Nhà thơ và cô cấp dưỡng
Buổi lễ tưởng niệm nhà thơ X sẽ tiến hành vào lúc bảy giờ ba mươi. Theo thông báo là như vậy, nhưng mới sáu giờ hơn mọi người đã tụ tập đông đủ tạI trụ sở Hội Văn nghệ. Ngoài giới viết lách ở địa phương, là đông đảo những độc giả vốn ái mộ nhà thơ. Trong lớp người ấy, có người đã tiếp xúc với nhà thơ từ những tác phẩm đầu tay của ông, cách đây non nửa thế kỷ, và cũng có người chỉ đọc nhà thơ ở những tác phẩm sau nầy. Nhưng họ đều mang chung tâm trạng xúc động, nỗi xúc động của sự mất mát và tình cảm bàng hoàng thương tiếc…
- Chúng ta đã mất nhà thơ X, một tài năng lỗi lạc, một chứng nhân của buổi giao thờI đầy hưng phấn nhưng cũng đầy sóng gió của thơ ca…
- Không ngờ cái chết lại có thể quật ngã một con người vốn yêu đời là thế, đắm say là thế. Mới hôm nào về đây, ông còn say sưa nói chuyện, bình thơ suốt cả ngày, đêm. Nào có dấu hiệu gì của sự suy xụp…
Mọi người cùng nhắc lại chuyến viếng thăm của nhà thơ cách đây không lâu.
- Lần ấy cùng đi với cả đoàn, nhưng khi người bạn thân là nhà thơ HC quay về thì ông đã nán lại mấy ngày để tìm thăm những người quen thuở trước, khi ông sống và làm việc ở Mỹ Tho bốn năm. Có lẽ ông cũng linh cảm trước chuyền đi xa của mình…
Không khí trong Hội trường như lắng xuống, nghe rõ tiếng gió xạc xào từ những cành nhãn ngoài sân, thấy cả thoáng rung rinh của những nhánh huệ trắng, nhánh cúc vàng trong bình hoa đặt trước bứa ảnh họa to – chân dung nhà thơ.
Ở một góc phòng, nơi ánh sáng của ngọn đèn néon không chiếu tới, Thạch ngồi thu mình lắng nghe câu chuyện trao đổi. Cô là người khách không được mời, vì lẽ đơn giản, không ai nghĩ đến chuyện mời cô cấp dưỡng - dù là cấp dưỡng của cơ quan văn nghệ - dự lễ tưởng niệm một nhà thơ ! Vì thế sau khi đã quét dọn, sắp xếp bàn ghế, nấu nước pha trà…, Thạch tìm một góc khuất cho mình. Được ngồi trong gian phòng nầy, dù chỉ trong bóng tối, lắng nghe những nhắc nhở về ngườI đã khuất thật sự là niềm hạnh phúc đốI vớI Thạch. Hơn một tuần nay, từ khi nhận được tin ông qua đời, Thạch luôn sống trong sự xáo trộn kỳ lạ. như thể một ngườI thân thích ruột rà của cô vừa ra đi, hay hơn thế nữa, như chính cô đã đánh mất cái gì đó ngay trong bản thân mình. Thạch không hiểu được, không lý giảI được, nhưng luôn cảm thấy nhói đau trong lồng ngực, và hễ nghĩ đến là nước mắt lại trào ra. Có ngờ đâu cái chết của ngườI thi sĩ ấy lạI tác động đến cô mãnh liệt như vậy. mà sự tiếp xúc ngắn ngủi, những gì gọI là “kỷ niệm” giữa cô và nhà thơ ấy có là bao!
- Cháu nên nhớ cháu sắp phục vụ một nhà thơ tầm cỡ đấy nhé. Ông ta đã đi nhiều nước trên thế giới. cháu phải chuẩn bị thực đơn chu đáo, kỹ càng.
Mặc thủ trưởng ân cần, mặc sự xôn xao chờ đón của mọi ngườI trong cơn quan: “Nay mai nhà thơ X sẽ đến đây. Chúng mình sẽ được gặp gở, nghe ông nói chuyện, bình thơ…”, Thạch vẫn bình thản. Ở cơ quan văn nghệ nầy, sự hiện diện của cô như chìm lấp và tách biệt vớI mọi người. Giữa những sinh hoạt chuyên về tinh thần, công việc bếp núc của thạch vừa bình lặng vừa tầm thường. Người ta chỉ nhớ đến sự tồn tại của Thạch trong những bữa cơm, khi ai đó phàn nàn về tô canh hơi lạt, hay khen ngợi một món ăn cô đã khéo léo chế biến. Cũng đôi khi thạch được nhắc đến như một hiện tượng nổI bật thì đấy là lúc cô được lấy làm mục tiêu để trêu chọc. Chỉ riêng mái tóc vàng hoe, ngắn củn cỡn, hay buộc túm sau gáy thành … cái đuôi, cũng đủ là đề tài cho sự đùa cợt rồi. Huống nữa, ở Thạch, từ gương mặt, đôi mắt, khổ miệng đều quá nhỏ, gợI cho ngườI đối diện cảm giác thiếu hoàn chỉnh. Thật ra, nếu cái miệng nhỏ nhắn với “đồng điếu” hai bên khóe môi, chịu khó nói cười một chút, thì vớI nước da ngăm ngăm có thể tạo nên chút duyên ngầm nơi Thạch. Nhưng Thạch có hay nói hay cười đâu. Trước mọi lờI trêu chọc, cô thường lặng thinh, phớt lờ. Có vui lắm thì chỉ… nhếch méch một chút, và thóang cười ấy cũng tắt thật nhanh. Ở Thạch, mọi sự bộc lộ tình cảm đều không thấy. Không ai biết, và cũng không ai cần biết, cô cấp dưỡng ấy nghĩ ngợi, thương yêu, giận ghét thế nào. Dựa vào hình dáng và tính cách ấy, họ đã diễn dịch cái tên Thạch của cô bằng đủ cách gọI; Pho tượng thạch cao, người có trái tim bằng đá…
Đâu có ai ngờ, có một ngày cái vỏ bọc khô khan ấy đã bị phá vỡ đi.
Hôm ấy, mọi ngườI tụ tập đông đảo cũng tạI căn phòng nầy, nghe nhà thơ nói chuyện. Ở sau bếp, Thạch nghe loáng thoáng giọng nói là lạ pha lẫn giữa cách phát âm của miền Trung và miền Nam . Chính giọng nói ngồ ngộ ấy đã khiến Thạch phải dừng công việc đôi lần, chăm chú lắng nghe. Rồi thôi thúc bỡi sự tò mò, khi nồi cơm đã cạn, nồi canh đã nêm, cô tần ngần đến dưới vòm nhãn bên cửa sổ phòng khách, ghé nhìn vào. Thọat đầu, Thạch chỉ chú ý đến âm hưởng của giọng nói, nhưng rồI từ bao giờ không biết, cô như bị cuốn hút bỡI những ngữ điệu cuồn cuộn tuôn trôi. Ông khách nói về cái gì vậy nhỉ, về ánh nắng, tiếng chim, nỗi vui buồn… Có gì đâu? Nhưng sao qua những vần điệu, từng lời, từng chữ ông thốt ra như vang ngân, tất cả bỗng hiện ra, rõ ràng, lấp lánh như chưa từng thấy! Có phải đó là ánh nắng vẫn hiện diện nơi khoảng sân nầy bao lâu nay, nhất là vào những ngày cuối năm này, khi những cơn mưa muộn vừa chấm dứt, đất trời đang từng bước giao hòa chuyển sang mùa mới, thì nắng lại càng rực rỡ, ấm áp. Nắng mướt rượt trên cành lá, rọi qua vòm cây, rải xuống mặt đất những đồng tiền vàng lấp lánh. Nắng len qua kẻ vách, vào gian bếp nhỏ, nhảy nhót quanh Thạch, làm cô mơ hồ nhận ra như có sự hiện diện của một người nào đó . Ôi, ánh nắng thân thuộc dường ấy sao mãi giờ cô mới nhận ra? Và chính trong sự cảm nhận nầy, cô chợt hiểu đó không chỉ là những biểu hiện của thời tiết sẽ tàn theo bóng chiều hay tắt đi trong mưa, mà mãi mãi, lúc nào cũng vẫn là:
Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao
Cây vàng rung nắng, lá xôn xao
Hòa trong cái rạng rỡ chói lọi của cảnh vật đắm mình trong nắng là âm thanh của tiếng chim. Tiếng chim “ánh ỏi” như gợi lên điều gì liên tục, không dứt, và âm độ cao vút của sự rộn rã như thúc giục, làm bừng dậy bao điều mới mẽ, tốt đẹp. Có phải đó là tiếng rối rít của bầy trao trảo vẫn chuyền chân trên cành nhãn mừng mùa trái chín, tiếng gọI nhau ríu rít của vợ chồng chim sáo, cứ gần tết là từ cù lao bên kia sông bay về kết tổ trên ngọn khế làm rộn cả khoảng sân.. vẫn là những dạng hình, âm thanh quen thuộc, Thạch nghe mãi, thấy mãi nhưng có bao giờ để ý đến đâu. Cũng như tất cả vẻ đẹp của khu vườn nhỏ: cây xoài cổ thụ đang mùa thay lá, khóac lên cành nhánh những đọt non màu cà phê sữa pha hường như những lát gan bò tươi sắt mỏng, những cành khế đong đưa chùm trái xanh, trái đỏ, trái vàng nổi bật lên giữa màu tối âm âm của một góc sân vườn yên tĩnh.
Cùng vớI cảnh vật đang rạo rực sắp bước vào xuân, Thạch thấy mình cũng giống như người con gái ấy, cái cô thiếu nữ “nhìn sương chói mặt trời”, nghe “nhạc thầm lên tiếng hát chơi vơi” rồi “bâng khuâng đợi một người chưa hẹn đến” . Bất chợt, như cô gái ấy, Thạch nhoẽn miệng cười, và một niềm rung động - khi cảm nhận nỗi gì như hạnh phúc – bỗng rộn lên trong lồng ngực, nơi ẩn náo của trái tim mà mọi người vẫn cho là không mảy may biết cảm xúc.
Càng lúc Thạch càng tiếp nhận được bao điều mới mẽ, như có mối dây liên kết từ những lời nhà thơ nói với những suy nghĩ, cảm xúc của chính Thạch. Như thể ông đã thấu hiểu tậm trạng, nỗi vui buồn của cô và nói hộ. Những ngày sau đó, buổI nói chuyện nào của nhà thơ cũng thu hút cô đến bên cửa sổ. Giờ đây, ông không còn là người khách lạ nữa. Đã quen thuộc vô cùng dáng người hay chồm về phía trước, khuôn mặt ngẩng cao, đôi mắt lim dim mơ mộng, và từ mái đầu nghiêng nghiêng, bàn tay hay chắp lại trước ngực đều bộc lộ rõ ràng từng trạng thái cảm xúc. Cả hộI trường im phăng phắc, rồi lại rộ lên những tiếng vỗ tay. Đứng tựa vào tường, bên ngoài, bất giác thạch cũng mĩm cười, để rồI bất giác lại rưng rưng nước mắt.
Chính sự đồng cảm bất chợt tìm thấy đã tạo nên sự ngưỡng mộ kính mến giành cho nhà thơ. Cô ao ước được trò chuyện với ông, được đối mặt vớI người đã khơi dậy trong cô bao niềm cảm xúc, cho dù cô không biết phải nói với ông điều gì. Chỉ mới nghĩ đến thôi, Thạch đã thấy hoảng sợ. Thạch chỉ còn biết trút cả tình cảm vào những bữa cơm giành cho nhà thơ. Từ tô canh chua ngày nóng bức, với màu sắc và mùi vị được chăm chút: những miếng khóm vàng tươi cạnh những khoanh cà đỏ hồng, lẫn trong giá ngà và những khứa cá trắng muốt điểm chút xanh ngát của rau ngò và màu dỏ nòng của ớt. Nếu là món cá bống kho tiêu, thì mớ cá bống dừa múp míp phảI được mua ướp từ hôm trước, phảI kho đi kho lại trên bếp lửa than ba lần, giữa ba khoảng cách thời gian dài để nguội, để đến lần cuối, cá cong mình nứt ra reo xèo xèo trong mỡ rưới dậy lên mùi tiêu cho thêm bận nữa rồi mới nhắc xuống dọn ăn ngay. Thạch đã tìm thấy niềm vui khi tất bật với công việc nấu nướng, và khi mâm cơm dọn xuống, được nghe lời khen ngợi chuyển lại của nhà thơ, cô như nhận được phần thưởng thật quí báu.
Rồi ngày ông đi, Thạch sấp bữa cơm cuối cùng cho ông trong tâm trạng bồn chồn. Chỉ còn một buổI sáng nữa thôi, tất cả sẽ trở lại bình thường, nhưng Thạch biết là từ nay cô đã không còn là cô của những ngày trước nữa…
Thạch đang thẩn thờ ngồI rửa chén sau bếp thì nhà thơ tìm xuống. Sau khi đã từ giã mọi ngườI, ông muốn gặp cô cấp dưỡng để chào và nói lời cảm ơn. Trông khuôn mặt vội ngước lên thoáng như tái đi của cô gái với cái nhìn rụt rè mà da diết, cánh mũi phập phồng và làn môi run, nhà thơ bỗng đọc thấy tình cảm mộc mạc chân phương làm ông bất giác sững người lại. Dáng sững lại của nhà thơ như cành chao trước gió thình lình, mái tóc dợn bồng đài mây rũ xuống theo từng cái gật gù, và đôi mắt ẩn sâu sau làn mi cong cứ chớp chớp liên hồi. Nhà thơ đã nói gì với cô gái, những lời chân tình của ông thốt ra như thế nào, Thạch không sao nhớ nỗi. Chỉ biết, khi nhìn vào đôi mắt như thấu hiểu của ông, nỗi gì như hạnh phúc bỗng rộn lên trong lòng cô, và cô đã quên hết rụt rè, chạy vụt vào lấy quyển sổ nhà bếp (mà cô vẫn ghi nguệch ngoạch chiết tính những buổi đi chợ) đưa cho nhà thơ.
Đến bây giờ, chữ ký giăng rộng, mảnh mai như tơ trời bay trong nắng ấm, vẫn óng ánh, tươi rói trong quyển sổ bìa xanh mướt bóng mồ hôi và khói bếp của cô gái, vẫn lay động như tia nhìn cảm thông, khích lệ và nụ cườI chúc an lành, may mắn… nhưng nhà thơ thì không còn nữa! Thạch bỗng nhận ra cái điều làm cô ray rứt suốt tuần nay. Có thể nào vẫn còn đó khỏang trời, ánh nắng, sắc xanh cây lá vương hương… nhưng trái tim rạo rực, tràn đầy cảm xúc ấy từ đây đã vĩnh viễn ngừng nhịp đập?
Tiếng sáo bỗng trầm vi vút, mơn man vuốt nhẹ theo từng giòng thơ, lời phát biểu của ai đó… “Nhà thơ X đã qua đời, nhưng mối dây nối nhà thơ với các thế hệ mai sau sẽ còn mãi mãi như lời nhắn nhũ của ông:
Đi sao được khi mặt trời vẫn nở
Bỏ sao đang những mái ngói rêu buồn
Đường rất lặng và hàng cây hay nhớ
Quên sao đàng mắt đẹp của hoàng hôn
Thạch ngẩng lên, giọt nước mắt đọng lại nơi khóe mi. Cô bổng nhận ra rằng , với cô, với mọi người, tâm hồn thơ ấy, không bao giờ mất đi. Hoa rụng, hoa bay, hoa vẫn trở lại cành. “Chàng” trai trẻ kia với mái tóc dợn sóng, đôi mắt mơ mộng như vẫn đi lại trên những con đường rợp biếc bóng me, con đường ông đã từng đi qua một thờ trai trẻ để phải thốt lên:
Mỹ Tho tim của ta ơi!
Trái tim ta của một thời tuổi xanh…
Gió sông mát rượi hồn thanh
Con phà rạch miễu vòng quanh đảo Rồng
Ba mươi năm trước mơ mòng
Ta vào sống bốn năm ròng tại đây
Mỹ Tho bóng mát đường cây
Nước sông Bảo Định dồn mây với thuyền…
Còn biết bao điều cô chưa biết, chưa cảm nhận về con người tài hoa ấy, thì ông sao có thể vĩnh viễn tan biến vào hư không?
Nhân mười năm ngày mất của nhà thơ XD
CT: Những chữ in nghiêng là thơ XD
CM
Buổi lễ tưởng niệm nhà thơ X sẽ tiến hành vào lúc bảy giờ ba mươi. Theo thông báo là như vậy, nhưng mới sáu giờ hơn mọi người đã tụ tập đông đủ tạI trụ sở Hội Văn nghệ. Ngoài giới viết lách ở địa phương, là đông đảo những độc giả vốn ái mộ nhà thơ. Trong lớp người ấy, có người đã tiếp xúc với nhà thơ từ những tác phẩm đầu tay của ông, cách đây non nửa thế kỷ, và cũng có người chỉ đọc nhà thơ ở những tác phẩm sau nầy. Nhưng họ đều mang chung tâm trạng xúc động, nỗi xúc động của sự mất mát và tình cảm bàng hoàng thương tiếc…
- Chúng ta đã mất nhà thơ X, một tài năng lỗi lạc, một chứng nhân của buổi giao thờI đầy hưng phấn nhưng cũng đầy sóng gió của thơ ca…
- Không ngờ cái chết lại có thể quật ngã một con người vốn yêu đời là thế, đắm say là thế. Mới hôm nào về đây, ông còn say sưa nói chuyện, bình thơ suốt cả ngày, đêm. Nào có dấu hiệu gì của sự suy xụp…
Mọi người cùng nhắc lại chuyến viếng thăm của nhà thơ cách đây không lâu.
- Lần ấy cùng đi với cả đoàn, nhưng khi người bạn thân là nhà thơ HC quay về thì ông đã nán lại mấy ngày để tìm thăm những người quen thuở trước, khi ông sống và làm việc ở Mỹ Tho bốn năm. Có lẽ ông cũng linh cảm trước chuyền đi xa của mình…
Không khí trong Hội trường như lắng xuống, nghe rõ tiếng gió xạc xào từ những cành nhãn ngoài sân, thấy cả thoáng rung rinh của những nhánh huệ trắng, nhánh cúc vàng trong bình hoa đặt trước bứa ảnh họa to – chân dung nhà thơ.
Ở một góc phòng, nơi ánh sáng của ngọn đèn néon không chiếu tới, Thạch ngồi thu mình lắng nghe câu chuyện trao đổi. Cô là người khách không được mời, vì lẽ đơn giản, không ai nghĩ đến chuyện mời cô cấp dưỡng - dù là cấp dưỡng của cơ quan văn nghệ - dự lễ tưởng niệm một nhà thơ ! Vì thế sau khi đã quét dọn, sắp xếp bàn ghế, nấu nước pha trà…, Thạch tìm một góc khuất cho mình. Được ngồi trong gian phòng nầy, dù chỉ trong bóng tối, lắng nghe những nhắc nhở về ngườI đã khuất thật sự là niềm hạnh phúc đốI vớI Thạch. Hơn một tuần nay, từ khi nhận được tin ông qua đời, Thạch luôn sống trong sự xáo trộn kỳ lạ. như thể một ngườI thân thích ruột rà của cô vừa ra đi, hay hơn thế nữa, như chính cô đã đánh mất cái gì đó ngay trong bản thân mình. Thạch không hiểu được, không lý giảI được, nhưng luôn cảm thấy nhói đau trong lồng ngực, và hễ nghĩ đến là nước mắt lại trào ra. Có ngờ đâu cái chết của ngườI thi sĩ ấy lạI tác động đến cô mãnh liệt như vậy. mà sự tiếp xúc ngắn ngủi, những gì gọI là “kỷ niệm” giữa cô và nhà thơ ấy có là bao!
***
Cách đây một năm, cơ quan bỗng xôn xao vì sự viếng thăm của một vị khách. Nhà thơ nởi tiếng đã nhiều lần về đây vì thành phố nầy có những kỹ niệm gắn bó vớI thời thanh xuân của ông. Những lần viếng thăm trước đây, tiếp đón ông là các cấp lãnh đạo thành phố, nhưng lần nầy, ông muốn đến Hội Văn nghệ, để có dịp gặp gỡ giớI sáng tác ở địa phương. Qua lời bàn bạc của mọi người trong cơ quan, Thạch mang máng biết như vậy. và điều đó chẳng mảy may tác động gì đến cô. Với Thạch, vị khách sắp đến cũng như bao nhiêu nhà văn, nhà thơ đã từng tới đây. Có chăng, ông nầy xem ra đặc biệt hơn, vì chính thủ trưởng đã xuống tận bếp dặn dò:- Cháu nên nhớ cháu sắp phục vụ một nhà thơ tầm cỡ đấy nhé. Ông ta đã đi nhiều nước trên thế giới. cháu phải chuẩn bị thực đơn chu đáo, kỹ càng.
Mặc thủ trưởng ân cần, mặc sự xôn xao chờ đón của mọi ngườI trong cơn quan: “Nay mai nhà thơ X sẽ đến đây. Chúng mình sẽ được gặp gở, nghe ông nói chuyện, bình thơ…”, Thạch vẫn bình thản. Ở cơ quan văn nghệ nầy, sự hiện diện của cô như chìm lấp và tách biệt vớI mọi người. Giữa những sinh hoạt chuyên về tinh thần, công việc bếp núc của thạch vừa bình lặng vừa tầm thường. Người ta chỉ nhớ đến sự tồn tại của Thạch trong những bữa cơm, khi ai đó phàn nàn về tô canh hơi lạt, hay khen ngợi một món ăn cô đã khéo léo chế biến. Cũng đôi khi thạch được nhắc đến như một hiện tượng nổI bật thì đấy là lúc cô được lấy làm mục tiêu để trêu chọc. Chỉ riêng mái tóc vàng hoe, ngắn củn cỡn, hay buộc túm sau gáy thành … cái đuôi, cũng đủ là đề tài cho sự đùa cợt rồi. Huống nữa, ở Thạch, từ gương mặt, đôi mắt, khổ miệng đều quá nhỏ, gợI cho ngườI đối diện cảm giác thiếu hoàn chỉnh. Thật ra, nếu cái miệng nhỏ nhắn với “đồng điếu” hai bên khóe môi, chịu khó nói cười một chút, thì vớI nước da ngăm ngăm có thể tạo nên chút duyên ngầm nơi Thạch. Nhưng Thạch có hay nói hay cười đâu. Trước mọi lờI trêu chọc, cô thường lặng thinh, phớt lờ. Có vui lắm thì chỉ… nhếch méch một chút, và thóang cười ấy cũng tắt thật nhanh. Ở Thạch, mọi sự bộc lộ tình cảm đều không thấy. Không ai biết, và cũng không ai cần biết, cô cấp dưỡng ấy nghĩ ngợi, thương yêu, giận ghét thế nào. Dựa vào hình dáng và tính cách ấy, họ đã diễn dịch cái tên Thạch của cô bằng đủ cách gọI; Pho tượng thạch cao, người có trái tim bằng đá…
Đâu có ai ngờ, có một ngày cái vỏ bọc khô khan ấy đã bị phá vỡ đi.
***
Bấy giờ khi mọi việc chuẩn bị tiếp đón đã đâu và đấy, nhà thơ đến. ngòai công việc hàng ngày, Thạch còn được phân công phục vụ cơm nước cho ông. Thực đơn từng bữa được thủ trưởng đích thân…duyệt. Nếu bữa sáng đã có thịt thì bữa chiều phải thay bằng cá, và dù là cá hay thịt cũng phải chế biến nhiều món linh hoạt… Ngay cả món tráng miệng cũng phải thay đổi: mận hồng đào, bưởi năm roi, xoài cát hòa lộc… tòan những đặc sản Mỹ Tho. “Người ta không đòi hỏi, nhưng mình phải bày tỏ lòng quí trọng khách. Mà một trong những cách thể hiện là qua ăn uống…” Thạch đã làm theo mọi lời dặn dò của thủ trưởng theo thói quen nghề nghiệp. Đơn giản vì đó là nhiệm vụ mà cô phảI làm chứ không mảy may quan tâm đến vị khách mình phục vụ. Cho đến một hôm…Hôm ấy, mọi ngườI tụ tập đông đảo cũng tạI căn phòng nầy, nghe nhà thơ nói chuyện. Ở sau bếp, Thạch nghe loáng thoáng giọng nói là lạ pha lẫn giữa cách phát âm của miền Trung và miền Nam . Chính giọng nói ngồ ngộ ấy đã khiến Thạch phải dừng công việc đôi lần, chăm chú lắng nghe. Rồi thôi thúc bỡi sự tò mò, khi nồi cơm đã cạn, nồi canh đã nêm, cô tần ngần đến dưới vòm nhãn bên cửa sổ phòng khách, ghé nhìn vào. Thọat đầu, Thạch chỉ chú ý đến âm hưởng của giọng nói, nhưng rồI từ bao giờ không biết, cô như bị cuốn hút bỡI những ngữ điệu cuồn cuộn tuôn trôi. Ông khách nói về cái gì vậy nhỉ, về ánh nắng, tiếng chim, nỗi vui buồn… Có gì đâu? Nhưng sao qua những vần điệu, từng lời, từng chữ ông thốt ra như vang ngân, tất cả bỗng hiện ra, rõ ràng, lấp lánh như chưa từng thấy! Có phải đó là ánh nắng vẫn hiện diện nơi khoảng sân nầy bao lâu nay, nhất là vào những ngày cuối năm này, khi những cơn mưa muộn vừa chấm dứt, đất trời đang từng bước giao hòa chuyển sang mùa mới, thì nắng lại càng rực rỡ, ấm áp. Nắng mướt rượt trên cành lá, rọi qua vòm cây, rải xuống mặt đất những đồng tiền vàng lấp lánh. Nắng len qua kẻ vách, vào gian bếp nhỏ, nhảy nhót quanh Thạch, làm cô mơ hồ nhận ra như có sự hiện diện của một người nào đó . Ôi, ánh nắng thân thuộc dường ấy sao mãi giờ cô mới nhận ra? Và chính trong sự cảm nhận nầy, cô chợt hiểu đó không chỉ là những biểu hiện của thời tiết sẽ tàn theo bóng chiều hay tắt đi trong mưa, mà mãi mãi, lúc nào cũng vẫn là:
Ánh sáng ôm trùm những ngọn cao
Cây vàng rung nắng, lá xôn xao
Hòa trong cái rạng rỡ chói lọi của cảnh vật đắm mình trong nắng là âm thanh của tiếng chim. Tiếng chim “ánh ỏi” như gợi lên điều gì liên tục, không dứt, và âm độ cao vút của sự rộn rã như thúc giục, làm bừng dậy bao điều mới mẽ, tốt đẹp. Có phải đó là tiếng rối rít của bầy trao trảo vẫn chuyền chân trên cành nhãn mừng mùa trái chín, tiếng gọI nhau ríu rít của vợ chồng chim sáo, cứ gần tết là từ cù lao bên kia sông bay về kết tổ trên ngọn khế làm rộn cả khoảng sân.. vẫn là những dạng hình, âm thanh quen thuộc, Thạch nghe mãi, thấy mãi nhưng có bao giờ để ý đến đâu. Cũng như tất cả vẻ đẹp của khu vườn nhỏ: cây xoài cổ thụ đang mùa thay lá, khóac lên cành nhánh những đọt non màu cà phê sữa pha hường như những lát gan bò tươi sắt mỏng, những cành khế đong đưa chùm trái xanh, trái đỏ, trái vàng nổi bật lên giữa màu tối âm âm của một góc sân vườn yên tĩnh.
Cùng vớI cảnh vật đang rạo rực sắp bước vào xuân, Thạch thấy mình cũng giống như người con gái ấy, cái cô thiếu nữ “nhìn sương chói mặt trời”, nghe “nhạc thầm lên tiếng hát chơi vơi” rồi “bâng khuâng đợi một người chưa hẹn đến” . Bất chợt, như cô gái ấy, Thạch nhoẽn miệng cười, và một niềm rung động - khi cảm nhận nỗi gì như hạnh phúc – bỗng rộn lên trong lồng ngực, nơi ẩn náo của trái tim mà mọi người vẫn cho là không mảy may biết cảm xúc.
Càng lúc Thạch càng tiếp nhận được bao điều mới mẽ, như có mối dây liên kết từ những lời nhà thơ nói với những suy nghĩ, cảm xúc của chính Thạch. Như thể ông đã thấu hiểu tậm trạng, nỗi vui buồn của cô và nói hộ. Những ngày sau đó, buổI nói chuyện nào của nhà thơ cũng thu hút cô đến bên cửa sổ. Giờ đây, ông không còn là người khách lạ nữa. Đã quen thuộc vô cùng dáng người hay chồm về phía trước, khuôn mặt ngẩng cao, đôi mắt lim dim mơ mộng, và từ mái đầu nghiêng nghiêng, bàn tay hay chắp lại trước ngực đều bộc lộ rõ ràng từng trạng thái cảm xúc. Cả hộI trường im phăng phắc, rồi lại rộ lên những tiếng vỗ tay. Đứng tựa vào tường, bên ngoài, bất giác thạch cũng mĩm cười, để rồI bất giác lại rưng rưng nước mắt.
Chính sự đồng cảm bất chợt tìm thấy đã tạo nên sự ngưỡng mộ kính mến giành cho nhà thơ. Cô ao ước được trò chuyện với ông, được đối mặt vớI người đã khơi dậy trong cô bao niềm cảm xúc, cho dù cô không biết phải nói với ông điều gì. Chỉ mới nghĩ đến thôi, Thạch đã thấy hoảng sợ. Thạch chỉ còn biết trút cả tình cảm vào những bữa cơm giành cho nhà thơ. Từ tô canh chua ngày nóng bức, với màu sắc và mùi vị được chăm chút: những miếng khóm vàng tươi cạnh những khoanh cà đỏ hồng, lẫn trong giá ngà và những khứa cá trắng muốt điểm chút xanh ngát của rau ngò và màu dỏ nòng của ớt. Nếu là món cá bống kho tiêu, thì mớ cá bống dừa múp míp phảI được mua ướp từ hôm trước, phảI kho đi kho lại trên bếp lửa than ba lần, giữa ba khoảng cách thời gian dài để nguội, để đến lần cuối, cá cong mình nứt ra reo xèo xèo trong mỡ rưới dậy lên mùi tiêu cho thêm bận nữa rồi mới nhắc xuống dọn ăn ngay. Thạch đã tìm thấy niềm vui khi tất bật với công việc nấu nướng, và khi mâm cơm dọn xuống, được nghe lời khen ngợi chuyển lại của nhà thơ, cô như nhận được phần thưởng thật quí báu.
Rồi ngày ông đi, Thạch sấp bữa cơm cuối cùng cho ông trong tâm trạng bồn chồn. Chỉ còn một buổI sáng nữa thôi, tất cả sẽ trở lại bình thường, nhưng Thạch biết là từ nay cô đã không còn là cô của những ngày trước nữa…
Thạch đang thẩn thờ ngồI rửa chén sau bếp thì nhà thơ tìm xuống. Sau khi đã từ giã mọi ngườI, ông muốn gặp cô cấp dưỡng để chào và nói lời cảm ơn. Trông khuôn mặt vội ngước lên thoáng như tái đi của cô gái với cái nhìn rụt rè mà da diết, cánh mũi phập phồng và làn môi run, nhà thơ bỗng đọc thấy tình cảm mộc mạc chân phương làm ông bất giác sững người lại. Dáng sững lại của nhà thơ như cành chao trước gió thình lình, mái tóc dợn bồng đài mây rũ xuống theo từng cái gật gù, và đôi mắt ẩn sâu sau làn mi cong cứ chớp chớp liên hồi. Nhà thơ đã nói gì với cô gái, những lời chân tình của ông thốt ra như thế nào, Thạch không sao nhớ nỗi. Chỉ biết, khi nhìn vào đôi mắt như thấu hiểu của ông, nỗi gì như hạnh phúc bỗng rộn lên trong lòng cô, và cô đã quên hết rụt rè, chạy vụt vào lấy quyển sổ nhà bếp (mà cô vẫn ghi nguệch ngoạch chiết tính những buổi đi chợ) đưa cho nhà thơ.
Đến bây giờ, chữ ký giăng rộng, mảnh mai như tơ trời bay trong nắng ấm, vẫn óng ánh, tươi rói trong quyển sổ bìa xanh mướt bóng mồ hôi và khói bếp của cô gái, vẫn lay động như tia nhìn cảm thông, khích lệ và nụ cườI chúc an lành, may mắn… nhưng nhà thơ thì không còn nữa! Thạch bỗng nhận ra cái điều làm cô ray rứt suốt tuần nay. Có thể nào vẫn còn đó khỏang trời, ánh nắng, sắc xanh cây lá vương hương… nhưng trái tim rạo rực, tràn đầy cảm xúc ấy từ đây đã vĩnh viễn ngừng nhịp đập?
Tiếng sáo bỗng trầm vi vút, mơn man vuốt nhẹ theo từng giòng thơ, lời phát biểu của ai đó… “Nhà thơ X đã qua đời, nhưng mối dây nối nhà thơ với các thế hệ mai sau sẽ còn mãi mãi như lời nhắn nhũ của ông:
Đi sao được khi mặt trời vẫn nở
Bỏ sao đang những mái ngói rêu buồn
Đường rất lặng và hàng cây hay nhớ
Quên sao đàng mắt đẹp của hoàng hôn
Thạch ngẩng lên, giọt nước mắt đọng lại nơi khóe mi. Cô bổng nhận ra rằng , với cô, với mọi người, tâm hồn thơ ấy, không bao giờ mất đi. Hoa rụng, hoa bay, hoa vẫn trở lại cành. “Chàng” trai trẻ kia với mái tóc dợn sóng, đôi mắt mơ mộng như vẫn đi lại trên những con đường rợp biếc bóng me, con đường ông đã từng đi qua một thờ trai trẻ để phải thốt lên:
Mỹ Tho tim của ta ơi!
Trái tim ta của một thời tuổi xanh…
Gió sông mát rượi hồn thanh
Con phà rạch miễu vòng quanh đảo Rồng
Ba mươi năm trước mơ mòng
Ta vào sống bốn năm ròng tại đây
Mỹ Tho bóng mát đường cây
Nước sông Bảo Định dồn mây với thuyền…
Còn biết bao điều cô chưa biết, chưa cảm nhận về con người tài hoa ấy, thì ông sao có thể vĩnh viễn tan biến vào hư không?
Nhân mười năm ngày mất của nhà thơ XD
CT: Những chữ in nghiêng là thơ XD
CM