Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Nguyễn Vỹ và dòng thơ hai chữ

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyễn Vỹ và dòng thơ hai chữ

    Vài nét về Nguyễn Vỹ

    NGUYỄN VỸ
    (1910 - 1971)


    Nguyễn Vỹ sinh năm 1912 tại làng Tân-hội (sau đổi là Tân-phong, năm 1945 lại đổi là Phổ-phong), huyện Ðức-phổ, tỉnh Quãng-ngãi .

    Ông đã từng theo học tại trường Trung học Pháp-Việt ở Qui-nhơn 1924-1927, rồi phải gián đoạn vì tham gia các cuộc vận động chống thực dân, sau đó ông ra Bắc theo học ban tú tài tại Hà Nội.

    Năm 1934, ông xuất bản tập thơ đầu tiên, gồm độ 30 bài thơ Việt và thơ Pháp. Từ đó ông cộng tác với các báo chính trị và văn nghệ ở Hà-nội. Năm 1937, Nguyễn Vỹ sáng lập tờ báo Việt-Pháp lấy tên là Le Cygne tức Bạch Nga. Báo này ngoài Nguyễn Vỹ còn có nhà văn tên tuổi Trương Tửu cộng tác. Le Cygne là cơ quan cách mạng, chính trị, xã hội, văn nghệ. Trên báo này Nguyễn Vỹ có viết nhiều bài công kích Chính-phủ Bảo-hộ, chỉ trích đường lối cai trị của người Pháp. Chính vì lẽ đó mà Le Cygne bị đóng cửa, rút giấy phép vĩnh viễn, Pháp kết án ông là thành phần bất hảo, nguy hiểm cho Chính-phủ Bảo-hộ, và ghép vào tội “phá rối trị an và phá hoại nền an ninh quốc gia”. Kết quả : ông bị tòa án thực dân tuyên phạt 6 tháng tù và 3000 quan tiền phạt.

    Mãn tù, năm 1939, thế chiến thứ hai bùng nổ, Pháp thất trận, quân Nhật chiếm Việt Nam; không thua gì quân Pháp, Nhật-bản đặt chế độ độc tài cai trị; Nguyễn Vỹ quay lại tranh đấu chống Nhật, ông dùng ngòi bút _một khí giới muôn đời của kẻ sĩ _ cho xuất bản hai quyển sách chống chế độ quân phiệt Nhật-bản đó là :
    _ Kẻ thù là Nhật-bản
    _ Cái họa Nhật-bản.
    Lần nầy cũng như lần trước, Nguyễn Vỹ bị quân Nhật bắt giam tại ngục Trà-khê ( sau này trong tạp chí phổ thông bộ mới, Nguyễn Vỹ có kể lại những ngày sống trong ngục Trà-khê với tựa bài “ Người tù 69”).
    Năm 1945, thế chiến thứ hai chấm dứt, Nguyễn Vỹ ra khỏi tù, sáng lập tờ báo Tổ quốc tại Sài-gòn, trong ấy có những bài công kích chính quyền đương thời nên chỉ ít lâu sau, báo Tổ quốc bị đóng cửa.

    Sau đấy, Nguyễn Vỹ lại cho ra tờ Dân chủ xuất bản ở Ðà Lạt, chống chính sách quân chủ lập hiến của Bảo Ðại. Sống chẳng bao lâu, báo Dân chủ cũng chung số phận với báo Tổ quốc.

    Ðến năm 1952, một nhật báo khác cũng do NguyễnVỹ chủ trương là tờ Dân ta, ra đời để rồi sống chỉ được một thời gian, cuối cùng cũng bị đóng cửa như các tờ báo trước của ông.
    Mãi đến năm 1958, ông đứng ra chủ trương bán nguyệt san Phổ thông, chú trọng về nghệ thuật và văn học, tạp chí này được kể là có nhiều uy tín đối với làng báo miền Nam.

    Năm 1936, Nguyễn Vỹ được Hội-đồng Quân-nhân Cách-mạng mời tham gia Hội-đồng Nhân-sĩ Quốc-gia với tính cách trọng tài và cố vấn cho chính quyền đương thời, nhưng chỉ ít lâu sau ông rút lui. Trong khoảng thời gian này ông được phép tái bản nhật báo Dân ta ( bộ mới) nhưng đến năm 1965 cũng lại bị đóng cửa và từ 1967 Nguyễn Vỹ chỉ còn chủ trương tạp chí Phổ-thông mà thôi.

    Vào giữa năm 1962, Nguyễn Vỹ cho xuất bản tập thơ Hoang vu.

    Về tác phẩm của Nguyễn Vỹ gồm có :

    _ Tập thơ đầu (cả Việt lẫn Pháp) xuất bản năm 1934 tại Hà Nội.

    _ Grandeurs et sevitudes de Nguyễn Văn Nguyên xuất bản năm 1937, Hà Nội.

    _ Ðứa con hoang (tiểu thuyết) xuất bản 1931, Hà Nội.

    _ Cái họa Nhật-bản (biên khảo) xuất bản năm 1947, Hà Nội.

    _ Devant le drame fraco – vietnamien xuất bản năm 1947, Sài Gòn.

    _ Hai thiêng liêng (tuyểu thuyết) xuất bản năm 1956, Sài Gòn.

    _ Chiếc áo cưới màu hồng (tiểu thuyết) xuât bản năm 1956.

    _ Giây bí rợ (tiểu thuyết) xuất bản năm 1956.

    _ Hoang-vu ( thơ ) xuất bản năm 1962.

    _ Mồ hôi nước mắt (tiểu thuyết) xuất bản năm 1966.

    _ Thơ lên ruột (về những bài thơ trào phúng về thế sự đã đăng lên tạp chí phổ thông và nhật báo Dân ta).

    _ Lội ngược (tiểu thuyết)

    _ Người tù 69 (hồi ký)

    _ Tuấn, chàng trai nước Việt (biên khảo), v.v…

    Năm 1964, trong tạp chí Phổ thông, Nguyễn Vỹ mở lại tập thơ Tao đàn Bạch Nga - một lối thơ mà Nguyễn Vỹ trước đây đã bị một số người chống đối.

    Ngoài ra, Nguyễn Vỹ còn viết nhiều bài báo thuộc văn học, nghệ thuật, khoa học trên tạp chí Phổ thông cũng như vài báo khác ở Thủ-đô mang nhiều bút hiệu khác nhau : Diệu-Huyền, Tân-Phong, Tân-Trí.

  • #2
    Một bài thơ hai chữ :

    Sương rơi

    Sương rơi
    Nặng trĩu
    Trên cành
    Dương liễu ...
    Nhưng hơi
    Gió bấc
    Lạnh lùng
    Hắt hiu
    Thấm vào
    Em ơi
    Trong lòng
    Hạt sương
    Thành một
    Vết thương
    Rồi hạt
    Sương trong
    Tan tác
    Trong lòng
    Tả tơi
    Em ơi !
    Từng giọt
    Thánh thót
    Từng giọt
    Điêu tàn
    Trên nấm
    Mồ hoang !...
    Rơi sương
    Cành dương
    Liễu ngã
    Gió mưa
    Tơi tả
    Từng giọt,
    Từng giọt.
    Tơi bời
    Mưa rơi,
    Gió rơi,
    Lá rơi,
    Em ơi !

    (1935)

    Comment


    • #3
      Nguyễn Vỹ

      --- Hoài Thanh - Hoài Chân ---

      Sinh năm 1910 ở làng Tân Hội(sau đổi thành Tân Phong) huyện Đức Phổ( Quảng Ngãi). Học trường Quảng Ngãi, trường Qui Nhơn. Đã từng cạo đầu đi tu, gánh cát ở bãi sông Cái, bán kẹo ở Hà Nội, bán báo ở Sài Gòn. Hiện nay ở Hà Nội sông bằng nghề văn.

      Đã viết: Ami du peuple, Le Cygne, Văn học tạp chí 1935, Hanoi báo, Phụ nữ.
      Đã xuất bản: Tập thơ đầu 1934

      Nguyễn Vỹ đã đến giữa làng thơ với tiếng chiêng trống xập xoè inh cả tai. Chúng ta đổ nhau ra xem. Nhưng chúng ta lại tưng hửng trở vào vì ngoài cái lối ăn mặc và những điệu bộ lố lăng lúc đầu ta thấy con người ấy không có gì.

      Táo bạo thì táo bạo thực, nhưng trong văn thơ táo bạo không đủ đưa người ta ra khỏi cái tầm thường. Khi Nguyễn Vỹ hô hào:

      Ta hãy truyền một thi hứng cho thế kỷ hai mươi,
      Ta hãy ký thác trong vần thơ những tình sâu ý hiểm

      Người có biết rằng trong hai câu này không có lấy một chút "tình sâu ý hiểm" và mặc dù cái lốt mới rềnh ràng của chúng, chúng vẫn có thể nằm xếp hàng với những câu sáo nhất xưa và nay mà không chút ... ngượng. Tránh tầm thường mà lại rơi vào tầm thường là thế.

      Nguyễn Vỹ quả là muốn loè những kẻ tầm thường là bọn chúng ta. Thực ra chúng ta cũng dễ bị loè. nhưng ở chỗ nào khác kia, chứ trong văn chương thì hơi khó. Một hai người có thể lắm; năm mười người; trăm ngàn người có thể lầm; chứ cả đám người mênh mông không tên tuổi kia thì ít khi nhầm lắm. Chúng ta có thể lầm trong một hai năm chứ lầm luôn trong năm bảy năm hay lâu hơn nữa, là chuyện thảng hoặc mới có.

      Tôi tin rằng linh hồn chung của một lớp người đủ phức tạp để cảm thông với hầu hết những vần thơ văn có giá trị. Một bài thơ như bài" Sương rơi" được nhiều người thích. Người ta thấy Nguyễn Vỹ đã sáng tạo ra một nhạc điệu riêng để tả một cái gì đương rơi. Cái gì đó có thể là những giọt sương cũng có thể là những giọt lệ hay những giọt gì rơi đều đều, chậm chậm trong lòng ta mỗi lúc vẩn vơ buồn ta đứng một mình trong lặng lẽ.

      Nhưng" Sương rơi" còn có vẻ một bài văn." Gửi Trương Tửu" mới thực là kiệt tác của Nguyễn Vỹ. Trong lúc say, Nguyễn Vỹ đã quên được cái tật cố hữu của người, cái tật loè đời. Người ta đã quên những câu thơ hai chữ và những câu thơ mười hai chữ. Người dùng một lối thơ rất bình dị, rất xưa lối thất ngôn tràng thiên liên vận và liền chân. Lời thơ thống thiết, uất ức, đủ dãi nỗi bi phẫn cho cả một hạng người. Một hạng người nếu có tội với xã hội thì cũng có chút công, một hạng người đã đau khổ nhiều lắm, hạng sống bằng nghề văn. Hãy cho là họ không có gì xuất chúng đi thì ít nhất họ cũng đã nuôi những giấc mộng to lớn khác thường. Nhưng đời không chiều họ; đụng vào sự thực, những giấc mộng của họ đều tan tành và lần lượt họ bỏ thây dọc đường hay một căn phòng bố thí.

      Nguyễn Vỹ dã làm bài thơ này trong một lúc vô cùng buồn giận cái nghiệp văn chương. Nhưng ai cùng một cảnh huống xem thơ tưởng có thể khóc lên được. Trong lời văn còn một chút nghênh ngang từ đời xưa lưu lại. Nhưng ta đã xa lắm rồi cái kiêu ngạo phi thường của Lý Bạch, chỉ có văn chương còn khinh hết thảy:

      Khuất Bình từ phú huyền nhật nguyệt
      Sở vương đài tạ không sơn khâu;
      Hứng cam lạc bút giao ngũ nhạc
      Thi thành tiếu ngạo lăng thương châu.

      Với Nguyễn Vỹ chúng ta đã mất hẳn cái cười kiêu ngạo ấy và ngơ ngác thấy sắp cùng hàng với... chó.

      Cái lối sắp hàng kỳ quái ấy đã làm phật ý Tản Đà. Một hôm say rượu, Tản Đà trách Nguyễn Vỹ: "Sao anh lại ví nhà văn chúng mình với chó? Anh không sợ xấu hổ à?" Nguyễn Vỹ đáp lại, cũng trong lúc say: "Tôi có ví như thế thì chó xấu hổ chứ chúng ta xấu hổ nỗi gì?"

      Tháng 9 - 1941
      --------------------------------------------------------------------------------
      nguồn: Thi Nhân Việt Nam

      GỬI TRƯƠNG TỬU

      (Viết trong lúc say)

      Nay ta thèm rượu nhớ mong ai!
      Một mình rót uống chẳng buồn say!
      Trước kia hai thằng hết một nậm,
      Trò chuyện dông dài mặt đỏ sẫm.
      Nay một mình ta, một be con:
      Cạn rượu rồi thơ mới véo von!

      Dạo ấy chúng mình nghèo xơ xác,
      Mà coi đồng tiền như cái rác!
      Kiếm được xu nào đem tiêu hoang,
      Rủ nhau chè chén nói huynh hoang,
      Xáo lộn văn chương với chả cá,
      ................................
      Rồi ngủ một đêm, mộng với mê,
      Sáng dậy nhìn nhau cười hê hê!!

      Thời thế bây giờ vẫn thấy khó,
      Nhà văn An nam khổ như chó!
      Mỗi lần cầm bút nói văn chương,
      Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương,
      Và nhìn chúng mình hì hụi viết,
      Suốt mấy năm giời kiết vẫn kiết,
      Mà thương cho tôi, thương cho anh,
      Đã rụng bao nhiêu mớ tóc xanh!
      Bao giờ chúng mình thật ngất ngưởng?
      Tôi làm Trạng nguyên, anh Tể tướng?
      Và anh bên võ, tôi bên văn,
      Múa bút tung gươm hả một phen?
      ..............................
      Chứ như bây giờ là trò chơi,
      Làm báo làm bung chán mớ đời!
      Anh đi che tàn một lũ ngốc,
      Triết lý con tiều, văn chương cóc!
      Con tôi bưng thúng theo đàn bà,
      Ra chợ bán văn, ngày tháng qua!

      Cho nên tôi buồn không biết mấy!
      Đời còn nhố nhăng ta chịu vậy!
      Ngồi buồn lấy rượu uống say sưa,
      Bực chí thàng say mấy cũng vừa!
      Mẹ cha cái kiếp làm thi sĩ!
      Chơ nước cờ cao lại gặp bĩ!
      Rồi đâm ra điên, ra vẩn vơ,
      Rút cục chỉ còn mộng với mơ!

      (Viết rồi hãy còn say)

      Comment

      Working...
      X