Những Bí ẩn Quanh T.t.kh Và ” Hai Sắc Hoa
Ðã gần 7 thập niên, kể từ khi 4 bài thơ độc đáo của TTKh được phổ biến trên 2 tạp chí Tiểu thuyết thứ bẩy và Phụ nữ thời đàm ở Hà nội. Giới văn chương, báo chí cũng như những người yêu thích thơ văn tiền chiến đã tốn khá nhiều bút mực, công lao để tìm hiểu về thân thế và con người thật ngoài đời của bà, nhưng đến nay vẫn còn nhiều mù mờ !
Gần đây đã có vài khám phá đáng mừng, dù vậy văn học sử vẫn còn cần thời gian để kiểm chứng mức độ chính xác của nó .
Trong suốt thời gian dài vừa qua, biết bao nhiêu những dữ kiện được thêu dệt rất lãng mạn liên quan đến tác gỉa bởi những người yêu thơ của bà cũng như những nhà làm văn nghệ…Vài người còn tưởng tượng hay đưa ra những chứng minh tự nhận mình là người yêu của bà !.
Để mở đầu, xin được phép trích dẫn bài thơ nổi tiếng nhất của T.T.Kh
1.Sự xuất hiện TTKh. trên thi đàn tiền chiến:
Vào khoảng giữ năm 1937, trên tạp chí ’’ Tiểu thuyết thứ bẩy ’’ xuất bản ở Hà Nội có đăng một truyện ngắn ’’Hoa Ti-gôn ’’ của ký gỉa Thanh Châu. Ðây là một truyện khá bi đát, trong đó mô tả truyện tình của một họa sĩ trẻ vừa ra trường tên Lê Chất. Trong một lần đạp xe đi tìm phong cảnh để vẽ ở một làng quê ven Hà Nội, ngẫu nhiên khi đi qua một căn biệt thự cổ Lê Chất nhìn thấy một cô gái rất đẹp, mặc áo ngắn tay bằng lụa đang đứng trên chiếc ghế cao níu lấy một cành hoa ti gôn mầu đỏ.
Sắc đẹp của người thiếu nữ nổi trội lên giữa giàn hoa ti gôn đỏ đã làm cho người hoạ sĩ mẩn mê đứng nhìn… Rồi từ hôm đó, ngày nào anh ta cũng tìm cách quanh quẩn gần căn biệt thự để được nhìn cô gái và ngược lại cô gái cũng thấy anh ta. Nhưng chỉ được vài lần, rồi không biết lý do gì người con gái không còn xuất hiện nữa.
Thời gian qua đi, mang thành công và danh vọng đến cho người hoạ sĩ, nhưng anh ta vẫn không bao giờ quên hình bóng người con gái đẹp dưới giàn hoa tigôn mầu đỏ mà anh ta đã gặp gỡ ngày còn nghèo khổ xa xưa .
Rồi ngẫu nhiên, 9 năm sau, trong lần đi tìm dề tài sáng tác ở miền Nam Trung Quốc, anh ta được mời tham dự buổi dạ vũ trong toà lãnh sự Pháp tại Vân Nam . Lê Chất gặp lại cô con gái ngày xưa, nhưng trong nhiều oái oăm, muộn màng. Chồng của cô gái là một viên chức cao cấp của toà lãnh sự, người chồng mà cô ta không hề yêu thương . Trong lần tái ngộ đó, họ khiêu vũ, tâm sự với nhau, và tiếp theo mối tình của họ được tiếp nối trong vụng trộm . Ðến một lần, họ dự tính bỏ lại đằng sau tất cả để tìm cách trốn đi Nhật sinh sống với nhau.
Nhưng đến giây phút cuối, người thiếu phụ gửi cho chàng họa sĩ một lá thư, kèm một chùm hoa tigôn mầu đỏ máu, nàng từ chối ra đi vì không đủ can đảm từ bỏ danh dự và tai tiếng của gia đình cũng như sự khinh bỉ của gia đình chồng.
Buồn đau vì ý định không thành, người họa sĩ vẫn ra đi Nhật bản một mình trước khi trở về Hà nội. Rồi, ngẫu nhiên, bốn năm sau, anh ta nhận được lá thư từ người chồng của cô gái báo tin nàng đã mất ! Lê Chất sang Vân Nam viếng mộ người xưa với một chùm dây hoa tigôn, loại hoa kỉ niệm mối tình của họ. Cũng từ đó cho đến suốt cuộc đời, cứ vào mua hoa tigôn nở, Lê Chất không bao giờ quên mua những chùm hoa tigôn để trang hoàng trong phòng làm việc như để tưởng nhớ đến người yêu xa xưa vắn số của mình .
Mấy ngày sau khi câu truyện ngắn trữ tình đó xuất hiện trên báo, có một thiếu phụ khỏang 20 tuổi, dáng dấp nhỏ bé, thùy mị, nét mặt u buồn mang đến toà báo, đưa tận tay người chủ bút một phong thư dán kín. Trong đó có một bài thơ rất hay với đề tựa ’’Hai sắc hoa tigôn’’ được ký tên tác giả là T.T.Kh.
Bài thơ não lòng, lột tả được tất cả cái đau xót của người con gái đã phải xa người mình yêu, người đã cùng mình gắn bó thề ước dưới giàn hoa tigôn để đi lấy chồng, người mà mình không hề yêu.
Khi bài thơ ‘’ Hai sắc hoa tigôn ‘’ vừa cho lên mặt báo đã gây xôn xao trong giới yêu văn chương. Nhiều nhà phê bình đã không ngần ngại cho rằng đây là một kiệt tác. Trong không khí sôi động đó, toà báo lại nhận thêm được một bài thơ khác cùng tác gỉa, qua đường bưu điện với đề tựa ‘’ Bài thơ thứ nhất ‘’. Bài thơ này cũng với những câu thơ buồn đau đầy nước mắt, giải thích, mô tả kỹ lưỡng hơn về mối tình dang dở của cặp tình nhân gặp nhau rồi yêu nhau và cuối cùng không biết vì lý do nào đó người đàn ông rời xa, người đàn bà ở lại yêu kỷ niệm cho đến ngày lấy chồng :
Khi bài thơ thứ nhất được đưa lên báo, có người thắc mắc tại sao bài thơ Hai sắc hoa Tigôn lại được gửi đăng báo trước bài Thơ thứ nhất ?
Người ta cho rằng, tác gỉa đã làm bài Thơ thứ nhất, than khóc cho mối tình lỡ dở của mình từ lâu nhưng vì một lý do nào đó không gửi đăng báo. Nhưng sau đó, ngẫu nhiên đọc câu truyện ngắn Hoa Tigôn cuả ký gỉa Thanh Châu, cảm động với câu truyện và nhất là tìm thấy nhiều dữ kiện tương đồng với mối tình ngang trái của chính mình, tác gỉa đã làm bài thơ Hai sắc hoa Tigôn rồi gửi ngay cho toà báo. Chính vì thế bài thơ thứ nhất được phổ biến sau bài Hai sắc hoa tigôn
Sau khi bài thơ thứ nhất được đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bẩy, giới văn nghệ càng bàn tán nhiều hơn nữa. Bao nhiêu những tưởng tưộng,thêu dệt với những tình tiết lâm ly về hình dạng, thân thế và cả mối tình buồn đau lãng mạn của tác gỉa được đưa ra báo chí.
Vẫn trong cái không khí xao động, bàn tán lung tung vì 2 bài thơ vừa đăng báo đó, tạp chí ‘’Phụ nữ thời đàm’’ ở Hà nội lại nhận được bài thơ ‘’ Ðan áo cho chồng ‘’ của cùng tác gỉa qua bưu điện. Bài thơ này cũng vẫn với giọng điệu buồn đau, nhưng có vẻ than van, oán trách thân phận mình nhiều hơn. Nàng mô tả như bị tù tội trong cuộc sống với người chồng không yêu nhưng vẫn mong đợi bóng dáng người xưa :
Bài thơ đan áo cho chồng vừa ra mắt thì toà báo Tiểu thuyết thứ bẩy lại qua đường bưu điện nhận được bài thơ thứ tư với đề tựa : Bài thơ cuối cùng
Ðúng như đề tựa của nó, sau bài thơ này, làng thơ không bao giờ còn nhận được thêm bài nào nữa, TTKh hoàn toàn biến mất trên thi đàn! Cũng từ đó trong lịch sử văn thơ tiền chiến phải nhận lấy sự bí mật về một tác giả mà chỉ có vỏn vẹn 4 bài thơ nhưng đã tạo được chỗ đứng rất vững chãi trong nền văn học VN.
Bài thơ cuối cùng xuất hiện vào giữa năm 1938, trong giới văn chương vẫn không giảm sút những lời bàn tán, thêu dệt về thân thế và cuộc tình buồn bã của tác gỉa, đã thế nhiều nhà báo, nhà thơ có tên tuổi đương thời đã đưa ra những chứng cớ để cố nhận người thi sĩ tài năng đầy bí ẩn đó là người yêu của mình.
Khi bài thơ thứ nhất được đưa lên báo, có người thắc mắc tại sao bài thơ Hai sắc hoa Tigôn lại được gửi đăng báo trước bài Thơ thứ nhất ?
Người ta cho rằng, tác gỉa đã làm bài Thơ thứ nhất, than khóc cho mối tình lỡ dở của mình từ lâu nhưng vì một lý do nào đó không gửi đăng báo. Nhưng sau đó, ngẫu nhiên đọc câu truyện ngắn Hoa Tigôn cuả ký gỉa Thanh Châu, cảm động với câu truyện và nhất là tìm thấy nhiều dữ kiện tương đồng với mối tình ngang trái của chính mình, tác gỉa đã làm bài thơ Hai sắc hoa Tigôn rồi gửi ngay cho toà báo. Chính vì thế bài thơ thứ nhất được phổ biến sau bài Hai sắc hoa tigôn.
Sau khi bài thơ thứ nhất được đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bẩy, giới văn nghệ càng bàn tán nhiều hơn nữa. Bao nhiêu những tưởng tưộng,thêu dệt với những tình tiết lâm ly về hình dạng, thân thế và cả mối tình buồn đau lãng mạn của tác gỉa được đưa ra báo chí.
Vẫn trong cái không khí xao động, bàn tán lung tung vì 2 bài thơ vừa đăng báo đó, tạp chí ‘’Phụ nữ thời đàm’’ ở Hà nội lại nhận được bài thơ ‘’ Ðan áo cho chồng ‘’ của cùng tác gỉa qua bưu điện. Bài thơ này cũng vẫn với giọng điệu buồn đau, nhưng có vẻ than van, oán trách thân phận mình nhiều hơn. Nàng mô tả như bị tù tội trong cuộc sống với người chồng không yêu nhưng vẫn mong đợi bóng dáng người xưa.
Bài thơ đan áo cho chồng vừa ra mắt thì toà báo Tiểu thuyết thứ bẩy lại qua đường bưu điện nhận được bài thơ thứ tư với đề tựa : Bài thơ cuối cùng .
Ðúng như đề tựa của nó, sau bài thơ này, làng thơ không bao giờ còn nhận được thêm bài nào nữa, TTKh hoàn toàn biến mất trên thi đàn! Cũng từ đó trong lịch sử văn thơ tiền chiến phải nhận lấy sự bí mật về một tác giả mà chỉ có vỏn vẹn 4 bài thơ nhưng đã tạo được chỗ đứng rất vững trãi trong nền văn học VN.
Bài thơ cuối cùng xuất hiện vào giữa năm 1938, trong giới văn chương vẫn không giảm xút những lời bàn tán, thêu dệt về thân thế và cuộc tình buồn bã của tác gỉa, đã thế nhiều nhà báo, nhà thơ có tên tuổi đương thời đã đưa ra những chứng cớ để cố nhận người thi sĩ tài năng đầy bí ẩn đó là người yêu của mình.
2. Những dữ kiện lên quan đến thân thế của TTKh.
Như trên đã đề cập đến cái độc đáo của bài thơ kèm theo ý tứ của một mối tình buồn bã, lãng mạn… thêm vào đó sự bí mật về thân thế thi nhân càng làm cho người ta tò mò muốn biết về tác gỉa. Ðến nay đã gần 70 năm rồi, người ta vẫn phải nhận lấy những điều mù mờ về thân thế và cả những thêu dệt vô căn cứ về người nữ sĩ tài danh đó ! Sau đây là một vài sự kiện đã gây ra những xáo động dư luận trong giới thơ văn. Ðúng hay sai, tưởng tượng hay là một lối tìm nguồn thi hứng của những người làm văn nghệ…Ðến nay vẫn chỉ là những dấu hỏi mù mờ mà thôi!
a.Dư luận với ký gỉa Thanh Châu : Như phần trên đã viết, truyện ngắn Hoa Tigôn của Thanh Châu trên báo Tiểu thuyết thứ bẩy đã là nguyên nhân xuất hiện những bài thơ diễm tình, lãng mạn bất tử của TTKh trong làng thơ tiền chiến.
Nếu xét những diễn tiến cũng như tâm trạng buồn đau của người con gái trong truyện ngắn Hoa Tigôn và trong 4 bài thơ của TTKh, nhất là bài Hai sắc hoa Tigôn, người ta thấy nội dung hai bài gần như giống hệt nhau. Cũng vẻ ngây thơ của người con gái thủa ban đầu gặp gỡ người yêu, cũng bóng dáng người nghệ sĩ làm cho nàng nhớ mãi không quên dưới giàn hoa Tigôn kỷ niệm :
Rồi những câu thơ tả người thiếu phụ luôn luôn tưởng nhớ đến cố nhân , phải miễn cưỡng kéo dài cuộc sống nhàm chán bên người chồng luống tuổi mà mình không yêu… Tất cả những dữ kiện đó đã lột tả gần như hòa hợp rất khắng khít với cốt truyện ngắn của Thanh Châu.
Chính vì vậy ngay khi mấy bài thơ xuất hiện trên báo chí, ký gỉa Thanh Châu đã khẳng định với dư luận, TTKh chính là người con gái trong căn biệt thự ở ngoại ô Hà nội, là người yêu của ông.Sự xác định này đã quấy lên những xáo trộn nghì ngờ cũng có, tin tưởng cũng có trong làng thơ văn lúc bấy giờ.
Nhà văn Thanh Châu ra đi, T.T.Kh vẫn bí ẩn!
Tôi có ước nguyện được đứng bên ông trong giây phút cuối cùng bên giường bệnh để nghe ông nói câu này: “Vâng, T.T.Kh chính là người yêu của tôi, là Trần Thị Vân Chung”. Thế nhưng giờ đây đã muộn rồi. Ông đã vĩnh viễn ra đi vào ngày 8-5-2007
Nhà văn Thanh Châu sinh năm 1912. Vào năm 1937, khi văn đàn xôn xao về mấy bài thơ của tác giả bí ẩn T.T.Kh, ông đã 25 tuổi, có ít vốn liếng văn chương. Ông sinh ra và lớn lên tại thị xã Thanh Hóa, là quê mẹ. Nơi ấy cũng có một người con gái kém ông 7 tuổi đang sinh sống, tên là Trần Thị Vân Chung. Vào năm 1937, nàng đã 18 tuổi. Trên chuyến tàu định mệnh Hà Nội - Thanh Hóa vào một chiều cuối thu trước đó, hai người đã gặp nhau để khởi đầu một mối tình đầy nước mắt. Cũng một ngày cuối thu cách nay 4 năm, tôi đã đến căn nhà mà nhà văn Thanh Châu ở tại Tân Bình - TPHCM để nghe ông nói về mối tình ấy. Khi đó ông đang nằm trên giường bệnh, nói năng rất khó khăn nhưng vẫn cố gắng trả lời những câu hỏi tò mò của tôi. Dù phải chắp nối để nghe cho rõ câu chuyện nhưng tôi cảm nhận được sự thổn thức trong tim ông khi ông nhắc lại mối tình đã tan vỡ gần bảy mươi năm về trước. Có lẽ đó là lần đầu tiên ông tiết lộ vài chi tiết về mối tình bi thương ấy cho một người nghiên cứu như tôi nghe.
Vì sao tôi đến thăm ông lần ấy? Bởi vì trước đó tôi đã thấy hé mở một số vấn đề rất thú vị trong khi nghiên cứu truyện ngắn Hoa ti-gôn của ông và bốn bài thơ tình của T.T.Kh. Tôi đã chắc rằng giữa hai người này có mối quan hệ dây mơ rễ má gì đó. Công việc giải mã truyện ngắn và bốn bài thơ cho tôi kết quả: T.T.Kh chính là người yêu của nhà văn Thanh Châu. Và thế là tôi đến để hỏi ông, về một mối tình tan vỡ đớn đau vào lúc ông khoảng 22 - 23 tuổi. Tôi đã đưa đích danh Trần Thị Vân Chung ra để hỏi, nhưng trong lòng tôi cứ sợ ông chối, không nhận mình là người yêu của Trần Thị Vân Chung. Vì trước đó mười năm, tác giả Thế Phong đã công bố rằng Trần Thị Vân Chung là người yêu của Thanh Châu nhưng chính Thanh Châu đã lên tiếng rằng hai người chỉ là bạn bè một thuở mà thôi.
Nếu nhà văn Thanh Châu không thừa nhận Trần Thị Vân Chung là người yêu của ông thì kết quả giải mã của tôi vô nghĩa. Vì thế tôi vô cùng hồi hộp khi gõ cửa ngôi nhà vắng vẻ ấy để lên căn gác nhỏ thăm ông. Và, tôi đã lặng người đi khi ông gật đầu trước câu hỏi của tôi. Sợ ông nghe nhầm câu hỏi, tôi phải hỏi đi hỏi lại ba, bốn lần, ghi âm cẩn thận và ông vẫn gật đầu. “Vâng, bà Vân Chung và tôi có yêu nhau”. Sau câu trả lời đó của ông, tôi đi sâu vào chuyện tình và ông đã không ngần ngại kể cho tôi nghe một số tình tiết câu chuyện.
Có lẽ tôi phải trở lại đôi điều mà tôi đã trình bày trong cuốn sách Giải mã nghi án văn học T.T.Kh. Trước đó, nhiều giả định cho rằng T.T.Kh có thể là Thâm Tâm hoặc Nguyễn Bính. Có nghĩa là T.T.Kh là những người đàn ông. Nhưng qua phân tích truyện ngắn Hoa ti-gôn của Thanh Châu, các bài thơ Hai sắc hoa ti-gôn, Bài thơ thứ nhất, Bài thơ cuối cùng và Bài thơ đan áo của T.T.Kh, tôi đã đưa ra được một số tiêu chí khác hẳn để xác định T.T.Kh như sau: Bất cứ nhân vật nào nếu muốn giả định là T.T.Kh thì đó phải là một người phụ nữ và hơn thế nữa, người phụ nữ ấy phải là người yêu của nhà văn Thanh Châu. Ngoài các tiêu chí chính đó, còn có các tiêu chí phụ khác như nhân vật đó phải có độ tuổi hợp lý (đến năm 1937 phải là một thiếu nữ 17 – 18 để có thể đã có chồng dạm hỏi hay lên xe hoa rồi), T.T.Kh phải là một người có sinh hoạt văn học (có thơ đăng báo, in sách)… Và thật kỳ diệu, nhân vật Trần Thị Vân Chung, mà trước đó nhà văn Thế Phong đã phát hiện nhưng chính bà từ chối, có những đặc điểm nhân thân khớp một cách gần như hoàn toàn với T.T.Kh. Tôi chỉ còn phải làm một “phép thử” nhỏ, là xác định xem giữa Thanh Châu và T.T.Kh có mối quan hệ tình cảm thực sự nào không. Vì thế tôi đã đến gặp nhà văn Thanh Châu.
Và tôi đã gặp may. Cho đến bây giờ tôi cũng không hiểu vì sao nhà văn Thanh Châu lại nói thật với tôi về mối tình này. Theo đó, sau khi gia đình Vân Chung không đồng ý cho hai người lấy nhau, Thanh Châu liền ra Hà Nội học và bắt đầu viết văn, làm báo. Ông mang theo mối tình sầu thảm ấy như ông viết trong bài tùy bút Những cánh hoa tim vào mùa thu năm 1939: “Vì tôi thấy tôi cảm thấu hết được những cái gì là tê tái trong tình ái”. Một thời gian sau, Thanh Châu nhận được thư từ Thanh Hóa của gia đình gửi ra thông báo Vân Chung đã lấy chồng. Dĩ nhiên là Thanh Châu không có mặt trong ngày lên xe hoa đó của nàng (chồng Vân Chung lúc đó đã là một người có vai vị, về sau làm đến tri huyện, cho đến thời chính quyền Sài Gòn, làm đến chức tổng trưởng quốc phòng).
Tôi sung sướng tột độ trước những thông tin từ tiết lộ chân thành này của nhà văn Thanh Châu. Cùng đi với tôi có nhà văn Nguyễn Khoa Đăng, khi đó dù chưa nắm thật rõ việc giải mã của tôi nhưng cũng chia sẻ niềm vui với tôi. Thế là những câu thơ T.T.Kh có thể gắn vào cho Trần Thị Vân Chung.
Chẳng hạn đây là giây phút khi Thanh Châu ra Hà Nội viết văn, làm báo, Vân Chung ở lại thị xã Thanh Hóa một mình trong nỗi tiếc thương:
Ở lại vườn Thanh có một mình
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh
(Bài thơ thứ nhất)
Lúc Vân Chung chuẩn bị lên xe hoa về nhà chồng:
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không
(Hai sắc hoa ti-gôn)
Có vô vàn sự trùng khớp nữa mà tôi không thể kể ra hết trong một bài báo nhỏ này. Tôi liền quyết định dấn thêm một bước nữa. Tôi ghé miệng vào tai nhà văn Thanh Châu và hỏi (vì khi đó ông đã khá nặng tai rồi):
- Trần Thị Vân Chung có phải là T.T.Kh không ạ?
Hai, ba lần hỏi ông mới nghe rõ và ngó mặt đi chỗ khác:
-Không! Không phải! Bà Vân Chung không phải là T.T.Kh. Toàn là bày vẽ chuyện.
Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng thất vọng ra mặt. Nhưng tôi thì khác. Tôi không hề đón chờ câu trả lời “Vâng, Trần Thị Vân Chung chính là T.T.Kh” vào lúc này. Dù rằng tôi phải hỏi cho bằng được câu hỏi ấy. Câu trả lời ấy nếu có phải là lúc ông sắp sửa đi xa mãi mãi vào cõi vô cùng. Hoặc có thể là không bao giờ có câu ấy, vì họ đã thề rằng:
Cố quên đi nhé câm mà nín
(Bài thơ thứ nhất)
Sau khi tôi hoàn thành cuốn sách, mấy lần tôi định đem đến tặng ông nhưng rồi tôi lại chần chừ không muốn tặng. Không rõ vì lẽ gì. Thật kỳ lạ. Cho đến hôm nay ông đã đi xa vĩnh viễn. Sáu mươi mấy năm trước Hoài Thanh viết trong Thi nhân Việt Nam: “Ai biết “con người vườn Thanh” bây giờ ra thế nào? Liệu rồi đây người có thể lẳng lặng ôm nỗi buồn riêng cho đến khi về chín suối?”. Không biết T.T.Kh nghĩ gì trong ngày buồn này? Bà có thầm đọc những vần thơ đau đớn khi xưa để tiễn biệt nhà văn Thanh Châu về cõi vô cùng:
Anh hỡi, tháng ngày xa quá nhỉ?
Một mùa thu cũ một lòng đau…
(Bài thơ thứ nhất)
Nghe Hoàng Oanh ngâm thơ TTKH ở đây :
Copy By PN
Ðã gần 7 thập niên, kể từ khi 4 bài thơ độc đáo của TTKh được phổ biến trên 2 tạp chí Tiểu thuyết thứ bẩy và Phụ nữ thời đàm ở Hà nội. Giới văn chương, báo chí cũng như những người yêu thích thơ văn tiền chiến đã tốn khá nhiều bút mực, công lao để tìm hiểu về thân thế và con người thật ngoài đời của bà, nhưng đến nay vẫn còn nhiều mù mờ !
Gần đây đã có vài khám phá đáng mừng, dù vậy văn học sử vẫn còn cần thời gian để kiểm chứng mức độ chính xác của nó .
Trong suốt thời gian dài vừa qua, biết bao nhiêu những dữ kiện được thêu dệt rất lãng mạn liên quan đến tác gỉa bởi những người yêu thơ của bà cũng như những nhà làm văn nghệ…Vài người còn tưởng tượng hay đưa ra những chứng minh tự nhận mình là người yêu của bà !.
Để mở đầu, xin được phép trích dẫn bài thơ nổi tiếng nhất của T.T.Kh
Hai sắc hoa Ti-gôn
Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi cảm thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương
Nhặt cánh hoa rơi cảm thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng
Người ấy thuờng hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: “Hoa, dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng thế thôi!”
Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: “Màu hoa trắng,
Là chút lòng trong chẳng biến suy!”
Đâu biết một đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá! Tồi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường…
Từ đấy, thu rồi, thu lại thụ..
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người
Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha!
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một muà thu trước rất xa xôị..
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!
Tôi sợ chiều thu nhạt nắng mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng. Chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy sang sông đứng ngó đò
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng
Người ấy thuờng hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: “Hoa, dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng thế thôi!”
Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: “Màu hoa trắng,
Là chút lòng trong chẳng biến suy!”
Đâu biết một đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá! Tồi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường…
Từ đấy, thu rồi, thu lại thụ..
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người
Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha!
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một muà thu trước rất xa xôị..
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!
Tôi sợ chiều thu nhạt nắng mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng. Chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy sang sông đứng ngó đò
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng
1.Sự xuất hiện TTKh. trên thi đàn tiền chiến:
Vào khoảng giữ năm 1937, trên tạp chí ’’ Tiểu thuyết thứ bẩy ’’ xuất bản ở Hà Nội có đăng một truyện ngắn ’’Hoa Ti-gôn ’’ của ký gỉa Thanh Châu. Ðây là một truyện khá bi đát, trong đó mô tả truyện tình của một họa sĩ trẻ vừa ra trường tên Lê Chất. Trong một lần đạp xe đi tìm phong cảnh để vẽ ở một làng quê ven Hà Nội, ngẫu nhiên khi đi qua một căn biệt thự cổ Lê Chất nhìn thấy một cô gái rất đẹp, mặc áo ngắn tay bằng lụa đang đứng trên chiếc ghế cao níu lấy một cành hoa ti gôn mầu đỏ.
Sắc đẹp của người thiếu nữ nổi trội lên giữa giàn hoa ti gôn đỏ đã làm cho người hoạ sĩ mẩn mê đứng nhìn… Rồi từ hôm đó, ngày nào anh ta cũng tìm cách quanh quẩn gần căn biệt thự để được nhìn cô gái và ngược lại cô gái cũng thấy anh ta. Nhưng chỉ được vài lần, rồi không biết lý do gì người con gái không còn xuất hiện nữa.
Thời gian qua đi, mang thành công và danh vọng đến cho người hoạ sĩ, nhưng anh ta vẫn không bao giờ quên hình bóng người con gái đẹp dưới giàn hoa tigôn mầu đỏ mà anh ta đã gặp gỡ ngày còn nghèo khổ xa xưa .
Rồi ngẫu nhiên, 9 năm sau, trong lần đi tìm dề tài sáng tác ở miền Nam Trung Quốc, anh ta được mời tham dự buổi dạ vũ trong toà lãnh sự Pháp tại Vân Nam . Lê Chất gặp lại cô con gái ngày xưa, nhưng trong nhiều oái oăm, muộn màng. Chồng của cô gái là một viên chức cao cấp của toà lãnh sự, người chồng mà cô ta không hề yêu thương . Trong lần tái ngộ đó, họ khiêu vũ, tâm sự với nhau, và tiếp theo mối tình của họ được tiếp nối trong vụng trộm . Ðến một lần, họ dự tính bỏ lại đằng sau tất cả để tìm cách trốn đi Nhật sinh sống với nhau.
Nhưng đến giây phút cuối, người thiếu phụ gửi cho chàng họa sĩ một lá thư, kèm một chùm hoa tigôn mầu đỏ máu, nàng từ chối ra đi vì không đủ can đảm từ bỏ danh dự và tai tiếng của gia đình cũng như sự khinh bỉ của gia đình chồng.
Buồn đau vì ý định không thành, người họa sĩ vẫn ra đi Nhật bản một mình trước khi trở về Hà nội. Rồi, ngẫu nhiên, bốn năm sau, anh ta nhận được lá thư từ người chồng của cô gái báo tin nàng đã mất ! Lê Chất sang Vân Nam viếng mộ người xưa với một chùm dây hoa tigôn, loại hoa kỉ niệm mối tình của họ. Cũng từ đó cho đến suốt cuộc đời, cứ vào mua hoa tigôn nở, Lê Chất không bao giờ quên mua những chùm hoa tigôn để trang hoàng trong phòng làm việc như để tưởng nhớ đến người yêu xa xưa vắn số của mình .
Mấy ngày sau khi câu truyện ngắn trữ tình đó xuất hiện trên báo, có một thiếu phụ khỏang 20 tuổi, dáng dấp nhỏ bé, thùy mị, nét mặt u buồn mang đến toà báo, đưa tận tay người chủ bút một phong thư dán kín. Trong đó có một bài thơ rất hay với đề tựa ’’Hai sắc hoa tigôn’’ được ký tên tác giả là T.T.Kh.
Bài thơ não lòng, lột tả được tất cả cái đau xót của người con gái đã phải xa người mình yêu, người đã cùng mình gắn bó thề ước dưới giàn hoa tigôn để đi lấy chồng, người mà mình không hề yêu.
Khi bài thơ ‘’ Hai sắc hoa tigôn ‘’ vừa cho lên mặt báo đã gây xôn xao trong giới yêu văn chương. Nhiều nhà phê bình đã không ngần ngại cho rằng đây là một kiệt tác. Trong không khí sôi động đó, toà báo lại nhận thêm được một bài thơ khác cùng tác gỉa, qua đường bưu điện với đề tựa ‘’ Bài thơ thứ nhất ‘’. Bài thơ này cũng với những câu thơ buồn đau đầy nước mắt, giải thích, mô tả kỹ lưỡng hơn về mối tình dang dở của cặp tình nhân gặp nhau rồi yêu nhau và cuối cùng không biết vì lý do nào đó người đàn ông rời xa, người đàn bà ở lại yêu kỷ niệm cho đến ngày lấy chồng :
Bài Thơ Thứ Nhất
Thuở trước hồn tôi phơi phới quá,
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương…
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại,
Em ái trao tôi một vết thương.
Tai ác ngờ đâu gió lạ qua,
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa,
Thổi tan âm điệu du dương trước
Và tiễn Người đi bến cát xạ
Ở lại vườn Thanh có một mình,
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh;
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo,
Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành.
Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác,
– Gió hỡi ! Làm sao lạnh rất nhiều ?
Từ đấy không mong, không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm,
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ,
Người ấy ghi lòng : “Vẫn nhớ em !”
Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên,
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên ?
Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ !
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ…
Thì ai trông ngóng, chả nên chờ !
Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa :
– “Cố quên đi nhé, câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ !”
Tôi run sợ viết; lặng im nghe
Tiếng lá thu khô siết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến.
Song đời nào dám ga<.p ai về !
Tuy thế, tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa, than ôi
Biết đâụ.. tôi: một tâm hồn héo,
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi !
Thuở trước hồn tôi phơi phới quá,
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương…
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại,
Em ái trao tôi một vết thương.
Tai ác ngờ đâu gió lạ qua,
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa,
Thổi tan âm điệu du dương trước
Và tiễn Người đi bến cát xạ
Ở lại vườn Thanh có một mình,
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh;
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo,
Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành.
Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác,
– Gió hỡi ! Làm sao lạnh rất nhiều ?
Từ đấy không mong, không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm,
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ,
Người ấy ghi lòng : “Vẫn nhớ em !”
Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên,
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên ?
Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ !
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ…
Thì ai trông ngóng, chả nên chờ !
Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa :
– “Cố quên đi nhé, câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ !”
Tôi run sợ viết; lặng im nghe
Tiếng lá thu khô siết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến.
Song đời nào dám ga<.p ai về !
Tuy thế, tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa, than ôi
Biết đâụ.. tôi: một tâm hồn héo,
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi !
Khi bài thơ thứ nhất được đưa lên báo, có người thắc mắc tại sao bài thơ Hai sắc hoa Tigôn lại được gửi đăng báo trước bài Thơ thứ nhất ?
Người ta cho rằng, tác gỉa đã làm bài Thơ thứ nhất, than khóc cho mối tình lỡ dở của mình từ lâu nhưng vì một lý do nào đó không gửi đăng báo. Nhưng sau đó, ngẫu nhiên đọc câu truyện ngắn Hoa Tigôn cuả ký gỉa Thanh Châu, cảm động với câu truyện và nhất là tìm thấy nhiều dữ kiện tương đồng với mối tình ngang trái của chính mình, tác gỉa đã làm bài thơ Hai sắc hoa Tigôn rồi gửi ngay cho toà báo. Chính vì thế bài thơ thứ nhất được phổ biến sau bài Hai sắc hoa tigôn
Sau khi bài thơ thứ nhất được đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bẩy, giới văn nghệ càng bàn tán nhiều hơn nữa. Bao nhiêu những tưởng tưộng,thêu dệt với những tình tiết lâm ly về hình dạng, thân thế và cả mối tình buồn đau lãng mạn của tác gỉa được đưa ra báo chí.
Vẫn trong cái không khí xao động, bàn tán lung tung vì 2 bài thơ vừa đăng báo đó, tạp chí ‘’Phụ nữ thời đàm’’ ở Hà nội lại nhận được bài thơ ‘’ Ðan áo cho chồng ‘’ của cùng tác gỉa qua bưu điện. Bài thơ này cũng vẫn với giọng điệu buồn đau, nhưng có vẻ than van, oán trách thân phận mình nhiều hơn. Nàng mô tả như bị tù tội trong cuộc sống với người chồng không yêu nhưng vẫn mong đợi bóng dáng người xưa :
Đan Áo Cho Chồng
“Chị ơi ! Nếu chị đã yêụ
Đã từng lỡ hát ít nhiều đau thương,
Đã xa hẳn quãng đường hương,
Đã đem lòng gởi gió sương mịt mùng.
Đã từng lỡ hát ít nhiều đau thương,
Đã xa hẳn quãng đường hương,
Đã đem lòng gởi gió sương mịt mùng.
Biết chăng chị ? Mỗi mùa đông,
Đáng thương những kẻ có chồng như em,
Vẫn còn thấy lạnh trong tim,
Đan đi đan lại áo len cho chồng.
Như con chim hót trong lồng,
Hạt mưa nó rụng bên song bơ thờ.
Tháng ngày nổi tiếng tiêu sơ,
Than ôi ! Gió đã sang bờ ly tan…
Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Như con chim nhốt trong lồng,
Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao !
Ngoài trời mưa gió xôn xao,
Ai đem khóa chết chim vào lồng nghiêm ?
Ai đem lễ giáo giam em ?
Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đờị..
Lòng em khổ lắm chị ơi !
Trong bao tủi cực với lời mỉa maị
Quang cảnh lạ, tháng năm dài,
Đêm đêm nghĩ tới ngày mai giật mình
Đáng thương những kẻ có chồng như em,
Vẫn còn thấy lạnh trong tim,
Đan đi đan lại áo len cho chồng.
Như con chim hót trong lồng,
Hạt mưa nó rụng bên song bơ thờ.
Tháng ngày nổi tiếng tiêu sơ,
Than ôi ! Gió đã sang bờ ly tan…
Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Như con chim nhốt trong lồng,
Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao !
Ngoài trời mưa gió xôn xao,
Ai đem khóa chết chim vào lồng nghiêm ?
Ai đem lễ giáo giam em ?
Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đờị..
Lòng em khổ lắm chị ơi !
Trong bao tủi cực với lời mỉa maị
Quang cảnh lạ, tháng năm dài,
Đêm đêm nghĩ tới ngày mai giật mình
Bài thơ đan áo cho chồng vừa ra mắt thì toà báo Tiểu thuyết thứ bẩy lại qua đường bưu điện nhận được bài thơ thứ tư với đề tựa : Bài thơ cuối cùng
Ðúng như đề tựa của nó, sau bài thơ này, làng thơ không bao giờ còn nhận được thêm bài nào nữa, TTKh hoàn toàn biến mất trên thi đàn! Cũng từ đó trong lịch sử văn thơ tiền chiến phải nhận lấy sự bí mật về một tác giả mà chỉ có vỏn vẹn 4 bài thơ nhưng đã tạo được chỗ đứng rất vững chãi trong nền văn học VN.
Bài Thơ Cuối Cùng
Anh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ ?
Một mùa thu cũ, một lòng đaụ..
Ba năm ví biết anh còn nhớ,
Em đã câm lời, có nói đâu !
Đã lỡ, thôi rồi ! chuyện biệt ly,
Càng khơi càng thấy lụy từng khị
Trách ai mang cánh “ty-gôn” ấy,
Mà viết tình em, được ích gì ?
Chỉ có ba người đã đọc riêng,
Bài thơ “đan áo” của chồng em.
Bài thơ “đan áo” nay rao bán,
Cho khắp người đời thóc mách xem…
Là giết đời nhau đấy, biết không ?
….Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung,
Giận anh, em viết dòng dư lệ,
Là chút dư hương : điệu cuối cùng !
Từ đây, anh hãy bán thơ anh,
Còn để yên tôi với một mình,
Những cánh hoa lòng, hừ ! đã ghét,
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.
Ngang trái đời hoa đã úa rồi,
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơị..
Buồng nghiêm thờ thẩn hồn eo hẹp,
Đi nhớ người không muốn nhớ lời !
Tôi oán hờn anh, mỗi phút giây,
Tôi run sợ viết, bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôị.. chết
Đêm hỡi ! Làm sao tối thế nầy ?
Năm lại năm qua cứ muốn yên
Mà phương ngoài gió chẳng làm quên;
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín,
Lại chính là anh ? anh của em !
Tôi biết làm sao được hỡi trời ?
Giận anh, không nỡ ! Nhớ không thôi !
Mưa buồn, mưa hắt, trong lòng ướt…
Sợ quá đi, anh… “có một người” !…
Anh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ ?
Một mùa thu cũ, một lòng đaụ..
Ba năm ví biết anh còn nhớ,
Em đã câm lời, có nói đâu !
Đã lỡ, thôi rồi ! chuyện biệt ly,
Càng khơi càng thấy lụy từng khị
Trách ai mang cánh “ty-gôn” ấy,
Mà viết tình em, được ích gì ?
Chỉ có ba người đã đọc riêng,
Bài thơ “đan áo” của chồng em.
Bài thơ “đan áo” nay rao bán,
Cho khắp người đời thóc mách xem…
Là giết đời nhau đấy, biết không ?
….Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung,
Giận anh, em viết dòng dư lệ,
Là chút dư hương : điệu cuối cùng !
Từ đây, anh hãy bán thơ anh,
Còn để yên tôi với một mình,
Những cánh hoa lòng, hừ ! đã ghét,
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.
Ngang trái đời hoa đã úa rồi,
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơị..
Buồng nghiêm thờ thẩn hồn eo hẹp,
Đi nhớ người không muốn nhớ lời !
Tôi oán hờn anh, mỗi phút giây,
Tôi run sợ viết, bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôị.. chết
Đêm hỡi ! Làm sao tối thế nầy ?
Năm lại năm qua cứ muốn yên
Mà phương ngoài gió chẳng làm quên;
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín,
Lại chính là anh ? anh của em !
Tôi biết làm sao được hỡi trời ?
Giận anh, không nỡ ! Nhớ không thôi !
Mưa buồn, mưa hắt, trong lòng ướt…
Sợ quá đi, anh… “có một người” !…
Bài thơ cuối cùng xuất hiện vào giữa năm 1938, trong giới văn chương vẫn không giảm sút những lời bàn tán, thêu dệt về thân thế và cuộc tình buồn bã của tác gỉa, đã thế nhiều nhà báo, nhà thơ có tên tuổi đương thời đã đưa ra những chứng cớ để cố nhận người thi sĩ tài năng đầy bí ẩn đó là người yêu của mình.
Khi bài thơ thứ nhất được đưa lên báo, có người thắc mắc tại sao bài thơ Hai sắc hoa Tigôn lại được gửi đăng báo trước bài Thơ thứ nhất ?
Người ta cho rằng, tác gỉa đã làm bài Thơ thứ nhất, than khóc cho mối tình lỡ dở của mình từ lâu nhưng vì một lý do nào đó không gửi đăng báo. Nhưng sau đó, ngẫu nhiên đọc câu truyện ngắn Hoa Tigôn cuả ký gỉa Thanh Châu, cảm động với câu truyện và nhất là tìm thấy nhiều dữ kiện tương đồng với mối tình ngang trái của chính mình, tác gỉa đã làm bài thơ Hai sắc hoa Tigôn rồi gửi ngay cho toà báo. Chính vì thế bài thơ thứ nhất được phổ biến sau bài Hai sắc hoa tigôn.
Sau khi bài thơ thứ nhất được đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bẩy, giới văn nghệ càng bàn tán nhiều hơn nữa. Bao nhiêu những tưởng tưộng,thêu dệt với những tình tiết lâm ly về hình dạng, thân thế và cả mối tình buồn đau lãng mạn của tác gỉa được đưa ra báo chí.
Vẫn trong cái không khí xao động, bàn tán lung tung vì 2 bài thơ vừa đăng báo đó, tạp chí ‘’Phụ nữ thời đàm’’ ở Hà nội lại nhận được bài thơ ‘’ Ðan áo cho chồng ‘’ của cùng tác gỉa qua bưu điện. Bài thơ này cũng vẫn với giọng điệu buồn đau, nhưng có vẻ than van, oán trách thân phận mình nhiều hơn. Nàng mô tả như bị tù tội trong cuộc sống với người chồng không yêu nhưng vẫn mong đợi bóng dáng người xưa.
Bài thơ đan áo cho chồng vừa ra mắt thì toà báo Tiểu thuyết thứ bẩy lại qua đường bưu điện nhận được bài thơ thứ tư với đề tựa : Bài thơ cuối cùng .
Ðúng như đề tựa của nó, sau bài thơ này, làng thơ không bao giờ còn nhận được thêm bài nào nữa, TTKh hoàn toàn biến mất trên thi đàn! Cũng từ đó trong lịch sử văn thơ tiền chiến phải nhận lấy sự bí mật về một tác giả mà chỉ có vỏn vẹn 4 bài thơ nhưng đã tạo được chỗ đứng rất vững trãi trong nền văn học VN.
Bài thơ cuối cùng xuất hiện vào giữa năm 1938, trong giới văn chương vẫn không giảm xút những lời bàn tán, thêu dệt về thân thế và cuộc tình buồn bã của tác gỉa, đã thế nhiều nhà báo, nhà thơ có tên tuổi đương thời đã đưa ra những chứng cớ để cố nhận người thi sĩ tài năng đầy bí ẩn đó là người yêu của mình.
2. Những dữ kiện lên quan đến thân thế của TTKh.
Như trên đã đề cập đến cái độc đáo của bài thơ kèm theo ý tứ của một mối tình buồn bã, lãng mạn… thêm vào đó sự bí mật về thân thế thi nhân càng làm cho người ta tò mò muốn biết về tác gỉa. Ðến nay đã gần 70 năm rồi, người ta vẫn phải nhận lấy những điều mù mờ về thân thế và cả những thêu dệt vô căn cứ về người nữ sĩ tài danh đó ! Sau đây là một vài sự kiện đã gây ra những xáo động dư luận trong giới thơ văn. Ðúng hay sai, tưởng tượng hay là một lối tìm nguồn thi hứng của những người làm văn nghệ…Ðến nay vẫn chỉ là những dấu hỏi mù mờ mà thôi!
a.Dư luận với ký gỉa Thanh Châu : Như phần trên đã viết, truyện ngắn Hoa Tigôn của Thanh Châu trên báo Tiểu thuyết thứ bẩy đã là nguyên nhân xuất hiện những bài thơ diễm tình, lãng mạn bất tử của TTKh trong làng thơ tiền chiến.
Nếu xét những diễn tiến cũng như tâm trạng buồn đau của người con gái trong truyện ngắn Hoa Tigôn và trong 4 bài thơ của TTKh, nhất là bài Hai sắc hoa Tigôn, người ta thấy nội dung hai bài gần như giống hệt nhau. Cũng vẻ ngây thơ của người con gái thủa ban đầu gặp gỡ người yêu, cũng bóng dáng người nghệ sĩ làm cho nàng nhớ mãi không quên dưới giàn hoa Tigôn kỷ niệm :
Thủa trước hồn tôi phơi phới qúa
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại
Em ái trao tôi một vết thương
hay :
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng : hoa giống như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi .
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại
Em ái trao tôi một vết thương
hay :
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng : hoa giống như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi .
Rồi những câu thơ tả người thiếu phụ luôn luôn tưởng nhớ đến cố nhân , phải miễn cưỡng kéo dài cuộc sống nhàm chán bên người chồng luống tuổi mà mình không yêu… Tất cả những dữ kiện đó đã lột tả gần như hòa hợp rất khắng khít với cốt truyện ngắn của Thanh Châu.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết từng thu chết
Vẫn dấu trong tim bóng một người
Mà từng thu chết từng thu chết
Vẫn dấu trong tim bóng một người
Chính vì vậy ngay khi mấy bài thơ xuất hiện trên báo chí, ký gỉa Thanh Châu đã khẳng định với dư luận, TTKh chính là người con gái trong căn biệt thự ở ngoại ô Hà nội, là người yêu của ông.Sự xác định này đã quấy lên những xáo trộn nghì ngờ cũng có, tin tưởng cũng có trong làng thơ văn lúc bấy giờ.
Nhà văn Thanh Châu ra đi, T.T.Kh vẫn bí ẩn!
Tôi có ước nguyện được đứng bên ông trong giây phút cuối cùng bên giường bệnh để nghe ông nói câu này: “Vâng, T.T.Kh chính là người yêu của tôi, là Trần Thị Vân Chung”. Thế nhưng giờ đây đã muộn rồi. Ông đã vĩnh viễn ra đi vào ngày 8-5-2007
Nhà văn Thanh Châu sinh năm 1912. Vào năm 1937, khi văn đàn xôn xao về mấy bài thơ của tác giả bí ẩn T.T.Kh, ông đã 25 tuổi, có ít vốn liếng văn chương. Ông sinh ra và lớn lên tại thị xã Thanh Hóa, là quê mẹ. Nơi ấy cũng có một người con gái kém ông 7 tuổi đang sinh sống, tên là Trần Thị Vân Chung. Vào năm 1937, nàng đã 18 tuổi. Trên chuyến tàu định mệnh Hà Nội - Thanh Hóa vào một chiều cuối thu trước đó, hai người đã gặp nhau để khởi đầu một mối tình đầy nước mắt. Cũng một ngày cuối thu cách nay 4 năm, tôi đã đến căn nhà mà nhà văn Thanh Châu ở tại Tân Bình - TPHCM để nghe ông nói về mối tình ấy. Khi đó ông đang nằm trên giường bệnh, nói năng rất khó khăn nhưng vẫn cố gắng trả lời những câu hỏi tò mò của tôi. Dù phải chắp nối để nghe cho rõ câu chuyện nhưng tôi cảm nhận được sự thổn thức trong tim ông khi ông nhắc lại mối tình đã tan vỡ gần bảy mươi năm về trước. Có lẽ đó là lần đầu tiên ông tiết lộ vài chi tiết về mối tình bi thương ấy cho một người nghiên cứu như tôi nghe.
Vì sao tôi đến thăm ông lần ấy? Bởi vì trước đó tôi đã thấy hé mở một số vấn đề rất thú vị trong khi nghiên cứu truyện ngắn Hoa ti-gôn của ông và bốn bài thơ tình của T.T.Kh. Tôi đã chắc rằng giữa hai người này có mối quan hệ dây mơ rễ má gì đó. Công việc giải mã truyện ngắn và bốn bài thơ cho tôi kết quả: T.T.Kh chính là người yêu của nhà văn Thanh Châu. Và thế là tôi đến để hỏi ông, về một mối tình tan vỡ đớn đau vào lúc ông khoảng 22 - 23 tuổi. Tôi đã đưa đích danh Trần Thị Vân Chung ra để hỏi, nhưng trong lòng tôi cứ sợ ông chối, không nhận mình là người yêu của Trần Thị Vân Chung. Vì trước đó mười năm, tác giả Thế Phong đã công bố rằng Trần Thị Vân Chung là người yêu của Thanh Châu nhưng chính Thanh Châu đã lên tiếng rằng hai người chỉ là bạn bè một thuở mà thôi.
Nếu nhà văn Thanh Châu không thừa nhận Trần Thị Vân Chung là người yêu của ông thì kết quả giải mã của tôi vô nghĩa. Vì thế tôi vô cùng hồi hộp khi gõ cửa ngôi nhà vắng vẻ ấy để lên căn gác nhỏ thăm ông. Và, tôi đã lặng người đi khi ông gật đầu trước câu hỏi của tôi. Sợ ông nghe nhầm câu hỏi, tôi phải hỏi đi hỏi lại ba, bốn lần, ghi âm cẩn thận và ông vẫn gật đầu. “Vâng, bà Vân Chung và tôi có yêu nhau”. Sau câu trả lời đó của ông, tôi đi sâu vào chuyện tình và ông đã không ngần ngại kể cho tôi nghe một số tình tiết câu chuyện.
Có lẽ tôi phải trở lại đôi điều mà tôi đã trình bày trong cuốn sách Giải mã nghi án văn học T.T.Kh. Trước đó, nhiều giả định cho rằng T.T.Kh có thể là Thâm Tâm hoặc Nguyễn Bính. Có nghĩa là T.T.Kh là những người đàn ông. Nhưng qua phân tích truyện ngắn Hoa ti-gôn của Thanh Châu, các bài thơ Hai sắc hoa ti-gôn, Bài thơ thứ nhất, Bài thơ cuối cùng và Bài thơ đan áo của T.T.Kh, tôi đã đưa ra được một số tiêu chí khác hẳn để xác định T.T.Kh như sau: Bất cứ nhân vật nào nếu muốn giả định là T.T.Kh thì đó phải là một người phụ nữ và hơn thế nữa, người phụ nữ ấy phải là người yêu của nhà văn Thanh Châu. Ngoài các tiêu chí chính đó, còn có các tiêu chí phụ khác như nhân vật đó phải có độ tuổi hợp lý (đến năm 1937 phải là một thiếu nữ 17 – 18 để có thể đã có chồng dạm hỏi hay lên xe hoa rồi), T.T.Kh phải là một người có sinh hoạt văn học (có thơ đăng báo, in sách)… Và thật kỳ diệu, nhân vật Trần Thị Vân Chung, mà trước đó nhà văn Thế Phong đã phát hiện nhưng chính bà từ chối, có những đặc điểm nhân thân khớp một cách gần như hoàn toàn với T.T.Kh. Tôi chỉ còn phải làm một “phép thử” nhỏ, là xác định xem giữa Thanh Châu và T.T.Kh có mối quan hệ tình cảm thực sự nào không. Vì thế tôi đã đến gặp nhà văn Thanh Châu.
Và tôi đã gặp may. Cho đến bây giờ tôi cũng không hiểu vì sao nhà văn Thanh Châu lại nói thật với tôi về mối tình này. Theo đó, sau khi gia đình Vân Chung không đồng ý cho hai người lấy nhau, Thanh Châu liền ra Hà Nội học và bắt đầu viết văn, làm báo. Ông mang theo mối tình sầu thảm ấy như ông viết trong bài tùy bút Những cánh hoa tim vào mùa thu năm 1939: “Vì tôi thấy tôi cảm thấu hết được những cái gì là tê tái trong tình ái”. Một thời gian sau, Thanh Châu nhận được thư từ Thanh Hóa của gia đình gửi ra thông báo Vân Chung đã lấy chồng. Dĩ nhiên là Thanh Châu không có mặt trong ngày lên xe hoa đó của nàng (chồng Vân Chung lúc đó đã là một người có vai vị, về sau làm đến tri huyện, cho đến thời chính quyền Sài Gòn, làm đến chức tổng trưởng quốc phòng).
Tôi sung sướng tột độ trước những thông tin từ tiết lộ chân thành này của nhà văn Thanh Châu. Cùng đi với tôi có nhà văn Nguyễn Khoa Đăng, khi đó dù chưa nắm thật rõ việc giải mã của tôi nhưng cũng chia sẻ niềm vui với tôi. Thế là những câu thơ T.T.Kh có thể gắn vào cho Trần Thị Vân Chung.
Chẳng hạn đây là giây phút khi Thanh Châu ra Hà Nội viết văn, làm báo, Vân Chung ở lại thị xã Thanh Hóa một mình trong nỗi tiếc thương:
Ở lại vườn Thanh có một mình
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh
(Bài thơ thứ nhất)
Lúc Vân Chung chuẩn bị lên xe hoa về nhà chồng:
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không
(Hai sắc hoa ti-gôn)
Có vô vàn sự trùng khớp nữa mà tôi không thể kể ra hết trong một bài báo nhỏ này. Tôi liền quyết định dấn thêm một bước nữa. Tôi ghé miệng vào tai nhà văn Thanh Châu và hỏi (vì khi đó ông đã khá nặng tai rồi):
- Trần Thị Vân Chung có phải là T.T.Kh không ạ?
Hai, ba lần hỏi ông mới nghe rõ và ngó mặt đi chỗ khác:
-Không! Không phải! Bà Vân Chung không phải là T.T.Kh. Toàn là bày vẽ chuyện.
Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng thất vọng ra mặt. Nhưng tôi thì khác. Tôi không hề đón chờ câu trả lời “Vâng, Trần Thị Vân Chung chính là T.T.Kh” vào lúc này. Dù rằng tôi phải hỏi cho bằng được câu hỏi ấy. Câu trả lời ấy nếu có phải là lúc ông sắp sửa đi xa mãi mãi vào cõi vô cùng. Hoặc có thể là không bao giờ có câu ấy, vì họ đã thề rằng:
Cố quên đi nhé câm mà nín
(Bài thơ thứ nhất)
Sau khi tôi hoàn thành cuốn sách, mấy lần tôi định đem đến tặng ông nhưng rồi tôi lại chần chừ không muốn tặng. Không rõ vì lẽ gì. Thật kỳ lạ. Cho đến hôm nay ông đã đi xa vĩnh viễn. Sáu mươi mấy năm trước Hoài Thanh viết trong Thi nhân Việt Nam: “Ai biết “con người vườn Thanh” bây giờ ra thế nào? Liệu rồi đây người có thể lẳng lặng ôm nỗi buồn riêng cho đến khi về chín suối?”. Không biết T.T.Kh nghĩ gì trong ngày buồn này? Bà có thầm đọc những vần thơ đau đớn khi xưa để tiễn biệt nhà văn Thanh Châu về cõi vô cùng:
Anh hỡi, tháng ngày xa quá nhỉ?
Một mùa thu cũ một lòng đau…
(Bài thơ thứ nhất)
Nghe Hoàng Oanh ngâm thơ TTKH ở đây :
Comment