Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Vì sao người Anh luôn sẵn sàng ‘xin lỗi’?

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vì sao người Anh luôn sẵn sàng ‘xin lỗi’?

    Linda Geddes




    Người Anh có thể nói xin lỗi thường xuyên hơn, nhưng điều này không nhất thiết có nghĩa là họ hối hận hơn.






    Người Anh nổi tiếng vì hay nói ‘xin lỗi’ ngay cả khi họ không có lỗi. Nhưng số liệu có phản ánh đúng không? Và luôn sẵn sàng xin lỗi có phải là thực sự xấu không?
    Chắc rằng đây là từ được dùng thái quá nhất ở nước Anh cho dù họ xin lỗi vì thời tiết hoặc nói lời xin lỗi vì người khác va vào họ, xác suất là một người Anh trung bình buột miệng ít nhất một lần xin lỗi trong một hoặc hai giờ vừa qua.




    Một khảo sát mới đây của hơn 1000 người Anh cho thấy rằng một người Anh trung bình nói 8 lần ‘xin lỗi’ một ngày, và cứ tám người thì có một người xin lỗi tới 20 lần một ngày.
    “Việc người Anh sẵn sàng xin lỗi vì điều họ không làm là rất đáng chú ý, và nó cũng tương đương với việc không sẵn lòng xin lỗi vì điều họ đã làm,” Henry Hitchings viết trong bài có tựa Xin lỗi!: Người Anh và kiểu cách của họ.




    Nhưng có phải người Anh thực sự xin lỗi thường xuyên hơn những thành viên của các nền văn hoá khác không? Nếu vậy lý do của tật nói quái biệt này là gì và thói quen thì có hại như thế nào?


    Để có được số liệu đáng tin cậy về tần suất xin lỗi ở các nước khác nhau là khó hơn bạn tưởng. “Chắc chắn người ta nói rằng người Canada và Anh xin lỗi nhiều hơn người Mỹ, nhưng sẽ khó để nghiên cứu theo cách để có được bằng chứng thuyết phục,” Karina Schumann, nhà tâm lý nghiên cứu về xin lỗi và tha thứ của Đại Học Pittsburgh, nói.


    Một cách làm là hỏi xem người ta sẽ làm gì trong một tình huống giả định. Thí dụ một thăm dò YouGov mới đây với hơn 1.600 người Anh và 1.000 người Mỹ cho thấy có khoảng 15 ‘lời xin lỗi’ của người Anh thì tương ứng với 10 lời xin lỗi của người Mỹ, nếu họ hắt hơi, nếu họ sửa cái sai của ai đó hoặc nếu ai đó va vào họ.




    Nhưng việc khảo sát cũng cho thấy điểm giống nhau của người Anh và người Mỹ: dưới 1/3 người của cả hai nước nói xin lỗi khi ngắt lời ai đó. Và 84% người Anh xin lỗi khi đến họp muộn so với 74% người Mỹ.






    Làm như tôi nói, không phải như tôi làm







    Liệu việc sử dụng thái quá, thậm chí không thích hợp, của từ ‘xin lỗi’ có làm nó mất giá trị không?






    Tuy nhiên, hỏi ai là họ sẽ làm gì trong một tình huống giả định lại rất khác với việc xem họ làm gì trong thực tế. Hãy lấy thí dụ cuối cùng trong cuộc khảo sát YouGov, 36% người Anh trả lời sẽ xin lỗi vì sự hậu đậu của người khác, so với 24% người Mỹ.


    Nhưng trong sách ‘Quan sát người Anh’ nhà nhân loại xã hội học Kate Fox mô tả những thử nghiệm trong đó bà cố tình va vào hàng trăm người trong thị trấn và thành phố ở khắp nước Anh. Bà cũng khuyến khích các đồng nghiệp làm như vậy ở nước ngoài để so sánh.


    Bà Fox thấy 80% người Anh nói xin lỗi mặc dù sự va chạm rõ ràng là lỗi của bà. Thường thì câu xin lỗi được nói lầm bầm và có thể người nói không biết là mình nói vậy, nhưng so với du khách các nước khác khi bị va chạm thì sự khác biệt là rõ ràng. “Chỉ có người Nhật là có vẻ có phản xạ xin lỗi gần giống người Anh,” bà nói.


    Nguồn gốc chữ ‘xin lỗi’ (sorry) là từ tiếng Anh cổ ‘sarig’ nghĩa là “đau buồn hoặc đầy thất vọng”, nhưng tất nhiên phần lớn người Anh dùng từ này với nghĩa bình thường hơn. Và ở đây có một vấn đề khác về nghiên cứu sự khác biệt văn hoá trong các ngôn ngữ. “Chúng ta dùng từ ‘sorry’ theo các cách khác nhau,” Edwin Battistella, chuyên gia ngôn ngữ của Đại Học Nam Oregon và là tác giả cuốn ‘Xin lỗi vì việc đó: Ngôn ngữ xin lỗi nơi công cộng’. Người Anh có thể nói xin lỗi thường xuyên hơn, nhưng điều này không nhất thiết có nghĩa là họ hối hận hơn.


    “Chúng ta có thể dùng nó để thể hiện sự đồng cảm, do vậy tôi có thể nói ‘xin lỗi vì trời mưa’,” Battistella nói. “Có thể những người Anh và Canada dùng từ xin lỗi nhiều hơn nhưng thực chất họ không xin lỗi. Những nhà nghiên cứu khác có nói về việc sử dụng từ ‘xin lỗi’ để nói chuyện với các tầng lớp xã hội khi bạn xin lỗi vì vị thế đặc quyền của mình.”


    Xã hội Anh tôn trọng việc gười Anh thể hiện sự tôn trọng mà không lấn vào không gian riêng của người khác và không gợi sự chú ý đến mình: đó là đặc trưng mà các nhà ngôn ngữ học gọi là “phép lịch sự âm” hoặc là “diện mạo âm”. Mặt khác, nước Mỹ là xã hội của phép lịch sự dương được đặc trưng bởi sự thân thiện và mong muốn cảm thấy được là một phần của nhóm.


    Chính vì vậy, người Anh có thể đôi khi sử dụng từ ‘xin lỗi’ theo cách không thích hợp đối với người ngoài, kể cả người Mỹ. Người Anh sẽ nói ‘xin lỗi’ với người họ không quen biết vì họ muốn hỏi một số thông tin, hoặc để ngồi cạnh người đó, vì nếu không nói ‘xin lỗi’ thì có nghĩa là sự xâm phạm lớn hơn tới chốn riêng tư của người lạ này.


    “Việc sử dụng thái quá, thường không thích hợp và đôi khi rất sai lệch của từ này làm nó mất giá trị, và làm cho sự việc rất khó hiểu và khó cho người nước ngoài làm quen với cách nói của chúng tôi,” bà Fox nói. Tuy nhiên bà nói thêm, “Tôi không nghĩ rằng lúc nào cũng nói xin lỗi là điều tồi tệ đến thế. Thậm chí nó còn có lý trong bối cảnh của một nền văn hoá lịch sự âm…” Trong tất cả những từ mà một đất nước có thể chọn để rải đi khắp nơi với sự phóng đãng ngẫu nhiên thì chắc chắn rằng từ ‘xin lỗi’ không phải là từ tồi tệ nhất.”


    Cũng có thể có những lợi ích khác khi nói ‘xin lỗi’, thí dụ như làm tăng lòng tin. Thật hấp dẫn là điều đó đúng ngay cả khi người ta xin lỗi không phải vì sai phạm mà họ gây ra mà là do hoàn cảnh ngoài tầm kiểm soát của họ.


    Trong một nghiên cứu, Alison Wood Brooks của Trường Kinh Doanh Harvard và các đồng nghiệp của bà đã thuê một diễn viên để tiếp cận với 65 người không quen biết ở một ga xe của Mỹ vào một ngày mưa và hỏi mượn điện thoại của họ. Trong một nửa số trường hợp người diễn viên mở đầu bằng câu “Xin lỗi vì trời mưa” và 47% người lạ đã cho ông mượn điện thoại. Nếu không có câu đó chỉ 9% cho mượn điện thoại. Những thử nghiệm tiếp theo xác nhận là lời xin lỗi vì thời tiết là quan trọng, mà không phải là lời lẽ lịch thiệp ngay câu mở đầu.


    “Khi nói ‘tôi xin lỗi vì trời mưa’ thì lời nói thừa đó xác nhận một tình huống không may và đề nghị sự thông cảm mặc dù việc đó là ngoài tầm kiểm soát,” Wood Brooks nói.


    Tất nhiên người Anh không phải là người duy nhất hay xin lỗi. Phụ nữ thường cũng như vậy.


    Để thử nghiệm nếu mẫu hình có đúng khi khảo sát kỹ lưỡng không, Schumann đã tuyển một nhóm sinh viên đại học mở một nhật ký trong 12 ngày. Sinh viên sẽ liệt kê mọi tình huống bắt gặp mà họ cảm thấy phải có lời xin lỗi và thực tế thì có xin lỗi hay không. Bà thấy rằng phụ nữ thường nói xin lỗi thường xuyên hơn đàn ông, nhưng phụ nữ cũng thấy nhiều điều vi phạm hơn khi họ nghĩ rằng phải cần có lời xin lỗi (cho cả trường hợp khi họ là nạn nhân và khi họ là người gây lỗi). Khi xét tới điều này, đàn ông và phụ nữ đều thể hiện sẵn sàng xin lỗi vì sự vi phạm của họ. “không phải vì đàn ông không muốn xin lỗi mà chỉ vì họ thấy ít sự vi phạm hơn đáng để phải xin lỗi,” Schumann nói.






    Dấu hiệu của yếu kém?







    Một lời xin lỗi gây ấn tượng sẽ đáp ứng được tình cảm của bên nhận, và nó có thể nó làm tăng lòng tin hơn là không xin lỗi tý nào






    Thế còn những trường hợp khi ta biết ta thực sự ta phải xin lỗi ai đó? Có nên nuốt lòng tự trọng để xin lỗi không, hay là (như diễn viên huyền thoại Mỹ John Wayne nói) xin lỗi là dấu hiệu của yếu kém?


    “Người ta lo là một lời xin lỗi là sự chấp nhận về trách nhiệm hơn là một sự cố gắng để thông cảm với bên sai,” Wood Brooks nói. Nhưng bà nói thêm “Những lời xin lỗi gây ấn tượng sẽ đáp ứng được tình cảm của bên nhận, nó không chứng minh quan điểm. Một lời xin lỗi thành thật khó có thể có tác động xấu, mà có thể nó làm tăng lòng tin hơn là không xin lỗi tý nào.”


    Còn về cách xin lỗi thì Battistella khuyên: “Cách đúng đắn là cách mà người mẹ dạy con.” Giả dụ bạn ném đá vào em mình trong nhà. “Bà sẽ bắt bạn tới người em đó, nhìn vào mắt và nói ‘Anh xin lỗi đã ném vào em và anh sẽ không làm thế nữa’. Quan trọng là bạn đã làm sai điều gì, và thể hiện là bạn ăn năn hối lỗi ở mức độ nào đó và nói rõ điều gì sẽ khác đi trong tương lai,” Battistella nói.


    Số lần mà bạn sẽ cần nhắc lại lời xin lỗi có thể cũng thay đổi tùy nơi bạn sống. Wood Brooks và Grant Donnelly (làm luận án tiến sỹ ở Harvard) đã thu thập số liệu cho thấy với sự vi phạm nhỏ thì chỉ cần một lần “Tôi xin lỗi”.


    “Nếu sự vi phạm là lớn, khi đó hai lần xin lỗi là con số mầu nhiệm để có sự thấu cảm, ăn năn và khôi phục lòng tin và quý mến,” Wood Brooks nói.


    Tất nhiên nếu bạn là người Anh thì con số cần phải gấp đôi. “Một câu ‘xin lỗi’ không thôi kể như không được tính là lời xin lỗi: Ta cần nhắc lại nó và trang trí nó bằng một loạt tính từ” Fox nói.


    Hãy xin lỗi vì trời mưa khi bạn đang dưới mưa.








    (bbc)
    Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future
    Last edited by phng99; 16-03-2016, 03:49 PM.






Working...
X