"HOA TRẮNG THÔI CÀI TRÊN ÁO TÍM"
(Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím của thi sĩ Kiên Giang)
(Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím của thi sĩ Kiên Giang)
Đây là một bài thơ rất quen thuộc với người ViệtNam và đã được phổ nhạc, gần đây nhất là bài Chuyện Tình Hoa Trắng do ca sĩ Như Quỳnh trình bày . Gọi là một bài thơ nhưng thật sự có đến hai bài Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím hay đúng hơn, một bài thơ với hai đoạn kết hoàn toàn trái ngược nhau . Cả hai bài đều hiện hữu song song và củng nổi tiếng tuy ít có người để ý đến sự việc bất ngờ này . Ngày nay xem phim trong các dĩa DVD ta thường thấy có thêm phần Alternate Ending, một kết cục khác của phim mà vì lý do nào đó nhà đạo diễn đã phải bỏ đi, không sử dụng khi đưa cuốn phim ra phát hành chánh thức .
Nghi vấn chánh của bài viết là tại sao ông Kiên Giang đã làm như vậy và trên một khía cạnh, đã đi trước các đạo diễn Hollywood bao nhiêu năm trời . Tôi vẫn thắc mắc và gần đây, cùng với một nhóm bạn lập ra chương trình Cây Mùa Xuân đã gặp gở, ủy lạo các nghệ sĩ cổ nhạc nghèo khó . Trong chương trình đó, một người bạn tại Việt Nam trong nho’m đã gặp ông Kiên Giang, tôi nhờ anh hỏi về nghi vấn này và được bác cho biết như sau:
...Hồi đó, có một anh chàng học sinh nọ, tên Trinh, quê ở tận miền Rạch Giá lên học tại Sài Gòn, học cùng lớp với cô nữ sinh tên là Nguyễn Thi. Thúy Nhiều, người ơ? Sóc Trăng . Thuở đó chàng là học sinh khá giỏi về Văn nhưng lại yếu về môn Toán, tình bạn của họ rất là trong sáng, có xen lẩn tình yêu thơ mộng, những khi chàng bí Toán thì hay nhìn sang để “copier” nàng . Lúc là sinh viên chàng là cây bút của một tờ báo, còn nàng, tuy là gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng không thể làm gì thêm . Thế là chàng dùng tiền nhuận bút chia xẽ cho nàng . Tình yêu, tình bạn thơ mộng đó kéo dài suốt quãng đời sinh viên của hai người tại đất Sài Gòn . Hai người còn có lời hứa sống chết có nhau .
Sau khi chia tay tại Sài Gòn, chàng ở lại làm nhà văn , nhà báo, soạn giả . Nàng về quê đi dạy học và chờ đợi ngày xum họp . Thời gian thấm thoát trôi qua, hoàn cảnh đổi thay nên chàng đã thất hứa, đi lấy vợ . Được tin, nàng buồn khổ vô cùng và sau đó, nàng mới chịu lấy chồng . Nghịch cảnh chăng, hay vì nàng quyết định chọn mà chồng của nàng cũng tên Trinh .
Một thời gian sau, anh chàng Trinh thất hứa, nay là trưởng đoàn của một đoàn nghệ thuật lớn, lưu diễn và gặp lại nàng . Chàng có đến thăm cô Thúy Nhiều và đã viết bài Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím thứ nhất để gọi là “tạ lổi” vì đã thất hứa trong tình yêu . Trong bài này người con gái mất đi để lại trong lòng người trai một nỗi buồn khôn nguôi như lòng của anh Trinh sinh viên với mối tình cũ . Ngoài ra chàng còn gởi hai vé hát mời vợ chồng cô Thúy Nhiều đi xem . Tuy nhiên người chồng của cô rất ghen nên hai người đã không đến xem buổi trình diễn của đoàn hát của chàng sinh viên xưa .
Vì hận lòng hay hận đời, Trinh đã sửa lại đoạn kết bài thơ Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím . Lần này Trinh cho chàng trai trong bài thơ bị chết và người con gái suốt đời ôm mối hận tình, khóc người yêu cũ ... để trả thù vụ vợ chồng cô đã từ chối lời mời xem hát của anh .
Đến đây chắc các bạn cũng đã biết anh chàng Trinh sinh viên kia chính là ông Kiên Giang (tên thật là Trương Khương Trinh, bút hiệu khác Hà Huy Hà, sinh ngày 17-2-1929 tại Rạch Giá) . Ông còn sống tại Sài Gòn và bị bệnh bàng quang đã hơn 10 năm . Ông cũng là người mà ban Ái Hữu Nghê. Sĩ phải trợ cấp hằng tháng vì thuộc diện nghệ sĩ khó khăn . Tuy nhiên khi nói đến vấn đề này thì ông bảo là : "Chỉ là tượng trưng thôi cháu, chứ 1 tháng 80 ngàn thì làm gì" .
Còn cô Nguyễn Thị Thúy Nhiều đã mất . Những người con của cô đều rất thành danh trong nghề nghiệp và cuộc sống, có người là giáo sư . Riêng về người chồng của cô Thúy Nhiều, ông này là người rất ghen nhưng lại có vợ lẽ . Ông vẫn còn sống với người vợ sau . Thời gian sau này, lúc cô Thúy Nhiều còn sống, ông chồng vì ân hận mình phụ bạc vợ, đã có đến nhà thờ đi bằng đầu gối để xin lổi vợ mình .
Kiên Giang, 14-1-2005
Sau đây xin đăng lại hai bài Hoa Trắng Thôi Cái Trên Áo Tím:
HOA TRẮNG THÔI CÀI TRÊN ÁO TÍM
(Tâm tình của người trai ngoại đạo đối với cô gái có đạo)
thi sĩ Kiên Giang
HOA TRẮNG THÔI CÀI TRÊN ÁO TÍM
Bến Tre, 14-11-1957
Lâu quá không về thăm xóm đạo
Từ ngày binh lửa cháy không gian
Khói bom che lấp chân trời cũ
Che cả người thương, nóc giáo đường
Mười năm trước, em còn đi học
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em là cô gái tuổi băng trinh
Trường anh ngó mặt giáo đường
Gác chuông thương nhớ lầu chuông
U buồn thay! chuông nhạc đạo
Rộn rã thay! chuông nhà trường
Lần lữa anh ghiền nghe tiếng chuông
Làm thơ sầu mộng dệt tình thương
Để nghe khe khẻ lời em nguyện
Thơ thẩn chờ em trước thánh đường
Mỗi lần tan lễ, chuông ngừng đô?
Hai bóng cùng đi một lối về
E lệ, em cầu kinh nho nho?
Thẹn thuồng, anh đứng lại không đi
***
Sau mười năm lẻ, anh thôi học
Nức nở chuông trường buổi biệt ly
Rộn rã từng hồi chuông xóm đạo
Tiễn nàng áo tím bước vu quy
Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ
Chiếc áo tang liệm một khối sầu
- Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Thôi còn đâu nữa tuổi băng trinh
Em lên xe cưới về quê chồng
Dù cách đò ngăng cách mấy sông
Anh vẫn yêu người em áo tím
Nên tình thơ ủ kín trong lòng
***
Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
Anh làm chiến sĩ giử quê hương
Giữ màu áo tím, người yêu cũ
Giữ cả lầu chuông, nóc giáo đường
Mặc dù em chẳng còn xem lễ
Ở giáo đường u tịch chốn xưa
Anh vẫn giữ lầu chuông gác thánh
Nghe chuông truy niệm mối tình thơ
Màu gạch nhà thờ còn đỏ thắm
Như tình nồng thắm thuở ban đầu
Nhưng rồi sau chuyến vu quy ấy
Áo tím nàng thơ đã nhạt màu
**
Ba năm sau chiếc xe hoa cu?
Chở áo tím về trong áo quan
Chuông đạo ngân vang hồi vĩnh biệt
Khi anh ngồi kết vòng hoa tang
Anh kết vòng hoa màu trắng lạnh
Từng cài trên áo tím ngây thơ
Hôm nay vẫn đóa hoa màu trắng
Anh kết tình tang gởi xuống mồ
Lâu quá không về thăm xóm đạo
Không còn đứng nép ở lầu chuông
Nhưng khi chuông đổ anh liên tưởng
Người cũ cầu kinh giữa giáo đường
Lạy Chúa! con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên trời”
Trong lòng con, giữa màu hoa trắng
Cứu rỗi linh hồn con Chúa ơi!!”
Bến Tre, 14-11-1957
***
HOA TRẮNG THÔI CÀI TRÊN ÁO TÍM
Gia Định, 28-05-1958
Lâu quá không về thăm xóm đạo
Từ ngày binh lửa cháy quê hương
Khói bom che lấp chân trời cũ
Che cả người thương, nóc giáo đường
Mười năm trước, em còn đi học
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em là cô gái tuổi băng trinh
Quen biết nhau qua tình lối xóm
Cổng trường đối diện ngó lầu chuông
Mỗi lần chúa nhật em xem lễ
Anh học bài ôn trước cổng trường
Thuở ấy anh hiền và nhát quá
Nép mình bên gác thánh lầu chuông
Để nghe khe khẽ lời em nguyện
Thơ thần chờ em trước thánh đường
Mỗi lần tan lễ, chuông ngừng đô?
Hai bóng cùng đi một lối về
E lệ, em cầu kinh nho nho?
Thẹn thuồng, anh đứng lại không đi
***
Sau mười năm lẻ, anh thôi học
Nức nở chuông trường buổi biệt ly
Rộn rã từng hồi chuông xóm đạo
Tiễn nàng áo tím bước vu quy
Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ
Chiếc áo tang liệm một khối sầu
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Giữ làm chi kỷ vật ban đầu
Em lên xe cưới về quê chồng
Dù cách đò ngăng cách mấy sông
Vẫn nhớ bóng vang thời áo tím
Nên tình thơ ủ kín trong lòng
***
Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
Anh làm chiến sĩ giử quê hương
Giữ tà áo tím màu hoa trắng
Giữ cả trường xưa nóc giáo đường
Giặc chiếm lầu chuông xây gác súng
Súng gầm rung đổ gạch nhà thờ
Anh gom gạch đổ xây tường lũy
Chiếm lại lầu chuông giết kẻ thù
Nhưng rồi người bạn cùng trang lứa
Đà chết hiên ngang dưới bóng cờ
Chuông đổ ban chiều, em nức nơ?
Tiễn anh ra khỏi cổng nhà thờ
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Mà cài trên nắp cỗ quan tài
Điểm tô công trận bằng hoa trắng
Hoa tuổi học trò mãi thắm tươi
***
Xe tang đã khuất nẻo đời
Chuông nhà thờ khóc… tiễn người ngàn thu
Từ đây, tóc rũ khăn sô
Em cài hoa trắng trên mồ người xưa .
Gia Định, 28-05-1958