TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG với NỖI NHỚ NHÀ
qua thi tập:
Ở BÊN TRỜI
của TRẦM THY và ĐÔNG HẢI.
*
“Quê hương xa khuất mờ sương khói,
Lữ khách sầu vương ngút gió mây…”
(Cặp luận trong bài “Cảm Xuân”- Trích thi tập “Ở Bên Trời”)
LK - ANH TUẤN
Đã hết rồi; một thời vàng son của ngợi ca tình ái. Bây giờ; thi sĩ đã hoá thân, thành chim trời, cất cánh bay về với thế giới tự do – xa khuất khỏi bầu trời tù ngục quê hương và chim đã lạc đàn. Đã cách sông, cách biển muôn trùng. Chim đã không có bến đậu. Đã mất quê hương! Còn đâu nữa hình bóng quê hương yêu dấu sau luỹ tre xanh! Bàng bạc ở năm mươi bài thơ; trong thi tập Ở Bên Trời, của Trầm Thy và Đông Hải, là: Bốn mùa quê hương; vây quẩn quanh một nỗi nhớ! Đó là nỗi nhớ nhà!
Đến hôm nay; sau hai mươi lăm năm. Chúng ta vẫn phải ôm mãi một nỗi hận! Hận ly hương; mà không biết đến bao giờ mới được hàn gắn, mới vĩnh viễn được phục hồi! Không! Chắc là không bao giờ! Cho dù quê hương đã mở cửa: Nhưng chỉ mở một cánh cửa nhà tù; để trả tự do tạm cho con người đang bị giam giữ, bị canh chừng bên trong! Cánh cửa quê hương mở ra chỉ là để cho chúng ta kịp trở về; cứu lấy những thân nhân của chính mình, đã bị đẩy vào tận cùng của bế tắc, đói khổ và. Dù cho chúng ta đã trở lại. Đã bước qua ngưỡng cửa của quê hương. Đã thấy lại mái nhà xưa. Đã bước đi trên hè phố cũ! Cũng chỉ là nhìn thấy lại một mái nhà đã hoàng tàn, suy vi; với những bờ tường nứt nẻ! Chỉ gặp lại những phố xá đã xa lạ; đang chờ chúng ta trở về và: Chúng ta cũng sẽ gặp lại bạn bè cũ, người yêu xưa; nay đã già nua, mệt mỏi, đang sống lang thang dưới chân những toà cao ốc, những quán trọ lộng lẫy, xa hoa mọc lên nghênh ngang giữa lòng đại lộ, bên khu phố xưa, như những khối ung nhọt, nhức nhối trên thân thể quê hương khô héo! Những toà cao ốc kia; đã nhắc cho ta nhớ đến những căn nhà gỗ, tôn; lụp xụp dưới chân cầu chữ Y! Những mái lá ọp ẹp, bên kia miệt Khánh Hội! Những căn nhà ổ chuột trong khu Bàn Cờ!
Ôi! Chúng ta đã mất quê hương! Đã mất một quê hương linh diệu của thần trí Việt Nam; mà không biết đến bao giờ mới tìm lại được! Dù chúng ta có trở về; cũng chỉ để soi lại bóng mình, trong một tấm gương đầy nước mắt! Quê hương mang những vết thương, những niềm đau; mà chúng ta phải cưu mang và lưu truyền…
Quê hương và nỗi nhớ nhà trong thơ Đông Hải; đã trở nên rất quen thuộc và gần gũi với tâm hồn chúng ta - Qua thơ; đã trở thành một cuộc phiêu lưu vô hạn giữa nghìn trùng hữu hạn của cuộc đời! Thi nhân; với cuộc phiêu lưu khẩn thiết nhất của ý thức hôm nay, đã được khơi nguồn từ sau những cuộc chém giết! Đã được khởi hứng từ tận cùng của nỗi bất hạnh, đổ vỡ! Đã được xót thương trìu mến trong cơn buồn chán rã rời cùng cực của tình người! Niềm đau lịch sử đã làm thi nhân sớm bạc đầu!
Thi nhân; kẻ sống sót sau Cuộc cách mạng mùa Thu. Kẻ đến muộn hơn sau nhát chém 54. Kẻ đến sớm hơn để chờ đón nhận nhát chém 75! Rồi thi nhân khởi sự tiếng khóc chào đời; bằng món quà sinh nhật là hai mươi năm chiến tranh máu lửa điêu tàn. Chưa kể sau đó; lãnh thêm bảy năm khổ sai trong những trại cải tạo, trước khi khởi đầu một hành trình khác: Hành trình về với thế giới người, để làm lại tất cả và; cuộc phiêu lưu tìm về với thế giới tự do của thi sĩ hôm nay, đã được giữ gìn, nuôi dưỡng từ những tháng năm dài, phân tán, chia xa…
Tự do! Những dòng thơ của Trầm Thy và Đông Hải đã chuyên chở được niềm khát vọng, về một ngày mai, cuộc đời mong ước được nhìn thấy: Người người trên quê hương được sống trong chan hoà yêu thương, thông cảm và ngát hương đời tự do. Thi nhân muốn chia sẽ với những người thân yêu còn ở lại, cái hạnh phúc trong tự do, mà thi nhân đã may mắn tìm lại được. Nhưng làm sao để gởi về được quê nhà những thứ đó?! Làm sao chia được cho từng người ở lại những miếng tự do ngọt ngào?! Sẻ cho nhau những mẩu hạnh phúc thơm tho! Gởi cho nhau những phút bình an tươi mát đích thực cho tâm hồn! Những thứ thực phẩm thiêng liêng, hiếm hoi đó; để dành riêng cho tâm linh con người, đã không thể tìm thấy được nơi quê nhà mịt mù khói bụi, lầm than, lam lũ hôm nay! Làm sao tìm lại được những người thân yêu đã khuất nơi góc biển, chân trời?! Nên những trăn trở, những khắc khoải, những đau đớn kia đã kết thành những vết thương; khi nhớ về mái nhà xưa, quê cũ! Nỗi buồn đau cứ bào gan, xé ruột, ray rứt trong tâm hồn; để rồi bật lên thành những lời thơ, trăn trở mênh mang! Trầm Thy và Đông Hải đã bày tỏ nỗi nhớ nhà; thoát từ tình yêu quê hương “Ở Bên Trời”. Nơi mà giờ đây chỉ còn lại thời tiết hỗn loạn…Còn đâu những mùa xuân có pháo đỏ, rượu hồng. Những mùa hạ với phượng vĩ ve bay. Những mùa thu với những con đường đẫm ướt sương đêm; mà dù ta có phải cách xa nghìn năm vẫn mong níu bóng quay về! Không còn cả những đêm đông rét mướt; ta cuộn mình trong chăn ấm để nghe chuyện cổ tích?!
Còn đâu! Còn đâu nữa…người ơi! Chúng ta chỉ còn nghe được trong tiếng than van của thi nhân giữa đêm khuya; trong những dòng khai bút lúc mùa xuân đang chuyển mình trở lại nơi cuối trời chia xa; như trong bài “Xuân Tuyết Lệ”:
“Ngập ngừng khai bút gởi về đâu,
Thăm thẳm trời mây ướp mộng sầu.
Cúc, trúc năm xưa gây nỗi nhớ,
Mai, đào ngày cũ gợi niềm đau…”
Giữa đêm thâu trăn trở; thi nhân đã gọi được chút hồn xuân về trong ký ức của niềm đau và nỗi nhớ nhà! Không còn nữa nơi đây của hồn xuân năm cũ; với những ước mơ đã nhạt nhòa, có cúc, trúc, có mai, đào khoe sắc với biết bao hình bóng thân yêu! Thi nhân lắng nghe tiếng thời gian chuyển mình; những giọt buồn của bốn mùa quê hương đang đổ xuống châu thân, nhuộm bạc cả mái đầu! Làm sao ngăn lại được đôi cánh của thời gian vun vút như mũi tên bay! Thi nhân gọi tên bốn mùa:
“…Hè đi, thu lại – cây thay lá.
Đông hết, xuân sang – tóc đổi màu.
Chẳng đợi, không chờ sao cứ đến,
Bâng khuâng Tuyết Lệ với đêm thâu.”
(Tuyết Lệ là Sydney. Trích thi tập “Ở Bên Trời”)
Đó chính là cái tâm tư nhớ nhà, nhớ quê hương của tất cả chúng ta mỗi độ xuân về trên đất khách! Trong bài “Xuân Trên Đất Khách”; mà Trầm Thy đã họa lại bài “Xuân Tuyết Lệ” của Đông Hải (và dĩ nhiên; Trầm Thy là một hình bóng thân yêu và cũng là nửa hồn của thi nhân, đã được chia đôi):
“Ngậm ngùi mây tiễn gió về đâu,
Sao mãi bâng khuâng nhặt trái sầu.
Xa cách ngàn trùng cho tiếc nhớ,
Chia ly đôi bến để thương đau.
Tết về đất khách hoa không thắm
Xuân đáo quê xưa nắng nhạt màu.
Cứ đến rồi đi ta chẳng đợi,
Cảm hờn thiên cổ trải canh thâu…”
(Trích thi tập “Ở Bên Trời”)
Hai vế đối “Xa cách ngàn trùng” với “Chia ly đôi bến” và “Tết về đất khách” với “Xuân đáo quê xưa”; khi ngâm lên, đã gây cho ta nỗi xót xa khôn cùng! Quê hương xa cách đã chia ly đôi ngả. Tất cả còn lại chỉ là tưởng tiếc! Tết về đất khách hoa không còn thắm; chỉ còn nắng nhạt màu rọi vào những buổi xế chiều của đời ta, với thời gian vô tình! Nhưng khi đọc đến câu kết của bài “Xuân Trên Đất Khách”. Lời thơ bi-nhưng-không-luỵ; như thách thức với oan nghiệt: Cứ đến rồi đi ta chẳng đợi,Cảm hờn thiên cổ trải canh thâu…
Và sau những tàn phai của máu lửa; cùng những lịm tắt của niềm đau đổ vỡ hôm qua. Cả nỗi chết đơn độc dưới đáy biển đông và sự lãng quên trùm phủ trong xa cách; làm cho nỗi hoài cảm về mùa xuân nơi quê cũ, chỉ còn là những tiếc nuối, những nhớ thương quay quắt trong một bầu trời xa thẳm?! Ở đây; sự chờ đợi phải chăng chỉ còn là những cuồng xoay với rượu cay chất ngất trong lãng quên?! Trong bài “Cảm Xuân”; với cơn mộng du trên đôi cánh của thời gian! Thi nhân ngồi lặng lẽ tưởng tiếc, hoài vọng những giây phút thần tiên của những mùa xuân cũ; của một thuở thanh bình:
“Ngàn trùng tâm sự gởi chim bay,
Cảm nắng xuân nào đọng đó đây.
Lối cũ đông tàn - người bước rộn,
Đường xưa Tết đến - trẻ chơi bầy…”
Dù thi nhân biết hoài cảm đó cũng chỉ là mộng tưởng; nhưng anh vẫn kêu gào về quê hương đã mờ sương khói:
“…Quê hương xa khuất mờ sương khói,
Lữ khách sầu vương ngút gió mây.
Thắp nén hương tàn lòng chất ngất,
Rượu cay, say giấc mộng cuồng xoay.”
(Trích thi tập “Ở Bên Trời”)
Hai vế đối “Quê hương xa khuất” và “Lữ khách sầu vương” cộng với cặp kết, đạt ý vô cùng. Vừa nhớ về quê hương; đồng thời cũng là nhớ đến cả một trời thơ, nhớ đến tình yêu đôi lứa. Nên một buổi sáng tỉnh giấc; thi nhân cảm khái viết nên bài “Xuân Hoài”, để riêng tặng người bạn đời yêu dấu của mình, như một tiếng lòng chung điệu:
“Xuân đến rồi đi ở cuối trời,
Để làm héo úa cánh hoa tươi.
Mười năm lận đận - hai màu tóc,
Một gánh cưu mang - nửa kiếp người.
Nhớ mãi rừng xưa - chim mất tổ,
Thương hoài biển cũ - cá xa khơi…”
Như vậy là thi nhân đã không còn tìm thấy được những gì mình yêu nữa. Vì ”Nhớ mãi rừng xưa” và ”Thương hoài biển cũ”; cũng như chim đã mất tổ, như cá đã xa khơi! Vậy còn gì để tưởng tiếc! Vì lẽ đó; thi nhân quay về với thực tại, để hết lòng yêu thương, ôm ấp, trân quý những gì mình đang có. Vì; những gì ta đang chiếm lĩnh ở nơi đây, là những thứ quý giá vô cùng: Là tự do. Là tình yêu. Là âm nhạc. Là hội họa…và nhất là thi ca. Những thứ mà dù có bị bó gối, cuộn mình, khoanh tay trong chốn lưu đày, viễn xứ; thi nhân cũng đón nhận hết lòng. Bởi vì; qua hai câu kết của bài“Xuân Hoài”. Đông Hải đã xác nhận:
Hương quê viễn xứ tìm đâu thấy,
Bó gối đề thơ cũng thú chơi.
(Trích thi tập “Ở Bên Trời”)
Cho đến khi tìm về với bài “Ở Bên Trời”; bài thơ tứ thủ liên hoàn này, cũng là tựa đề của thi tập. Chúng ta mới cảm thông được hết tiếng lòng của thi nhân. Nỗi xót xa cho tâm trạng của những kẻ mất quê hương; phải đối diện với chính mình, giữa đêm khuya, khi mùa xuân trở lại trong chốn lưu đày. Đây! Chúng ta hãy nghe thi nhân bày tỏ nỗi ngậm ngùi của kiếp bèo trôi:
“1- Nỗi sầu đọng mãi tự xa xôi,
Một thoáng qua đi mất nửa đời.
Hờ hững mây bay, sông vẫn chảy,
Bâng khuâng gió thoảng, lá còn rơi.
Chiều buông vệt nắng loang niềm nhớ,
Ngày hết bầy chim xải rã rời.
Lữ thứ trông hoài về cố quận,
Ngậm ngùi thương kiếp sống bèo trôi..!”
Tuyệt vời! Cảm ơn thi nhân đã nói lên tiếng lòng ta hằng khép kín bao năm! ‘Một thoáng qua đi mất nửa đời.”đã cực-tả được cõi mong manh của kiếp người viễn xứ; bị cuốn trôi đi như mây bay, như gió thoảng. Làm ta Ngậm ngùi thương kiếp sống bèo trôi..!
2- Ngậm ngùi thương kiếp sống bèo trôi,
Khúc hát quê hương đã nhạt rồi.
Tiếng quốc lẻ đôi đêm vĩnh biệt,
Giọng hò lỡ nhịp buổi chia phôi.
Bài thơ hội ngộ bao giờ kết,
Chén rượu tao phùng ước mãi thôi.
Bến đó bờ đây xa mấy đỗi,
Nhưng mà vời vợi cố nhân ơi.
3- Nhưng mà vời vợi cố nhân ơi,
Nắng ấm bao năm khuất núi đồi.
Quê cũ điêu tàn khi tái hợp,
Làng xưa tan tác lúc chia đôi.
Giăng giăng giông bão mờ thân phận,
Mù mịt phong ba phủ kiếp người.
Tạo hóa như dần quên vũ trụ,
Bình minh chẳng đến ở bên trời.
4- Bình minh chẳng đến ở bên trời,
Bi sử còn ghi nét tả tơi.
Đọc áng văn xưa lòng thổn thức,
Kết vần thơ cổ dạ bồi hồi.
Ngàn phương mỏi cánh chim xa tổ,
Bao bận nhớ nguồn rượu đắng môi.
Trăng tiễn mây bay về chốn ấy,
Nỗi sầu đọng mãi tự xa xôi!
(Trích thi tập “Ở Bên Trời”)
Thôi còn đâu nữa “Xuân Xưa”! Có chăng; chỉ là những dư âm trong trí nhớ:
“Nước trong, liễu rũ, ánh trăng ngà,
Soi bóng nàng xuân những buổi xưa.
Thấp thoáng con thuyền trôi lờ lững,
Bổng trầm tiếng sáo vẳng xa xa..”
(Trích thi tập “Ở Bên Trời”)
Những câu thơ; làm ta nhớ đến hai câu thơ của Nguyễn Khuyến:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo…”
Trong cái không gian mênh mông, trong suốt thoát tục đó; ta nghe đâu đây vẳng lại tiếng sáo diều, hòa với tiếng pháo giao thừa ròn rã. Hương thơm của hoa xuân tỏa ngát khắp không gian. Đắm say vô cùng trong sum vầy hạnh phúc:
Nghe pháo đầu năm đâu đó nổ,
Sum vầy ấm áp đượm hương hoa.
(Trích thi tập “Ở Bên Trời”)
Một bài thơ lớn, nói về mùa xuân, trong thi tập là bài “Xuân Qua Xứ Lạ”. Ngay ở hai câu mở đầu; tác giả đã nói lên tiếng lòng thổn thức của kẻ xa nhà nhớ quê hương mỗi độ xuân sang:
1- Xuân ơi xa vắng tự lâu rồi,
Đất khách vương sầu viễn xứ thôi.
Đông hết bâng khuâng nhìn én lượn,
Đêm tàn thổn thức ngắm hoa cười.
Mai đào phố cũ còn khoe sắc,
Cúc trúc vườn xưa có thắm tươi?
Thương mãi bến bờ lưu luyến ấy,
Ngậm ngùi khai bút gửi đôi lời.
2- Ngậm ngùi khai bút gửi đôi lời,
Nắn nót vần thơ cổ lẻ loi.
Chia nỗi bi thương cùng đất mẹ,
Cảm niềm hờn tủi với quê tôi.
Xuân sang cảnh cũ làm xao xuyến,
Tết đến tình xưa gợi rã rời.
Nhắn áng mây bay về bến nớ,
Để hồn lắng lại lúc chơi vơi.
3- Để hồn lắng lại lúc chơi vơi,
Sống cõi phù sinh ngắm cuộc đời.
Nghe gió miệt mài xua biển động,
Nhìn trăng thầm lặng tiễn mây trôi.
Đông đi - xuân đến, hoa đua nở,
Hè hết - thu về, lá rụng rơi.
Rón rén Thanh Dương (*) qua xứ lạ,
Bao giờ nàng mới thật lên ngôi?
4- Bao giờ nàng mới thật lên ngôi,
Tiếng thét nhân sinh vọng một thời.
Vỡ tổ chim bay đời lạc lõng,
Mất rừng hổ sống kiếp buông xuôi!
Trầm trầm lữ thứ đường hiu quạnh,
Lặng lẽ tha phương bước tả tơi.
Tống cựu - nghinh tân, còn ước mãi,
Xuân ơi xa vắng tự lâu rồi!
(*)Thanh Dương là mùa xuân
Nếu trong bài “Xuân Tuyết Lệ”; hoa đào, hoa cúc, hoa mai có đua nở vào lúc xuân đến. Thì hoa trên xứ người; dù có khoe muôn màu, muôn sắc, cũng chỉ vô tình gây cho ta niềm đau và nỗi nhớ. Còn hoa xuân trong bài “Xuân Qua Xứ Lạ”; dù chỉ còn là những bông hoa trong trí tưởng. Nhưng cũng đủ đem đến cho tâm linh ta; nỗi ngậm ngùi, bâng khuâng, thổn thức…“Mai đào phố cũ còn khoe sắc, Cúc trúc vườn xưa có thắm tươi?” Câu hỏi òa ra, nhưng không bao giờ tìm được một vọng âm! Nên ở đây; ta lại được nghe tiếng thở dài của thi nhân: “Xuân sang cảnh cũ làm xao xuyến, Tết đến tình xưa gợi rã rời…”và từ đây, ta bỗng nhớ đến một Nguyễn Bính của thời tiền chiến. Nhớ đến thuở thanh bình xa xưa trên quê hương; khi xuân về, làm cõi lòng ta thêm tê tái:
“Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng…”
Nhưng ngày đó; ta không ngờ là Nguyễn Bính đã cảm thương cho kiếp tha hương hôm nay của chúng ta, khi ông hạ bút:
“Bốn biển vẫn chưa yên sóng gió,
Xuân này em chỉ vẫn tha hương.
Vẫn ăn cái Tết ngoài thiên hạ,
Son sắt say hoài rượu bốn phương…”
Chính là ở nơi đây; Đông Hải trong “Xuân Qua Xứ Lạ”, đã gặp được Nguyễn Bính trong dòng cảm xúc về mùa xuân, khi anh viết:
“Đông đi - xuân đến, hoa đua nở,
Hè hết - thu về, lá rụng rơi.
Rón rén Thanh Dương qua xứ lạ,
Bao giờ nàng mới thật lên ngôi?”
Nhưng sao hoa đua nở mà lá lại rụng rơi? Làm ta lại nhớ đến Tản Đà với “Lá đào rơi rắc lối thiên thai”! Để rồi Đông Hải với hai câu kết cho toàn bài thơ liên hoàn; đã chứng tỏ sự chịu đựng nghịch cảnh, trong một ý thức chấp nhận cao độ:
“Tống cựu - nghinh tân, còn ước mãi,
Xuân ơi xa vắng tự lâu rồi!”
Qua những vần thơ xuân của Trầm Thy và Đông Hải; ta có cảm tưởng là xuân quê hương tuy đã bỏ đi rất xa, mà còn như rất gần trong tâm tưởng! Thế đã là hạnh phúc nhất trên trần gian cho người thi sĩ của chúng ta. Vì còn gì vĩnh cửu hơn nơi trái đất và ở ngay trong vòm trời mênh mông, xa lạ này. Ngoài TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG với NỖI NHỚ NHÀ; mà ta vẫn còn kiên trì gìn giữ được nguyên vẹn trong tim mình và như thế; chúng ta không bao giờ mất quê hương, vì quê hương đã vĩnh cửu ở trong tâm hồn ta…và tôi cũng ưa thích cặp thơ xướng họa giữa thi lão Đan Phụng và nhà thơ Đông Hải, dưới đây:
MỘT MẢNH TÌNH
(Mượn vần bài “Những Nỗi Niềm Đông”
NHỮNG NỖI NIỀM ĐÔNG của thi lão Đan Phụng)
1/ Mưa gió chiều đông lạnh phố phường 1- Lặng lẽ màn đêm phủ phố phường,
Lòng nghe man mác nỗi sầu vương Thu tàn chất ngất nỗi tơ vương.
Trời mây ảm đạm cài bên cửa Tình xưa dẫu vẫn còn trong mộng,
Hoa cỏ đìu hiu nép cạnh đường Cảnh cũ lại không ở cuối đường.
Cánh hạc lướt nhanh tìm nẻo ấm Xao xuyến mỗi chiều buông nhạt nắng,
Bước ai run rẩy dưới màn sương Ưu phiền một bến khuất mờ sương.
Bâng khuâng lữ khách buồn khôn tả Gửi về bên ấy niềm tâm sự,
Biết gởi về đâu một mối thương?! Đong mãi cho đầy những nhớ thương.
2/ Những buổi chiều đông gợi nhớ về 2. Đáo tiết đông mang giá lạnh về,
Nhìn mây trôi dạt dạ bi thê Tháng ngày lữ thứ vẫn lê thê.
Hương quan mờ mịt xa ngàn dặm Trăng nhô bên mái, sầu mơ mộng,
Mộng ước đa mang chửa vẹn thề Mưa hắt ngoài hiên, tủi ước thề.
Nghĩa nặng vẫn vun dày đất tổ Viễn xứ bao năm nương đất khách,
Tình trung mãi gởi trọn niềm quê Tha phương nửa kiếp nhớ hương quê.
Trải bao cay đắng lòng son sắt Dừng chân lặng ngắm đường phiêu bạt,
Giấy rách đành cam phải giữ lề Chỉ thấy sương khuya trắng cuối lề.
3/ Có một chiều đông bạn nhớ mình 3. Gió lạnh ngày đông gợi với mình,
Đến thăm chuyện vãn vấn mưu sinh Dòng đời vẫn cuốn kiếp nhân sinh.
Tha hương lưu lạc đời thanh đạm Trầm luân tang tóc, mùa ly loạn,
Vong quốc hoài mong buổi thái bình Dâu bể điêu linh, lúc thái bình.
Mưa gió rồi ra trời nắng đẹp Mấy kẻ chưa quên sầu cách biệt,
Khó nghèo vẫn giữ tấm băng trinh Bao người còn giữ nét nguyên trinh.
Mừng vui có được người tri kỷ Đồng hương, chung cảnh, cùng mơ ước,
Chia sẻ cùng nhau khối nghĩa tình Dệt mãi cho thơm một mảnh tình.
4/ Mùa đông tuổi trọng lạnh càng cao 4. Mưa đông lất phất rải trên cao,
Tê tái bờ cây mấy cội đào Sương trắng như tơ quyện gốc đào.
Gió thổi mênh mang niềm thế sự Một cõi phai đi...không hẳn thế,
Hồn càng thao thức giấc chiêm bao Trăm năm gẫm lại...có là bao.
Một miền quan ải dài mong đợi Niềm thương quê cũ làm ray rứt,
Bao thuở tình quê vẫn dạt dào Nỗi nhớ làng xưa cứ dạt dào.
Kỷ niệm đi dần vào dĩ vãng Thao thức mỗi lần đêm xuống lạnh,
Nhớ thương day dứt cõi lòng sao..! Ngắm đời rong ruổi, ngắm trăng sao!
5/ Ngồi nghe mưa gió bên đàng 5. Mưa đông rả rích bên đàng,
Tình quê lai láng dâng tràn con tim Sầu vương đất khách ngập tràn trong tim!
Qeensland mùa đông 1996 *Trầm Thy Trang, đông 1997
ĐAN PHỤNG ĐÔNG Hải
(Trích thi tập “Ở Bên Trời”)
Trầm Thy và Đông Hải quả đã thành công với điều mơ ước. Vì qua thi tập “Ở Bên Trời”. Thi nhân đã nói lên được TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG với NỖI NHỚ NHÀ của con người Việt Nam thuỷ chung. Một đề tài vĩnh cửu mà cũng là bước khởi đầu cho cuộc hành trình của sự nghiệp thi ca. Tâm sự mênh mang đó; đã trải rộng trong thi tập và bay đến với tha nhân. Quan trọng hơn nữa; thơ đã tìm ra được tiếng lòng chung điệu và được chia sẻ chân thành của những người yêu thơ. Nhất là thể loại Đường thi; một thể loại thi ca rất hiếm hoi trong dòng thơ tại hải ngoại, từ trên hai mươi năm qua và như thế; không còn nghi ngờ gì nữa: Thi tập đã bay cao và đã bay đi rất xa. Xin trang trọng chào đón đứa con đầu lòng của thi nhân; đã được đặt tên “Ở Bên Trời”! Một chân trời mà chúng ta hằng tưởng nhớ.
LK - Anh Tuấn (West End - QLD - "Cuối trời Tây" 2000v
qua thi tập:
Ở BÊN TRỜI
của TRẦM THY và ĐÔNG HẢI.
*
“Quê hương xa khuất mờ sương khói,
Lữ khách sầu vương ngút gió mây…”
(Cặp luận trong bài “Cảm Xuân”- Trích thi tập “Ở Bên Trời”)
LK - ANH TUẤN
Đã hết rồi; một thời vàng son của ngợi ca tình ái. Bây giờ; thi sĩ đã hoá thân, thành chim trời, cất cánh bay về với thế giới tự do – xa khuất khỏi bầu trời tù ngục quê hương và chim đã lạc đàn. Đã cách sông, cách biển muôn trùng. Chim đã không có bến đậu. Đã mất quê hương! Còn đâu nữa hình bóng quê hương yêu dấu sau luỹ tre xanh! Bàng bạc ở năm mươi bài thơ; trong thi tập Ở Bên Trời, của Trầm Thy và Đông Hải, là: Bốn mùa quê hương; vây quẩn quanh một nỗi nhớ! Đó là nỗi nhớ nhà!
Đến hôm nay; sau hai mươi lăm năm. Chúng ta vẫn phải ôm mãi một nỗi hận! Hận ly hương; mà không biết đến bao giờ mới được hàn gắn, mới vĩnh viễn được phục hồi! Không! Chắc là không bao giờ! Cho dù quê hương đã mở cửa: Nhưng chỉ mở một cánh cửa nhà tù; để trả tự do tạm cho con người đang bị giam giữ, bị canh chừng bên trong! Cánh cửa quê hương mở ra chỉ là để cho chúng ta kịp trở về; cứu lấy những thân nhân của chính mình, đã bị đẩy vào tận cùng của bế tắc, đói khổ và. Dù cho chúng ta đã trở lại. Đã bước qua ngưỡng cửa của quê hương. Đã thấy lại mái nhà xưa. Đã bước đi trên hè phố cũ! Cũng chỉ là nhìn thấy lại một mái nhà đã hoàng tàn, suy vi; với những bờ tường nứt nẻ! Chỉ gặp lại những phố xá đã xa lạ; đang chờ chúng ta trở về và: Chúng ta cũng sẽ gặp lại bạn bè cũ, người yêu xưa; nay đã già nua, mệt mỏi, đang sống lang thang dưới chân những toà cao ốc, những quán trọ lộng lẫy, xa hoa mọc lên nghênh ngang giữa lòng đại lộ, bên khu phố xưa, như những khối ung nhọt, nhức nhối trên thân thể quê hương khô héo! Những toà cao ốc kia; đã nhắc cho ta nhớ đến những căn nhà gỗ, tôn; lụp xụp dưới chân cầu chữ Y! Những mái lá ọp ẹp, bên kia miệt Khánh Hội! Những căn nhà ổ chuột trong khu Bàn Cờ!
Ôi! Chúng ta đã mất quê hương! Đã mất một quê hương linh diệu của thần trí Việt Nam; mà không biết đến bao giờ mới tìm lại được! Dù chúng ta có trở về; cũng chỉ để soi lại bóng mình, trong một tấm gương đầy nước mắt! Quê hương mang những vết thương, những niềm đau; mà chúng ta phải cưu mang và lưu truyền…
Quê hương và nỗi nhớ nhà trong thơ Đông Hải; đã trở nên rất quen thuộc và gần gũi với tâm hồn chúng ta - Qua thơ; đã trở thành một cuộc phiêu lưu vô hạn giữa nghìn trùng hữu hạn của cuộc đời! Thi nhân; với cuộc phiêu lưu khẩn thiết nhất của ý thức hôm nay, đã được khơi nguồn từ sau những cuộc chém giết! Đã được khởi hứng từ tận cùng của nỗi bất hạnh, đổ vỡ! Đã được xót thương trìu mến trong cơn buồn chán rã rời cùng cực của tình người! Niềm đau lịch sử đã làm thi nhân sớm bạc đầu!
Thi nhân; kẻ sống sót sau Cuộc cách mạng mùa Thu. Kẻ đến muộn hơn sau nhát chém 54. Kẻ đến sớm hơn để chờ đón nhận nhát chém 75! Rồi thi nhân khởi sự tiếng khóc chào đời; bằng món quà sinh nhật là hai mươi năm chiến tranh máu lửa điêu tàn. Chưa kể sau đó; lãnh thêm bảy năm khổ sai trong những trại cải tạo, trước khi khởi đầu một hành trình khác: Hành trình về với thế giới người, để làm lại tất cả và; cuộc phiêu lưu tìm về với thế giới tự do của thi sĩ hôm nay, đã được giữ gìn, nuôi dưỡng từ những tháng năm dài, phân tán, chia xa…
Tự do! Những dòng thơ của Trầm Thy và Đông Hải đã chuyên chở được niềm khát vọng, về một ngày mai, cuộc đời mong ước được nhìn thấy: Người người trên quê hương được sống trong chan hoà yêu thương, thông cảm và ngát hương đời tự do. Thi nhân muốn chia sẽ với những người thân yêu còn ở lại, cái hạnh phúc trong tự do, mà thi nhân đã may mắn tìm lại được. Nhưng làm sao để gởi về được quê nhà những thứ đó?! Làm sao chia được cho từng người ở lại những miếng tự do ngọt ngào?! Sẻ cho nhau những mẩu hạnh phúc thơm tho! Gởi cho nhau những phút bình an tươi mát đích thực cho tâm hồn! Những thứ thực phẩm thiêng liêng, hiếm hoi đó; để dành riêng cho tâm linh con người, đã không thể tìm thấy được nơi quê nhà mịt mù khói bụi, lầm than, lam lũ hôm nay! Làm sao tìm lại được những người thân yêu đã khuất nơi góc biển, chân trời?! Nên những trăn trở, những khắc khoải, những đau đớn kia đã kết thành những vết thương; khi nhớ về mái nhà xưa, quê cũ! Nỗi buồn đau cứ bào gan, xé ruột, ray rứt trong tâm hồn; để rồi bật lên thành những lời thơ, trăn trở mênh mang! Trầm Thy và Đông Hải đã bày tỏ nỗi nhớ nhà; thoát từ tình yêu quê hương “Ở Bên Trời”. Nơi mà giờ đây chỉ còn lại thời tiết hỗn loạn…Còn đâu những mùa xuân có pháo đỏ, rượu hồng. Những mùa hạ với phượng vĩ ve bay. Những mùa thu với những con đường đẫm ướt sương đêm; mà dù ta có phải cách xa nghìn năm vẫn mong níu bóng quay về! Không còn cả những đêm đông rét mướt; ta cuộn mình trong chăn ấm để nghe chuyện cổ tích?!
Còn đâu! Còn đâu nữa…người ơi! Chúng ta chỉ còn nghe được trong tiếng than van của thi nhân giữa đêm khuya; trong những dòng khai bút lúc mùa xuân đang chuyển mình trở lại nơi cuối trời chia xa; như trong bài “Xuân Tuyết Lệ”:
“Ngập ngừng khai bút gởi về đâu,
Thăm thẳm trời mây ướp mộng sầu.
Cúc, trúc năm xưa gây nỗi nhớ,
Mai, đào ngày cũ gợi niềm đau…”
Giữa đêm thâu trăn trở; thi nhân đã gọi được chút hồn xuân về trong ký ức của niềm đau và nỗi nhớ nhà! Không còn nữa nơi đây của hồn xuân năm cũ; với những ước mơ đã nhạt nhòa, có cúc, trúc, có mai, đào khoe sắc với biết bao hình bóng thân yêu! Thi nhân lắng nghe tiếng thời gian chuyển mình; những giọt buồn của bốn mùa quê hương đang đổ xuống châu thân, nhuộm bạc cả mái đầu! Làm sao ngăn lại được đôi cánh của thời gian vun vút như mũi tên bay! Thi nhân gọi tên bốn mùa:
“…Hè đi, thu lại – cây thay lá.
Đông hết, xuân sang – tóc đổi màu.
Chẳng đợi, không chờ sao cứ đến,
Bâng khuâng Tuyết Lệ với đêm thâu.”
(Tuyết Lệ là Sydney. Trích thi tập “Ở Bên Trời”)
Đó chính là cái tâm tư nhớ nhà, nhớ quê hương của tất cả chúng ta mỗi độ xuân về trên đất khách! Trong bài “Xuân Trên Đất Khách”; mà Trầm Thy đã họa lại bài “Xuân Tuyết Lệ” của Đông Hải (và dĩ nhiên; Trầm Thy là một hình bóng thân yêu và cũng là nửa hồn của thi nhân, đã được chia đôi):
“Ngậm ngùi mây tiễn gió về đâu,
Sao mãi bâng khuâng nhặt trái sầu.
Xa cách ngàn trùng cho tiếc nhớ,
Chia ly đôi bến để thương đau.
Tết về đất khách hoa không thắm
Xuân đáo quê xưa nắng nhạt màu.
Cứ đến rồi đi ta chẳng đợi,
Cảm hờn thiên cổ trải canh thâu…”
(Trích thi tập “Ở Bên Trời”)
Hai vế đối “Xa cách ngàn trùng” với “Chia ly đôi bến” và “Tết về đất khách” với “Xuân đáo quê xưa”; khi ngâm lên, đã gây cho ta nỗi xót xa khôn cùng! Quê hương xa cách đã chia ly đôi ngả. Tất cả còn lại chỉ là tưởng tiếc! Tết về đất khách hoa không còn thắm; chỉ còn nắng nhạt màu rọi vào những buổi xế chiều của đời ta, với thời gian vô tình! Nhưng khi đọc đến câu kết của bài “Xuân Trên Đất Khách”. Lời thơ bi-nhưng-không-luỵ; như thách thức với oan nghiệt: Cứ đến rồi đi ta chẳng đợi,Cảm hờn thiên cổ trải canh thâu…
Và sau những tàn phai của máu lửa; cùng những lịm tắt của niềm đau đổ vỡ hôm qua. Cả nỗi chết đơn độc dưới đáy biển đông và sự lãng quên trùm phủ trong xa cách; làm cho nỗi hoài cảm về mùa xuân nơi quê cũ, chỉ còn là những tiếc nuối, những nhớ thương quay quắt trong một bầu trời xa thẳm?! Ở đây; sự chờ đợi phải chăng chỉ còn là những cuồng xoay với rượu cay chất ngất trong lãng quên?! Trong bài “Cảm Xuân”; với cơn mộng du trên đôi cánh của thời gian! Thi nhân ngồi lặng lẽ tưởng tiếc, hoài vọng những giây phút thần tiên của những mùa xuân cũ; của một thuở thanh bình:
“Ngàn trùng tâm sự gởi chim bay,
Cảm nắng xuân nào đọng đó đây.
Lối cũ đông tàn - người bước rộn,
Đường xưa Tết đến - trẻ chơi bầy…”
Dù thi nhân biết hoài cảm đó cũng chỉ là mộng tưởng; nhưng anh vẫn kêu gào về quê hương đã mờ sương khói:
“…Quê hương xa khuất mờ sương khói,
Lữ khách sầu vương ngút gió mây.
Thắp nén hương tàn lòng chất ngất,
Rượu cay, say giấc mộng cuồng xoay.”
(Trích thi tập “Ở Bên Trời”)
Hai vế đối “Quê hương xa khuất” và “Lữ khách sầu vương” cộng với cặp kết, đạt ý vô cùng. Vừa nhớ về quê hương; đồng thời cũng là nhớ đến cả một trời thơ, nhớ đến tình yêu đôi lứa. Nên một buổi sáng tỉnh giấc; thi nhân cảm khái viết nên bài “Xuân Hoài”, để riêng tặng người bạn đời yêu dấu của mình, như một tiếng lòng chung điệu:
“Xuân đến rồi đi ở cuối trời,
Để làm héo úa cánh hoa tươi.
Mười năm lận đận - hai màu tóc,
Một gánh cưu mang - nửa kiếp người.
Nhớ mãi rừng xưa - chim mất tổ,
Thương hoài biển cũ - cá xa khơi…”
Như vậy là thi nhân đã không còn tìm thấy được những gì mình yêu nữa. Vì ”Nhớ mãi rừng xưa” và ”Thương hoài biển cũ”; cũng như chim đã mất tổ, như cá đã xa khơi! Vậy còn gì để tưởng tiếc! Vì lẽ đó; thi nhân quay về với thực tại, để hết lòng yêu thương, ôm ấp, trân quý những gì mình đang có. Vì; những gì ta đang chiếm lĩnh ở nơi đây, là những thứ quý giá vô cùng: Là tự do. Là tình yêu. Là âm nhạc. Là hội họa…và nhất là thi ca. Những thứ mà dù có bị bó gối, cuộn mình, khoanh tay trong chốn lưu đày, viễn xứ; thi nhân cũng đón nhận hết lòng. Bởi vì; qua hai câu kết của bài“Xuân Hoài”. Đông Hải đã xác nhận:
Hương quê viễn xứ tìm đâu thấy,
Bó gối đề thơ cũng thú chơi.
(Trích thi tập “Ở Bên Trời”)
Cho đến khi tìm về với bài “Ở Bên Trời”; bài thơ tứ thủ liên hoàn này, cũng là tựa đề của thi tập. Chúng ta mới cảm thông được hết tiếng lòng của thi nhân. Nỗi xót xa cho tâm trạng của những kẻ mất quê hương; phải đối diện với chính mình, giữa đêm khuya, khi mùa xuân trở lại trong chốn lưu đày. Đây! Chúng ta hãy nghe thi nhân bày tỏ nỗi ngậm ngùi của kiếp bèo trôi:
“1- Nỗi sầu đọng mãi tự xa xôi,
Một thoáng qua đi mất nửa đời.
Hờ hững mây bay, sông vẫn chảy,
Bâng khuâng gió thoảng, lá còn rơi.
Chiều buông vệt nắng loang niềm nhớ,
Ngày hết bầy chim xải rã rời.
Lữ thứ trông hoài về cố quận,
Ngậm ngùi thương kiếp sống bèo trôi..!”
Tuyệt vời! Cảm ơn thi nhân đã nói lên tiếng lòng ta hằng khép kín bao năm! ‘Một thoáng qua đi mất nửa đời.”đã cực-tả được cõi mong manh của kiếp người viễn xứ; bị cuốn trôi đi như mây bay, như gió thoảng. Làm ta Ngậm ngùi thương kiếp sống bèo trôi..!
2- Ngậm ngùi thương kiếp sống bèo trôi,
Khúc hát quê hương đã nhạt rồi.
Tiếng quốc lẻ đôi đêm vĩnh biệt,
Giọng hò lỡ nhịp buổi chia phôi.
Bài thơ hội ngộ bao giờ kết,
Chén rượu tao phùng ước mãi thôi.
Bến đó bờ đây xa mấy đỗi,
Nhưng mà vời vợi cố nhân ơi.
3- Nhưng mà vời vợi cố nhân ơi,
Nắng ấm bao năm khuất núi đồi.
Quê cũ điêu tàn khi tái hợp,
Làng xưa tan tác lúc chia đôi.
Giăng giăng giông bão mờ thân phận,
Mù mịt phong ba phủ kiếp người.
Tạo hóa như dần quên vũ trụ,
Bình minh chẳng đến ở bên trời.
4- Bình minh chẳng đến ở bên trời,
Bi sử còn ghi nét tả tơi.
Đọc áng văn xưa lòng thổn thức,
Kết vần thơ cổ dạ bồi hồi.
Ngàn phương mỏi cánh chim xa tổ,
Bao bận nhớ nguồn rượu đắng môi.
Trăng tiễn mây bay về chốn ấy,
Nỗi sầu đọng mãi tự xa xôi!
(Trích thi tập “Ở Bên Trời”)
Thôi còn đâu nữa “Xuân Xưa”! Có chăng; chỉ là những dư âm trong trí nhớ:
“Nước trong, liễu rũ, ánh trăng ngà,
Soi bóng nàng xuân những buổi xưa.
Thấp thoáng con thuyền trôi lờ lững,
Bổng trầm tiếng sáo vẳng xa xa..”
(Trích thi tập “Ở Bên Trời”)
Những câu thơ; làm ta nhớ đến hai câu thơ của Nguyễn Khuyến:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo…”
Trong cái không gian mênh mông, trong suốt thoát tục đó; ta nghe đâu đây vẳng lại tiếng sáo diều, hòa với tiếng pháo giao thừa ròn rã. Hương thơm của hoa xuân tỏa ngát khắp không gian. Đắm say vô cùng trong sum vầy hạnh phúc:
Nghe pháo đầu năm đâu đó nổ,
Sum vầy ấm áp đượm hương hoa.
(Trích thi tập “Ở Bên Trời”)
Một bài thơ lớn, nói về mùa xuân, trong thi tập là bài “Xuân Qua Xứ Lạ”. Ngay ở hai câu mở đầu; tác giả đã nói lên tiếng lòng thổn thức của kẻ xa nhà nhớ quê hương mỗi độ xuân sang:
1- Xuân ơi xa vắng tự lâu rồi,
Đất khách vương sầu viễn xứ thôi.
Đông hết bâng khuâng nhìn én lượn,
Đêm tàn thổn thức ngắm hoa cười.
Mai đào phố cũ còn khoe sắc,
Cúc trúc vườn xưa có thắm tươi?
Thương mãi bến bờ lưu luyến ấy,
Ngậm ngùi khai bút gửi đôi lời.
2- Ngậm ngùi khai bút gửi đôi lời,
Nắn nót vần thơ cổ lẻ loi.
Chia nỗi bi thương cùng đất mẹ,
Cảm niềm hờn tủi với quê tôi.
Xuân sang cảnh cũ làm xao xuyến,
Tết đến tình xưa gợi rã rời.
Nhắn áng mây bay về bến nớ,
Để hồn lắng lại lúc chơi vơi.
3- Để hồn lắng lại lúc chơi vơi,
Sống cõi phù sinh ngắm cuộc đời.
Nghe gió miệt mài xua biển động,
Nhìn trăng thầm lặng tiễn mây trôi.
Đông đi - xuân đến, hoa đua nở,
Hè hết - thu về, lá rụng rơi.
Rón rén Thanh Dương (*) qua xứ lạ,
Bao giờ nàng mới thật lên ngôi?
4- Bao giờ nàng mới thật lên ngôi,
Tiếng thét nhân sinh vọng một thời.
Vỡ tổ chim bay đời lạc lõng,
Mất rừng hổ sống kiếp buông xuôi!
Trầm trầm lữ thứ đường hiu quạnh,
Lặng lẽ tha phương bước tả tơi.
Tống cựu - nghinh tân, còn ước mãi,
Xuân ơi xa vắng tự lâu rồi!
(*)Thanh Dương là mùa xuân
Nếu trong bài “Xuân Tuyết Lệ”; hoa đào, hoa cúc, hoa mai có đua nở vào lúc xuân đến. Thì hoa trên xứ người; dù có khoe muôn màu, muôn sắc, cũng chỉ vô tình gây cho ta niềm đau và nỗi nhớ. Còn hoa xuân trong bài “Xuân Qua Xứ Lạ”; dù chỉ còn là những bông hoa trong trí tưởng. Nhưng cũng đủ đem đến cho tâm linh ta; nỗi ngậm ngùi, bâng khuâng, thổn thức…“Mai đào phố cũ còn khoe sắc, Cúc trúc vườn xưa có thắm tươi?” Câu hỏi òa ra, nhưng không bao giờ tìm được một vọng âm! Nên ở đây; ta lại được nghe tiếng thở dài của thi nhân: “Xuân sang cảnh cũ làm xao xuyến, Tết đến tình xưa gợi rã rời…”và từ đây, ta bỗng nhớ đến một Nguyễn Bính của thời tiền chiến. Nhớ đến thuở thanh bình xa xưa trên quê hương; khi xuân về, làm cõi lòng ta thêm tê tái:
“Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng…”
Nhưng ngày đó; ta không ngờ là Nguyễn Bính đã cảm thương cho kiếp tha hương hôm nay của chúng ta, khi ông hạ bút:
“Bốn biển vẫn chưa yên sóng gió,
Xuân này em chỉ vẫn tha hương.
Vẫn ăn cái Tết ngoài thiên hạ,
Son sắt say hoài rượu bốn phương…”
Chính là ở nơi đây; Đông Hải trong “Xuân Qua Xứ Lạ”, đã gặp được Nguyễn Bính trong dòng cảm xúc về mùa xuân, khi anh viết:
“Đông đi - xuân đến, hoa đua nở,
Hè hết - thu về, lá rụng rơi.
Rón rén Thanh Dương qua xứ lạ,
Bao giờ nàng mới thật lên ngôi?”
Nhưng sao hoa đua nở mà lá lại rụng rơi? Làm ta lại nhớ đến Tản Đà với “Lá đào rơi rắc lối thiên thai”! Để rồi Đông Hải với hai câu kết cho toàn bài thơ liên hoàn; đã chứng tỏ sự chịu đựng nghịch cảnh, trong một ý thức chấp nhận cao độ:
“Tống cựu - nghinh tân, còn ước mãi,
Xuân ơi xa vắng tự lâu rồi!”
Qua những vần thơ xuân của Trầm Thy và Đông Hải; ta có cảm tưởng là xuân quê hương tuy đã bỏ đi rất xa, mà còn như rất gần trong tâm tưởng! Thế đã là hạnh phúc nhất trên trần gian cho người thi sĩ của chúng ta. Vì còn gì vĩnh cửu hơn nơi trái đất và ở ngay trong vòm trời mênh mông, xa lạ này. Ngoài TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG với NỖI NHỚ NHÀ; mà ta vẫn còn kiên trì gìn giữ được nguyên vẹn trong tim mình và như thế; chúng ta không bao giờ mất quê hương, vì quê hương đã vĩnh cửu ở trong tâm hồn ta…và tôi cũng ưa thích cặp thơ xướng họa giữa thi lão Đan Phụng và nhà thơ Đông Hải, dưới đây:
MỘT MẢNH TÌNH
(Mượn vần bài “Những Nỗi Niềm Đông”
NHỮNG NỖI NIỀM ĐÔNG của thi lão Đan Phụng)
1/ Mưa gió chiều đông lạnh phố phường 1- Lặng lẽ màn đêm phủ phố phường,
Lòng nghe man mác nỗi sầu vương Thu tàn chất ngất nỗi tơ vương.
Trời mây ảm đạm cài bên cửa Tình xưa dẫu vẫn còn trong mộng,
Hoa cỏ đìu hiu nép cạnh đường Cảnh cũ lại không ở cuối đường.
Cánh hạc lướt nhanh tìm nẻo ấm Xao xuyến mỗi chiều buông nhạt nắng,
Bước ai run rẩy dưới màn sương Ưu phiền một bến khuất mờ sương.
Bâng khuâng lữ khách buồn khôn tả Gửi về bên ấy niềm tâm sự,
Biết gởi về đâu một mối thương?! Đong mãi cho đầy những nhớ thương.
2/ Những buổi chiều đông gợi nhớ về 2. Đáo tiết đông mang giá lạnh về,
Nhìn mây trôi dạt dạ bi thê Tháng ngày lữ thứ vẫn lê thê.
Hương quan mờ mịt xa ngàn dặm Trăng nhô bên mái, sầu mơ mộng,
Mộng ước đa mang chửa vẹn thề Mưa hắt ngoài hiên, tủi ước thề.
Nghĩa nặng vẫn vun dày đất tổ Viễn xứ bao năm nương đất khách,
Tình trung mãi gởi trọn niềm quê Tha phương nửa kiếp nhớ hương quê.
Trải bao cay đắng lòng son sắt Dừng chân lặng ngắm đường phiêu bạt,
Giấy rách đành cam phải giữ lề Chỉ thấy sương khuya trắng cuối lề.
3/ Có một chiều đông bạn nhớ mình 3. Gió lạnh ngày đông gợi với mình,
Đến thăm chuyện vãn vấn mưu sinh Dòng đời vẫn cuốn kiếp nhân sinh.
Tha hương lưu lạc đời thanh đạm Trầm luân tang tóc, mùa ly loạn,
Vong quốc hoài mong buổi thái bình Dâu bể điêu linh, lúc thái bình.
Mưa gió rồi ra trời nắng đẹp Mấy kẻ chưa quên sầu cách biệt,
Khó nghèo vẫn giữ tấm băng trinh Bao người còn giữ nét nguyên trinh.
Mừng vui có được người tri kỷ Đồng hương, chung cảnh, cùng mơ ước,
Chia sẻ cùng nhau khối nghĩa tình Dệt mãi cho thơm một mảnh tình.
4/ Mùa đông tuổi trọng lạnh càng cao 4. Mưa đông lất phất rải trên cao,
Tê tái bờ cây mấy cội đào Sương trắng như tơ quyện gốc đào.
Gió thổi mênh mang niềm thế sự Một cõi phai đi...không hẳn thế,
Hồn càng thao thức giấc chiêm bao Trăm năm gẫm lại...có là bao.
Một miền quan ải dài mong đợi Niềm thương quê cũ làm ray rứt,
Bao thuở tình quê vẫn dạt dào Nỗi nhớ làng xưa cứ dạt dào.
Kỷ niệm đi dần vào dĩ vãng Thao thức mỗi lần đêm xuống lạnh,
Nhớ thương day dứt cõi lòng sao..! Ngắm đời rong ruổi, ngắm trăng sao!
5/ Ngồi nghe mưa gió bên đàng 5. Mưa đông rả rích bên đàng,
Tình quê lai láng dâng tràn con tim Sầu vương đất khách ngập tràn trong tim!
Qeensland mùa đông 1996 *Trầm Thy Trang, đông 1997
ĐAN PHỤNG ĐÔNG Hải
(Trích thi tập “Ở Bên Trời”)
Trầm Thy và Đông Hải quả đã thành công với điều mơ ước. Vì qua thi tập “Ở Bên Trời”. Thi nhân đã nói lên được TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG với NỖI NHỚ NHÀ của con người Việt Nam thuỷ chung. Một đề tài vĩnh cửu mà cũng là bước khởi đầu cho cuộc hành trình của sự nghiệp thi ca. Tâm sự mênh mang đó; đã trải rộng trong thi tập và bay đến với tha nhân. Quan trọng hơn nữa; thơ đã tìm ra được tiếng lòng chung điệu và được chia sẻ chân thành của những người yêu thơ. Nhất là thể loại Đường thi; một thể loại thi ca rất hiếm hoi trong dòng thơ tại hải ngoại, từ trên hai mươi năm qua và như thế; không còn nghi ngờ gì nữa: Thi tập đã bay cao và đã bay đi rất xa. Xin trang trọng chào đón đứa con đầu lòng của thi nhân; đã được đặt tên “Ở Bên Trời”! Một chân trời mà chúng ta hằng tưởng nhớ.
LK - Anh Tuấn (West End - QLD - "Cuối trời Tây" 2000v