Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay
Khu lưu niệm Nguyễn Du
Từ đỉnh ngàn cao tuyệt mù Hy Mã Lạp Sơn, thiền nghiêng cánh xuống bay lượn khắp các tòng lâm, thiền viện, am cốc và thơ cũng tung lướt một cách ngoạn mục từ bến sông Hằng, nơi Đức Phật đã khơi nguồn cảm hứng Chân Thiện Mỹ.
Thi sĩ và thiền sư cùng gặp nhau giữa con đường sáng tạo, thể hiện qua đạo và thơ.
Nhưng thi sĩ là ai? Thiền sư là kẻ nào vậy? Phải chăng đó là những tâm hồn đốn ngộ lẽ đời sinh tử đọa đày, thống khổ điêu linh, đã vượt qua chính mình để cất lên tiếng hát bất sinh bất diệt, thiên thu vĩnh cửu như Chứng đạo ca của Thiền sư Huyền Giác và Truyện Kiều của thi sĩ Nguyễn Du?
Truyện Kiều, không ai mà không biết, không ai mà không thuộc lòng một vài câu, một vài đoạn trong toàn bộ tập trường ca dài 3.254 câu lục bát tuyệt hảo vô song của bậc thiên tài đại thi hào dân tộc.
Bồng bềnh giữa biển đời chập chùng ba đào bão táp, trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, Nguyễn Du đã phiêu bạt giang hồ suốt 10 năm long đong ròng rã, từng ngao du sơn thủy khắp 99 ngọn núi cao đầy mây trắng sương mù Hồng Lĩnh ở quê nhà và đã chứng kiến biết bao nỗi đời tang thương thảm thiết, biết bao vô thường khổ lụy của bi đát sinh linh.
Trải qua quá trình lịch nghiệm, chiêm nghiệm tự thân rồi thấu triệt, thông suốt và lãnh hội vô tự chân kinh ngay giữa lòng mình, nên Nguyễn Du đã sáng tác tựu thành Đoạn trường tân thanh một cách diễm lệ, diệu thường như thế.
Thi phẩm độc đáo vô tiền khoáng hậu này là tiếng lòng của Nguyễn Du vẫn còn ngân nga đồng vọng giữa vạn đại miên trường. Một tiếng lòng yêu thương cõi người ta vô biên vô lượng. Thương cho nỗi đoạn trường dâu bể xót xa:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lòng thi nhân vẫn rào rạt rung ngân bất tuyệt tận cõi nào vô vi rực ngời lửa tâm thức, đốt cháy tập khí lâu đời và cặn bã của ngôn ngữ loài người để mở rộng khai thông những tinh lực dữ dội đọng lại trong âm thanh vũ trụ càn khôn lồng lộng. Tiếng lòng ấy đã ứng vào cõi hồn thục nữ thùy mị Thúy Kiều giữa một chiều du xuân xuất thần phất phới:
Lòng thơ lai láng bồi hồi
Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.
Bồi hồi lai láng tận đáy hồn vốn đã cưu mang, dung chứa sẵn rồi bao nỗi niềm tha thiết bao dung. Chao ơi! Chạnh lòng xót xa cho nỗi đời dâu bể thê lương mà Thúy Kiều (hay Nguyễn Du) dạt dào vô lường thương cảm trong da diết âm thầm:
Lòng đâu sẵn mối thương tâm
Thoắt nghe Kiều đã đằm đằm châu sa.
Những giọt lệ rưng rưng xúc động, cứ mãi long lanh, thánh thót trong tâm hồn đa cảm ngân rung:
Rằng trong buổi mới lạ lùng
Nể lòng có lẽ cầm lòng cho đang
Đã lòng quân tử đa mang
Một lời vàng tạc đá vàng thủy chung.
Cầm lòng sao đặng, khi Thúy Kiều vào một chiều du xuân, bất ngờ kỳ ngộ cùng Kim Trọng, trong một niềm chi tương ứng trọn vẹn, tràn đầy:
Vắng nhà được buổi hôm nay
Lắng lòng gọi chút sang đây tạ lòng
Tóc tơ căn dặn tấc lòng
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.
Nhưng rồi: Ngày vui ngắn chẳng đầy gang. Chưa vui sum họp đã ngàn chia phôi...
Ơi chao! Đoạn trường chi hỡi Thúy Kiều suốt 15 năm trời luân lạc tha phương, cũng hoa trôi bèo dạt, lạc loài theo suốt suối lòng lê thê lệ đẫm:
- Ngập ngừng thẹn lục e hồng
Nghĩ lòng lại xót xa lòng đòi phen.
- Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm.
- Lối mòn cỏ lợt màu sương
Lòng quê đi một bước đường ruột đau.
- Vì ai ngăn đón gió đông
Thiệt lòng khi ở đau lòng khi đi.
- Bốn dây như khóc như than
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng
Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.
Phải chăng, đó là tâm lượng thương yêu dồi dào vô hạn mà thi sĩ muốn trao tặng, gởi gắm tấm chân tình linh diệu cho hậu thế phải không?
- Lỡ làng gạn đục khơi trong
Trăm năm để một tấm lòng từ đây.
Tấm lòng thi nhân gởi lại cho trần gian cát bụi dường như muốn nhắn nhủ điều chi hay trao một thông điệp tối thượng mà đơn sơ giản dị khôn dè:
Tẻ vui bởi tại lòng này
Hay là khổ tận đến ngày cam lai?
Ồ! Thì ra chung quy hết thảy mọi sự trên cõi đời này xảy ra cũng do tự nơi lòng mình, từ tâm mình đấy thôi.
Vâng, “Tất cả do tâm tạo” như kinh Hoa nghiêm đã nói. Tất cả muôn loài vạn vật, đất trời, nhật nguyệt... đến những buồn vui, sướng khổ, được mất, hơn thua, đúng sai, phải trái... của con người cũng đều khởi sinh từ lòng sâu kín ruột rà của chính mình:
Sinh rằng: Phúc họa đạo trời
Cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra.
Và nhà thơ nhấn mạnh, mạch nguồn cuộc sống của chúng ta là tấm lòng thiên lương, thiện đức, là cõi Tâm như thanh tịnh trinh tuyền:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Chữ tâm là chỉ cho tâm người, lòng người. Lòng người, tâm người quả thật là bất khả tư nghì. Muốn nói về cái tâm cho đầy đủ ý nghĩa thì không khác gì mình phải đọc lại toàn bộ kinh Phật. Ở đây chúng ta có thể hiểu sơ lược đại khái: Cái tâm có tác dụng ý niệm hóa, cái tâm chứa đựng kiến thức, cái so sánh biện biệt, lý trí phán xét, cái trực giác nhận thức, sự tự lãnh hội, cái tri nhận về bản thân, cái ý tưởng, vọng tưởng, tư tưởng, suy tưởng, những cảm xúc, cảm giác, tư duy, tinh thần, tâm hồn, tâm linh, tâm trạng, những thần thức, linh thức, thông minh, thông tuệ. Tất cả những gì mình có thể suy tư, trầm tư, thấu suốt, thấu đạt, hiểu biết, ý thức, vô thức, tiềm thức. Tất cả những điều vừa kể trên đều thuộc về tâm, hiểu theo nghĩa tục đế thông thường.
Còn hiểu theo nghĩa chân đế thì tâm là Diệu tâm, Chân tâm, là Phật tánh, tánh Không, là tánh Giác, Bát-nhã, là Chân như, Tự tánh vô sanh bất diệt.
Cho nên, Thiền tông với chủ trương “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” phủ nhận mọi sức mạnh tự nhiên và siêu nhiên ở bên ngoài. Thiền quy định mọi khía cạnh, mọi giá trị cuộc đời về cho sức mạnh của tự tâm. Như vậy, tâm có thể tạo ra Phật và chúng sinh, tâm tạo ra Niết-bàn và sinh tử, thiên đường và địa ngục, hạnh phúc và khổ đau... Tâm tạo ra tất cả vì tâm là chủ động của đời sống mỗi người trong chúng ta vậy.
Thấy tâm, trực tâm để lắng nghe lại tiếng lòng tha thiết miên man vang dội giữa thiên địa tuần hoàn, khiến chúng ta có nghe ra được tiếng gì vi diệu hay trông thấy được điều chi kỳ tuyệt hiện hữu nhiệm mầu, ngay trong tâm hồn, trong tận đáy lòng sâu thẳm của chính mình hay không?
Trong Văn tế thập loại chúng sinh, thi sĩ cũng nhắc đi nhắc lại nhiều lần chữ lòng thuần nhiên, thuần phác mà suốt thấu sâu sắc đậm đà: Lòng nào lòng chẳng thiết tha...
Chỉ một câu thơ đơn giản thôi, Nguyễn Du cũng đủ thần lực gây chấn động, nhói buốt khắp ruột rà, xương xẩu máu me của chúng ta. Quá cùng xúc cảm, bàng hoàng trước cảnh phù sinh bèo bọt, có ai không muốn thoát khỏi bọt bèo phù du? Chỉ cần tỉnh thức, trực thấy ngay nơi lòng trong xanh thanh tịnh của chính mình vốn là Phật đấy thôi:
Kiếp phù sinh như hình bào ảnh
Có câu rằng: Vạn cảnh giai không
Ai ơi lấy Phật làm lòng
Tự nhiên siêu thoát ở trong luân hồi.
Ơi chao! Thanh âm trầm hùng, bùng vỡ từ lòng thi nhân vẫn còn rung động sấm sét, vô cùng khủng khiếp như tuệ kiếm Kim Cang vung lên, chặt đứt hết mọi xích xiềng, phiền não thê lương:
Mãn cảnh giai Không hà hữu tướng?
Thử tâm thường định bất ly Thiền
(Khắp cõi là Không tánh thì đâu có tướng?
Tâm này thường định chẳng lìa Thiền).
Nguyễn Du đã viết hai vần thơ xuất thần nhập diệu trên trong bài Đề nhị thanh động ở Lạng Sơn, chứng tỏ cái thấy của thi sĩ không khác gì của một thiền sư đã liễu ngộ đạo Thiền.
Tiếng lòng, cõi tâm hay lòng bồ-đề, tâm đại bi vô lượng thương yêu hết tất cả thập loại chúng sinh như trong bài Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu đã được thi nhân viết từ khi còn rất trẻ, lúc tuổi thanh xuân:
Tiếp đãi mấy đêm một mực
Lòng Bồ-đề hỷ xả từ bi
Xôn xao một khắc ngàn vàng
Đàn chẩn tế Ba-la Bát-nhã.
Bát-nhã Ba-la là trí tuệ siêu việt. Như thế, bằng trí tuệ siêu việt, bằng tâm đại bi, lòng Bồ-đề sâu rộng bao la mà nhà thơ đã thể hiện thiết tha nhất quán đối với bao nhiêu thống khổ trầm kha của kiếp người qua các tác phẩm thi ca bất hủ của bậc tài hoa vĩ đại Tố Như.
Chính “Lòng thơ lai láng bồi hồi” ấy đã chảy rạt rào trong tư tưởng thượng thừa và cảm thức thấu thị tử sinh của thi nhân. Từ đó tuôn chảy trong veo dào dạt vào tận đáy lòng trong trẻo tinh khôi của chúng ta, của toàn thể dân tộc Việt, một dân tộc thi sĩ nhất trên mặt đất thân yêu này.
(Tâm Nhiên)
Khu lưu niệm Nguyễn Du
Từ đỉnh ngàn cao tuyệt mù Hy Mã Lạp Sơn, thiền nghiêng cánh xuống bay lượn khắp các tòng lâm, thiền viện, am cốc và thơ cũng tung lướt một cách ngoạn mục từ bến sông Hằng, nơi Đức Phật đã khơi nguồn cảm hứng Chân Thiện Mỹ.
Thi sĩ và thiền sư cùng gặp nhau giữa con đường sáng tạo, thể hiện qua đạo và thơ.
Nhưng thi sĩ là ai? Thiền sư là kẻ nào vậy? Phải chăng đó là những tâm hồn đốn ngộ lẽ đời sinh tử đọa đày, thống khổ điêu linh, đã vượt qua chính mình để cất lên tiếng hát bất sinh bất diệt, thiên thu vĩnh cửu như Chứng đạo ca của Thiền sư Huyền Giác và Truyện Kiều của thi sĩ Nguyễn Du?
Truyện Kiều, không ai mà không biết, không ai mà không thuộc lòng một vài câu, một vài đoạn trong toàn bộ tập trường ca dài 3.254 câu lục bát tuyệt hảo vô song của bậc thiên tài đại thi hào dân tộc.
Bồng bềnh giữa biển đời chập chùng ba đào bão táp, trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, Nguyễn Du đã phiêu bạt giang hồ suốt 10 năm long đong ròng rã, từng ngao du sơn thủy khắp 99 ngọn núi cao đầy mây trắng sương mù Hồng Lĩnh ở quê nhà và đã chứng kiến biết bao nỗi đời tang thương thảm thiết, biết bao vô thường khổ lụy của bi đát sinh linh.
Trải qua quá trình lịch nghiệm, chiêm nghiệm tự thân rồi thấu triệt, thông suốt và lãnh hội vô tự chân kinh ngay giữa lòng mình, nên Nguyễn Du đã sáng tác tựu thành Đoạn trường tân thanh một cách diễm lệ, diệu thường như thế.
Thi phẩm độc đáo vô tiền khoáng hậu này là tiếng lòng của Nguyễn Du vẫn còn ngân nga đồng vọng giữa vạn đại miên trường. Một tiếng lòng yêu thương cõi người ta vô biên vô lượng. Thương cho nỗi đoạn trường dâu bể xót xa:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lòng thi nhân vẫn rào rạt rung ngân bất tuyệt tận cõi nào vô vi rực ngời lửa tâm thức, đốt cháy tập khí lâu đời và cặn bã của ngôn ngữ loài người để mở rộng khai thông những tinh lực dữ dội đọng lại trong âm thanh vũ trụ càn khôn lồng lộng. Tiếng lòng ấy đã ứng vào cõi hồn thục nữ thùy mị Thúy Kiều giữa một chiều du xuân xuất thần phất phới:
Lòng thơ lai láng bồi hồi
Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.
Bồi hồi lai láng tận đáy hồn vốn đã cưu mang, dung chứa sẵn rồi bao nỗi niềm tha thiết bao dung. Chao ơi! Chạnh lòng xót xa cho nỗi đời dâu bể thê lương mà Thúy Kiều (hay Nguyễn Du) dạt dào vô lường thương cảm trong da diết âm thầm:
Lòng đâu sẵn mối thương tâm
Thoắt nghe Kiều đã đằm đằm châu sa.
Những giọt lệ rưng rưng xúc động, cứ mãi long lanh, thánh thót trong tâm hồn đa cảm ngân rung:
Rằng trong buổi mới lạ lùng
Nể lòng có lẽ cầm lòng cho đang
Đã lòng quân tử đa mang
Một lời vàng tạc đá vàng thủy chung.
Cầm lòng sao đặng, khi Thúy Kiều vào một chiều du xuân, bất ngờ kỳ ngộ cùng Kim Trọng, trong một niềm chi tương ứng trọn vẹn, tràn đầy:
Vắng nhà được buổi hôm nay
Lắng lòng gọi chút sang đây tạ lòng
Tóc tơ căn dặn tấc lòng
Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương.
Nhưng rồi: Ngày vui ngắn chẳng đầy gang. Chưa vui sum họp đã ngàn chia phôi...
Ơi chao! Đoạn trường chi hỡi Thúy Kiều suốt 15 năm trời luân lạc tha phương, cũng hoa trôi bèo dạt, lạc loài theo suốt suối lòng lê thê lệ đẫm:
- Ngập ngừng thẹn lục e hồng
Nghĩ lòng lại xót xa lòng đòi phen.
- Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm.
- Lối mòn cỏ lợt màu sương
Lòng quê đi một bước đường ruột đau.
- Vì ai ngăn đón gió đông
Thiệt lòng khi ở đau lòng khi đi.
- Bốn dây như khóc như than
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng
Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.
Phải chăng, đó là tâm lượng thương yêu dồi dào vô hạn mà thi sĩ muốn trao tặng, gởi gắm tấm chân tình linh diệu cho hậu thế phải không?
- Lỡ làng gạn đục khơi trong
Trăm năm để một tấm lòng từ đây.
Tấm lòng thi nhân gởi lại cho trần gian cát bụi dường như muốn nhắn nhủ điều chi hay trao một thông điệp tối thượng mà đơn sơ giản dị khôn dè:
Tẻ vui bởi tại lòng này
Hay là khổ tận đến ngày cam lai?
Ồ! Thì ra chung quy hết thảy mọi sự trên cõi đời này xảy ra cũng do tự nơi lòng mình, từ tâm mình đấy thôi.
Vâng, “Tất cả do tâm tạo” như kinh Hoa nghiêm đã nói. Tất cả muôn loài vạn vật, đất trời, nhật nguyệt... đến những buồn vui, sướng khổ, được mất, hơn thua, đúng sai, phải trái... của con người cũng đều khởi sinh từ lòng sâu kín ruột rà của chính mình:
Sinh rằng: Phúc họa đạo trời
Cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra.
Và nhà thơ nhấn mạnh, mạch nguồn cuộc sống của chúng ta là tấm lòng thiên lương, thiện đức, là cõi Tâm như thanh tịnh trinh tuyền:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Chữ tâm là chỉ cho tâm người, lòng người. Lòng người, tâm người quả thật là bất khả tư nghì. Muốn nói về cái tâm cho đầy đủ ý nghĩa thì không khác gì mình phải đọc lại toàn bộ kinh Phật. Ở đây chúng ta có thể hiểu sơ lược đại khái: Cái tâm có tác dụng ý niệm hóa, cái tâm chứa đựng kiến thức, cái so sánh biện biệt, lý trí phán xét, cái trực giác nhận thức, sự tự lãnh hội, cái tri nhận về bản thân, cái ý tưởng, vọng tưởng, tư tưởng, suy tưởng, những cảm xúc, cảm giác, tư duy, tinh thần, tâm hồn, tâm linh, tâm trạng, những thần thức, linh thức, thông minh, thông tuệ. Tất cả những gì mình có thể suy tư, trầm tư, thấu suốt, thấu đạt, hiểu biết, ý thức, vô thức, tiềm thức. Tất cả những điều vừa kể trên đều thuộc về tâm, hiểu theo nghĩa tục đế thông thường.
Còn hiểu theo nghĩa chân đế thì tâm là Diệu tâm, Chân tâm, là Phật tánh, tánh Không, là tánh Giác, Bát-nhã, là Chân như, Tự tánh vô sanh bất diệt.
Cho nên, Thiền tông với chủ trương “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” phủ nhận mọi sức mạnh tự nhiên và siêu nhiên ở bên ngoài. Thiền quy định mọi khía cạnh, mọi giá trị cuộc đời về cho sức mạnh của tự tâm. Như vậy, tâm có thể tạo ra Phật và chúng sinh, tâm tạo ra Niết-bàn và sinh tử, thiên đường và địa ngục, hạnh phúc và khổ đau... Tâm tạo ra tất cả vì tâm là chủ động của đời sống mỗi người trong chúng ta vậy.
Thấy tâm, trực tâm để lắng nghe lại tiếng lòng tha thiết miên man vang dội giữa thiên địa tuần hoàn, khiến chúng ta có nghe ra được tiếng gì vi diệu hay trông thấy được điều chi kỳ tuyệt hiện hữu nhiệm mầu, ngay trong tâm hồn, trong tận đáy lòng sâu thẳm của chính mình hay không?
Trong Văn tế thập loại chúng sinh, thi sĩ cũng nhắc đi nhắc lại nhiều lần chữ lòng thuần nhiên, thuần phác mà suốt thấu sâu sắc đậm đà: Lòng nào lòng chẳng thiết tha...
Chỉ một câu thơ đơn giản thôi, Nguyễn Du cũng đủ thần lực gây chấn động, nhói buốt khắp ruột rà, xương xẩu máu me của chúng ta. Quá cùng xúc cảm, bàng hoàng trước cảnh phù sinh bèo bọt, có ai không muốn thoát khỏi bọt bèo phù du? Chỉ cần tỉnh thức, trực thấy ngay nơi lòng trong xanh thanh tịnh của chính mình vốn là Phật đấy thôi:
Kiếp phù sinh như hình bào ảnh
Có câu rằng: Vạn cảnh giai không
Ai ơi lấy Phật làm lòng
Tự nhiên siêu thoát ở trong luân hồi.
Ơi chao! Thanh âm trầm hùng, bùng vỡ từ lòng thi nhân vẫn còn rung động sấm sét, vô cùng khủng khiếp như tuệ kiếm Kim Cang vung lên, chặt đứt hết mọi xích xiềng, phiền não thê lương:
Mãn cảnh giai Không hà hữu tướng?
Thử tâm thường định bất ly Thiền
(Khắp cõi là Không tánh thì đâu có tướng?
Tâm này thường định chẳng lìa Thiền).
Nguyễn Du đã viết hai vần thơ xuất thần nhập diệu trên trong bài Đề nhị thanh động ở Lạng Sơn, chứng tỏ cái thấy của thi sĩ không khác gì của một thiền sư đã liễu ngộ đạo Thiền.
Tiếng lòng, cõi tâm hay lòng bồ-đề, tâm đại bi vô lượng thương yêu hết tất cả thập loại chúng sinh như trong bài Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu đã được thi nhân viết từ khi còn rất trẻ, lúc tuổi thanh xuân:
Tiếp đãi mấy đêm một mực
Lòng Bồ-đề hỷ xả từ bi
Xôn xao một khắc ngàn vàng
Đàn chẩn tế Ba-la Bát-nhã.
Bát-nhã Ba-la là trí tuệ siêu việt. Như thế, bằng trí tuệ siêu việt, bằng tâm đại bi, lòng Bồ-đề sâu rộng bao la mà nhà thơ đã thể hiện thiết tha nhất quán đối với bao nhiêu thống khổ trầm kha của kiếp người qua các tác phẩm thi ca bất hủ của bậc tài hoa vĩ đại Tố Như.
Chính “Lòng thơ lai láng bồi hồi” ấy đã chảy rạt rào trong tư tưởng thượng thừa và cảm thức thấu thị tử sinh của thi nhân. Từ đó tuôn chảy trong veo dào dạt vào tận đáy lòng trong trẻo tinh khôi của chúng ta, của toàn thể dân tộc Việt, một dân tộc thi sĩ nhất trên mặt đất thân yêu này.
(Tâm Nhiên)
Comment