Tình khúc Ơ Bai
Sáng Tác: NS Trịnh Công Sơn.
Lời:
Tôi đi bằng nhịp điệu
Một hai ba bốn năm
Em đi bằng nhịp điệu
Sáu bảy tám chín mười
Ta đi bằng nhịp điệu
Nhịp điệu không giống nhau,
Ta đi bằng nhịp điệu
Nhịp điệu sao khác màu
Sông cạn, đá mòn
Sông cạn, đá mòn
Làm sao ta gặp,
Làm sao ta gặp được nhau
Ơ bai í à í á
Ơ bai í à a á
Ơ bai i à a á
Ơ bai i à a a á
Nghe “Hạ Trắng” giữa một ngày mưa; nghe “Chìm Dưới Cơn Mưa” giữa một buổi trưa nắng biển; nghe “trời cao đất rộng” rồi “một mình tôi đi” trong lúc xe tôi còn kẹt lại trong hàng trăm chiếc xe giờ tan sở…cảm giác thèm được nhìn một con đường dốc thoải dài mà một nửa là bóng mát và một nửa là ánh nắng lại đến…Ở con đường đó, tôi thường rơi vào một thái độ đơn giản nhưng lẫn lộn với bất cứ sự việc gì xảy ra trong đời sống, dù là “những tín hiệu bé nhỏ nhất”. Tôi đã hiểu rằng “một người nông dân cũng đáng kính như một VIP” và có thể “cảm nhận được sự nhỏ nhoi, hữu hạn của mình trong vũ trụ nhưng vẫn có đủ niềm tin để sống tốt.” Và đơn giản thôi, nhạc Trịnh Công Sơn là con đường mà tôi vừa kể - một con đường có cả ánh nắng chói chang và bóng râm; có khổ đau và hạnh phúc; có gồng ghềnh và bình an; có những sáng và những tối; có cho và nhận!
Và không ai mà nghe nhạc Trịnh Công Sơn mà không gần gũi với sự vận chuyển của Khánh Ly chứ? Từ lâu lắm và mãi cho đến bây giờ, Khánh Ly một phong cách nghiêm túc và duy nhất với “con đường Trịnh” kia: mộc, giản dị, chân thành, tấm-lòng-tính! Hát như trút lòng và như nói hết những niềm vui, nỗi buồn - cứ tưởng là từ một người thân trong gia đình đang trò truyện với một người thân khác! Và chỉ như thế thôi – theo tôi – đó là sự thành công của Khánh Ly.
Khánh Ly bảo mọi người hãy nghe hoặc hát lại “Tình Khúc Ơ-Bai” của Trịnh đấy! Chẳng hiểu tại sao nhưng thử nghe nhé, và sau khi đọc cuộc phỏng vấn ngắn dưới đây, chúng ta sẽ rõ ràng hơn.
Cuộc phỏng vấn này, thực hiện trước bốn ngày của đêm nhạc “Phúc Âm Buồn Của Trịnh” tại Campbell Heritage Theater (1 West Campbell Avenue) vào Chủ Nhật lúc 4:00 p.m. ngày 9 tháng 4 năm 2006 do Cát Anh Entertainment tổ chức. Khánh Ly và Cẩm Vân (một giọng ca được đông đảo khán thính giả công nhận rằng trình bày nhạc Trịnh rất thành công và riêng biệt) sẽ xuất hiện với hoạ sĩ Trịnh Cung (hoạ sĩ dẫn chuyện trong chương trình) và toàn thể các bạn trẻ nhạc sĩ, ca sĩ nhóm The Friends. Vui khi biết đã nhiều người đang có vé trên tay. Còn giới hạn một số vé đang bày bán tại Quảng Đà Restaurant 408-297-3402 hoặc Hương Giang Music 408-274-8007. Đêm nhạc có một không hai tại San Jose sẽ rất cần nhiều cảm xúc từ phía đông đảo quý khán thính giả!
Sau đây là cuộc trò chuyện:
Nhạc Trịnh Công Sơn cho riêng cá nhân Khánh Ly được những gì?
Khánh Ly: Cho tôi tất cả!
Lần cuối cùng Khánh Ly gặp Trịnh Công Sơn khi nào? Kể lại nhé cảm xúc và câu chuyện gặp gỡ ấy!
Khánh Ly: Tôi về thăm anh Sơn vào một buổi sáng tháng 5 năm 2000. Chỉ gặp ngắn ngủi một buổi sáng để nói với nhau những buồn vui cuộc sống thôi vì lúc đó anh Sơn khá bận rộn. Buổi tối về thì tôi đã đi thăm Hồng Vân, Lan Ngọc rồi quay về nơi trọ. Khoảng thời gian đó, tôi linh cảm là anh Sơn đã không được khoẻ và linh cảm đó dẫn đến một linh cảm không vui khác: linh cảm của việc anh ra đi không xa.
Theo Khánh Ly, sự khác biệt của nhạc Trịnh trước và sau 1975 là những gì? Khi trình bày những sự khác biệt ấy, Khánh Ly đáp ứng như thế nào?
Khánh Ly: Trước và sau 1975, nhạc Trịnh có sự khác biệt – đó là sự diễn giải một cách khác nhau từ phía người viết và người cảm nhận. Trước 75, đó là những tình ca dành cho tuổi đôi mươi, nhẹ nhàng mới lớn. Sau 75, cũng là tình ca nhưng lại chất chứa, lại đằm thắm, đau đớn và có cả cay đắng, nỗi niềm…Người ta có thể hiểu theo sự suy nghĩ của riêng họ. Với tôi, cả hai đều hay cả - đều bàng bạc. Trước đây, tôi đã hát Trịnh trong tâm trạng thảnh thơi, yên ả và bây giờ, tâm trạng là của một người từng trải nhiều điều cay đắng.
Ngày 1 tháng 4 năm 2001, khi nghe tin Trịnh Công Sơn mất, Khánh Ly đã có cảm giác gì?
Khánh Ly: Ngạc nhiên thì không ngạc nhiên! Nhưng cái tin này đã là một điều mất mát mạnh mẽ hệt như một trận động đất ghê ghớm nhất đối với tôi lúc đó và mãi mãi. Và đã hơn 5 năm qua, nhạc Trịnh Công Sơn đã luôn cùng tôi hát lên những ngậm ngùi, xót xa, cay đắng, oan khiên. Sau này cũng chắc là như thế thôi…
Dùng một bài hát để nói lên cái ngậm ngùi, xót xa, cay đắng, oan khiên mà Khánh Ly vừa chia sẻ, Khánh Ly sẽ chọn bài hát nào?
Khánh Ly: Khi rảnh, mời quý vị nghe hoặc hát lại “Tình Khúc Ơ-Bai” đi!
Quý vị sẽ nhận ra phần nào điều tôi nói! “Ơ-Bai” nghĩa là “không được đâu”. Đời sống này có quá nhiều “nhịp điệu không giống nhau” dù cho sông có cạn, đá có mòn, mãi mãi cũng…không gặp được nhau đâu. Bài hát của Trịnh bảo mọi người như thế!
Cùng với Cẩm Vân, Hoạ Sĩ Trịnh Cung, các bạn nhạc sĩ – ca sĩ trẻ Nhóm The Friends, mong là Khánh Ly sẽ làm được một “nhịp điệu giống nhau.” Để cái “không được đâu” sẽ trở thành “có thể”…Tất cả sẽ diễn ra trên con đường cùng một lúc có nắng chói chang và bóng râm kia – nơi có cả “Phúc Âm Buồn Của Trịnh” - một buổi nhạc Trịnh Công Sơn đúng nghĩa.
Đại Dương
(Orange County, 4/4/2006)
Sáng Tác: NS Trịnh Công Sơn.
Lời:
Tôi đi bằng nhịp điệu
Một hai ba bốn năm
Em đi bằng nhịp điệu
Sáu bảy tám chín mười
Ta đi bằng nhịp điệu
Nhịp điệu không giống nhau,
Ta đi bằng nhịp điệu
Nhịp điệu sao khác màu
Sông cạn, đá mòn
Sông cạn, đá mòn
Làm sao ta gặp,
Làm sao ta gặp được nhau
Ơ bai í à í á
Ơ bai í à a á
Ơ bai i à a á
Ơ bai i à a a á
Nghe “Hạ Trắng” giữa một ngày mưa; nghe “Chìm Dưới Cơn Mưa” giữa một buổi trưa nắng biển; nghe “trời cao đất rộng” rồi “một mình tôi đi” trong lúc xe tôi còn kẹt lại trong hàng trăm chiếc xe giờ tan sở…cảm giác thèm được nhìn một con đường dốc thoải dài mà một nửa là bóng mát và một nửa là ánh nắng lại đến…Ở con đường đó, tôi thường rơi vào một thái độ đơn giản nhưng lẫn lộn với bất cứ sự việc gì xảy ra trong đời sống, dù là “những tín hiệu bé nhỏ nhất”. Tôi đã hiểu rằng “một người nông dân cũng đáng kính như một VIP” và có thể “cảm nhận được sự nhỏ nhoi, hữu hạn của mình trong vũ trụ nhưng vẫn có đủ niềm tin để sống tốt.” Và đơn giản thôi, nhạc Trịnh Công Sơn là con đường mà tôi vừa kể - một con đường có cả ánh nắng chói chang và bóng râm; có khổ đau và hạnh phúc; có gồng ghềnh và bình an; có những sáng và những tối; có cho và nhận!
Và không ai mà nghe nhạc Trịnh Công Sơn mà không gần gũi với sự vận chuyển của Khánh Ly chứ? Từ lâu lắm và mãi cho đến bây giờ, Khánh Ly một phong cách nghiêm túc và duy nhất với “con đường Trịnh” kia: mộc, giản dị, chân thành, tấm-lòng-tính! Hát như trút lòng và như nói hết những niềm vui, nỗi buồn - cứ tưởng là từ một người thân trong gia đình đang trò truyện với một người thân khác! Và chỉ như thế thôi – theo tôi – đó là sự thành công của Khánh Ly.
Khánh Ly bảo mọi người hãy nghe hoặc hát lại “Tình Khúc Ơ-Bai” của Trịnh đấy! Chẳng hiểu tại sao nhưng thử nghe nhé, và sau khi đọc cuộc phỏng vấn ngắn dưới đây, chúng ta sẽ rõ ràng hơn.
Cuộc phỏng vấn này, thực hiện trước bốn ngày của đêm nhạc “Phúc Âm Buồn Của Trịnh” tại Campbell Heritage Theater (1 West Campbell Avenue) vào Chủ Nhật lúc 4:00 p.m. ngày 9 tháng 4 năm 2006 do Cát Anh Entertainment tổ chức. Khánh Ly và Cẩm Vân (một giọng ca được đông đảo khán thính giả công nhận rằng trình bày nhạc Trịnh rất thành công và riêng biệt) sẽ xuất hiện với hoạ sĩ Trịnh Cung (hoạ sĩ dẫn chuyện trong chương trình) và toàn thể các bạn trẻ nhạc sĩ, ca sĩ nhóm The Friends. Vui khi biết đã nhiều người đang có vé trên tay. Còn giới hạn một số vé đang bày bán tại Quảng Đà Restaurant 408-297-3402 hoặc Hương Giang Music 408-274-8007. Đêm nhạc có một không hai tại San Jose sẽ rất cần nhiều cảm xúc từ phía đông đảo quý khán thính giả!
Sau đây là cuộc trò chuyện:
Nhạc Trịnh Công Sơn cho riêng cá nhân Khánh Ly được những gì?
Khánh Ly: Cho tôi tất cả!
Lần cuối cùng Khánh Ly gặp Trịnh Công Sơn khi nào? Kể lại nhé cảm xúc và câu chuyện gặp gỡ ấy!
Khánh Ly: Tôi về thăm anh Sơn vào một buổi sáng tháng 5 năm 2000. Chỉ gặp ngắn ngủi một buổi sáng để nói với nhau những buồn vui cuộc sống thôi vì lúc đó anh Sơn khá bận rộn. Buổi tối về thì tôi đã đi thăm Hồng Vân, Lan Ngọc rồi quay về nơi trọ. Khoảng thời gian đó, tôi linh cảm là anh Sơn đã không được khoẻ và linh cảm đó dẫn đến một linh cảm không vui khác: linh cảm của việc anh ra đi không xa.
Theo Khánh Ly, sự khác biệt của nhạc Trịnh trước và sau 1975 là những gì? Khi trình bày những sự khác biệt ấy, Khánh Ly đáp ứng như thế nào?
Khánh Ly: Trước và sau 1975, nhạc Trịnh có sự khác biệt – đó là sự diễn giải một cách khác nhau từ phía người viết và người cảm nhận. Trước 75, đó là những tình ca dành cho tuổi đôi mươi, nhẹ nhàng mới lớn. Sau 75, cũng là tình ca nhưng lại chất chứa, lại đằm thắm, đau đớn và có cả cay đắng, nỗi niềm…Người ta có thể hiểu theo sự suy nghĩ của riêng họ. Với tôi, cả hai đều hay cả - đều bàng bạc. Trước đây, tôi đã hát Trịnh trong tâm trạng thảnh thơi, yên ả và bây giờ, tâm trạng là của một người từng trải nhiều điều cay đắng.
Ngày 1 tháng 4 năm 2001, khi nghe tin Trịnh Công Sơn mất, Khánh Ly đã có cảm giác gì?
Khánh Ly: Ngạc nhiên thì không ngạc nhiên! Nhưng cái tin này đã là một điều mất mát mạnh mẽ hệt như một trận động đất ghê ghớm nhất đối với tôi lúc đó và mãi mãi. Và đã hơn 5 năm qua, nhạc Trịnh Công Sơn đã luôn cùng tôi hát lên những ngậm ngùi, xót xa, cay đắng, oan khiên. Sau này cũng chắc là như thế thôi…
Dùng một bài hát để nói lên cái ngậm ngùi, xót xa, cay đắng, oan khiên mà Khánh Ly vừa chia sẻ, Khánh Ly sẽ chọn bài hát nào?
Khánh Ly: Khi rảnh, mời quý vị nghe hoặc hát lại “Tình Khúc Ơ-Bai” đi!
Quý vị sẽ nhận ra phần nào điều tôi nói! “Ơ-Bai” nghĩa là “không được đâu”. Đời sống này có quá nhiều “nhịp điệu không giống nhau” dù cho sông có cạn, đá có mòn, mãi mãi cũng…không gặp được nhau đâu. Bài hát của Trịnh bảo mọi người như thế!
Cùng với Cẩm Vân, Hoạ Sĩ Trịnh Cung, các bạn nhạc sĩ – ca sĩ trẻ Nhóm The Friends, mong là Khánh Ly sẽ làm được một “nhịp điệu giống nhau.” Để cái “không được đâu” sẽ trở thành “có thể”…Tất cả sẽ diễn ra trên con đường cùng một lúc có nắng chói chang và bóng râm kia – nơi có cả “Phúc Âm Buồn Của Trịnh” - một buổi nhạc Trịnh Công Sơn đúng nghĩa.
Đại Dương
(Orange County, 4/4/2006)
Comment