A n h C h o E m M ù a X u â n
Nhạc phẩm “Anh cho em mùa xuân” của nhạc sỹ Nguyễn Hiền có lẽ sẽ mãi là giai điệu không thể thiếu vào mỗi dịp xuân về. Lấy ý thơ từ bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân” của thi sỹ Kim Tuấn, nhà nhạc sỹ lão thành của chúng ta để thổi một sức sống mới vào bài thơ vốn đã tuyệt vời.
Ít nhất đã có hai thế hệ hát “Anh cho em mùa xuân”. Các ca sĩ và ban nhạc của thế hệ thứ hai (ở trong và ngoài nước) có khuynh hướng thay đổi tiết tấu của bài nhạc ấy bằng nhịp điệu nhanh, mạnh, sôi nổi, như muốn làm rộn ràng hơn không khí mùa xuân. Việc “cải biên” này cũng… tốt thôi, và cũng phù hợp với “phong cách trình diễn” trẻ trung, sống động hiện đại, tuy rằng bài nhạc, với âm giai LaTango Habanera dìu dặt ở “thuở ban đầu”, tự nó đã đủ để mang về mùa xuân (mà không cần phải “đánh nhanh, đánh mạnh” bằng điệu nhạc kích động để… mừng đón xuân về). Việc thay đổi tiết tấu và cách trình diễn ấy có phần nào đánh mất khí hậu của bài hát là vẻ lắng đọng của đất trời vừa mới sang xuân, pha lẫn chút thi vị ngọt ngào của “bài thơ còn xao xuyến”, thể hiện qua lời thơ và từng nốt láy mềm mại ở cuối những câu nhạc. trưởng và nhịp điệu
Mùa xuân của “Anh cho em mùa xuân” là xuân của trời đất giao mùa, là xuân của “lộc non vừa trẩy lá”, là vẻ e ấp của “nụ hoa vàng mới nở”. Trong cái nắng sớm của ngày đầu xuân có chút se se lạnh của chiều cuối đông còn rớt lại, có chút vấn vương của “chiều đông nào nhung nhớ”, có chút hơi hướng của đông tàn, xuân mới vừa sang…
Đôi lúc việc thay đổi hoặc hát sai lời nhạc cũng làm giảm phần nào cái đẹp và độ truyền cảm của bài nhạc gửi đến người nghe.
Đường lao xao lá đầy
chân bước mòn vỉa phố
mắt buồn vin ngọn cây…
(không phải là “mắt buồn… nhìn ngọn cây”)
Chữ “vin” ấy nghe rất thơ. Những chữ “lao xao” và “mòn” ấy nghe cũng rất thơ.
Hai câu hát trong bài được ca sĩ… hát sai nhiều nhất:
Đất mẹ gầy có lúa
đồng ta xanh mấy mùa
Câu thứ nhất, “đất mẹ gầy có lúa”, là ước mơ đơn sơ của tác giả bài thơ gửi về quê mẹ Hà Tĩnh (vùng “đất cày lên sỏi đá”), được nhiều ca sĩ đổi thành “đất mẹ gầy… cỏ lúa”, hoặc “đất mẹ gầy… cỏ úa”, hoặc “đất mẹ… đầy cỏ lúa”!?!
Câu thứ hai, “đồng ta xanh mấy mùa”, ước mơ khác, được nhiều ca sĩ đổi thành “đồng xa xanh mấy mùa”, hoặc… “đồng xanh xa mấy mùa”!?!
“Trong bài ‘Anh cho em mùa xuân’ có một câu tôi thích nhất,” tôi nhớ đã nói với nhạc sĩ Nguyễn Hiền như vậy. Có thể là ông cũng muốn nghe, muốn biết, nhưng tôi lại chưa có dịp nào (nay thì không còn dịp nào) để bộc lộ với ông.
Bầy chim lùa vạt nắng
trong khói chiều chơi vơi…
“Bầy chim lùa vạt nắng…”, câu hát tôi thích nhất. “Lùa vạt nắng”, tôi chưa nghe ai nói thế bao giờ. Chữ “lùa” ấy rất mới, rất đẹp, rất thơ. Làm sao mà ông lại có thể nghĩ ra được cái chữ tài tình đến như vậy? Làm sao mà ông lại dùng chữ ấy chứ không phải là chữ nào khác? (“Bầy chim… đùa vạt nắng” chẳng hạn, như thế cũng là hay, nhưng không thể hay bằng “… lùa vạt nắng”). Ngày ấy chưa ai viết những lời như thế trong thơ, trong nhạc. Mãi về sau này ta mới nghe “lùa nắng cho buồn vào tóc em” (“Nắng thủy tinh”, Trịnh Công Sơn).
Điều thú vị, câu ấy không phải là câu thơ Kim Tuấn trong “Nụ hoa vàng ngày xuân”, mà là thơ… Nguyễn Hiền.
Con chim mừng ríu rít” trong bài thơ được ông đổi ra thành “bầy chim lùa vạt nắng”, để tương ứng với những nốt nhạc thấp cao, trầm bổng, vừa giữ được ý thơ (vẫn “nghe” được tiếng chim “ríu rít” mừng vui), vừa “thơ” hơn và giàu hình ảnh hơn.
Tôi yêu câu thơ “mắt buồn vin ngọn cây” của Kim Tuấn và tôi yêu câu hát “bầy chim lùa vạt nắng” của Nguyễn Hiền. Câu thơ ấy rất “Kim Tuấn”, câu hát ấy rất “Nguyễn Hiền”. Tôi cũng yêu lối sử dụng những động từ “vin” và “lùa” ấy trong kho tàng tiếng Việt.
“Nhạc chan hòa đây đó”, câu hát ấy không thấy trong thơ Kim Tuấn. Hơn thế nữa, “nhạc, thơ tràn muôn lối”, câu hát cuối của bài hát ấy cũng không thấy trong thơ Kim Tuấn. Trong “Nụ hoa vàng ngày xuân” không có câu nào nói đến “nhạc” cả. Vậy thì những câu ấy ở đâu ra, nếu không phải là… thơ của Nguyễn Hiền. Trong nhạc có thơ, trong thơ có nhạc. Nhạc quyện vào thơ, thơ quấn lấy nhạc. Nhạc thơ, thơ nhạc đã hòa làm một.
“Anh cho em mùa xuân.
Nhạc, thơ tràn muôn lối…”
Câu kết ở phần coda ấy là một “biệt lệ”, (hiếm khi được sử dụng trong nhạc thuật của ông) trong số những bài nhạc vẫn được ông soạn theo khuôn mẫu “cổ điển” với cấu trúc khá cân phương. Những chuỗi nốt nhạc rải đều và nốt ngân cuối rướn cao như bay lên cùng mùa xuân và tan loãng trong không, vẽ lên một nét nhạc đẹp. Cái hay của phần coda ấy là cái hay của một kết thúc đẹp, tròn đầy, gói trọn tình ý của bài nhạc.
Việc ông không thay đổi câu, chữ nào suốt khổ thơ đầu của “Nụ hoa vàng ngày xuân” làm nhớ tới những bài thơ ngũ ngôn khác từng được các nhạc sĩ khác phổ thành ca khúc cũng rất là “ngọt”. Hoặc, giữ nguyên vẹn bài thơ, như “Tiếng thu”, nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ bài thơ cùng tên của Lưu Trọng Lư; hoặc, chỉ đổi có… một chữ trong toàn bài thơ, như “Chiều”, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ từ “Màu cây trong khói” của Hồ Dzếnh (chỉ đổi câu thơ cuối “khói xanh bay lên cây” thành “khói huyền bay lên cây”).
Sau câu thơ “lộc non vừa trẩy lá”, những câu nào không giữ nguyên được thì nhạc sĩ Nguyễn Hiền bèn thay đổi chút ít, trong lúc vẫn giữ ý chính của câu thơ. Lạ một điều, những câu ông đổi nghe rất thơ, và có phần… thơ hơn cả tác giả bài thơ. Chẳng hạn:
“Con chim mừng ríu rít” đổi thành “bầy chim lùa vạt nắng”
“Ngoài đê diều thẳng cánh” đổi thành “ngoài đê diều căng gió”
“Câu hát hò vẳng đưa” đổi thành “thoảng câu hò đôi lứa”
“Trẻ đùa vui nơi nơi” đổi thành “trẻ nô đùa khắp trời”
“Nắng vàng trên ngọn cây” đổi thành “rung nắng vàng ban mai”
Người nhạc sĩ đã “làm mới” thơ, đã làm thơ “thơ” thêm một lần nữa.
DongNhacXua mong nhận được hồi âm của bạn yêu nhạc.
(Lương Y Hòa)
Nhạc phẩm “Anh cho em mùa xuân” của nhạc sỹ Nguyễn Hiền có lẽ sẽ mãi là giai điệu không thể thiếu vào mỗi dịp xuân về. Lấy ý thơ từ bài thơ “Nụ hoa vàng ngày xuân” của thi sỹ Kim Tuấn, nhà nhạc sỹ lão thành của chúng ta để thổi một sức sống mới vào bài thơ vốn đã tuyệt vời.
Ít nhất đã có hai thế hệ hát “Anh cho em mùa xuân”. Các ca sĩ và ban nhạc của thế hệ thứ hai (ở trong và ngoài nước) có khuynh hướng thay đổi tiết tấu của bài nhạc ấy bằng nhịp điệu nhanh, mạnh, sôi nổi, như muốn làm rộn ràng hơn không khí mùa xuân. Việc “cải biên” này cũng… tốt thôi, và cũng phù hợp với “phong cách trình diễn” trẻ trung, sống động hiện đại, tuy rằng bài nhạc, với âm giai LaTango Habanera dìu dặt ở “thuở ban đầu”, tự nó đã đủ để mang về mùa xuân (mà không cần phải “đánh nhanh, đánh mạnh” bằng điệu nhạc kích động để… mừng đón xuân về). Việc thay đổi tiết tấu và cách trình diễn ấy có phần nào đánh mất khí hậu của bài hát là vẻ lắng đọng của đất trời vừa mới sang xuân, pha lẫn chút thi vị ngọt ngào của “bài thơ còn xao xuyến”, thể hiện qua lời thơ và từng nốt láy mềm mại ở cuối những câu nhạc. trưởng và nhịp điệu
Mùa xuân của “Anh cho em mùa xuân” là xuân của trời đất giao mùa, là xuân của “lộc non vừa trẩy lá”, là vẻ e ấp của “nụ hoa vàng mới nở”. Trong cái nắng sớm của ngày đầu xuân có chút se se lạnh của chiều cuối đông còn rớt lại, có chút vấn vương của “chiều đông nào nhung nhớ”, có chút hơi hướng của đông tàn, xuân mới vừa sang…
Đôi lúc việc thay đổi hoặc hát sai lời nhạc cũng làm giảm phần nào cái đẹp và độ truyền cảm của bài nhạc gửi đến người nghe.
Đường lao xao lá đầy
chân bước mòn vỉa phố
mắt buồn vin ngọn cây…
(không phải là “mắt buồn… nhìn ngọn cây”)
Chữ “vin” ấy nghe rất thơ. Những chữ “lao xao” và “mòn” ấy nghe cũng rất thơ.
Hai câu hát trong bài được ca sĩ… hát sai nhiều nhất:
Đất mẹ gầy có lúa
đồng ta xanh mấy mùa
Câu thứ nhất, “đất mẹ gầy có lúa”, là ước mơ đơn sơ của tác giả bài thơ gửi về quê mẹ Hà Tĩnh (vùng “đất cày lên sỏi đá”), được nhiều ca sĩ đổi thành “đất mẹ gầy… cỏ lúa”, hoặc “đất mẹ gầy… cỏ úa”, hoặc “đất mẹ… đầy cỏ lúa”!?!
Câu thứ hai, “đồng ta xanh mấy mùa”, ước mơ khác, được nhiều ca sĩ đổi thành “đồng xa xanh mấy mùa”, hoặc… “đồng xanh xa mấy mùa”!?!
“Trong bài ‘Anh cho em mùa xuân’ có một câu tôi thích nhất,” tôi nhớ đã nói với nhạc sĩ Nguyễn Hiền như vậy. Có thể là ông cũng muốn nghe, muốn biết, nhưng tôi lại chưa có dịp nào (nay thì không còn dịp nào) để bộc lộ với ông.
Bầy chim lùa vạt nắng
trong khói chiều chơi vơi…
“Bầy chim lùa vạt nắng…”, câu hát tôi thích nhất. “Lùa vạt nắng”, tôi chưa nghe ai nói thế bao giờ. Chữ “lùa” ấy rất mới, rất đẹp, rất thơ. Làm sao mà ông lại có thể nghĩ ra được cái chữ tài tình đến như vậy? Làm sao mà ông lại dùng chữ ấy chứ không phải là chữ nào khác? (“Bầy chim… đùa vạt nắng” chẳng hạn, như thế cũng là hay, nhưng không thể hay bằng “… lùa vạt nắng”). Ngày ấy chưa ai viết những lời như thế trong thơ, trong nhạc. Mãi về sau này ta mới nghe “lùa nắng cho buồn vào tóc em” (“Nắng thủy tinh”, Trịnh Công Sơn).
Điều thú vị, câu ấy không phải là câu thơ Kim Tuấn trong “Nụ hoa vàng ngày xuân”, mà là thơ… Nguyễn Hiền.
Con chim mừng ríu rít” trong bài thơ được ông đổi ra thành “bầy chim lùa vạt nắng”, để tương ứng với những nốt nhạc thấp cao, trầm bổng, vừa giữ được ý thơ (vẫn “nghe” được tiếng chim “ríu rít” mừng vui), vừa “thơ” hơn và giàu hình ảnh hơn.
Tôi yêu câu thơ “mắt buồn vin ngọn cây” của Kim Tuấn và tôi yêu câu hát “bầy chim lùa vạt nắng” của Nguyễn Hiền. Câu thơ ấy rất “Kim Tuấn”, câu hát ấy rất “Nguyễn Hiền”. Tôi cũng yêu lối sử dụng những động từ “vin” và “lùa” ấy trong kho tàng tiếng Việt.
“Nhạc chan hòa đây đó”, câu hát ấy không thấy trong thơ Kim Tuấn. Hơn thế nữa, “nhạc, thơ tràn muôn lối”, câu hát cuối của bài hát ấy cũng không thấy trong thơ Kim Tuấn. Trong “Nụ hoa vàng ngày xuân” không có câu nào nói đến “nhạc” cả. Vậy thì những câu ấy ở đâu ra, nếu không phải là… thơ của Nguyễn Hiền. Trong nhạc có thơ, trong thơ có nhạc. Nhạc quyện vào thơ, thơ quấn lấy nhạc. Nhạc thơ, thơ nhạc đã hòa làm một.
“Anh cho em mùa xuân.
Nhạc, thơ tràn muôn lối…”
Câu kết ở phần coda ấy là một “biệt lệ”, (hiếm khi được sử dụng trong nhạc thuật của ông) trong số những bài nhạc vẫn được ông soạn theo khuôn mẫu “cổ điển” với cấu trúc khá cân phương. Những chuỗi nốt nhạc rải đều và nốt ngân cuối rướn cao như bay lên cùng mùa xuân và tan loãng trong không, vẽ lên một nét nhạc đẹp. Cái hay của phần coda ấy là cái hay của một kết thúc đẹp, tròn đầy, gói trọn tình ý của bài nhạc.
Việc ông không thay đổi câu, chữ nào suốt khổ thơ đầu của “Nụ hoa vàng ngày xuân” làm nhớ tới những bài thơ ngũ ngôn khác từng được các nhạc sĩ khác phổ thành ca khúc cũng rất là “ngọt”. Hoặc, giữ nguyên vẹn bài thơ, như “Tiếng thu”, nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ bài thơ cùng tên của Lưu Trọng Lư; hoặc, chỉ đổi có… một chữ trong toàn bài thơ, như “Chiều”, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ từ “Màu cây trong khói” của Hồ Dzếnh (chỉ đổi câu thơ cuối “khói xanh bay lên cây” thành “khói huyền bay lên cây”).
Sau câu thơ “lộc non vừa trẩy lá”, những câu nào không giữ nguyên được thì nhạc sĩ Nguyễn Hiền bèn thay đổi chút ít, trong lúc vẫn giữ ý chính của câu thơ. Lạ một điều, những câu ông đổi nghe rất thơ, và có phần… thơ hơn cả tác giả bài thơ. Chẳng hạn:
“Con chim mừng ríu rít” đổi thành “bầy chim lùa vạt nắng”
“Ngoài đê diều thẳng cánh” đổi thành “ngoài đê diều căng gió”
“Câu hát hò vẳng đưa” đổi thành “thoảng câu hò đôi lứa”
“Trẻ đùa vui nơi nơi” đổi thành “trẻ nô đùa khắp trời”
“Nắng vàng trên ngọn cây” đổi thành “rung nắng vàng ban mai”
Người nhạc sĩ đã “làm mới” thơ, đã làm thơ “thơ” thêm một lần nữa.
DongNhacXua mong nhận được hồi âm của bạn yêu nhạc.
(Lương Y Hòa)