Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Tóc Em Vẫn Là Hương Của Mẹ

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tóc Em Vẫn Là Hương Của Mẹ

    <center>

    </center>

    Về bài hát “Tóc em vẫn là hương của Mẹ"

    Những bài thơ tình nói về lứa tuổi học trò thì xưa giờ không hiếm. Ngoài tác phầm của các nhà thơ có tên tuổi hoặc chưa mấy có tên tuổi thì cũng còn ngần ấy thế hệ học trò tử thuở chữ Quốc Ngữ đã trở thành phổ thông. Mà học trò con gái thì hình như sính làm thơ hơn học trò con trai bởi đám con trai còn lo đeo đuổi đám học trò con gái nên không có thời giờ để làm thơ. Đám con trai thì phải chờ già già một tí rồi mới sinh ra chứng bệnh hồi tưởng, làm thơ tình nhắc lại những mối tình chả còn ai nữa để mà kiểm chứng!

    Bài hát “Tóc em vẫn là hương của Mẹ” tôi viết theo ý của bài thơ tựa là “Hương Bồ Kết” của Hà Nguyên Dũng, một tác giả tôi chưa từng biết mặt, và tất nhiên là không từng có dịp đuợc quen biết. Ý của bài thơ theo nguyên tác, “diễn Nôm qua văn xuôi ”, tạm gọi cho vui như thế: Một chàng nọ yêu một cô gái nọ còn trong tuổi học trò, mà chắc là cũng phải cỡ lớp Chín lớp Mười trở lên, vì nhỏ hơn nữa thì chưa đọc thơ mà hiểu cho đuợc hết ý của người yêu, nhất lại là một bài thơ rất có hồn, có ý nghĩa. (Những bài thơ không có hồn hoặc không có ý nghĩa thì tất nhiên là con người ta dù cho có già đến mấy thì vẫn không hiểu được ý tác giả muốn nói cái gì!) Vậy thì trong bài thơ, chàng trai nọ yêu cô gái học trò nọ mà theo như cách diễn ý của tác giả thì lại nói về một vùng tỉnh lẻ hoặc thôn quê chứ không phải thị thành! Đấy là một điều khiến tôi đặc biệt chú ý bởi xưa giờ tôi vẫn có thiện cảm với những cái gì có liên quan đến làng mạc, thôn quê. Hai chữ “thôn nữ” chẳng hạn thì xưa giờ đối với tôi vẫn gợi cảm hơn ba chữ “gái thị thành”! Kế đến, bài thơ nhắc đến hình ảnh mái tóc của cô gái học trò. Gì chứ còn tóc tai của phái nữ trong thơ văn thì xưa giờ cũng rậm đám chả thua gì mái tóc dày của thiếu nữ đuơng thì! Chỉ có điều đặc biệt là bài thơ đề cập đến mái tóc của người yêu là để nhắc đến mùi hương trên mái tóc của cô gái. Nếu là huơng từ hoa Nhài cô ta kẹp trên mái tóc thì chắc chắn tôi cũng đã không để ý. Hương thơm đây là “hương Bồ Kết” do cô nàng thường gội đầu bằng nước “Bồ Kết”! Vậy thì ở thôn quê hay ngay cả thành thị mà các bà các cô gội đầu bằng nước Bồ Kết thì có gì là lạ ? Chả có gì lạ! Chỉ có điều là mùi hương Bồ Kết nơi mái tóc của người con gái lại khiến chàng trai nọ nhớ đến Mẹ mình vì Bà cũng thường gội đầu bằng nước Bồ Kết! Trong tình yêu đôi lứa có hình ành của tình mẫu tữ, lồng trong khung cảnh của quê hương mộc mạc bình dị qua hình ảnh của quả Bồ Kết!

    Tôi thấy toàn bộ những tình ý nơi bài thơ “Hương Bồ Kết” là độc đáo, nhưng vì cấu trúc của giai điệu cho nên trong quá trình thể hiện thành ca khúc tôi buộc lòng phải thay đổi (không “sửa” mà là “thay”) chữ này chữ kia, và vì thay đổi chữ thì tất nhiên không tránh được việc làm khác đi một số ý. Ý và từ ở những câu như “Thơm làn tóc, vẫn là hương của Mẹ; ấm hơi Người ngày chưa biết phong sương”, chẳng hạn, là của tôi đưa vào. Ở phần lời hát vì thế tôi ghi rõ rằng ấy là theo “ý thơ của Hà Nguyên Dũng”!
    Tôi cũng thay đổi luôn cả tựa đề để khi thành ca khúc thì trở thành “Tóc em vẫn là hương của Mẹ”, như một cách để triển khai cho rõ thêm ý nghĩa của tựa đề theo nguyên tác của bài Thơ, không phản ý. Ngòai đó ra thì nếu như người nghe bắt gặp đọan cô gái đi ngang qua mà chàng trai nọ ngửi thấy mùi tóc của con nhà người ta ”thơm ngát cả con đuờng” thì xin chớ có lý sự xem như vậy là thực hay là thậm xưng! Bởi tình yêu thì bao giờ, ở đâu, nhất là vào lứa tuổi đôi mươi, cũng đều là “thăng hoa” hết. Tức là một cách nói khác của hai chữ thậm xưng!

    Thanh Trang
    Nam Cali., mùa Hạ 2007
Working...
X