Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Danh Hoa - trong thơ-nhạc và ca dao

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Danh Hoa - trong thơ-nhạc và ca dao

    Mỗi loài hoa có hai đời sống - Đời sống thiên nhiên đem lại cho hoa màu sắc, hương thơm và các thông số khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Bên cạnh đó, hoa còn có đời sống nhân văn, nẩy nở trong mối quan hệ với đời sống con người và hình thành một nền văn hóa xinh đẹp gọi là Văn Hóa Hoa. Trong nền văn hóa đó, những loài xếp hàng đầu bảng gọi là Danh Hoa.


    Hoàng Lão Tà




    Bài viết sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau , xin cảm ơn các tác giả và các nhiếp ảnh gia.

    ..................................................





    HOA PHÙ DUNG

    Phù Dung Như Diện

    Đời sống thiên nhiên



    Phù dung là loại cây thân mộc nhỏ. Tên khoa học: Hibiscus mutabilis. Họ: Bông vải (Malvaceae). Cùng họ nầy có cây dâm bụt (bông bụp) rất đông đảo về giống, loại và nhiều màu sắc. Cây phù dung trồng xuống đất lâu năm có thể cao tới 5m, cho thân gỗ cứng chắc. Cây rất dễ trồng. Cắt vài nhánh già lớn bằng ngón tay, dài chừng 30cm ghim xuống đất, tưới nước trong vài tuần là đâm chồi. Cây được trồng để làm thuốc và làm cảnh ở nhiều nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippin… Lá phù dung có 5 cánh, phía cuống lá uốn hình trái tim, mép lá có răng cưa. Hoa có nhiều cánh, nở thành chùm hoặc đơn lập. Hoa phù dung mới nở có màu trắng xóa, đường kính bề mặt khoảng 10cm. Nếu cách ly với ánh sáng mặt trời, hoa sẽ giữ được màu trắng ấy suốt ngày và lâu tàn. Nhưng dưới ánh sáng mặt trời, màu trắng dần dần chuyển thành màu hồng nhạt, hồng đậm rồi đỏ tím. Đến ngày hôm sau thì hoa tàn và rụng xuống đất. Hiện tượng đổi màu nầy là do chất anthoxyanozit có trong lá và trong cánh hoa chịu tác dụng của tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời.


    Hoa đổi màu từ sáng đến chiều



    Xin lưu ý: Từ phù dung còn dùng để chỉ cây thuốc phiện - một loại thực vật có nghiệp chướng rất nặng nhưng lại được ngụy trang bằng cái tên rất nhẹ nhàng là nàng tiên nâu. Và hoa của cây thuốc phiện thì gọi là hoa anh túc chứ không gọi là hoa phù dung.



    Sớm nở tối tàn.




    Văn hóa hoa

    Muốn hiểu hoa phù dung là thế nào thì phải dậy từ lúc mờ sáng. Vào thời điểm đó hoa đã nở trắng muốt. Màu trắng mong manh tinh khiết tưởng chừng chỉ một hơi thở chạm vào cũng làm cho hoa bị tổn thương. Rồi bình minh ló dạng. Tia nắng chiếu tới đâu, hoa ửng hồng tới đó như thể hoa cũng biết e thẹn. Nắng càng gắt, màu hồng càng đậm.Do sự chuyển biến này,hoa phù dung được dịch ra tiếng Pháp là passe-rose Đến hoàng hôn thì màu hồng đậm chuyển thành màu tím. Hoa tàn nhưng không rã từng cánh mà khép lại như muốn tìm về hình thể ban đầu, lúc hoa còn hàm tiếu. Hoa sẽ còn nằm trên cành, kéo dài cơn hấp hối suốt đêm, đến hôm sau mới rơi rụng. Cuộc đời của hoa phù dung là như vậy, đúng là sớm nở tối tàn.



    Ánh nắng chiếu lên đóa phù dung cũng giống như cái bóng của thời gian đọng lại trên khuôn mặt người con gái. Cả hai thứ đều là tác nhân có sức hủy diệt rất êm đềm mà tàn nhẫn. Phải rất tinh tế để cảm nhận và rất trân trọng để đón nhận thời điểm tỏa sáng trên hai khuôn mặt ấy của hoa và của người. Nếu không, hoa sẽ tàn úa, má hồng sẽ phôi pha, cái đẹp đành uổng phí. Trong bài Trường hận ca, một danh tác thơ Đường của Bạch Cư Dị có câu: Phù dung như diện, liễu như mi (Mặt đẹp như hoa phù dung, mày thanh như lá liễu). Tác giả dùng hình ảnh đóa hoa phù dung để tôn vinh nhan sắc của người đẹp Dương Ngọc Hoàn, quí phi của vua Đường Minh Hoàng. Đây cũng chỉ là một lối ví von trong văn học bởi vì cái đẹp rất khó mô tả, không thể nắm bắt và rất im lặng chứ không ồn ào như những lời bình luận về nó. Đằng sau lời ca ngợi nhan sắc , câu thơ còn ngụ ý thương tiếc cho kiếp hồng nhan bạc mệnh của Dương Ngọc Hoàn. Đường Minh Hoàng say đắm Dương Quí Phi, lơi lỏng chính sự. Nhân đấy, đứa con nuôi là An Lộc Sơn tạo phản, đem quân đánh tới kinh thành Trường An, vua phải lánh nạn vào đất Thục. Đến dưới chân núi Nga My, tướng sĩ ép vua phải giết Dương Quí Phi mới chịu đánh giặc. Vua không còn sự lựa chọn nào khác đành phải buộc nàng tự ải. Làm vua mà không bảo vệ được mạng sống của người mình yêu quí, đúng là mối hận nghìn đời. Trong bài Trường hận ca Bạch Cư Dị đã thay vua nói lên nỗi đau nầy. Đất Thục, núi Nga My nay thuộc thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Thành Đô được du khách mệnh danh là thành phố hoa phù dung. Phải chăng hình tượng hoa phù dung của đất Thục ứng vào kiếp hồng nhan bạc mệnh của Dương phi đã tạo nguồn cảm hứng cho bài Trường hận ca của Bạch Cư Dị? Trong đoạn cuối của Trường hận ca, Bạch Cư Dị đã làm cho câu chuyện bớt bi thảm bằng cách phục hiện hình ảnh Dương quí phi qua hình hài của nàng tiên Thái Chân trên chốn bồng lai. Đường Minh Hoàng là một ông vua nghệ sĩ. Đối với ông, Dương phi không chỉ làm một cô Gái đẹp mà còn là hiện thân của Cái đẹp. Cái đẹp mong manh và ngắn ngủi như kiếp hoa phù dung nhưng lại cũng rất mênh mông trường cửu trong khát vọng của con người.



    Có nhiều người biết hoa phù dung đẹp nhưng không thích, chê nó sớm nở tối tàn. Cũng không ít người biết là hoa sớm nở tối tàn nhưng vẫn thích vì một khi đã có tâm hồn nghệ sĩ thì phải hiểu rõ tính phù du của cái đẹp.




    Hoàng Lão Tà




    Phù Dung Như Diện
    Last edited by Hiểu Kỳ; 14-12-2012, 03:17 AM.
    ***************

  • #2



    PHÙ DUNG
    Lý Bạch - ( Trung Quốc )



    芙蓉
    碧荷生幽泉,
    朝日艷且鮮。
    秋花冒綠水,
    密葉羅青煙。
    秀色粉絕世,
    馨香誰為傳?
    坐看飛霜滿,
    凋此紅芳年。
    結根未得所,
    願托華池邊。



    Phù dung



    Bích hà sinh u tuyền,
    Triêu nhật diễm thả tiên.
    Thu hoa mạo lục thuỷ,
    Mật diệp la thanh yên.
    Tú sắc phấn tuyệt thế,
    Hinh hương thuỳ vị truyền?
    Toạ khán phi sương mãn,
    Điêu thử hồng phương niên.
    Kết căn vị đắc sở,
    Nguyện thác hoa trì biên.



    Hoa phù dung
    (Người dịch: Điệp luyến hoa)


    Suối ẩn trong sen ngọc,
    Trời sớm sáng lại tươi.
    Hoa thu lồng nước biếc,
    Khói xanh cuộn lá dày.
    Màu phấn xưng tuyệt thế,
    Lưu hương có bởi ai?
    Ngồi ngắm sương giăng khắp,
    E hương sắc tàn phai.
    Nếu được thành cây cỏ,
    Nguyện bén rễ nơi này.

    ------------------------------------------------

    HOA PHÙ DUNG
    Nguyễn Sinh

    Nhớ em tìm lại bến xưa,
    Phù dung vẫn nở lưa thưa cạnh bờ.
    Không còn dẫu một niềm mơ,
    Sương thời gian đã phủ mờ dấu chân.

    Sắc hoa trắng muốt tần ngần,
    Bỗng ưng ửng đỏ như lần nói yêu.
    Hết rồi đưa sáng đón chiều,
    Sang sông em bỏ lại điều thệ minh.

    Phù dung từng khóm rung rinh,
    Như đôi vai nhỏ lúc tình chia xa.
    Em giờ là của người ta,
    Bên sông anh khóc cánh hoa của đời.

    Phù dung hỡi! Phù dung ơi!
    Mới mơn mởn thoắt rã rời dung nhan.
    Phận mang sớm nở tối tàn,
    Như tình yêu vội bẽ bàng một đêm...


    -------------------

    HOA PHÙ DUNG
    Đặng Thị Thanh Hương



    Ru em câu hát ngày xưa
    Đóa phù dung hỡi bây giờ nơi đâu?
    Mười năm câu hát còn đau
    Vườn xưa hoang vắng lá nhàu bước chân

    Người đi hứng gió bụi trần
    Cây phù dung đã mấy lần ra hoa
    Em về nhặt tháng ngày xa
    Nhặt thêm câu hát ươm qua nỗi buồn.



    HOA PHÙ DUNG
    Ca sĩ : Hữu Phước















    ***************

    Comment


    • #3
      Hoa Thiên Lý


      HOA THIÊN LÝ



      Đời sống thiên nhiên

      Tên khoa học:Telosma cordata họ Thiên Lý -Asclepiadaceae.Thường gọi là Hoa Thiên Lý hoặc đơn giản là bông lý.Thiên Lý là loại cây thân leo, có lóng. Khi còn non, thân và lá có lông mịn. Không có rễ phụ. Lá hình trái tim. Hoa có 5 cánh, mọc thành chùm buông lơ lửng. Trong mỗi chùm, có đóa hoa màu vàng nhạt, xanh lá cây nhạt họặc màu trung gian giữa vàng và xanh, gọi là màu Thiên Lý. Hoa có tinh dầu tỏa mùi thơm từ đầu hôm đến sáng. Do hoa thơm về đêm nên một số người thường gọi nhầm lẫn hoa Thiên Lý với dạ lý hương hoặc dạ lai hương - vốn là tên của một loài hoa khác.

      Cây cần nhiều nước và nắng. Có thể leo rất cao hoặc bò rất rộng. Tốt nhất là cho cây bò trên giàn. Mùa thu hoạch vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Cây lưu niên có thể cho trái. Trái dài hơn 10 cm, bản rộng khoảng vài cm. Tuy có trái và hột nhưng trong sản xuất, người ta thường nhân giống vô tính bằng cách giâm cành. Chỉ cần cắt những đoạn thân, cành dài chừng 30cm ghim xuống đât vài ba tuần sẽ phát triển cây mới. Cây Thiên Lý có chứa alkaloid và có dược tính. Theo một số y văn đáng tin cậy, cây Thiên Lý có công dụng chữa trị các bệnh viêm kết mạc, sa tử cung, sa trực tràng…Ở Viêt Nam cây Thiên Lý được trồng khắp ba miền. Ngoài ra ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu, Bắc Mỹ... đều có các giống loài thuộc họ Thiên Lý .


      giàn cây Thiên Lý


      nông trại Thiên Lý Vĩnh Long




      Văn hoá hoa


      Giàn Thiên Lý là hình ảnh thân thương của làng quê Việt Nam.

      Trong làn nắng ửng, khói mơ tan
      Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
      Sột soạt gió trêu tà áo biếc
      Bên giàn Thiên Lý, bóng Xuân sang
      (Thơ Hàn Mặc Tử)


      Mùi hoa Thiên Lý man mác như mùi hương thời gian từ quá khứ nhẹ bước trở về:

      “Giá ở đâu cũng có hoa Lý. Ừ, hoa lý đơn sơ lắm, hương thơm chỉ phảng phất mà tưởng như bền chặt đến muôn đời”... (Thiennguyen’s blog)


      Màu Thiên Lý là màu nõn nà của những chiếc yếm trong tranh dân gian. Màu này lâu nay cũng rất được ưa thích qua các trào lưu của thời trang trẻ ở Việt Nam.

      Tuy nhiên hoa Thiên Lý có thể sống chung với người dân Việt nam từ xưa tới nay không phải chỉ nhờ vào chút hương sắc mong manh nói trên mà chủ yếu nhờ giá trị của nó về mặt ẩm thực. Giá trị ẩm thực của bông lý thoạt đầu cũng khiêm tốn thôi. Bất quá chỉ là những món xào, luộc, nấu canh thường gặp trong bữa ăn đạm bạc của nhà nghèo. Ngoài bông lý, còn nhiều loại bông hoa khác cũng ăn được. Ví dụ: bông sen, bông súng, bông bí, bông hẹ, bông điên điển, bông so đũa, bông lục bình, bông sầu đông... Nhưng so với mấy chị em kia thì Thiên Lý nổi tiếng hơn vì hình ảnh của nó được ghi lại như những dấu ấn xinh đẹp trong thơ ca:

      Tóc em dài em cài hoa Lý
      Miệng em cười tình ý anh thương.

      Hoặc: Thương chồng nấu cháo le le
      Nấu canh bông lý, nấu chè hột sen.





      Bông Lý nấu canh chua cá bông lau và nấu mộc




      Bông Lý xào thịt bò và xào sò điệp

      Thực ra món canh bông lý thì rẻ tiền và dễ kiếm. Nhưng với tấm lòng của người vợ thương chồng, nó được nâng cấp lên, ngang hàng với những món đặc sản như cháo le le và chè hột sen.

      Ngày nay, việc ăn uống không chỉ cầu no mà còn có nhiều mục đích khác: ăn cho ngon, cho sang, cho bổ, ăn để phòng chữa bệnh, ăn để tìm cảm hứng về nguồn... Vài năm gần đây xuất hiện thêm một xu hướng mới trong văn hóa ẩm thực, e rằng chỉ có ở Việt Nam: ăn theo ca dao.

      Ví dụ ca dao có câu: “Anh đi anh nhớ quê nhà. Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương...” thì món canh rau muống với cà pháo dầm tương hột được một số hàng quán đưa vào thực đơn chính thức. Ca dao có câu: “măng dang nấu cá ngạnh nguồn. Đến đây nên phải bán buồn mua vui”. Thế là món măng dang nấu cá ngạnh nguồn bỗng trở thành món đặc sản trong thực đơn của một số nhà hàng sang trọng ở Huế.

      Tất nhiên người ta cũng không thể quên những câu ca dao nổi tiếng nói về hoa lý “Thương chồng nấu cháo le le. Nấu canh bông lý... Có điều món canh bông lý của các nhà hàng bây giờ hấp dẩn hơn bát canh của đôi vợ chồng quê trong ca dao nhiều. Các bếp ăn của nhà hàng có thể nấu món canh bông lý với tôm tươi, gạch cua, thịt băm, giò sống, cá hú... Món xào cũng rất phong phú: Thiên Lý xào thịt bò, xào nấm, xào tỏi, xào trứng, xào với nghêu, sò, ốc, hến, với tôm thịt chay... Một số người còn gián tiếp hỗ trợ các hàng quán bằng cách đưa lên báo, lên mạng những tài liệu có vẻ khoa học cho rằng hoa Thiên Lý là món ăn bài thuốc, có thể chữa được các bệnh mất ngủ, thấp khớp, trị hiếm muộn, tăng cường sinh lực chốn phòng the... Những tài liệu này chưa chắc đã chính xác nhưng cũng có thể khuyến khích thực khách thêm hào hứng với những món ăn bông lý. Nhờ những trào lưu ẩm thực này, hoa Thiên Lý bỗng lên ngôi. Cái này cũng giống như những cô gái chân dài nhờ khéo quảng cáo mà bỗng trở nên cao giá hơn chị em khác trên thị trường kinh doanh phụ nữ. Ngày trước hoa Thiên Lý chỉ được trồng nhiều ở miến Bắc. Vì vậy có người đã dịch tên hoa Thiên Lý ra tiếng Anh là Tonkin creeper (hoa leo Bắc kỳ) Ngày nay ngược lại, hoa Thiên Lý được tiêu thụ rất mạnh trên thị trường ẩm thực ở miền Nam. Giá 1 kg bông lý bán lẽ ngoài chợ vào khoảng từ 45-50 ngàn, có khi đến 70-80 ngàn. Nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đổ xô trồng cây Thiên Lý trên qui mô lớn - không chỉ một giàn mà là cả một nông trại. Nhiều người giàu lên nhờ hoa lý.

      Bên kia bờ đại dương - ở bang Hawaii của Hoa Kỳ cũng có cây hoa Thiên Lý, tiếng địa phương gọi là Lei, nghe cũng hao hao giống tiếng Lý của Việt Nam. Nhiều cô gái Hawaii được cha mẹ đặt tên là Lei - cũng như các cô gái Việt Nam được đặt tên là Lý hay Thiên Lý. Các thiếu nữ Hawaii thường lấy hoa Lei kết thành tràng đeo vào cổ để trang sức trong những ngày vui, xong là vứt bỏ. Với hoa Thiên Lý Hawaii, câu chuyện chỉ có thế. Phải chăng hoa Lei của Hawaii cần có thêm một vài câu ca dao hay bài hát gì đó mới có thể tìm được một vị trí cao hơn trong đời sống Mỹ?
      Last edited by Hiểu Kỳ; 22-03-2013, 08:16 AM.
      ***************

      Comment


      • #4
        Giới thiệu ca khúc


        Giàn Thiên Lý đã xa .....

        Giàn thiên lý đã xa là tên một bản tình ca rất được ưa thích ở các thành thị miền Nam Việt Nam nhất là trong những thập niên từ 1970 đến 1990. Lần đầu tiên, hoa Thiên Lý đi vào đời sống âm nhạc như một cơn sốt. Thoạt nghe, cứ tưởng là môt bản nhạc Việt nhưng thực ra nguồn gốc của nó là một bài dân ca của nước Anh từ thời xa xưa có tên là Scarborough Fair (chợ phiên ở thành Scarborough). Vào khoảng năm 1966, cặp danh ca người Mỹ là Paul SIMON và Art GARFUNKEL đã có dịp ngao du đến vùng Scarborough - một thị trấn xinh đẹp bên bờ biển Anh Quốc và bị chinh phục bởi nhịp điệu của bài dân ca Scarborough Fair. Hai ông đã chuyển thể bài hát này thành ca khúc mới và thâu vào album lấy tên là Parsley, sage, rosemary and thyme .

        Bài hát có hai câu mở đầu như sau:

        Are you going to Scarborough Fair?
        Parsley, sage, rosemary and thyme…


        (Bạn có đi chợ phiên Scarborough? Ngò tây, rau cần, rau quế và rau húng…)

        Tạm dịch như vậy, bởi vì những từ parsley, sage. rosemary, thyme… không hẳn là ngò, cần, quế, húng như của Việt Nam. Giống nhau là ở chỗ các thứ rau đó đều có mùi thơm của miền thôn dã, gợi nhớ đến quê nhà. Vào những năm đầu thập niên 1970, ca khúc của Simon và Garfunkel được nhạc sĩ Phạm Duy đặt lại lời Việt và lấy tên bài hát tiếng Việt là Giàn Thiên Lý đã xa. Sao lại có hoa Thiên Lý ở đây trong khi toàn bộ lời tiếng Anh của bài hát chỉ có những parsley, sage, rosemary và thyme? Nguyên vào thời điểm đó, bài dân ca Scarborough Fair của Anh đã được “chế” ra hằng trăm lời thuộc nhiều thứ tiếng khác nhau. Năm 1969, nữ nghệ sĩ Nana Mouscouri đã viết lại lời bằng tiếng Pháp, đăt tên bài hát là Chèvrefeuille que tu es loin - mở đầu như sau:


        “Pauvre garcon qui pense au pays.
        Chèvrefeuille que tu es loin…”
        Pauvre garcon que l’amour oublie
        Un peu plus à chaque matin.”

        Đối chiếu với lời Việt của Phạm Duy :
        “Tội nghiệp thằng bé cứ nhớ thương mãi quê nhà
        Giàn Thiên Lý đã xa, đã rời xa
        Đứa bé đã yêu, đã lỡ yêu cô em rồi
        Tình đã quên mỗi sớm mai lặng trôi.”




        Thì ra Phạm Duy đã phỏng dịch lại từ lời trong ca khúc tiếng Pháp của Mouscouri chứ không phải từ lời tiếng Anh của Simon và Garfunkel. Ông đã Việt hóa tên loài hoa Chèvrefeuille của Pháp ra thành hoa Thiên Lý của người Việt. Rất dễ chấp nhận vì Chèvrefeuille của Tây gần giống hoa Thiên Lý của Việt Nam - cũng là loại cây leo, hoa nở thành chùm, có hương thơm, được trồng để trang trí ngoài sân. Chỉ khác ở chỗ Chèvrefeuille có hoa màu đỏ. Cũng có thể gọi đó là “Thiên Lý đỏ”.

        Sau đây xin mời thưởng thức ca khúc SCAROBOROUGH FAIR - qua lời Việt, Pháp và Anh.

        Lời Việt của Phạm Duy - GIÀN THIÊN LÝ ĐÃ XA
        Trình bày: Ban nhạc AC&M





        Đặt lời và ca tiếng Pháp: Nana Mouskouri - CHÈVREFEUILLE QUE TU ES LOIN







        Hoa Chèvrefeuille ở Pháp


        Đặt lời và ca tiếng Anh: Simon & Garfunkel - PARSLEY, SAGE, ROSEMARY, THYME








        Parsley

        Sage

        Rosemary...

        và Thyme





        HOÀNG LÃO TÀ


        Giàn Thiên Lý đả xa ....

        Bằng Kiều và Tuấn Ngọc






        Last edited by Hiểu Kỳ; 22-03-2013, 08:39 AM.
        ***************

        Comment

        Working...
        X