Xa Lắc Mùa Thu
Em không đến trường mùa thu năm ấy nữa
Em không đến trường cả mùa thu năm sau
Chiếc lá rụng xuống hoàng hôn xẹt lửa
Theo mùa thu tiếc nuối chảy qua cầu
Tháng năm buồn ghềnh thác vực sâu
Câu thơ chở chòng chành tiếng khóc
Tôi uống cạn dòng sông trong vốc tay ký ức
Nghe mùa thu xa lắc ngấm vô lòng
Biết em còn đến lớp với tôi không
Lo phấp phổng tháng ngày trôi vội vã
Nắng ký thác đời mình trên sắc lá
Mới hiểu mùa thu đánh tráo tuổi xanh rồi
Tôi quá tuổi học trò từ đấy em ơi
Chiều nay trước cổng trường rươm rướm nước mắt
Chưa kịp nhặt mùa thu vừa chạm đất
Con gái tôi tan lớp giục tôi về.
Trương Nam Hương
Một chiều đi làm về, tôi choáng ngợp bởi sắc áo nữ sinh trung học. Dòng sông trắng sáng bừng góc phố. Tôi ngẩn nhìn, bồi hồi nhớ lại một thời đã qua.
Ngày ấy, màu áo ấy, tôi yêu, tôi say... Dường như trên cuộc đời này, em sinh ra là để mong manh, và em mong manh là để cần sự che chở của tôi?
Ai đó nói rằng: khi hồi tưởng về quá khứ, mọi thứ thường lung linh, hư ảo và đẹp! Vậy là chiều nay, tha thướt... tôi chợt nhớ đến những lời thơ của Trương Nam Hương:
Em không đến trường mùa thu năm ấy nữa
Em không đến trường cả mùa thu sau
Chiếc lá rụng xuống hoàng hôn xẹt lửa
Theo mùa thu tiếc nuối chảy qua cầu
Nhà thơ buồn. Buồn vì sự ly biệt bất ngờ. Ly biệt thì bao giờ cũng buồn, nhưng khi những người trong cuộc không biết trước, không chủ động, thì nỗi buồn là không tả xiết. Chắc hẳn, ai đã từng trải với những tình cảnh như thế sẽ cảm được nhà thơ. Thơ Trương Nam Hương thường giản dị. Chính thế, khi đau đớn, tác giả cũng biểu hiện ngay nỗi đau ấy ở ngôn từ: tiếc nuối, rụng, chảy... Em đã đi rồi, đi vào giữa mùa thu. Mùa thu thường đẹp và buồn. Nhưng, mùa thu ở đây không chỉ buồn mà nó là sự đớn đau:
Tháng năm buồn ghềnh thác vực sâu
Câu thơ chở chòng chành tiếng khóc
Tôi uống cạn dòng sông trong vốc tay ký ức
Nghe mùa thu xa lắc ngấm vô lòng
Em đã đi, đi thật rồi. Và mùa thu kia cũng xa rồi. Nhà thơ dùng “xa lắc”, thọat nghe qua cứ ngỡ đó là một sự vụng về trong cách dụng ngôn. Nhưng không, thay vì dùng “xa xôi”, “xa ngái”, “xa tít” v.v. nhà thơ đã dùng “xa lắc”, rất giản dị và chứa cả nỗi niềm xót xa. Dù việc em ra đi đã trở thành quá khứ, nhưng, tôi vẫn đau lòng, tôi vẫn rưng rưng. Bởi vì, tôi chưa bao giờ quên em. Cho dù, tôi đã cố.
Biết em còn đến lớp với tôi không
Lo phấp phổng tháng ngày trôi vội vã
Nắng ký thác đời mình trên sắc lá
Mới hiểu mùa thu đánh tráo tuổi xanh rồi
Nhà thơ hoài niệm. Ở đây, chúng ta thấy sự phập phồng, bất an, bàng hoàng. Nhưng rồi cũng hiểu: Sự thật là em đã ra đi. Sự thật là… tôi đã vĩnh viễn mất thời TS. Sự thật là… tất cả không bao giờ trở lại:
Mới hiểu mùa thu đánh tráo tuổi xanh rồi.
Và như dòng chảy của cuộc sống, sau “biến cố” ấy, nhà thơ đã trưởng thành:
Tôi quá tuổi học trò từ đấy em ơi
Nhà thơ, viết một câu, theo tôi là một “tiếng kêu” thì đúng hơn. Nhưng, dù sao đó cũng là sự thật. Tôi trưởng thành lên, tôi trôi đi trong dòng đời. Tôi thu xếp cuộc đời mình. Tôi không còn mơ mộng. Tôi có gia đình...Nhưng…
Chiều nay trước cổng trường rươm rướm nước mắt
Đến đây, nếu Em của nhà thơ đọc được bài thơ này, hay ít nhất là câu thơ này, tôi nghĩ, nàng sẽ hạnh phúc! Hạnh phúc, bởi vì, mình đã quá đẹp trong lòng của ai đó. Đến giờ phút này, dù bao nhiêu khó khăn của cuộc đời có ập đến, có lẽ nàng cũng sẽ vượt qua được. Nhưng rồi, hồi tưởng của tác giả tan biến:
Chưa kịp nhặt mùa thu vừa chạm đất
Con gái tôi tan lớp giục tôi về
Tác giả đang định “nhặt”: mùa thu hay “ký ức”? Có lẽ cả hai. Nhưng, thực tại không như thế. Hình ảnh một người đàn ông đứng trước cổng trường, dõi mắt vào khoảng không mênh mông, vô định, tôi nghĩ, sẽ còn sống rất lâu trong lòng của những người đã, đang và sẽ yêu. Nếu không có tiếng gọi của đứa con gái, chắc nhà thơ sẽ bất động. Và nhà thơ của chúng ta, cần một sự lay động để trở về với đời sống hiện tại của mình. Nhà thơ sẽ trở về với gia đình của mình.
Sự chia lìa trong tình yêu bao giờ cũng tạo ra một sự đau đớn. Nhưng, có lẽ cảm ơn đời còn khiến cho chúng ta biết đau khổ vì tình yêu. Và chính nhờ những điều như vậy tình yêu mới trở thành bất tử. Hóa ra, đọc xong bài thơ này của Trương Nam Hương, chúng ta ngộ ra một điều rằng: Đôi khi, sự đau khổ giúp chúng trưởng thành hơn, vững chãi hơn và đáng yêu hơn.
LÊ VĂN TÂN
ST !
Em không đến trường mùa thu năm ấy nữa
Em không đến trường cả mùa thu năm sau
Chiếc lá rụng xuống hoàng hôn xẹt lửa
Theo mùa thu tiếc nuối chảy qua cầu
Tháng năm buồn ghềnh thác vực sâu
Câu thơ chở chòng chành tiếng khóc
Tôi uống cạn dòng sông trong vốc tay ký ức
Nghe mùa thu xa lắc ngấm vô lòng
Biết em còn đến lớp với tôi không
Lo phấp phổng tháng ngày trôi vội vã
Nắng ký thác đời mình trên sắc lá
Mới hiểu mùa thu đánh tráo tuổi xanh rồi
Tôi quá tuổi học trò từ đấy em ơi
Chiều nay trước cổng trường rươm rướm nước mắt
Chưa kịp nhặt mùa thu vừa chạm đất
Con gái tôi tan lớp giục tôi về.
Trương Nam Hương
Một chiều đi làm về, tôi choáng ngợp bởi sắc áo nữ sinh trung học. Dòng sông trắng sáng bừng góc phố. Tôi ngẩn nhìn, bồi hồi nhớ lại một thời đã qua.
Ngày ấy, màu áo ấy, tôi yêu, tôi say... Dường như trên cuộc đời này, em sinh ra là để mong manh, và em mong manh là để cần sự che chở của tôi?
Ai đó nói rằng: khi hồi tưởng về quá khứ, mọi thứ thường lung linh, hư ảo và đẹp! Vậy là chiều nay, tha thướt... tôi chợt nhớ đến những lời thơ của Trương Nam Hương:
Em không đến trường mùa thu năm ấy nữa
Em không đến trường cả mùa thu sau
Chiếc lá rụng xuống hoàng hôn xẹt lửa
Theo mùa thu tiếc nuối chảy qua cầu
Nhà thơ buồn. Buồn vì sự ly biệt bất ngờ. Ly biệt thì bao giờ cũng buồn, nhưng khi những người trong cuộc không biết trước, không chủ động, thì nỗi buồn là không tả xiết. Chắc hẳn, ai đã từng trải với những tình cảnh như thế sẽ cảm được nhà thơ. Thơ Trương Nam Hương thường giản dị. Chính thế, khi đau đớn, tác giả cũng biểu hiện ngay nỗi đau ấy ở ngôn từ: tiếc nuối, rụng, chảy... Em đã đi rồi, đi vào giữa mùa thu. Mùa thu thường đẹp và buồn. Nhưng, mùa thu ở đây không chỉ buồn mà nó là sự đớn đau:
Tháng năm buồn ghềnh thác vực sâu
Câu thơ chở chòng chành tiếng khóc
Tôi uống cạn dòng sông trong vốc tay ký ức
Nghe mùa thu xa lắc ngấm vô lòng
Em đã đi, đi thật rồi. Và mùa thu kia cũng xa rồi. Nhà thơ dùng “xa lắc”, thọat nghe qua cứ ngỡ đó là một sự vụng về trong cách dụng ngôn. Nhưng không, thay vì dùng “xa xôi”, “xa ngái”, “xa tít” v.v. nhà thơ đã dùng “xa lắc”, rất giản dị và chứa cả nỗi niềm xót xa. Dù việc em ra đi đã trở thành quá khứ, nhưng, tôi vẫn đau lòng, tôi vẫn rưng rưng. Bởi vì, tôi chưa bao giờ quên em. Cho dù, tôi đã cố.
Biết em còn đến lớp với tôi không
Lo phấp phổng tháng ngày trôi vội vã
Nắng ký thác đời mình trên sắc lá
Mới hiểu mùa thu đánh tráo tuổi xanh rồi
Nhà thơ hoài niệm. Ở đây, chúng ta thấy sự phập phồng, bất an, bàng hoàng. Nhưng rồi cũng hiểu: Sự thật là em đã ra đi. Sự thật là… tôi đã vĩnh viễn mất thời TS. Sự thật là… tất cả không bao giờ trở lại:
Mới hiểu mùa thu đánh tráo tuổi xanh rồi.
Và như dòng chảy của cuộc sống, sau “biến cố” ấy, nhà thơ đã trưởng thành:
Tôi quá tuổi học trò từ đấy em ơi
Nhà thơ, viết một câu, theo tôi là một “tiếng kêu” thì đúng hơn. Nhưng, dù sao đó cũng là sự thật. Tôi trưởng thành lên, tôi trôi đi trong dòng đời. Tôi thu xếp cuộc đời mình. Tôi không còn mơ mộng. Tôi có gia đình...Nhưng…
Chiều nay trước cổng trường rươm rướm nước mắt
Đến đây, nếu Em của nhà thơ đọc được bài thơ này, hay ít nhất là câu thơ này, tôi nghĩ, nàng sẽ hạnh phúc! Hạnh phúc, bởi vì, mình đã quá đẹp trong lòng của ai đó. Đến giờ phút này, dù bao nhiêu khó khăn của cuộc đời có ập đến, có lẽ nàng cũng sẽ vượt qua được. Nhưng rồi, hồi tưởng của tác giả tan biến:
Chưa kịp nhặt mùa thu vừa chạm đất
Con gái tôi tan lớp giục tôi về
Tác giả đang định “nhặt”: mùa thu hay “ký ức”? Có lẽ cả hai. Nhưng, thực tại không như thế. Hình ảnh một người đàn ông đứng trước cổng trường, dõi mắt vào khoảng không mênh mông, vô định, tôi nghĩ, sẽ còn sống rất lâu trong lòng của những người đã, đang và sẽ yêu. Nếu không có tiếng gọi của đứa con gái, chắc nhà thơ sẽ bất động. Và nhà thơ của chúng ta, cần một sự lay động để trở về với đời sống hiện tại của mình. Nhà thơ sẽ trở về với gia đình của mình.
Sự chia lìa trong tình yêu bao giờ cũng tạo ra một sự đau đớn. Nhưng, có lẽ cảm ơn đời còn khiến cho chúng ta biết đau khổ vì tình yêu. Và chính nhờ những điều như vậy tình yêu mới trở thành bất tử. Hóa ra, đọc xong bài thơ này của Trương Nam Hương, chúng ta ngộ ra một điều rằng: Đôi khi, sự đau khổ giúp chúng trưởng thành hơn, vững chãi hơn và đáng yêu hơn.
LÊ VĂN TÂN
ST !