Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

MỘt Vài CẢm NghĨ Nhân ĐỌc LẠi TiỂu ThuyẾt CỦa HỒ BiỂu Chánh

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • MỘt Vài CẢm NghĨ Nhân ĐỌc LẠi TiỂu ThuyẾt CỦa HỒ BiỂu Chánh



    Trần Hữu Tá

    Năm 1985, giới văn học chúng ta đã quên không làm một việc nhiều ý nghĩa: Kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Hồ Biểu Chánh hết sức quen thuộc với nhiều thế hệ người đọc Việt Nam - đặc biệt là người đọc phía Nam Tổ quốc. Cuộc sống vất vả, lắm việc hôm nay khiến có nhiều điều chúng ta không phải với cha ông và do đó vô hình trung chúng ta lại làm nghèo đi cái gia tài văn hóa vốn đã không thật giàu có của dân tộc. Để làm phong phú cuộc sống tinh thần của những người Việt Nam đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, tác phẩm của những nhà văn tiền bối như Hồ Biểu Chánh, vẫn còn có ích lắm.

    Tính đến nay Hồ Biểu Chánh đã qua đời đúng ba mươi năm - khoảng thời gian ấy đã đủ để chúng ta nghĩ một cách công bằng về nhà văn đã khuất. Ta không quên con người xã hội - chính trị của ông - một Hồ Văn Trung Đốc phủ sứ (1936 - 1941) một Hồ Văn Trung nghị viên Hội Đồng Liên Bang Đông Dương kiêm Phó đốc lý Sài Gòn (1941 - 1942) và thật đáng phàn nàn, dù đã sống qua những ngày đầu Cách Mạng tháng Tám, vẫn còn có một Hồ Văn Trung cố vấn cái gọi là "Chính phủ Nam kỳ tự trị" - một chính phủ bù nhìn, một sản phẩm đẻ non nắm vội của Thực dân Pháp trong những ngày đầu chúng quay lại nước ta và nổ súng gây hấn.

    Trong lĩnh vực chính trị, ông đã đi những bước đi lầm lạc đáng trách. Thế nhưng, ta cũng không quên những sự thật khác. Ông luôn giữ cho mình một nếp sống giản dị, thanh bạch. Và thật đáng quý, bằng sức lao động cần mẫn ngay cả trong ba mươi lăm năm hoạt động trên chính trường, ông đã không ngừng sáng tạo nghệ thuật. Chỉ riêng khối lượng tác phẩm ông để lại cũng làm chúng ta kinh ngạc: 134 cuốn dài ngắn khác nhau và rất đa dạng về mặt thể loại.

    Xin hãy hình dung lại: Trên cánh đồng văn chương chữ quốc ngữ còn hoang hóa hồi đầu thế kỷ, chàng lực điền Hồ Biểu Chánh đã cày bừa chăm chỉ biết bao! Ông thử sức trong thơ. Ba tập Hồ Biểu Chánh thi văn (di cảo) là một minh chứng. Ông viết tuồng hát khá nhiều vở như: Vì nghĩa quên nhà, Toại chí bình sinh, Tình anh em ... đã được công diễn ở nhiều nơi thuộc Nam Bộ. Nhà văn cũng đã hoạt động tích cực trong lĩnh vực khảo cứu, phê bình. Tổng cộng ông có tới 23 cuốn viết về văn học, chíng trị, lịch sử, tôn giáo, luân lý.

    Thế nhưng, trước kia cũng như hiện nay, người ta chỉ nhớ đến nhà tiểu thuyết Hồ Biều Chánh. Cho đến năm 1958 năm ông qua đời khi ông đã 73 tuổi đời và 50 tuổi văn, dù mắc bệnh đau tim nặng, thầy thuốc cấm viết, con cháu van nài nghỉ viết. Hồ Biểu Chánh vẫn tranh thủ "viết lén", viết lúc cả nhà đi vắng hoặc khi mọi người đã ngủ say. Khi nhà văn từ trần, thật là cảm động, người ta thấy bản thảo tập tiểu thuyết thứ 65 đang viết dở dang của ông còn đặt trên bàn giấy.

    Đó là kết quả của cả quá trình tích lũy vốn sống của ông qua nhiều năm ở nhiều địa phương, từ Gò Công, Mỹ Tho, đến Cà Mau, Long Xuyên. Đó cũng là kết quả của một quá trình không ngừng học hỏi từ thuở thanh niên. Để có một vốn ngôn nhữ giàu có và chính xác, ông học qua báo chí sách vở đương thời và dành ba năm để nghiên cứu nghiêm chỉnh các sách Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử. Để trang bị cho mình một kỹ thuật viết chững chạc, ông đã đọc kỹ về Tình sử, Kim cổ kỳ quan, Kim cổ kỳ văn, của Trung Quốc đến vô số những tác phẩm nổi tiếng của Pháp.

    Thế nhưng, trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, điều kiện chủ yếu để nhà văn được người đọc đón nhận nhiệt tình và tác phẩm của họ chịu đựng được thử thách của thời gian là yếu tố chất lượng, là tiếng nói riêng không thể thay thế của họ trong văn đàn nói chung. Số người có cái may mắn đó không nhiều, bởi lẽ thời gian càng qua đi, sự sàng lọc thải loại càng lạnh lùng nghiêm khắc. Hồ Biểu Chánh thuộc số ít người đã và sẽ còn đứng được lâu dài trong lòng người đọc. Vượt qua được những bước đầu chập chững nhưng đáng trân trọng của Nguyễn Trọng Quản (với Thầy La-za-rô Phiền), của Trần Thiên Trung - tức Gil-be Trần Chánh Chiếu (với Hoàng Tố Anh hàm oan), của Trương Duy Toản (với Phan Yên Ngoại sử ). Hồ Biểu Chánh đã góp phần tích cực vào việc chuyển giai đoạn cho tiểu thuyết nói riêng cho văn học dân tộc nói chung. Trong những năm hai mươi của thế kỷ chúng ta đang sống, văn học dân tộc ta đã thật sự chuyển sang giai đọan hiện đại, xét cả về tư tưởng chính trị và tư tưởng thẩm mỹ. Tác phẩm của ông bắt đầu từ đời thường của các tầng lớp nhân dân. Thật là thú vị, nếu làm thống kê thế giới nhân vật trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh. Đủ các hạng người, đủ loại nhân vật, cao sang quyền quý có, thấp cổ bé họng có, thành thị có và những người của nông thôn dân dã lại nhiều hơn. Tất cả đã hoạt động, nói cười, buồn vui, hờn giận trên địa bàn Nam Bộ - ở Gò Công quê ông, ở Sài Gòn, Mỹ Tho nơi ông học hành, ở Cà Mau, Long Xuyên nơi ông làm việc nhiều năm. Cảnh trí, con người , phong tục tạp quán, lời ăn tiếng nói ... tất cả đều thắm đậm sắc thái Nam Bộ, không thể lẫn với vùng quê nào khác ở đất nước ta.

    Ta có thể thấy hiện tượng đặc sắc này ngay cả ở những cuốn ông "Việt hóa" tác phẩm nước ngoài. Dù là ở Ý, ở Pháp hoặc ở phương trời Châu Âu xa lạ nào trong các tác phẩm của V.Hu-gô và A. Dumas, của H. Malot và A.Thơ-ri-ê, nhưng qua sự cảm thụ tinh tế của Hồ Biểu Chánh và khả năng phóng tác tài hoa của ông, những Cay đắng mùi đời, Chúa tàu Kim Quy, Ngọn cỏ gió đùa ...vẫn có sắc thái riêng, có giá trị riêng. Người đọc vẫn cứ ngỡ là gặp ở đây những vùng đất Nam Bộ, sống lại không khí một thời của vùng đất này với những con người chất phác trung thực, hiền lương đã đổ mồ hôi và máu trên các miệt đồng, các kênh rạch đồng bằng sông Cửu Long.

    Có người nhận xét nhiều tác phẩm của Hồ Biểu Chánh vẫn viết theo lối cũ, nhiều cốt truyện của ông cơ bản vẫn như cũ, văn có nhiều lúc thiếu công phu tu sức thẩm mỹ và kết thúc tác phẩm thường là "Thiện ác đáo đầu chung hữu báo". Chúng ta cần suy nghĩ về những ý kiến đó. Nhưng trước tiên và chủ yếu, xin hãy lưu ý đến những nét đặc sắc của tác phẩm ông. Nhân vật trong những tác phẩm thành công nhất của Hồ Biểu Chánh đã là những tính cách xã hội, không bị gò theo quan điểm đạo đức chủ quan. Bề dầy của số phận nhiều nhân vật đã làm rõ quan điểm nhân đạo đáng quý của tác giả. Cái ác cái xấu, cái phi luân luôn bị phê phán nghiêm khắc và nhịp đập của trái tim nhà văn dường như đã hòa nhịp với nhịp đập con tim của những người bị đọa đày, bất hạnh. Có thể coi ông là nhà văn của nông dân Nam Bộ, của lòng mong muốn xác lập một mặt bằng nhân ái cho cuộc sống hàng ngày.

    Chính những điểm mạnh này đã tạo điều kiện để nhiều tác phẩm của ông đã được in lại nhiều lần trước đây và khiến chúng ta yên tâm khi đặt vấn đề tái bản một số tác phẩm tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh.

    Là một người nghiên cứu văn học, chúng tôi đánh giá cao chủ trương của Nhà xuất bản Tổng hợp Tiền Giang trong việc khôi phục lại những giá trị văn học chân chính cũ. Nhất định cuốn "Ngọn cỏ gió đùa" hiện các bạn đang có trong tay và một số cuốn khác của Hồ Biểu Chánh, mà nhà xuất bản đang và sẽ tiếp tục ấn hành sẽ giúp chúng ta khám phá thêm vẻ đẹp của văn mạch phương Nam và sức sống văn học kỳ diệu của quá khứ dân tộc.

    Tháng 04 năm 1988
    TRẦN HỮU TÁ

    -----------

    Nguồn: quyển “Ngọn cỏ gió đùa”, do NXB Tổng hợp Tiền Giang tái bản năm 1988

  • #2
    Hồ Biểu Chánh - Nhà tiểu thuyết đại tài
    Lẹp chai, nhà nghèo, sún răng. Có ai cho tui tiền đi nha sỹ hông???????:thank: :welcome: :yes:

    Comment


    • #3
      Nguyên Văn Bài Viết Của Tí sún
      Hồ Biểu Chánh - Nhà tiểu thuyết đại tài
      E hỏng bằng Tí Sún

      Comment

      Working...
      X