Người xưa nói : “Miệng có thể nói lời đẹp như hoa hồng, miệng cũng có thể nói lời độc như gai ma vương. Tu dưỡng khẩu đức, cũng tức là tu luyện trường năng lượng của bản thân, người mà toàn thân tràn đầy năng lượng tốt đẹp mới có thể gặp nhiều may mắn.
Khẩu đức tốt mới có thể gặp vận may tốt, vận may tốt mới có thể ít đi đường vòng, thành tựu nhiều hơn. Không nói lời ác độc, không nghe lời thô lỗ. Đây là cách tu dưỡng mà chúng ta nên có.
Xuất ngôn bất cẩn, tứ mã nan truy (Nghĩa:”nói ra lời bất cẩn, lấy lại không còn kịp”), hại người hại mình, vận may chắc chắn càng ngày càng kém. Bỏ được 10 cách nói chuyện tệ hại dưới đây, có được sự tu dưỡng này, bạn sẽ có thể hóa thảm cảnh thành thần kỳ, phong thủy sinh khởi vận may đến.
Bỏ đa ngữ (bỏ nói nhiều)
Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra. Nói chuyện không nên nói quá nhiều, nói nhiều là bị thiệt.
Trong Mặc Tử có ghi, học sinh của Mặc Tử là Cầm, hỏi Mặc Tử: “Nói nhiều có ích lợi không?”
Mặc Tử trả lời: “Con cóc, con ếch, cả ngày lẫn đêm đều kêu không ngừng, kêu đến khô mồm mỏi lưỡi, nhưng không có ai để tâm đến tiếng kêu của nó cả. Sáng sớm nhìn thấy con gà trống đó, gáy đúng giờ vào lúc bình minh, trời đất đều chấn động (mọi người đều thức dậy sớm). Nói nhiều thì có ích lợi gì chứ? Chỉ có lời nói được nói ra trong tình huống hợp thời cơ mới có tác dụng thôi.”
Mặc Tử muốn nói với chúng ta, lời không cần nhiều, người biết nói chuyện luôn nói những lời thích đáng vào thời cơ thích đáng.
Bỏ khinh ngôn (bỏ lời nói dễ dãi)
Lời nói không thể nói dễ dàng, nếu thay đổi lời đã nói, chi bằng không nói. Lời không được hứa dễ dàng, nếu hứa rồi lại thay đổi, chi bằng đừng hứa. Gặp chuyện đừng tùy tiện phát ngôn, nếu không sẽ mang họa vào thân; cũng đừng dễ dàng hứa hẹn với người khác, nếu không sẽ mất chữ tín.
Bỏ cuồng ngôn (bỏ lời nói ngông cuồng)
Không nên không biết nặng nhẹ, mà nói bậy nói càng. Nói bậy nói càng, thường xuyên phải hối hận. Sơn Âm Kim tiên sinh thời nhà Thanh từng nói: “Làm người hành sự đừng ngông cuồng, họa phúc sâu dày tự gánh chịu”. Ngông cuồng hay khiêm tốn, điều này trực tiếp liên quan đến họa-phúc của một người. Cái mà con người thể hiện trước mặt người khác không gì khác là lời nói và hành vi, mà lời nói thì lại trực tiếp nhất, cho nên nói chuyện kỵ nhất là lời ngông cuồng.
Cuồng gây chú ý, cuồng gây căm ghét, rất dễ gây ra chuyện tai họa.
Bỏ trực ngôn (bỏ lời nói thẳng thừng)
Không nên nói thẳng không che đậy mà không nghĩ đến hậu quả, nếu không sẽ gây ra phiền toái. Lời thẳng thắn, phải nói vòng vo một chút, lời nói lạnh lùng như băng, phải tăng thêm nhiệt khi nói, nghĩ đến sự tự tôn của người khác, đặt sự tự tôn của người khác lên vị trí số một.
Bỏ tận ngôn (bỏ nói lời cạn kiệt)
Nói chuyện phải súc tích, đừng nói mà không chừa đường lui. Biết hết cũng không cần nói hết, chừa chút đường lui cho người khác, để chút khẩu đức cho chính mình. Trách người không cần trách khắc khe, khoan dung với người khác một chút cũng chính là cho mình một phần linh động, một đường lui.
Bỏ lậu ngôn (nói lộ chuyện)
Không được tiết lộ cơ mật. Sự dĩ mật thành, ngôn dĩ lậu bại (chuyện thành do giữ bí mật, nói lộ chuyện dễ gây ra thất bại). Đối với chuyện của người khác, tuyệt đối không được tiết lộ, đây là vấn đề nhân phẩm và nguyên tắc làm người, nó cũng dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Khi sự việc vẫn chưa thể chắc chắn, cũng không được nói những lời quả quyết, để tránh tạo ra ảnh hưởng không tốt, làm người khác cảm thấy phù phiếm và hà khắc.
Bỏ ác ngôn (lời nói ác độc)
Không nói những lời vô lễ và độc ác để làm tổn thương người khác. Người xưa nói, “Đao cắt dễ lành, ác ngôn khó tan”. Sự tổn thương bạn gây ra trong tâm gan người khác còn đau đớn hơn vạn lần vết thương gây ra trên thân thể.
Bỏ căng ngôn (lời nói kiêu căng)
Căng chính là tự đại, tự cho mình là đúng. Lão Tử nói: “tự phạt giả vô công, tự căng giả bất trưởng”. Người tự mình khoe tài ngược lại mất hết công lao, người tự đề cao bản thân sẽ không có tiến triển. Người nói lời kiêu căng, không phải kiêu ngạo thì là vô tri, dù là loại nào thì cũng đều bất lợi với sự trưởng thành của chính mình, và cũng dẫn đến sự chán ghét của người khác. Thần Hàm Quang cuối nhà Minh đầu nhà Thanh sở dĩ nói: “Tự khiêm tắc nhân dũ phục, tự khoa tắc nhân tất nghi” (tự khiêm tốn người khác phải phục, tự khen mình người khác chắc chắn nghi ngờ). Nói chuyện, không nên kiêu ngạo tự mãn, tự cho mình là đúng. Tự kiêu tự khen, là biểu hiện của thiếu bồi dưỡng phẩm tính.
Bỏ sàm ngôn (lời nói bịa đặt)
Bỏ nộ ngôn (bỏ lời nói tức giận)
Lúc tức giận không nên nói gì cả, vì lời nói được nói ra vào lúc này thường không được suy xét kỹ lương nên sẽ làm tổn thương mình và người khác.
nhinrabonphuong
Khẩu đức tốt mới có thể gặp vận may tốt, vận may tốt mới có thể ít đi đường vòng, thành tựu nhiều hơn. Không nói lời ác độc, không nghe lời thô lỗ. Đây là cách tu dưỡng mà chúng ta nên có.
Xuất ngôn bất cẩn, tứ mã nan truy (Nghĩa:”nói ra lời bất cẩn, lấy lại không còn kịp”), hại người hại mình, vận may chắc chắn càng ngày càng kém. Bỏ được 10 cách nói chuyện tệ hại dưới đây, có được sự tu dưỡng này, bạn sẽ có thể hóa thảm cảnh thành thần kỳ, phong thủy sinh khởi vận may đến.
Bỏ đa ngữ (bỏ nói nhiều)
Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra. Nói chuyện không nên nói quá nhiều, nói nhiều là bị thiệt.
Trong Mặc Tử có ghi, học sinh của Mặc Tử là Cầm, hỏi Mặc Tử: “Nói nhiều có ích lợi không?”
Mặc Tử trả lời: “Con cóc, con ếch, cả ngày lẫn đêm đều kêu không ngừng, kêu đến khô mồm mỏi lưỡi, nhưng không có ai để tâm đến tiếng kêu của nó cả. Sáng sớm nhìn thấy con gà trống đó, gáy đúng giờ vào lúc bình minh, trời đất đều chấn động (mọi người đều thức dậy sớm). Nói nhiều thì có ích lợi gì chứ? Chỉ có lời nói được nói ra trong tình huống hợp thời cơ mới có tác dụng thôi.”
Mặc Tử muốn nói với chúng ta, lời không cần nhiều, người biết nói chuyện luôn nói những lời thích đáng vào thời cơ thích đáng.
Bỏ khinh ngôn (bỏ lời nói dễ dãi)
Lời nói không thể nói dễ dàng, nếu thay đổi lời đã nói, chi bằng không nói. Lời không được hứa dễ dàng, nếu hứa rồi lại thay đổi, chi bằng đừng hứa. Gặp chuyện đừng tùy tiện phát ngôn, nếu không sẽ mang họa vào thân; cũng đừng dễ dàng hứa hẹn với người khác, nếu không sẽ mất chữ tín.
Bỏ cuồng ngôn (bỏ lời nói ngông cuồng)
Không nên không biết nặng nhẹ, mà nói bậy nói càng. Nói bậy nói càng, thường xuyên phải hối hận. Sơn Âm Kim tiên sinh thời nhà Thanh từng nói: “Làm người hành sự đừng ngông cuồng, họa phúc sâu dày tự gánh chịu”. Ngông cuồng hay khiêm tốn, điều này trực tiếp liên quan đến họa-phúc của một người. Cái mà con người thể hiện trước mặt người khác không gì khác là lời nói và hành vi, mà lời nói thì lại trực tiếp nhất, cho nên nói chuyện kỵ nhất là lời ngông cuồng.
Cuồng gây chú ý, cuồng gây căm ghét, rất dễ gây ra chuyện tai họa.
Bỏ trực ngôn (bỏ lời nói thẳng thừng)
Không nên nói thẳng không che đậy mà không nghĩ đến hậu quả, nếu không sẽ gây ra phiền toái. Lời thẳng thắn, phải nói vòng vo một chút, lời nói lạnh lùng như băng, phải tăng thêm nhiệt khi nói, nghĩ đến sự tự tôn của người khác, đặt sự tự tôn của người khác lên vị trí số một.
Bỏ tận ngôn (bỏ nói lời cạn kiệt)
Nói chuyện phải súc tích, đừng nói mà không chừa đường lui. Biết hết cũng không cần nói hết, chừa chút đường lui cho người khác, để chút khẩu đức cho chính mình. Trách người không cần trách khắc khe, khoan dung với người khác một chút cũng chính là cho mình một phần linh động, một đường lui.
Bỏ lậu ngôn (nói lộ chuyện)
Không được tiết lộ cơ mật. Sự dĩ mật thành, ngôn dĩ lậu bại (chuyện thành do giữ bí mật, nói lộ chuyện dễ gây ra thất bại). Đối với chuyện của người khác, tuyệt đối không được tiết lộ, đây là vấn đề nhân phẩm và nguyên tắc làm người, nó cũng dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Khi sự việc vẫn chưa thể chắc chắn, cũng không được nói những lời quả quyết, để tránh tạo ra ảnh hưởng không tốt, làm người khác cảm thấy phù phiếm và hà khắc.
Bỏ ác ngôn (lời nói ác độc)
Không nói những lời vô lễ và độc ác để làm tổn thương người khác. Người xưa nói, “Đao cắt dễ lành, ác ngôn khó tan”. Sự tổn thương bạn gây ra trong tâm gan người khác còn đau đớn hơn vạn lần vết thương gây ra trên thân thể.
Bỏ căng ngôn (lời nói kiêu căng)
Căng chính là tự đại, tự cho mình là đúng. Lão Tử nói: “tự phạt giả vô công, tự căng giả bất trưởng”. Người tự mình khoe tài ngược lại mất hết công lao, người tự đề cao bản thân sẽ không có tiến triển. Người nói lời kiêu căng, không phải kiêu ngạo thì là vô tri, dù là loại nào thì cũng đều bất lợi với sự trưởng thành của chính mình, và cũng dẫn đến sự chán ghét của người khác. Thần Hàm Quang cuối nhà Minh đầu nhà Thanh sở dĩ nói: “Tự khiêm tắc nhân dũ phục, tự khoa tắc nhân tất nghi” (tự khiêm tốn người khác phải phục, tự khen mình người khác chắc chắn nghi ngờ). Nói chuyện, không nên kiêu ngạo tự mãn, tự cho mình là đúng. Tự kiêu tự khen, là biểu hiện của thiếu bồi dưỡng phẩm tính.
Bỏ sàm ngôn (lời nói bịa đặt)
Bỏ nộ ngôn (bỏ lời nói tức giận)
Lúc tức giận không nên nói gì cả, vì lời nói được nói ra vào lúc này thường không được suy xét kỹ lương nên sẽ làm tổn thương mình và người khác.
nhinrabonphuong