Tất nhiên, không ai tin việc tập thơ Trần Dần bị “niêm phong” chỉ vì vài cái lỗi về thủ tục. Nhưng thôi, đó cũng là một lối ra rất đỡ mất mặt. Dù sao, Thơ Trần Dần cũng đã bán rất chạy, ngay đến cậu con trai tôi, 15 tuổi, cũng tò mò.
Thơ ông đa nghĩa quá. Chỉ riêng một bài Nhất Định Thắng, tôi nghĩ, đã có thể vừa quy kết ông là một tên phản động cực kỳ nguy hiểm, vừa có thể ca ngợi ông như một người yêu nước nồng nàn. Không hiểu sao, cho tới nay, chưa thấy ai làm một bộ phim truyện dựa trên bài thơ ấy. Ta ở phố Sinh Từ... Một giai đoạn lịch sử buồn đau của đất nước hiện ra mồn một trong mỗi câu thơ của ông.
Khi Trần Dần viết bài thơ ấy, đất nước đang bị phân đôi, ở miền Bắc chiến tranh kết thúc. Nhưng, cuộc sống của người dân thì không có hòa bình. Trần Dần viết: Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc/Đất hôm nay tầm tã mưa phùn/Bỗng nhói ngang lưng/máu rỏ xuống bùn/Lưng tôi có tên nào chém trộm? Không hiểu, hình tượng “vết chém ngang lưng” ông viết ở đây là để nói về nỗi đau chia cắt tổ quốc hay chỉ đơn giản nói về cái không khí ngột ngạt ở miền Bắc, cái không khí mà đến 30 năm sau, Hữu Loan vẫn nhớ: “Thành viên nào (trong cộng đồng) cũng chứa toàn âm mưu đen tối để chủ hại người bên cạnh”.
Theo Hiệp định Geneve, người dân có một thời gian dài để chọn cho mình miền Nam hay miền Bắc. Nhưng lúc ấy, không có ai tự nguyện từ miền Nam chạy ra “Miền Bắc thiên đường của các con tôi”. Trong khi, hàng triệu người dân đã gồng gánh vào Nam để lại mồ mả ông bà trên đất Bắc. Thoạt đầu, có vẻ như Trần Dần trách móc, thậm chí ông đã buộc tội “những bạn đi Nam” là Thiếu quả tim bộ óc! Nhưng rồi quan sát kỹ hơn, ông buột hỏi: Họ vẫn ra đi/ - Nhưng sao bước rã rời?/Sao họ khóc?/ Họ có gì thất vọng?
Trong những ngày xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ấy, tình hình Thế giới được “quán triệt” thành hai “phe” Xô- Mỹ. Nhưng cái “phe” mà ông quan tâm cũng “căng thẳng” vô cùng: Gặp em trong mưa/Em đi tìm việc/Mỗi ngày đi lại cúi đầu về/- Anh ạ!/ Họ vẫn bảo chờ... Ông nghĩ: Trăm cái bận hàng ngày nhay nhắt./Chúng ta vẫn làm ăn chiu chắt./Ta biết đâu bên Mỹ miếc tít mù/Chúng còn đương bày kế hại đời ta? Nhưng “cơm áo” không phải là những gì ngột ngạt nhất mà những người như ông đã từng nếm trải.
Theo tác giả của Màu Tím Hoa Sim, nhà thơ Hữu Loan: Trên thực tế, khi ấy, rất hiếm những bí thư, chủ nhiệm, thủ kho, cửa hàng trưởng tốt, phải nói hầu hết là ăn cắp, thi nhau để ăn cắp, nhưng văn học không được nói thực mà phải dựng lên toàn là những người lý tưởng. Các văn nghệ sỹ lúc ấy phải học tập những tài liệu hiện thực xã hội chủ nghĩa, từ Liên Xô đưa về, rồi tự Diên An (Trung Quốc) đưa sang. Nghĩa là văn nghệ chỉ được nói đến cái xã hội thiên đường vô cùng đẹp chưa có, chưa biết bao giờ mới có, chứ không được nói đến những cảnh trộm cướp áp bức bóc lột đang diễn ra trước mắt. Theo ông Hữu Loan: Khi một nhà báo hỏi: “Như vậy là Cách mạng đã cấm tự do ngôn luận?” Ông Trường Chinh sửng sốt: “Anh nói sao? Các anh được tha hồ tự do chửi đế quốc đó thôi.” Tố Hữu là một trong những nhà lãnh đạo hăng hái đưa “hiện thực XHCN” vào văn nghệ. Trong khi Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm… phản đối đường lối này. Những người phản đối sau đó, lần lượt dính vào một vụ án gọi là “Nhân Văn Gia Phẩm”.
Phong trào Giai phẩm và Nhân Văn bắt đầu khi hai nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt phê phán tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu là “dòng thơ lục bát không có gì mới, nội dung vân vê kỷ niệm không lấy gì làm sâu sắc”. Trần Dần là người phê nặng lời nhất. Tuy nhiều người tán thành với nhận xét này nhưng tập thơ vẫn giành được giải nhất đầu năm 1956. Về sau, nhóm Nhân Văn còn viết nhiều bài được coi như là những “Thất Trảm Sớ”, đặc biệt, bài của Nguyễn Hữu Đang nói về thiết lập nhà nước Pháp quyền. Ngày nay, nếu đọc lại những bài viết của nhóm Nhân Văn, phải công nhận là nước ta đã từng có những nhà trí thức khả kính. Đất nước ra nông nỗi hiện nay là bởi lịch sử đã không chọn họ. Trần Hữu Đang bị tù 17 năm (sau 7 năm thì được tha); Phùng Cung, tác giả truyện ngắn “Con ngựa già của chúa Trịnh”: 7 năm tù giam; Vũ Duy Lân (Bộ Nông lâm, bị nghi là cho Nguyễn Hữu Đang một áo len khi đang đi tù): bị giam 7 năm mới tha; Giám đốc Nhà xuất bản Minh Đức: 17 năm... Khi Hoàng Cầm cho in Nhất Định Thắng, Trần Dần bị mất chức và sau đó bị bắt giam. Nếu Trần Dần không dùng lưỡi lam rạch cổ, có lẽ thời gian “ở trong lao” của ông không chỉ là 3 tháng. Trong tình cảnh ấy, mấy câu thơ: Những ngày ấy bao nhiêu thương xót/Tôi bước đi/không thấy phố/không thấy nhà/Chỉ thấy mưa sa/ trên màu cờ đỏ… không hẳn là không mang ít nhiều ẩn dụ chính trị.
Cho dù phải sau khi Tố Hữu chết, các ông Hữu Loan, Trần Dần, Lê Đạt… mới được “chiêu tuyết”, vụ “Nhân Văn” không đơn giản chỉ là những vấn đề giữa các cá nhân với nhau. Một nhà nghiên cứu viết, ở thời điểm ấy, thay đổi là một quy luật. Người biết và sử dụng được quy luật thì thăng quyền tiến chức, như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi; người biết, nhưng chỉ né tránh thì tồn tại như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng; hay xa lánh như Nguyên Hồng. Người không biết, thì đành phải sa hầm sẩy hố… Kể ra thì, các bác ấy sống quá tử tế, làm thơ quá thơ, tính đa nghĩa trong thơ của các bác ấy thật dễ để mà suy diễn. Nếu, 50 năm trước, các bác ấy cứ theo Tố Hữu, viết huỵch toẹt: Má thét lớn tụi bay đồ chó/Cướp nước tao, cắt cổ dân tao…; hay thật xạo: Yêu biết mấy nghe con tập nói/ Tiếng đầu lòng con gọi Stalin… rồi trơ trẽn khi nghe tin Stalin chết: Thương cha, thương mẹ, thương chồng/Thương mình thương một, thương Ông thương mười, thì cuộc đời các bác ấy chắc chắn đã không phải thế.
Viết như thế không chỉ giúp Tố Hữu leo dần tới BCT, đã từng có lúc ông nhà thơ khẩu hiệu này lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế cho đất nước. Chúng ta không chỉ là nạn nhân của ông ở góc độ “giá lương tiền”. Suốt gần 30 năm, sách vở ngập tràn thơ Tổ Hữu. Bài thi nào cũng Tố Hữu. Giải bình thơ hay nào cũng Tố Hữu. Biết bao thế hệ đã tưởng đấy là thơ. Dân trí đã từng bị đặt trong cái “thênh thang 8 thước” đó. Nay thì Tố Hữu đã chết. Mới đây, gia đình ông đã bán nốt căn biệt thự ở phố Hồ Xuân Hương với giá tính bằng đô la cũng hơn 7 triệu.
Trong khi những người như Tố Hữu được ban những bổng lộc như vậy, những người như Trần Dần, Hữu Loan lại bị đọa đày. Bà Phạm Thị Nhu, vợ ông Hữu Loan, kể: “Chúng tôi nuôi 10 đứa con thật vô cùng vất vả. Ông nhà tôi đi thồ đá, tôi làm 2 sào ruộng, lại xay bột làm bánh bán ở chợ. Hôm nào bán ế là gánh về một gánh nặng, cả nhà ăn trừ bữa. Tôi cứ xào một xoong to toàn các thức rau, các con đi học về là nhào vào múc ăn thay cơm. Ba đứa trai lớn thì hàng ngày phải dậy từ 3 giờ sáng, kéo 3 chuyến xe cải tiến chở đá từ trên núi xuống hồ cách 2 cây số, bán cho các thuyền rồi mới ăn vội bát cơm độn để chạy bộ 7 cây số đi học." Các con của Hữu Loan gần như không có ai vào được đại học vì lý lịch của một kẻ “Nhân Văn”. Một người con thi đủ điểm đi học nước ngoài cũng không được đi học. Ông đã bị biết bao người thân trách cứ. Nhưng, khi quyết định rời bỏ Hà Nội về quê, Hữu Loan đã nói với vợ: “Thôi thì bà với các con chịu khổ để cho tôi được sống lương thiện. Tôi mà chịu khó hót thì nhà lầu xe hơi sung sướng đấy, nhưng tôi không làm được”. Ông giải thích: “Làm nhà văn khó lắm. Viết vừa lòng nhà nước thì dân chửi, viết vừa lòng dân thì đi tù như chơi. Thôi tôi về đi cày”.
Đôi khi nghĩ, những người như Hữu Loan, Trần Dần dại thật. Nhưng, Những ngày ấy bao nhiêu thương xót, làm sao có thể bắt những người như các ông có thể quay lưng lại với nhân dân!
(Sưu tầm)
Thơ ông đa nghĩa quá. Chỉ riêng một bài Nhất Định Thắng, tôi nghĩ, đã có thể vừa quy kết ông là một tên phản động cực kỳ nguy hiểm, vừa có thể ca ngợi ông như một người yêu nước nồng nàn. Không hiểu sao, cho tới nay, chưa thấy ai làm một bộ phim truyện dựa trên bài thơ ấy. Ta ở phố Sinh Từ... Một giai đoạn lịch sử buồn đau của đất nước hiện ra mồn một trong mỗi câu thơ của ông.
Khi Trần Dần viết bài thơ ấy, đất nước đang bị phân đôi, ở miền Bắc chiến tranh kết thúc. Nhưng, cuộc sống của người dân thì không có hòa bình. Trần Dần viết: Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc/Đất hôm nay tầm tã mưa phùn/Bỗng nhói ngang lưng/máu rỏ xuống bùn/Lưng tôi có tên nào chém trộm? Không hiểu, hình tượng “vết chém ngang lưng” ông viết ở đây là để nói về nỗi đau chia cắt tổ quốc hay chỉ đơn giản nói về cái không khí ngột ngạt ở miền Bắc, cái không khí mà đến 30 năm sau, Hữu Loan vẫn nhớ: “Thành viên nào (trong cộng đồng) cũng chứa toàn âm mưu đen tối để chủ hại người bên cạnh”.
Theo Hiệp định Geneve, người dân có một thời gian dài để chọn cho mình miền Nam hay miền Bắc. Nhưng lúc ấy, không có ai tự nguyện từ miền Nam chạy ra “Miền Bắc thiên đường của các con tôi”. Trong khi, hàng triệu người dân đã gồng gánh vào Nam để lại mồ mả ông bà trên đất Bắc. Thoạt đầu, có vẻ như Trần Dần trách móc, thậm chí ông đã buộc tội “những bạn đi Nam” là Thiếu quả tim bộ óc! Nhưng rồi quan sát kỹ hơn, ông buột hỏi: Họ vẫn ra đi/ - Nhưng sao bước rã rời?/Sao họ khóc?/ Họ có gì thất vọng?
Trong những ngày xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ấy, tình hình Thế giới được “quán triệt” thành hai “phe” Xô- Mỹ. Nhưng cái “phe” mà ông quan tâm cũng “căng thẳng” vô cùng: Gặp em trong mưa/Em đi tìm việc/Mỗi ngày đi lại cúi đầu về/- Anh ạ!/ Họ vẫn bảo chờ... Ông nghĩ: Trăm cái bận hàng ngày nhay nhắt./Chúng ta vẫn làm ăn chiu chắt./Ta biết đâu bên Mỹ miếc tít mù/Chúng còn đương bày kế hại đời ta? Nhưng “cơm áo” không phải là những gì ngột ngạt nhất mà những người như ông đã từng nếm trải.
Theo tác giả của Màu Tím Hoa Sim, nhà thơ Hữu Loan: Trên thực tế, khi ấy, rất hiếm những bí thư, chủ nhiệm, thủ kho, cửa hàng trưởng tốt, phải nói hầu hết là ăn cắp, thi nhau để ăn cắp, nhưng văn học không được nói thực mà phải dựng lên toàn là những người lý tưởng. Các văn nghệ sỹ lúc ấy phải học tập những tài liệu hiện thực xã hội chủ nghĩa, từ Liên Xô đưa về, rồi tự Diên An (Trung Quốc) đưa sang. Nghĩa là văn nghệ chỉ được nói đến cái xã hội thiên đường vô cùng đẹp chưa có, chưa biết bao giờ mới có, chứ không được nói đến những cảnh trộm cướp áp bức bóc lột đang diễn ra trước mắt. Theo ông Hữu Loan: Khi một nhà báo hỏi: “Như vậy là Cách mạng đã cấm tự do ngôn luận?” Ông Trường Chinh sửng sốt: “Anh nói sao? Các anh được tha hồ tự do chửi đế quốc đó thôi.” Tố Hữu là một trong những nhà lãnh đạo hăng hái đưa “hiện thực XHCN” vào văn nghệ. Trong khi Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm… phản đối đường lối này. Những người phản đối sau đó, lần lượt dính vào một vụ án gọi là “Nhân Văn Gia Phẩm”.
Phong trào Giai phẩm và Nhân Văn bắt đầu khi hai nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt phê phán tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu là “dòng thơ lục bát không có gì mới, nội dung vân vê kỷ niệm không lấy gì làm sâu sắc”. Trần Dần là người phê nặng lời nhất. Tuy nhiều người tán thành với nhận xét này nhưng tập thơ vẫn giành được giải nhất đầu năm 1956. Về sau, nhóm Nhân Văn còn viết nhiều bài được coi như là những “Thất Trảm Sớ”, đặc biệt, bài của Nguyễn Hữu Đang nói về thiết lập nhà nước Pháp quyền. Ngày nay, nếu đọc lại những bài viết của nhóm Nhân Văn, phải công nhận là nước ta đã từng có những nhà trí thức khả kính. Đất nước ra nông nỗi hiện nay là bởi lịch sử đã không chọn họ. Trần Hữu Đang bị tù 17 năm (sau 7 năm thì được tha); Phùng Cung, tác giả truyện ngắn “Con ngựa già của chúa Trịnh”: 7 năm tù giam; Vũ Duy Lân (Bộ Nông lâm, bị nghi là cho Nguyễn Hữu Đang một áo len khi đang đi tù): bị giam 7 năm mới tha; Giám đốc Nhà xuất bản Minh Đức: 17 năm... Khi Hoàng Cầm cho in Nhất Định Thắng, Trần Dần bị mất chức và sau đó bị bắt giam. Nếu Trần Dần không dùng lưỡi lam rạch cổ, có lẽ thời gian “ở trong lao” của ông không chỉ là 3 tháng. Trong tình cảnh ấy, mấy câu thơ: Những ngày ấy bao nhiêu thương xót/Tôi bước đi/không thấy phố/không thấy nhà/Chỉ thấy mưa sa/ trên màu cờ đỏ… không hẳn là không mang ít nhiều ẩn dụ chính trị.
Cho dù phải sau khi Tố Hữu chết, các ông Hữu Loan, Trần Dần, Lê Đạt… mới được “chiêu tuyết”, vụ “Nhân Văn” không đơn giản chỉ là những vấn đề giữa các cá nhân với nhau. Một nhà nghiên cứu viết, ở thời điểm ấy, thay đổi là một quy luật. Người biết và sử dụng được quy luật thì thăng quyền tiến chức, như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi; người biết, nhưng chỉ né tránh thì tồn tại như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng; hay xa lánh như Nguyên Hồng. Người không biết, thì đành phải sa hầm sẩy hố… Kể ra thì, các bác ấy sống quá tử tế, làm thơ quá thơ, tính đa nghĩa trong thơ của các bác ấy thật dễ để mà suy diễn. Nếu, 50 năm trước, các bác ấy cứ theo Tố Hữu, viết huỵch toẹt: Má thét lớn tụi bay đồ chó/Cướp nước tao, cắt cổ dân tao…; hay thật xạo: Yêu biết mấy nghe con tập nói/ Tiếng đầu lòng con gọi Stalin… rồi trơ trẽn khi nghe tin Stalin chết: Thương cha, thương mẹ, thương chồng/Thương mình thương một, thương Ông thương mười, thì cuộc đời các bác ấy chắc chắn đã không phải thế.
Viết như thế không chỉ giúp Tố Hữu leo dần tới BCT, đã từng có lúc ông nhà thơ khẩu hiệu này lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế cho đất nước. Chúng ta không chỉ là nạn nhân của ông ở góc độ “giá lương tiền”. Suốt gần 30 năm, sách vở ngập tràn thơ Tổ Hữu. Bài thi nào cũng Tố Hữu. Giải bình thơ hay nào cũng Tố Hữu. Biết bao thế hệ đã tưởng đấy là thơ. Dân trí đã từng bị đặt trong cái “thênh thang 8 thước” đó. Nay thì Tố Hữu đã chết. Mới đây, gia đình ông đã bán nốt căn biệt thự ở phố Hồ Xuân Hương với giá tính bằng đô la cũng hơn 7 triệu.
Trong khi những người như Tố Hữu được ban những bổng lộc như vậy, những người như Trần Dần, Hữu Loan lại bị đọa đày. Bà Phạm Thị Nhu, vợ ông Hữu Loan, kể: “Chúng tôi nuôi 10 đứa con thật vô cùng vất vả. Ông nhà tôi đi thồ đá, tôi làm 2 sào ruộng, lại xay bột làm bánh bán ở chợ. Hôm nào bán ế là gánh về một gánh nặng, cả nhà ăn trừ bữa. Tôi cứ xào một xoong to toàn các thức rau, các con đi học về là nhào vào múc ăn thay cơm. Ba đứa trai lớn thì hàng ngày phải dậy từ 3 giờ sáng, kéo 3 chuyến xe cải tiến chở đá từ trên núi xuống hồ cách 2 cây số, bán cho các thuyền rồi mới ăn vội bát cơm độn để chạy bộ 7 cây số đi học." Các con của Hữu Loan gần như không có ai vào được đại học vì lý lịch của một kẻ “Nhân Văn”. Một người con thi đủ điểm đi học nước ngoài cũng không được đi học. Ông đã bị biết bao người thân trách cứ. Nhưng, khi quyết định rời bỏ Hà Nội về quê, Hữu Loan đã nói với vợ: “Thôi thì bà với các con chịu khổ để cho tôi được sống lương thiện. Tôi mà chịu khó hót thì nhà lầu xe hơi sung sướng đấy, nhưng tôi không làm được”. Ông giải thích: “Làm nhà văn khó lắm. Viết vừa lòng nhà nước thì dân chửi, viết vừa lòng dân thì đi tù như chơi. Thôi tôi về đi cày”.
Đôi khi nghĩ, những người như Hữu Loan, Trần Dần dại thật. Nhưng, Những ngày ấy bao nhiêu thương xót, làm sao có thể bắt những người như các ông có thể quay lưng lại với nhân dân!
(Sưu tầm)