bằng tâm hồn đa sầu của mình, thi sĩ cảm thương cho những thân phận, số phận chưa biết tết của những người nghèo.Viết bài thơ "Xuân" nhưng thi sĩ họ Chế lại nhớ tiếc mùa thu chỉ với mong ước “đem chắn nẻo xuân sang” để mùa thu cứ đẹp mãi trong ký ức của tác giả và với mỗi người.
Còn với Nguyễn Bính dẫu có khác Chế Lan Viên ở chỗ không muốn nhặt lá vàng mùa thu để chắn nẻo xuân sang, nhưng rõ ràng trong thơ Nguyễn Bính sự hoài niệm về những cái đã qua, đã xa cũng là một điều nhức nhối trong tâm hồn thi sĩ. Những lúc xuân về, nỗi nhớ ấy nhiều khi trỗi dậy, nhức buốt tâm hồn thi nhân. Ta hãy nghe Nguyễn Bính tâm sự:
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Chao ơi, tết đến em không được
Trông thấy quê hương thật não nùng
(Xuân tha hương)
Dường như việc miêu tả mùa xuân chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ nỗi nhớ của mình với cảnh cũ người xưa đã một thời vang bóng. Đọc những bài thơ xuân của Nguyễn Bính như “Mưa xuân”, “Xuân tha hương”, “Xuân thương nhớ”, “Cô lái đò”,… ta đều bắt gặp ở đây những câu thơ đong đầy nỗi nhớ đến nao lòng:
Tất cả mùa xuân rộn rã đi
Xa xôi người có nhớ thương gì
Sông xưa chảy mãi làm đôi ngả
Ta biết xuân nhau có một thì.
(Cô lái đò)
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ
Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay.
(Mưa xuân)
Mùa xuân gần như là một định mệnh trong cuộc đời Nguyễn Bính. Những bài thơ ấy đã vượt lên cái “định mệnh” ngắn ngủi và khắc nghiệt của đời ông để trở thành bất tử.
Với Hàn Mặc Tử trong bài thơ “ Mùa xuân chín” cũng có sự tiếc nuối, ngậm ngùi:
“ Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”
Đó là quy luật ít ai cưỡng được. Thi sĩ biết vậy mà vẫn thầm tiếc cho họ và biết đâu cũng như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử cũng tiếc cho tuổi xuân của mình.
Câu thơ man mác buồn, cái buồn cố hữu của các nhà thơ thời đó. Nói như thế không có nghĩa cả bài thơ chỉ mang âm hưởng trầm buồn mà các cung bậc cảm xúc trầm bổng, lên xuống tinh nghịch, dịu nhẹ. Đó là bức tranh đối lập ở trên là mùa xuân xanh còn phần cuối là mùa xuân đã chín. Từ hình ảnh:
“ Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng, nắng chang chang”
Mà thi sĩ tiếc nuối tuổi xuân của “bao cô thôn nữ hát trên đồi”. Câu hỏi tưởng như bâng quơ kia lại dấy lên tình người, tình quê ấm áp đậm đà chợt mùa xuân đến thức dậy nỗi nhớ da diết, nao lòng.
Bàn về nỗi nhớ thương, niềm hoài cổ có lẽ trong thơ Vũ Đình Liên đã làm rung động trái tim bao người lâu nay qua bài thơ “Ông đồ”. Không chỉ trong thơ Nguyễn Bính mùa xuân hiện lên mới chân quê, thân thuộc mà trong thơ Vũ Đình Liên cũng mộc mạc, gần gũi biết bao:
“ Mùa xuân hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”
Nếu như trong “Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử ta nhìn thấy “ trên giàn thiên lý bóng xuân sang” thì với Vũ Đình Liên hình ảnh hoa đào là biểu trưng của mùa xuân đến.
Đọc bài thơ “Chợ tết” của nhà thơ Đoàn Văn Cừ ta thấy một ông đồ ung dung, thư thái:
“Một thầy khóa gò lưng trên tấm phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ…”
Còn ông đồ trong thơ Vũ Đình Liên lạc lõng giữa bao người qua lại, ngồi hẩm hiu bên đường vắng trong mùa Tết đến:
“ Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
Nhà thơ hoài cổ về những nét văn hóa tốt đẹp trong cái lỗi thời của một thời đã lụi tàn. Và mỗi khi xuân về nhìn hoa đào nở ta không thể không nhớ đến “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, của lòng người lại nhớ đến “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, nhà thơ còn gieo vào đó những khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống, được cống hiến bổn phận tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
Mùa xuân nho nhỏ là một cách nói hình tượng. Bài thơ có nhiều hình ảnh đặc sắc:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Hình ảnh này vừa thể hiện được chủ đề của bài thơ, vừa gợi biết bao liên tưởng sâu xa. Có lẽ, cũng bằng cách của một nốt trầm trong hoà ca ấy, Thanh Hải sẽ còn mãi xao xuyến trong lòng người đọc. Các nhà thơ mới đã thổi vào hồn thơ của mình một làn gió mới với những tâm trạng, với những góc nhìn khác nhau.
Nhân dịp xuân về, góp nhặt đôi điều từ mùa xuân bất tận trong thơ của vài thi sĩ, để nhớ về một thời kỳ thơ văn của nước nhà bước sang một giai đoạn mới đã làm rung động trái tim của bao người lâu nay.
Lê Thị Thu Hiền