Cách đây thời gian khá lâu, đâu đó vào năm 2011, có một người quen gởi email cho tôi bài thơ với cái tên Trăng Nghẹn mà tác giả thì nghe lạ lắm. Hoài Tường Phong. Dường như tôi chưa hề đọc bất cứ bài thơ nào của ông ta. Có thể ông ta đã làm thơ và có tiếng tăm ở quê nhà mà tôi, vì không thường xuyên liên lạc với các văn nghệ sĩ ở trong nước nên không biết tới. Điều đó không ngăn được tôi đọc đi đọc lại bài thơ 32 câu này cho tới khi hầu như thuộc lòng. Càng đọc càng thấm… Càng đọc càng thích và tôi lên mạng tìm hiểu thêm về tác giả bài thơ Trăng Nghẹn: thi sĩ Hoài Tường Phong.
TRĂNG NGHẸN là bài thơ của Hoài Tường Phong vừa được Ban Giám Khảo chấm Giải Nhất cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long do các Hội Văn học – Nghệ thuật trong khu vực nầy liên kết tổ chức, tỉnh Cần Thơ đăng cai. Nhưng một sự cố lạ lùng chưa từng có đã xảy ra: Nhà thơ Phạm Sĩ Sáu, trưởng Ban Giám khảo cho hay, một số cơ quan “có thẩm quyền” ở thành phố Cần Thơ (thực chất là không có thẩm quyền) đã yêu cầu Ban Giám khảo chọn lại bài khác để trao giải Nhất, vì bài nầy u ám quá. “Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chớ không thể nào nghẹn được”. Ban Giám khảo đã quyết định không chấm lại, cuối cùng họ quay sang tác giả. Nhà thơ Hoài Tường Phong cho biết, mấy ngày nay chủ tịch Hội Văn nghệ Cần Thơ yêu cầu ông làm đơn từ chối giải thưởng với lý do ” tôi không có gởi dự thi “. Ông khẳng định rằng ” tôi đã gởi dự thi “, sau đó vị chủ tịch Hội Văn nghệ lại yêu cầu ông làm đơn xin từ chối giải thưởng với lý do ” Thơ tôi có nhiều câu chữ không phù hợp với tiêu chí cuộc thi “. Ông Phong nói ” Đó là việc thẩm định của Ban Giám khảo “.
Chiều ngày 3-03-2010, Ban thường vụ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố Cần Thơ đã họp và chính thức quyết định loại bỏ giải Nhất của bài thơ Trăng Nghẹn của Hoài Tường Phong.
Mời các bạn đọc bài thơ TRĂNG NGHẸN đã được Ban Giám Khảo chấm giải Nhất.
TRĂNG NGHẸN – Hoài Tường Phong
Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.
Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.
Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.
Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.
Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.
Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.
Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ đã được ban giám khảo chấm giải nhất cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long do các Hội Văn Học Nghệ Thuật trong khu vực này liên kết tổ chức và tỉnh Cần Thơ đăng cai. Thú thật là tôi không thấy có điều gì, cái gì để cho ” một số cơ quan có thẩm quyền ” của tỉnh Cần Thơ yêu cầu Ban Giám Khảo chọn một bài thơ khác để chấm giải nhất với lý do mà họ nêu ra là bài thơ này u ám quá. ” Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chứ không thể nghẹn được…”
Khi ban giám khảo giữ vững quyết định không chấm lại bài khác thì các cơ quan có thẩm quyền mà đại diện là chủ tịch hội Văn Nghệ Cần Thơ đã yêu cầu tác giả làm đơn từ chối giải thưởng với lý do ” tôi không có gởi bài dự thi ”. Bị tác giả từ chối bằng lời khẳng định ” Tôi có gởi bài dự thi ”; vị chủ tịch hội Văn Nghệ Cần Thơ lại yêu cầu tác giả làm đơn xin từ chối giải thưởng nại lý do ” Thơ của tôi có nhiều câu chữ không phù hợp với tiêu chí cuộc thi ”. Nhà thơ Hoài Tường Phong đã trả lời ” Đó là việc thẩm định của Ban Giám Khảo ”. Để rồi cuối cùng bất chấp công luận ban tổ chức đã không trao chịu trao giải nhất cho bài thơ Trăng Nghẹn của nhà thơ Hoài Tường Phong.
Sở dĩ tôi mô tả lại từng chi tiết của mọi diễn biến vì nhận thấy sự việc có nhiều điều mờ ám bên trong tạo ra bởi ” các cơ quan hay giới chức có thẩm quyền ” hoặc nói nôm na theo tiếng bình dân của người miền quê là có bàn tay lông lá của những kẻ có chức, có tiền và có quyền nào đó nhúng vào.
Trước hết tôi xin nêu rõ ra đây những sự kiện mờ ám bên trong.
1- Ban giám khảo là những người chấm bài. Họ chịu trách nhiệm việc làm của họ. Khi họ đã chấm giải rồi thì ban tổ chức không có lý do gì lại yêu cầu họ chọn một bài thơ khác. Làm như thế là trái nguyên tắc đồng thời là một sự xúc phạm tới quyền hạn và danh dự của ban giám khảo. Nếu không đồng ý với quyết định của ban giám khảo, ban tổ chức có quyền không trao giải nhất bài thơ Trăng Nghẹn cho tác giả. Tuy nhiên để công minh họ phải giải thích lý do cho công chúng biết. Đây chính là chỗ Nghẹn của bài thơ Trăng Nghẹn. Nó đã làm nghẹn cổ ban tổ chức hay giới chức có thẩm quyền ở Cần Thơ nói riêng và Hà Nội nói chung.
2- Có lý do mà lại không thể giải thích, các cơ quan có thẩm quyền mà đại diện là vị chủ tịch Hội Văn Nghệ Cần Thơ dùng cách khác, mà cách này lại khiến cho hành động của họ càng thêm trơ trẻn và lố bịch. Họ yêu cầu tác giả làm đơn từ chối giải thưởng nại lý do tác giả không có gởi bài dự thi. Hành động này đủ tỏ cho mọi người biết là giới chức của các cơ quan nhiều thẩm quyền có cái óc không có chút chất xám nào. Nói cách khác là vừa ngu dốt, trâng tráo, vô liêm sĩ hơn thằng ma cô hay cô gái bán trôn nuôi miệng. Chưa hết… Bị tác giả từ chối, họ lại dùng cách khác nữa là yêu cầu tác giả làm đơn từ chối giải thưởng nại lý do ” Thơ tôi có nhiều câu chữ không phù hợp tiêu chí của cuộc thi ”. Giới chức có thẩm quyền trong vụ này đúng là đầu óc không những không có chất xám mà có toàn chất màu vàng người ta thải ra mỗi buổi sáng cho nên mới có lời yêu cầu quái đản như trên.
3- Theo tôi nghĩ ban tổ chức biết rõ lý do vì sao họ không thể trao giải nhất cho bài thơ Trăng Nghẹn. Lý do này phải quan trọng lắm do đó họ mới chịu hy sinh cái danh dự và phẩm cách của mình để làm những hành vi trơ trẻn và lố bịch mà công chúng biết được đều chê bai và chế nhạo. Muốn biết lý do gì mà nhà thơ Hoài Tường Phong đã làm giới chức có thẩm quyền trong nước bị nghẹn, tôi mời quý vị đọc lại bài thơ lần nữa.
Bài thơ dài 32 câu. Đọc từ câu thứ nhất tới câu 20 ta nhận thấy cũng bình thường chẳng có gì đáng để cho các cơ quan có thẩm quyền không chịu trao giải nhất cho bài Trăng Nghẹn. Câu thứ 21 thì tác giả nói về một hiện trạng đã đang và sẽ xảy ra thường xuyên trong vùng thôn quê đó là nhiều cô gái rời quê. Phải có cái gì xảy ra thì ” nhiều ” cô gái quê phải bỏ gia đình, ruộng vườn để đi mưu sinh ở phương trời xa. Chữ ” nhiều ” ở đây tỏ cho ta biết không phải là một, ba, năm bảy mà hàng ngàn hay chục ngàn, một số lượng không đếm được. Tại sao họ phải rời quê? Phải chăng chỉ vì nghèo đói nên nhiều cô gái quê phải rời bỏ quê nhà lên tỉnh để hi vọng kiếm được tiền để sống và giúp đỡ cha mẹ. Hiện trạng nhiều cô gái rời quê lên tỉnh để mưu sinh chứng tỏ kẻ cầm quyền từ cấp địa phương lên tới trung ương đã bất lực trong việc đem lại no ấm cho dân chúng. Ngày xưa trong thời chiến tranh, dân quê phải bỏ nhà cửa ruộng nương để lên tỉnh thành tránh nạn. Bây giờ là thời hòa bình, đất nước đã thống nhất dưới sự cai trị của mấy người toàn là đỉnh cao trí tuệ mà nhiều con gái phải rời bỏ làng quê lên tỉnh để mưu sinh là nghĩa làm sao. Chỉ một câu ” Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê ” ngắn gọn và đơn giản, tác giả nói lên một thực trang đau lòng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và luôn cả đất nước nữa. Miền nam trù phú, đất rộng người thưa mà còn nghèo đói thì miền trung và miền bắc còn đói, nghèo, và khổ sở hơn vạn lần. Nhiều cô gái quê không học thức, không nghề nghiệp đi lên tỉnh bắt buộc phải làm đủ mọi nghề để kiếm tiền từ việc làm trong công xưởng, xí nghiệp cho tới các nghề hạ tiện và xấu xa như bán ba, bia ôm, đỉ điếm miễn là có tiền để ” Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu… Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu… Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi…”.
Vùng quê của đồng bằng sông Cửu Long đã khởi sắc không do đổi mới, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do quy hoạch đất đai, vốn đầu tư để thiết lập xí nghiệp vì chính những thứ đó lại đẩy các cô gái quê rời làng đi làm ăn xa. Nó chứng tỏ sự bất lực của kẻ cầm quyền mà nói trắng ra là đảng và nhà nước. Như vậy sự khởi sắc đó do chính mồ hôi và nước mắt tủi nhục của các cô gái bỏ quê lên tỉnh chứ không do ở kẻ cầm quyền.
Câu thơ thứ 25 : ” Đồng bằng quê hương tôi có nhiều cái nhất ngậm ngùi...”. Người ta, nếu được nhiều cái nhất thì phải sung sướng, vui mừng và hãnh diện chứ sao lại ngậm ngùi. Phải chăng quê hương của tác giả bài thơ Trăng Nghẹn có nhiều cái nhất mà toàn là cái nhất xấu xa cho nên nhà thơ mới phải ngậm ngùi và cay đắng. Thì đây: ” Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất… Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa…”. Khó nghèo nhất là cái nhất thứ nhất và từ đó sinh ra cái nhất thứ nhì là có nhiều nhất các cô gái lấy chồng xa. Gọi là lấy chồng xa cho đở tủi thân chứ các cô gái này phải bán cái thân mình cho các thằng chồng bất lương ngoại quốc như Tàu, Hàn Quốc, Đài Loan. Hoài Tường Phong ngậm ngùi cũng phải vì ở quê hương ông không những các cô gái phải làm đỉ, phải bán thân vì tiền mà ngay cả ông thủ tướng, ông tổng bí thư, chủ tịch nước cũng bán thân, đợ nhân phẩm và đánh đỉ tâm hồn để có được vài chục triệu nhân dân tệ hay đô la Mẽo. Ngậm ngùi là phải rồi. Cay đắng là phải rồi. Khi mà những ông tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng vui vẻ bán nước cho Tàu thì trách sao được chuyện những cô gái quê lại bán thân của mình cho ngoại bang. Văn hóa tượng trưng cho cái hồn của dân tộc thế mà giới chức cầm quyền lại đầu tư ít nhất. Tại sao? Ngu dân là chính sách của đảng và nhà nước mà. Đảng sợ dân khôn, sợ dân có học thức sẽ nhìn ra cái dốt, cái dối gian, cái độc ác, cái xảo trá của đảng và nhà nước. Đảng cộng sản VIỆT NAM sợ nhất sự thật mà bài thơ Trăng Nghẹn của Hoài Tường Phong đã nêu ra sự thật, rất thật, thứ sự thật sừng sửng làm mấy ông lớn ở trong nước bị mắc nghẹn. Họ không muốn thấy sự thật, không nhìn nhận sự thật. Họ chỉ muốn mọi người dân trong nước thấy trăng sáng chứ không thấy trăng u ám hay trăng nghẹn.
Ở đây cần nhấn mạnh một điểm nữa. Sở dĩ bài thơ Trăng Nghẹn bị ban tổ chức từ chối trao giải nhất chỉ vì lý do bài thơ u ám quá. ” Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng, chớ không thể nào nghẹn được!?”. Lối giải thích ấu trỉ này khiến cho tôi phì cười. Thi hào Nguyễn Du viết trong truyện Kiều có câu: ” Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ…”. Cảnh vật biến đổi tuỳ theo tâm trạng của người nhìn. Mấy ông của các cơ quan có thẩm quyền sống sung sướng vui vẻ thì nhìn trăng thấy trăng phải sáng, thậm chí rất trong sáng. Còn nhà thơ Hoài Tường Phong buồn cho nên thấy trăng u ám. Tại sao phải bắt người ta giống mình, nhìn trăng là phải thấy trăng sáng. Câu nói ” trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng, chớ không thể nào nghẹn được…” lộ ra tính chất độc tài của kẻ cầm quyền. Họ bắt người dân phải theo ý của họ, phải nói giống như họ chứ không được nói sự thật. Nói sự thật là nói sai vì đảng và nhà nước không bao giờ sai lầm.
- Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.
Đọc bốn câu thơ kết này tôi hiểu được nỗi thất vọng của nhà thơ Hoài Tường Phong nói riêng và những người đã từng hy sinh xương máu vì tin vào đảng, vào cách mạng sẽ đem lại cho họ một đời sống sáng như vầng trăng rằm viên mãn. Tuy nhiên chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn thấy vầng trăng vừa lên đã bị mây ám rồi. Lý thuyết Mác Lê có trong sáng như vầng trăng rằm không thì chưa biết bởi vì có ai thực hiện được đâu; riêng đảng cộng sản VIỆT NAM do Hồ Chí Minh dựng lên đã u ám vì đường lối phản dân tộc và những kẻ thi hành đều sai lầm từ gốc rể. Nó không đem lại tự do, độc lập và no ấm cho nhân dân mà càng khiến cho nước nghèo, dân khổ và đất đai nhỏ hẹp dần dần vì sự ươn hèn của đảng và nhà nước. Nói thẳng ra, vầng trăng hay đảng chưa và không bao giờ toả sáng một vùng đồng bằng sông Cửu mà đã làm nghẹn con đường tiến hoá của dân tộc đồng thời đưa đất nước tới sự suy vong vào tay ngoại bang. Đó là lý do tại sao bài thơ Trăng Nghẹn của Hoài Tường Phong không được trao giải nhất dù nó rất xứng đáng. Ở trong chế độ độc tài toàn trị của đảng cộng sản VIỆT NAM, tự do, dân chủ và sự thật không được nhà cầm quyền tôn trọng hơn sự dối gian và lừa bịp.
chu sa lan
Ngày 2 tháng 2 năm 2013
TRĂNG NGHẸN là bài thơ của Hoài Tường Phong vừa được Ban Giám Khảo chấm Giải Nhất cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long do các Hội Văn học – Nghệ thuật trong khu vực nầy liên kết tổ chức, tỉnh Cần Thơ đăng cai. Nhưng một sự cố lạ lùng chưa từng có đã xảy ra: Nhà thơ Phạm Sĩ Sáu, trưởng Ban Giám khảo cho hay, một số cơ quan “có thẩm quyền” ở thành phố Cần Thơ (thực chất là không có thẩm quyền) đã yêu cầu Ban Giám khảo chọn lại bài khác để trao giải Nhất, vì bài nầy u ám quá. “Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chớ không thể nào nghẹn được”. Ban Giám khảo đã quyết định không chấm lại, cuối cùng họ quay sang tác giả. Nhà thơ Hoài Tường Phong cho biết, mấy ngày nay chủ tịch Hội Văn nghệ Cần Thơ yêu cầu ông làm đơn từ chối giải thưởng với lý do ” tôi không có gởi dự thi “. Ông khẳng định rằng ” tôi đã gởi dự thi “, sau đó vị chủ tịch Hội Văn nghệ lại yêu cầu ông làm đơn xin từ chối giải thưởng với lý do ” Thơ tôi có nhiều câu chữ không phù hợp với tiêu chí cuộc thi “. Ông Phong nói ” Đó là việc thẩm định của Ban Giám khảo “.
Chiều ngày 3-03-2010, Ban thường vụ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố Cần Thơ đã họp và chính thức quyết định loại bỏ giải Nhất của bài thơ Trăng Nghẹn của Hoài Tường Phong.
Mời các bạn đọc bài thơ TRĂNG NGHẸN đã được Ban Giám Khảo chấm giải Nhất.
TRĂNG NGHẸN – Hoài Tường Phong
Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.
Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.
Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.
Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.
Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.
Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.
Tôi đọc đi đọc lại nhiều lần bài thơ đã được ban giám khảo chấm giải nhất cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long do các Hội Văn Học Nghệ Thuật trong khu vực này liên kết tổ chức và tỉnh Cần Thơ đăng cai. Thú thật là tôi không thấy có điều gì, cái gì để cho ” một số cơ quan có thẩm quyền ” của tỉnh Cần Thơ yêu cầu Ban Giám Khảo chọn một bài thơ khác để chấm giải nhất với lý do mà họ nêu ra là bài thơ này u ám quá. ” Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chứ không thể nghẹn được…”
Khi ban giám khảo giữ vững quyết định không chấm lại bài khác thì các cơ quan có thẩm quyền mà đại diện là chủ tịch hội Văn Nghệ Cần Thơ đã yêu cầu tác giả làm đơn từ chối giải thưởng với lý do ” tôi không có gởi bài dự thi ”. Bị tác giả từ chối bằng lời khẳng định ” Tôi có gởi bài dự thi ”; vị chủ tịch hội Văn Nghệ Cần Thơ lại yêu cầu tác giả làm đơn xin từ chối giải thưởng nại lý do ” Thơ của tôi có nhiều câu chữ không phù hợp với tiêu chí cuộc thi ”. Nhà thơ Hoài Tường Phong đã trả lời ” Đó là việc thẩm định của Ban Giám Khảo ”. Để rồi cuối cùng bất chấp công luận ban tổ chức đã không trao chịu trao giải nhất cho bài thơ Trăng Nghẹn của nhà thơ Hoài Tường Phong.
Sở dĩ tôi mô tả lại từng chi tiết của mọi diễn biến vì nhận thấy sự việc có nhiều điều mờ ám bên trong tạo ra bởi ” các cơ quan hay giới chức có thẩm quyền ” hoặc nói nôm na theo tiếng bình dân của người miền quê là có bàn tay lông lá của những kẻ có chức, có tiền và có quyền nào đó nhúng vào.
Trước hết tôi xin nêu rõ ra đây những sự kiện mờ ám bên trong.
1- Ban giám khảo là những người chấm bài. Họ chịu trách nhiệm việc làm của họ. Khi họ đã chấm giải rồi thì ban tổ chức không có lý do gì lại yêu cầu họ chọn một bài thơ khác. Làm như thế là trái nguyên tắc đồng thời là một sự xúc phạm tới quyền hạn và danh dự của ban giám khảo. Nếu không đồng ý với quyết định của ban giám khảo, ban tổ chức có quyền không trao giải nhất bài thơ Trăng Nghẹn cho tác giả. Tuy nhiên để công minh họ phải giải thích lý do cho công chúng biết. Đây chính là chỗ Nghẹn của bài thơ Trăng Nghẹn. Nó đã làm nghẹn cổ ban tổ chức hay giới chức có thẩm quyền ở Cần Thơ nói riêng và Hà Nội nói chung.
2- Có lý do mà lại không thể giải thích, các cơ quan có thẩm quyền mà đại diện là vị chủ tịch Hội Văn Nghệ Cần Thơ dùng cách khác, mà cách này lại khiến cho hành động của họ càng thêm trơ trẻn và lố bịch. Họ yêu cầu tác giả làm đơn từ chối giải thưởng nại lý do tác giả không có gởi bài dự thi. Hành động này đủ tỏ cho mọi người biết là giới chức của các cơ quan nhiều thẩm quyền có cái óc không có chút chất xám nào. Nói cách khác là vừa ngu dốt, trâng tráo, vô liêm sĩ hơn thằng ma cô hay cô gái bán trôn nuôi miệng. Chưa hết… Bị tác giả từ chối, họ lại dùng cách khác nữa là yêu cầu tác giả làm đơn từ chối giải thưởng nại lý do ” Thơ tôi có nhiều câu chữ không phù hợp tiêu chí của cuộc thi ”. Giới chức có thẩm quyền trong vụ này đúng là đầu óc không những không có chất xám mà có toàn chất màu vàng người ta thải ra mỗi buổi sáng cho nên mới có lời yêu cầu quái đản như trên.
3- Theo tôi nghĩ ban tổ chức biết rõ lý do vì sao họ không thể trao giải nhất cho bài thơ Trăng Nghẹn. Lý do này phải quan trọng lắm do đó họ mới chịu hy sinh cái danh dự và phẩm cách của mình để làm những hành vi trơ trẻn và lố bịch mà công chúng biết được đều chê bai và chế nhạo. Muốn biết lý do gì mà nhà thơ Hoài Tường Phong đã làm giới chức có thẩm quyền trong nước bị nghẹn, tôi mời quý vị đọc lại bài thơ lần nữa.
Bài thơ dài 32 câu. Đọc từ câu thứ nhất tới câu 20 ta nhận thấy cũng bình thường chẳng có gì đáng để cho các cơ quan có thẩm quyền không chịu trao giải nhất cho bài Trăng Nghẹn. Câu thứ 21 thì tác giả nói về một hiện trạng đã đang và sẽ xảy ra thường xuyên trong vùng thôn quê đó là nhiều cô gái rời quê. Phải có cái gì xảy ra thì ” nhiều ” cô gái quê phải bỏ gia đình, ruộng vườn để đi mưu sinh ở phương trời xa. Chữ ” nhiều ” ở đây tỏ cho ta biết không phải là một, ba, năm bảy mà hàng ngàn hay chục ngàn, một số lượng không đếm được. Tại sao họ phải rời quê? Phải chăng chỉ vì nghèo đói nên nhiều cô gái quê phải rời bỏ quê nhà lên tỉnh để hi vọng kiếm được tiền để sống và giúp đỡ cha mẹ. Hiện trạng nhiều cô gái rời quê lên tỉnh để mưu sinh chứng tỏ kẻ cầm quyền từ cấp địa phương lên tới trung ương đã bất lực trong việc đem lại no ấm cho dân chúng. Ngày xưa trong thời chiến tranh, dân quê phải bỏ nhà cửa ruộng nương để lên tỉnh thành tránh nạn. Bây giờ là thời hòa bình, đất nước đã thống nhất dưới sự cai trị của mấy người toàn là đỉnh cao trí tuệ mà nhiều con gái phải rời bỏ làng quê lên tỉnh để mưu sinh là nghĩa làm sao. Chỉ một câu ” Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê ” ngắn gọn và đơn giản, tác giả nói lên một thực trang đau lòng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và luôn cả đất nước nữa. Miền nam trù phú, đất rộng người thưa mà còn nghèo đói thì miền trung và miền bắc còn đói, nghèo, và khổ sở hơn vạn lần. Nhiều cô gái quê không học thức, không nghề nghiệp đi lên tỉnh bắt buộc phải làm đủ mọi nghề để kiếm tiền từ việc làm trong công xưởng, xí nghiệp cho tới các nghề hạ tiện và xấu xa như bán ba, bia ôm, đỉ điếm miễn là có tiền để ” Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu… Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu… Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi…”.
Vùng quê của đồng bằng sông Cửu Long đã khởi sắc không do đổi mới, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do quy hoạch đất đai, vốn đầu tư để thiết lập xí nghiệp vì chính những thứ đó lại đẩy các cô gái quê rời làng đi làm ăn xa. Nó chứng tỏ sự bất lực của kẻ cầm quyền mà nói trắng ra là đảng và nhà nước. Như vậy sự khởi sắc đó do chính mồ hôi và nước mắt tủi nhục của các cô gái bỏ quê lên tỉnh chứ không do ở kẻ cầm quyền.
Câu thơ thứ 25 : ” Đồng bằng quê hương tôi có nhiều cái nhất ngậm ngùi...”. Người ta, nếu được nhiều cái nhất thì phải sung sướng, vui mừng và hãnh diện chứ sao lại ngậm ngùi. Phải chăng quê hương của tác giả bài thơ Trăng Nghẹn có nhiều cái nhất mà toàn là cái nhất xấu xa cho nên nhà thơ mới phải ngậm ngùi và cay đắng. Thì đây: ” Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất… Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa…”. Khó nghèo nhất là cái nhất thứ nhất và từ đó sinh ra cái nhất thứ nhì là có nhiều nhất các cô gái lấy chồng xa. Gọi là lấy chồng xa cho đở tủi thân chứ các cô gái này phải bán cái thân mình cho các thằng chồng bất lương ngoại quốc như Tàu, Hàn Quốc, Đài Loan. Hoài Tường Phong ngậm ngùi cũng phải vì ở quê hương ông không những các cô gái phải làm đỉ, phải bán thân vì tiền mà ngay cả ông thủ tướng, ông tổng bí thư, chủ tịch nước cũng bán thân, đợ nhân phẩm và đánh đỉ tâm hồn để có được vài chục triệu nhân dân tệ hay đô la Mẽo. Ngậm ngùi là phải rồi. Cay đắng là phải rồi. Khi mà những ông tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng vui vẻ bán nước cho Tàu thì trách sao được chuyện những cô gái quê lại bán thân của mình cho ngoại bang. Văn hóa tượng trưng cho cái hồn của dân tộc thế mà giới chức cầm quyền lại đầu tư ít nhất. Tại sao? Ngu dân là chính sách của đảng và nhà nước mà. Đảng sợ dân khôn, sợ dân có học thức sẽ nhìn ra cái dốt, cái dối gian, cái độc ác, cái xảo trá của đảng và nhà nước. Đảng cộng sản VIỆT NAM sợ nhất sự thật mà bài thơ Trăng Nghẹn của Hoài Tường Phong đã nêu ra sự thật, rất thật, thứ sự thật sừng sửng làm mấy ông lớn ở trong nước bị mắc nghẹn. Họ không muốn thấy sự thật, không nhìn nhận sự thật. Họ chỉ muốn mọi người dân trong nước thấy trăng sáng chứ không thấy trăng u ám hay trăng nghẹn.
Ở đây cần nhấn mạnh một điểm nữa. Sở dĩ bài thơ Trăng Nghẹn bị ban tổ chức từ chối trao giải nhất chỉ vì lý do bài thơ u ám quá. ” Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng, chớ không thể nào nghẹn được!?”. Lối giải thích ấu trỉ này khiến cho tôi phì cười. Thi hào Nguyễn Du viết trong truyện Kiều có câu: ” Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ…”. Cảnh vật biến đổi tuỳ theo tâm trạng của người nhìn. Mấy ông của các cơ quan có thẩm quyền sống sung sướng vui vẻ thì nhìn trăng thấy trăng phải sáng, thậm chí rất trong sáng. Còn nhà thơ Hoài Tường Phong buồn cho nên thấy trăng u ám. Tại sao phải bắt người ta giống mình, nhìn trăng là phải thấy trăng sáng. Câu nói ” trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng, chớ không thể nào nghẹn được…” lộ ra tính chất độc tài của kẻ cầm quyền. Họ bắt người dân phải theo ý của họ, phải nói giống như họ chứ không được nói sự thật. Nói sự thật là nói sai vì đảng và nhà nước không bao giờ sai lầm.
- Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.
Đọc bốn câu thơ kết này tôi hiểu được nỗi thất vọng của nhà thơ Hoài Tường Phong nói riêng và những người đã từng hy sinh xương máu vì tin vào đảng, vào cách mạng sẽ đem lại cho họ một đời sống sáng như vầng trăng rằm viên mãn. Tuy nhiên chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn thấy vầng trăng vừa lên đã bị mây ám rồi. Lý thuyết Mác Lê có trong sáng như vầng trăng rằm không thì chưa biết bởi vì có ai thực hiện được đâu; riêng đảng cộng sản VIỆT NAM do Hồ Chí Minh dựng lên đã u ám vì đường lối phản dân tộc và những kẻ thi hành đều sai lầm từ gốc rể. Nó không đem lại tự do, độc lập và no ấm cho nhân dân mà càng khiến cho nước nghèo, dân khổ và đất đai nhỏ hẹp dần dần vì sự ươn hèn của đảng và nhà nước. Nói thẳng ra, vầng trăng hay đảng chưa và không bao giờ toả sáng một vùng đồng bằng sông Cửu mà đã làm nghẹn con đường tiến hoá của dân tộc đồng thời đưa đất nước tới sự suy vong vào tay ngoại bang. Đó là lý do tại sao bài thơ Trăng Nghẹn của Hoài Tường Phong không được trao giải nhất dù nó rất xứng đáng. Ở trong chế độ độc tài toàn trị của đảng cộng sản VIỆT NAM, tự do, dân chủ và sự thật không được nhà cầm quyền tôn trọng hơn sự dối gian và lừa bịp.
chu sa lan
Ngày 2 tháng 2 năm 2013
Comment