Uyên Nguyên
(Nguồn: nguoivietblog.com/uyennguyen)
Ðọc thơ Chát ‘khó cảm’, vì thơ không câu chấp, gieo vần theo các thể loại truyền thống lãng mạn phổ thông, nhưng thơ vẫn rất thơ. Ý và từ mỗi bài trong tập luôn ngợi ca giá trị vẻ đẹp cuộc sống;
Bùi Chát. (Hình: Facebook)
Ðọc thơ Chát, tựa như tụng một bài Kinh mà không phải Kinh, bởi vẫn thấy thoáng trong từng âm ngữ, thơ Chát bàng bạc lý Ðạo;
Ðọc thơ Chát, như nghiền ngốn cổ kim triết thuyết siêu hình Ðông-Tây, dù chẳng tân toan đem ẩn ngữ, huyền nghĩa áp đảo mà ta thường thấy nhiều ở những học phái văn chương, của rất nhiều trường hợp, câu cú dù nghe chân phương, khúc chiết như thể Tagore, Haiku...
Vậy thơ Chát là gì? Là thơ Tụng, thơ Mới, thơ cách tân, hay có thể gọi là thơ tân hình thức, thơ thời hậu hiện đại?
Riêng tôi, không nhìn từ mọi hướng của thơ truyền thống lãng mạn hay thơ mới theo nghĩa mới trong thơ hiện đại, mà nhìn trực diện vào sự kiện Chát khéo gieo thành những “Bài Thơ Một Vần,” không có ẩn ngữ, trái lại rành mạch, thì bấy giờ thơ làm người đọc thấm thía với nỗi đau tức khắc, ngay hiện tại, nỗi đau của đại bộ phận dân tộc đang bị chính những “người anh em” ruồng rẫy, đãi bôi:
Những người anh em
Ðã phản bội chúng tôi
Ðã ném chúng tôi vào ngục
Ðã nhuộm đỏ màu da chúng tôi
Ðã hy sinh mạng sống chúng tôi
Cho những giấc mơ ngột hứng của họ
(Không thể khác - tr.14)
Vậy thì thơ Chát cũng đồng nghĩa của sự thật, một sự thật hết sức phũ phàng như Chát nói là, “ngoài sức tưởng tượng,” bởi xã hội Việt Nam ngày càng phổ biến những chủ nghĩa quái thai lọc lừa, khủng bố đe dọa con người do bàn tay của những “người anh em”. Nhưng họ là ai?
Bìa sách song ngữ “Bài thơ một vần” của Bùi Chát, Lê Ðình Nhất Lang chuyển ngữ. (Hình: NXB Giấy Vụn)
Tôi gặp những người cộng sản
Những người anh em của chúng tôi
Những người làm chúng tôi mất đi ký ức
mất đi tiếng nói bản thân
mất đi những cái thuộc về giá trị
chúng tôi còn sở hữu duy nhất một điều
Nỗi sợ
(Ai? - tr.16)
Cuộc cờ đã thay từ hơn 30 năm trước, mà mấy mươi năm sau đó, những thế hệ lớn theo cha anh dù bị liệt vào phía bên này hay bên kia, đều cùng lớn theo với một nỗi sợ như Chát nói, nó được tượng hình trong thơ Chát một màu đỏ của máu, như một chủ nghĩa hà khắc nhuộm khắp quê hương. Nỗi sợ “màu đỏ” mỗi ngày phình to, đeo ám mà Chát nhắc hoài trong tập:
Tôi đứng trước một ngã tư
Ðèn đỏ ngăn tôi lại
...
Chúng tôi, nhiều thế hệ
Bị giữ lại bởi đèn đỏ
Chúng tôi không cất bước được
Chúng tôi không bay lên được
Giao lộ ở khắp nơi
Không ai có thể vượt qua màu đỏ.
(Ðèn đỏ - tr.24)
“Màu đỏ!” Năm xưa cũng vì một trong mấy câu thơ: “Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ!” mà nhà thơ Trần Dần đã bị đày ải, khốn đốn từ tầng lớp sĩ phu trí thức đọa xuống đáy tầng xã hội, thời người đã dùng “súng và thực phẩm” để hăm dọa. Thì có gì lạ đâu, hôm nay thơ Chát lại viết:
Màu đỏ
Như loài cỏ
ngỡ là chuyện nhỏ
nên không ai dọn bỏ
chúng tôi luôn hốt hoảng nhưng biết làm thế nào!?
(Bài thơ một vần - tr.26)
Ám ảnh khuất lấp thiên thu, một mùa đất trời biểu trưng cho hình ảnh lãng mạn, thơ mộng trong cõi văn chương thi phú, thì trong thơ Chát, đọc thấy choáng:Những cây gì trên đường nào không biết nữa
tự dưng thu về trổ rực hoa đỏ
và chiều nay đương kẹt xe ở đó
(Không đề - tr.)
Con người đang mất máu, cây khô cũng đang mất máu thành sản phẩm của thời Chủ nghĩa Xã hội hoang tưởng. Trong lòng Chát, Mùa Thu thoảng hương Hoa Sữa, đã trở thành một nỗi đau tự bao giờ:
Ðến từ đâu
nồng, tanh. Hoa sữa
...
Trong những bài thơ và những bài hát
Ngợi ca hoa sữa.
Khiến thời gian nực cười
Vẻ lãng mạn tồi tàn
Mùi hoa nhắc nhớ mùa thu đương trị.
(Hoa Sữa - tr. 50)
Ðến đây thì thơ không chỉ là thơ giới hạn của phạm trù văn chương, mà thơ Chát là lời cảnh tỉnh nhân bản của con người trong cơn mê ngủ triền miên. Dậy mà đi thôi, hãy “tháo bỏ các bảng hiệu quảng cáo / Ðường Nguyễn Tất Thành dẫn vào thành phố / Nơi giấc mơ đang được đóng gói / Từ những dây chuyền... / Chủ nghĩa xã hội / Sản phẩm của hoang tưởng... / Này các đồng nghiệp, những người bạn hữu / Chúng ta vẫn là những nhà sản xuất? / Sao không bày bán sản phẩm của mình!!!” (Kinh tế thị trường, tr. 36)
Mà Chát đã đi thật đấy, đi bằng đôi chân của chính mình, Chát đi trước và vượt lên hết nỗi sợ hãi đang tồn tại, để tìm sự sống giữa cõi chết, vì đó là cách duy nhất để-được-tự-do!
Chọn một niềm đau. Mỗi ngày
để sẻ chia với thế giới
Dân tộc này
Chọn một niềm tin. Mỗi ngày
Ðể có mặt trên trái đất
Lãnh thổ này
Chọn một cái chết. Mỗi ngày
Trong con mắt chế độ
Ðể được tự do.
(Sống - tr. 64)
Thơ Chát vì vậy, là lời khẳng định một nhân cách sống của người cầm bút, sĩ phu tri thức, dù tuổi đời thì rất trẻ, đã dám trực diện đương đầu với “hiện thực xã hội chủ nghĩa”:
Anh chị em hãy nhớ:
Chúng ta có mặt nơi đây không phải để khóc
Không phải để cân nhắc
Im lặng
Rồi quay đầu
Chúng ta ở đây để sống
để thể hiện bổn tánh chúng ta.
...
Sợ hãi - không bao giờ là mục đích.
(Hiện thực xã hội chủ nghĩa - tr 70)
Thơ Chát vì vậy, ‘khó cảm’, vì người đọc hôm nay trong hay ngoài nước, sẽ hình dung ra những điều tai ương của một chủ nghĩa, một mô hình xã hội quái thai như một di sản chẳng còn ai muốn kế thừa, dù là những thế hệ Việt Nam trưởng thành sau năm 1975. Ðiều ‘khó cảm’ của thơ Chát, tôi muốn nói chính là ở điểm này, hình tượng trong thơ Chát, khiến cho người đọc khi lần giở từng bài, và sau khi gấp sách lại, “không tượng tượng nổi” rằng, dưới thời xã hội chủ nghĩa, có những điều man rợ đã và đang xảy ra.
Vậy thơ Chát, là thơ hiện thực nhân bản, là tiếng nói nghe thật chát lòng trước nỗi đau chung của đất nước - con người Việt Nam, như trường hợp điển hình của mấy ngày qua có một số anh em thanh niên nhiệt huyết, yêu chuộng tự do hòa bình ở bên nhà, đã bị công an chính quyền vây đánh trọng thương mà không nguyên cớ, chỉ vì thèm chút tự do ngồi với bạn bè, một chút tự do hít thở hương gió Sàigòn-Hà Nội, hay chút tự do yêu chuộng mảnh đất ấm áp dưới chân mình...
Còn ta may mắn ở đây, được tự do nhung nhớ Sàigòn, nhưng vẫn “thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi...” và, “đường chia ly vẫn ngóng tin nhau,” chợt thèm!
“Ðể đêm đêm nhớ về Sài Gòn
Thấy mình vừa trở lại quê hương
Ðã gặp người một trời yêu thương
Cho lòng thêm chút ấm
Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau
Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau
Tình chia trong đêm sầu...”
(Ðêm nhớ về Sài Gòn, Trầm Tử Thiêng)
Ðêm trông tin Nguyễn Lân Thắng nằm viện, ngồi đọc lại thơ Chát, giữa tiếng mưa phương ngoại, bỗng thèm quá ngày trở lại ngồi giữa chiều Sàigòn, tha hồ ngửi chút “Gió Phương Nam”*.
California, 11, 2011
Chú thích:
*"Gió Phương Nam" là nơi có dịp được gặp gỡ học giả Nguyễn Tôn Nhan, là lần sau cùng, và với Chuột, ‘em rể’ của Chuột, cùng Lý Ðợi và Bùi Chát.
(Nguồn: nguoivietblog.com/uyennguyen)
Ðọc thơ Chát ‘khó cảm’, vì thơ không câu chấp, gieo vần theo các thể loại truyền thống lãng mạn phổ thông, nhưng thơ vẫn rất thơ. Ý và từ mỗi bài trong tập luôn ngợi ca giá trị vẻ đẹp cuộc sống;
Bùi Chát. (Hình: Facebook)
Ðọc thơ Chát, tựa như tụng một bài Kinh mà không phải Kinh, bởi vẫn thấy thoáng trong từng âm ngữ, thơ Chát bàng bạc lý Ðạo;
Ðọc thơ Chát, như nghiền ngốn cổ kim triết thuyết siêu hình Ðông-Tây, dù chẳng tân toan đem ẩn ngữ, huyền nghĩa áp đảo mà ta thường thấy nhiều ở những học phái văn chương, của rất nhiều trường hợp, câu cú dù nghe chân phương, khúc chiết như thể Tagore, Haiku...
Vậy thơ Chát là gì? Là thơ Tụng, thơ Mới, thơ cách tân, hay có thể gọi là thơ tân hình thức, thơ thời hậu hiện đại?
Riêng tôi, không nhìn từ mọi hướng của thơ truyền thống lãng mạn hay thơ mới theo nghĩa mới trong thơ hiện đại, mà nhìn trực diện vào sự kiện Chát khéo gieo thành những “Bài Thơ Một Vần,” không có ẩn ngữ, trái lại rành mạch, thì bấy giờ thơ làm người đọc thấm thía với nỗi đau tức khắc, ngay hiện tại, nỗi đau của đại bộ phận dân tộc đang bị chính những “người anh em” ruồng rẫy, đãi bôi:
Những người anh em
Ðã phản bội chúng tôi
Ðã ném chúng tôi vào ngục
Ðã nhuộm đỏ màu da chúng tôi
Ðã hy sinh mạng sống chúng tôi
Cho những giấc mơ ngột hứng của họ
(Không thể khác - tr.14)
Vậy thì thơ Chát cũng đồng nghĩa của sự thật, một sự thật hết sức phũ phàng như Chát nói là, “ngoài sức tưởng tượng,” bởi xã hội Việt Nam ngày càng phổ biến những chủ nghĩa quái thai lọc lừa, khủng bố đe dọa con người do bàn tay của những “người anh em”. Nhưng họ là ai?
Bìa sách song ngữ “Bài thơ một vần” của Bùi Chát, Lê Ðình Nhất Lang chuyển ngữ. (Hình: NXB Giấy Vụn)
Tôi gặp những người cộng sản
Những người anh em của chúng tôi
Những người làm chúng tôi mất đi ký ức
mất đi tiếng nói bản thân
mất đi những cái thuộc về giá trị
chúng tôi còn sở hữu duy nhất một điều
Nỗi sợ
(Ai? - tr.16)
Cuộc cờ đã thay từ hơn 30 năm trước, mà mấy mươi năm sau đó, những thế hệ lớn theo cha anh dù bị liệt vào phía bên này hay bên kia, đều cùng lớn theo với một nỗi sợ như Chát nói, nó được tượng hình trong thơ Chát một màu đỏ của máu, như một chủ nghĩa hà khắc nhuộm khắp quê hương. Nỗi sợ “màu đỏ” mỗi ngày phình to, đeo ám mà Chát nhắc hoài trong tập:
Tôi đứng trước một ngã tư
Ðèn đỏ ngăn tôi lại
...
Chúng tôi, nhiều thế hệ
Bị giữ lại bởi đèn đỏ
Chúng tôi không cất bước được
Chúng tôi không bay lên được
Giao lộ ở khắp nơi
Không ai có thể vượt qua màu đỏ.
(Ðèn đỏ - tr.24)
“Màu đỏ!” Năm xưa cũng vì một trong mấy câu thơ: “Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ!” mà nhà thơ Trần Dần đã bị đày ải, khốn đốn từ tầng lớp sĩ phu trí thức đọa xuống đáy tầng xã hội, thời người đã dùng “súng và thực phẩm” để hăm dọa. Thì có gì lạ đâu, hôm nay thơ Chát lại viết:
Màu đỏ
Như loài cỏ
ngỡ là chuyện nhỏ
nên không ai dọn bỏ
chúng tôi luôn hốt hoảng nhưng biết làm thế nào!?
(Bài thơ một vần - tr.26)
Ám ảnh khuất lấp thiên thu, một mùa đất trời biểu trưng cho hình ảnh lãng mạn, thơ mộng trong cõi văn chương thi phú, thì trong thơ Chát, đọc thấy choáng:Những cây gì trên đường nào không biết nữa
tự dưng thu về trổ rực hoa đỏ
và chiều nay đương kẹt xe ở đó
(Không đề - tr.)
Con người đang mất máu, cây khô cũng đang mất máu thành sản phẩm của thời Chủ nghĩa Xã hội hoang tưởng. Trong lòng Chát, Mùa Thu thoảng hương Hoa Sữa, đã trở thành một nỗi đau tự bao giờ:
Ðến từ đâu
nồng, tanh. Hoa sữa
...
Trong những bài thơ và những bài hát
Ngợi ca hoa sữa.
Khiến thời gian nực cười
Vẻ lãng mạn tồi tàn
Mùi hoa nhắc nhớ mùa thu đương trị.
(Hoa Sữa - tr. 50)
Ðến đây thì thơ không chỉ là thơ giới hạn của phạm trù văn chương, mà thơ Chát là lời cảnh tỉnh nhân bản của con người trong cơn mê ngủ triền miên. Dậy mà đi thôi, hãy “tháo bỏ các bảng hiệu quảng cáo / Ðường Nguyễn Tất Thành dẫn vào thành phố / Nơi giấc mơ đang được đóng gói / Từ những dây chuyền... / Chủ nghĩa xã hội / Sản phẩm của hoang tưởng... / Này các đồng nghiệp, những người bạn hữu / Chúng ta vẫn là những nhà sản xuất? / Sao không bày bán sản phẩm của mình!!!” (Kinh tế thị trường, tr. 36)
Mà Chát đã đi thật đấy, đi bằng đôi chân của chính mình, Chát đi trước và vượt lên hết nỗi sợ hãi đang tồn tại, để tìm sự sống giữa cõi chết, vì đó là cách duy nhất để-được-tự-do!
Chọn một niềm đau. Mỗi ngày
để sẻ chia với thế giới
Dân tộc này
Chọn một niềm tin. Mỗi ngày
Ðể có mặt trên trái đất
Lãnh thổ này
Chọn một cái chết. Mỗi ngày
Trong con mắt chế độ
Ðể được tự do.
(Sống - tr. 64)
Thơ Chát vì vậy, là lời khẳng định một nhân cách sống của người cầm bút, sĩ phu tri thức, dù tuổi đời thì rất trẻ, đã dám trực diện đương đầu với “hiện thực xã hội chủ nghĩa”:
Anh chị em hãy nhớ:
Chúng ta có mặt nơi đây không phải để khóc
Không phải để cân nhắc
Im lặng
Rồi quay đầu
Chúng ta ở đây để sống
để thể hiện bổn tánh chúng ta.
...
Sợ hãi - không bao giờ là mục đích.
(Hiện thực xã hội chủ nghĩa - tr 70)
Thơ Chát vì vậy, ‘khó cảm’, vì người đọc hôm nay trong hay ngoài nước, sẽ hình dung ra những điều tai ương của một chủ nghĩa, một mô hình xã hội quái thai như một di sản chẳng còn ai muốn kế thừa, dù là những thế hệ Việt Nam trưởng thành sau năm 1975. Ðiều ‘khó cảm’ của thơ Chát, tôi muốn nói chính là ở điểm này, hình tượng trong thơ Chát, khiến cho người đọc khi lần giở từng bài, và sau khi gấp sách lại, “không tượng tượng nổi” rằng, dưới thời xã hội chủ nghĩa, có những điều man rợ đã và đang xảy ra.
Vậy thơ Chát, là thơ hiện thực nhân bản, là tiếng nói nghe thật chát lòng trước nỗi đau chung của đất nước - con người Việt Nam, như trường hợp điển hình của mấy ngày qua có một số anh em thanh niên nhiệt huyết, yêu chuộng tự do hòa bình ở bên nhà, đã bị công an chính quyền vây đánh trọng thương mà không nguyên cớ, chỉ vì thèm chút tự do ngồi với bạn bè, một chút tự do hít thở hương gió Sàigòn-Hà Nội, hay chút tự do yêu chuộng mảnh đất ấm áp dưới chân mình...
Còn ta may mắn ở đây, được tự do nhung nhớ Sàigòn, nhưng vẫn “thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi...” và, “đường chia ly vẫn ngóng tin nhau,” chợt thèm!
“Ðể đêm đêm nhớ về Sài Gòn
Thấy mình vừa trở lại quê hương
Ðã gặp người một trời yêu thương
Cho lòng thêm chút ấm
Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau
Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau
Tình chia trong đêm sầu...”
(Ðêm nhớ về Sài Gòn, Trầm Tử Thiêng)
Ðêm trông tin Nguyễn Lân Thắng nằm viện, ngồi đọc lại thơ Chát, giữa tiếng mưa phương ngoại, bỗng thèm quá ngày trở lại ngồi giữa chiều Sàigòn, tha hồ ngửi chút “Gió Phương Nam”*.
California, 11, 2011
Chú thích:
*"Gió Phương Nam" là nơi có dịp được gặp gỡ học giả Nguyễn Tôn Nhan, là lần sau cùng, và với Chuột, ‘em rể’ của Chuột, cùng Lý Ðợi và Bùi Chát.