Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Tâm hồn người, thơ văn ta

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tâm hồn người, thơ văn ta

    Tâm hồn người, thơ văn ta là một cách nói, nói một cách khác là thơ văn người dịch ra tiếng Việt. Thời chia cách đất nước 1954-1975, miền Bắc hé mở ra thế giới bằng vài ba cánh cửa hẹp, cánh cửa Bắc Kinh và cánh cửa Ðông Âu; trong khi tại miền Nam, không có một giới hạn nào, miền Nam mở ra thế giới bằng tất cả mọi phương hướng không gian, không một giới hạn.



    Dịch giả Nguyễn Hữu Hiệu và nhà văn Henry Miller (1891-1980) tại tư gia của ông ở Big Sur, Calif, năm 1980. Miller là tác giả một văn phẩm mà Nguyễn Hữu Hiệu dịch là “Thời Của Những Kẻ Giết Người” đã in trên Khởi Hành trước 1975. (Hình: Tài liệu của Viên Linh)


    Cho nên một miền thì quanh quẩn với những lốp tốp mao vũ, ngô nghê và ngốc nghếch, một miền thì tràn ngập hương hoa thế giới. Nhìn lại hai mươi năm ấy, hàng ngàn tác phẩm hoàn vũ bày la liệt trong các nhà sách từ Sài Gòn tới Huế, từ Cần Thơ Vĩnh Long tới Pleiku Ban Mê Thuột, và nếu phải kể vài chục ví dụ, thì không sao kể nổi, vì không ai có thể lựa ra vài chục trong số cả chục ngàn cuốn sách đã dịch ra Việt ngữ, để làm ví dụ. Nhưng tạm thời, ngó qua các tờ báo văn học nổi tiếng miền Nam, kể tên vài chục dịch giả được hâm mộ, chúng ta có thể làm được. Bài này được viết, trong tinh thần Thời sự Nhân văn, là nhân Nhật báo Người Việt hôm Thứ Bảy vừa qua đã khởi đăng một danh phẩm của thế giới dịch ra tiếng Việt: cuốn “Alexis Zorba” của nhà văn Hy lạp Nikos Kazantzakis do Nguyễn Hữu Hiệu dịch ra Việt ngữ, nhan đề “Alexis Zorba, Con Người Chịu Chơi.”

    Dịch giả đã mệnh danh tác giả là “Triết gia Nietzsche Ðịa Trung Hải,” và nhân vật của ông là “con người chịu chơi” (homo ludens), khác với “con người tri thức” (hay khôn ngoan) “homo sapiens” hay “con người lao tác” (homo faber). Ðó là con người với sức sống tràn lan, là niềm đam mê cuộc đời, khác với hai mẫu người kia, trang nghiêm nghèo nàn và cồi cọc suy đồi. Dịch giả cũng từng giới thiệu tác giả một cách đầy đủ - sau này ra hải ngoại cũng từng thư từ với bà Nikos Kazantzakis và bản Việt ngữ cuốn “Alexis Zorba” là một trong năm (5) bảo vật khi người ta vận động thành lập bảo tàng viện mang tên ông ở Hy lạp. Tác giả Nikos Kazantzakis sinh năm 1885 ở Crete, tốt nghiệp tiến sĩ Luật ở Athenes, học Triết ở Paris với Henri Bergson, bộ trưởng Giáo Dục Hy lạp và từng điều khiển cơ quan dịch thuật của tổ chức Giáo Dục Khoa Học và Văn Hóa UNESCO Liên Hiệp Quốc. Ông mất vào tháng 10, 1957 tại Ðức. Tác phẩm này của ông đã được quay thành phim Zorba The Greek với Anthony Quinn, cũng như gần đây người ta dựng thành phim một cuốn khác của ông: The Last Temptation of Christ. Bản thân tác giả cũng là dịch giả khi ông dịch The Divine Comedy (Hài Kịch Thánh Thần) của Dante hay Faust của Goethe sang tiếng Hy Lạp. Kazantzakis còn viết thêm 33,333 câu thơ tiếp theo cuốn Odyssey của Homere, một thêm thắt kinh khủng, chưa từng có trong lịch sử văn học thế giới.

    Hôm 8 tháng 3, 2011, khi Phạm Công Thiện lìa đời, chủ bút Phạm Phú Thiện Giao có nhờ tôi viết một bài ngắn, bài này đã đăng trên trang nhất Người Việt vào hôm sau. Trong bài có nhắc đến những người đã góp phần đưa thế hệ hai mươi tuổi thuở giữa thập niên '60 “trở về với suối nguồn tư tưởng Phương Ðông,” sau chín năm miền Nam trở thành chật hẹp với không khí Tây tà ngột ngạt. “Sinh hoạt văn hóa miền Nam, thu nhỏ vào lãnh vực Văn học và Triết học, và giới hạn từ 1963 trở đi, đã tưng bừng phát triển, như hải triều, như thác đổ, phá vỡ những oi nồng của một thời kỳ ung độc,... là công lao chung của một nhóm thanh niên trí thức đã xuất gia: Nhóm Vạn Hạnh. Nhóm trẻ tuổi năm bảy người ấy xông xáo trong các tờ tạp chí văn hóa, nơi những nhà xuất bản tôn giáo, dưới mái các giảng đường cao đẳng, vui sống và làm việc, học và hành, tung ra bốn phương những hoa thơm cỏ lạ, những tác phẩm chan chứa tình yêu thương, yêu thương con người nhân loại và nhân bản, tràn đầy hy vọng và tin tưởng... Như xa xưa nơi phương Bắc thời các tay tứ chiếng giang hồ tìm về Lương Sơn Bạc mưu chuyện đổi thay, họ tìm về Cao Ðẳng Phật Học và Vạn Hạnh dựng nền đắp móng đời sống Việt. [Họ] là “Tây Ðộc” Phạm Công Thiện, “Ðông Tà” Tuệ Sỹ, Chơn Hạnh “Trung Thần Thông,” Chơn Pháp “Bắc Cái,” Nghi Lâm sư muội Trí Hải... và “Chu Bá Thông” Bùi Giáng... Chơn Pháp “Bắc Cái” chính là Chơn Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, trưởng Ban Tu Thư Viện Ðại Học Vạn Hạnh, dịch giả của “Alexis Zorba, Con Người Chịu Chơi.” Tốt nghiệp Cử nhân Giáo khoa Triết Ðại Học Văn Khoa Sài Gòn, sau lấy thêm Sanskrit (Phạn ngữ) và Ðức ngữ tại Ðại Học Vạn Hạnh. Ngoài công việc tu-thư trong viện, Nguyễn Hữu Hiệu viết và dịch thường xuyên cho các báo Nghệ Thuật của Mai Thảo, Khởi Hành, Thời Tập của Viên Linh, đã dịch và cho xuất bản toàn bộ Doctor Zhivago của Boris Pasternak, “Tinh hoa và sự phát triển của Ðạo Phật” của Edward Conte, “Tuyết Trên Ðỉnh Kilimandjaro, Người Lính Trở Về,...” của Ernest Hemingway, “Kẻ Tiên Tri” của Kahlil Gibran, “Thời Của Những Kẻ Giết Người,” nghiên cứu về Rimbaud của Henry Miller, “Buổi Hoàng Hôn Của Các Thần Tượng Hay Triết Lý Với Cây Búa” của Nietzsche, “Con Ðường Sáng Tạo,” biên khảo, dịch, giới thiệu tư tưởng và quan niệm sáng tác của mười nhà văn thế giới Nietzsche, Rimbaud, H. Miller, Schopenhauer, W. Faulkner, A. Gide, G. Simenon, R.M. Rilke, Emerson và Thomas Wolfe.

    Trong các công trình dịch thuật tại miền Nam, bán nguyệt san Văn do Trần Phong Giao chủ trương đứng đầu về số lượng và sự đa dạng của các tác giả. Văn số 1 xuất bản ngày 1 tháng 1, 1964, ngay số 2 ra chủ đề Albert Camus [Pháp].

    Sau đây là một khoảng liên tục các số kế tiếp:

    Số 5: Những tiếng nói mới trong văn học Nga. Số 7: Stefan Zweig [Áo, Hung]. Số 9: Alberto Moravia [Ý]. Số 12: Guy de Maupassant [Pháp]. Số 15: Tagore [Ấn]. Số 17: Jean-Paul Sartre [Pháp]. Số 19: Andre Maurois [Pháp]. Số 21: Andre Malraux [Pháp]. Số 23: J. Prevert. Số 24: Marie Noel. Số 30: John Steinbeck [Mỹ]. Số 32: Erskine Caldwell [Mỹ]. Số 33: Lâm Ngữ Ðường. Số 37: W. Faulkner [Mỹ]. Số 39: Frank Kafka [Tiệp]. Số 41: E. Hemingway... Cứ như vậy, Thư ký tòa soạn Tạp chí Văn đã trở thành người phổ biến “Tâm hồn người” hay văn thơ ngoại quốc chuyển ngữ tới với độc giả miền Nam không mệt mỏi. Tạp chí Văn ra được tất cả 245 số, không thể kể hết các số chủ đề văn học thế giới, các tác giả ngoại quốc, nhưng có thể nói là vô cùng nhiều, nhiều hơn hết. Một học sinh hay sinh viên miền Nam sẽ không thiếu tài liệu văn chương nước ngoài, ngay cả khi chỉ đọc Việt ngữ. Nguồn cảm hứng từ thế giới, sự việc và đời sống hoàn vũ, tâm tư và bản sắc các dân tộc, người ta hầu như có thể tìm thấy hết trên báo chí Việt ngữ xuất bản ở miền Nam, từ vĩ tuyến 17 trở đi, thời trước 1975. Có riêng một số khoảng 10 truyện ngắn Hồi Giáo do Mặc Ðỗ chọn và dịch. Số 63 chủ đề Tuyển truyện Ðại Hàn. Số 109 nhà thơ nhà văn Asturias của Guatemala. Số 122 nhà văn Nhật Yasunari Kawabata, v.v...

    Các dịch giả miền Nam như thế hẳn là nhiều? Thực ra không nhiều lắm, nhưng không phải là ít. Có một số người dịch tài tử, số này thì nhiều. Một số khác chỉ dịch theo sở thích, song có những dịch giả chuyên nghiệp, những người uy tín và những người nổi tiếng, hay thượng thặng. Có những dịch giả là những người khoa bảng, họ dịch thì tương đối hẳn là chính xác, song chính xác không có nghĩa là hay. Cạnh đó có vài kẻ cơ hội, xào nấu được một cuốn sách, nhưng in ngoài bìa là “dịch” từ nguyên tác nước ngoài! Ðiều này nêu ra chỉ để nhấn mạnh: sách dịch ở miền Nam bán rất chạy, và dịch giả rất được trọng vọng. Việc dịch thuật tâm hồn và truyền bá nhân sinh quan giữa các sắc dân, qua sự chuyển ngữ, hẳn nhiên là một trong những việc cao quí xứng đáng được chúng ta trọng vọng.



    Viên Linh
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:


  • #2
    Tâm hồn người, thơ văn ta là một cách nói, nói một cách khác là thơ văn người dịch ra tiếng Việt. Thời chia cách đất nước 1954-1975, miền Bắc hé mở ra thế giới bằng vài ba cánh cửa hẹp, cánh cửa Bắc Kinh và cánh cửa Ðông Âu; trong khi tại miền Nam, không có một giới hạn nào, miền Nam mở ra thế giới bằng tất cả mọi phương hướng không gian, không một giới hạn.


    Cho nên một miền thì quanh quẩn với những lốp tốp mao vũ, ngô nghê và ngốc nghếch, một miền thì tràn ngập hương hoa thế giới.
    Nhìn lại hai mươi năm ấy, hàng ngàn tác phẩm hoàn vũ bày la liệt trong các nhà sách từ Sài Gòn tới Huế, từ Cần Thơ Vĩnh Long tới Pleiku Ban Mê Thuột, và nếu phải kể vài chục ví dụ, thì không sao kể nổi, vì không ai có thể lựa ra vài chục trong số cả chục ngàn cuốn sách đã dịch ra Việt ngữ, để làm ví dụ. Nhưng tạm thời, ngó qua các tờ báo văn học nổi tiếng miền Nam, kể tên vài chục dịch giả được hâm mộ, chúng ta có thể làm được. Bài này được viết, trong tinh thần Thời sự Nhân văn, là nhân Nhật báo Người Việt hôm Thứ Bảy vừa qua đã khởi đăng một danh phẩm của thế giới dịch ra tiếng Việt: cuốn “Alexis Zorba” của nhà văn Hy lạp Nikos Kazantzakis do Nguyễn Hữu Hiệu dịch ra Việt ngữ, nhan đề “Alexis Zorba, Con Người Chịu Chơi.”

    Các bạn trẻ tại VN bi giờ chắc hổng mường tượng nổi được là chỉ trong hai mươi năm ngắn ngủi mà miền Nam đã vươn một bước thiệt dài , đã sánh ngang ngửa với các nước chung quanh và có thể nói là vượt trội nhiều nước chung quanh trên mọi phương diện trong một điều kiện rất khắc nghiệt là vừa chống đỡ sự xâm lăng của miền Bắc và vừa nỗ lực xây dựng một chế độ Cộng Hoà mới mẻ với một sự tiến triển vượt bực.........Mọi người ra sức xây dựng đất nước, như trên có nói chỉ riêng nhóm dịch giả đã không ngại công sức lao vào làm giàu cho kho tàng văn học mà không nghĩ đến thù lao công sức......
    Hầu hết các du học sinh đều có mong ước sau khi du học thì đem cái sở học về xây dựng quê hương , hiếm thấy người Việt bỏ xứ cầu vinh ngoại trừ những trường hợp đặc biệt....v.v......

    Có những bạn trẻ sinh ra và lớn lên sau 1975 ở vào thời điểm internet chưa thông dụng nên đã bị nhồi sọ một chiều và có những định kiến mà mình có dịp chuyện trò thấy rằng những bạn đó khó có thể hiểu ra được cái tự do thật sự , cái nhân cách , cái nếp sống đối với thiên nhiên và con người , cái tinh thần và đóng góp với quê hương đất nước thục sự.......v.v......Nếu cho rằng ngô nghê , ngốc nghếch thì quá đúng nhưng sợ bị nặng nề....nên đành dùng chữ " ếch ngồi đáy giếng"....vì theo mình thì cái khoảnh trời mình thấy được nó biểu hiện cho trình độ của mình......thế mà cũng có bạn tự ái........hehhehe.....( tuỳ theo giếng thui mà , giếng to thì thấy được khoảnh trời to, giếng bé thì thấy khoảnh trời bé.....thế thui......hehehh....)


    Bắc Hàn và Cu Ba đang cố gắng đóng cái nắp giếng vốn đã sẵn bé nhỏ của họ lại để biến dân của họ thành những công cụ lao động , những cỗ máy chỉ biết cúi đầu lao động và cung kính những tên lãnh tụ mất dạy và khốn nạn nhất hành tinh.....hichic......dân chúng của họ hổng có cơ hội được nhìn thấy bầu trời dù rằng chỉ một khoảnh trời bằng miệng giếng bé nhỏ.....




    Thân,
    Nahoku
    Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

    Comment

    Working...
    X