Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Hãy chúc nhau “Hapy New Year”

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hãy chúc nhau “Hapy New Year”

    Hãy chúc nhau “Hapy New Year”






    Tác Giả
    Trang Nguyên









    Cuối năm tôi nhận được email tâm sự dài dòng tuổi già của một anh bạn sang Mỹ định cư gần ba năm. Trái ngược những lạc quan vui tươi khi đặt chân đến xứ sở văn minh như một giấc mơ ngày nào thì giờ đây là những lo toan, phiền não về những chuyện con cái, nhớ quê và hụt hẫng nền văn hóa khác nhau khiến trong nhà lúc nào cũng như cái chợ ồn ào, lại có lúc vắng lạnh như chùa bà đanh. Anh bảo tôi viết gì đó đi, tuổi già chẳng hạn cho báo Trẻ. Trẻ đăng chuyện tuổi già thật tréo ngoe. Tuy rằng anh em báo Trẻ ai cũng già... đầu nhưng tâm hồn còn trẻ lắm.




    Nội dung trong thư của anh đọc xong tôi càng thấm thía tuổi già (mặc dầu tôi chỉ già... đầu) nhất là hết năm ngồi tính sổ nợ đời rồi lại nghĩ đến năm mới. Anh bảo năm mới đối với tuổi trẻ là thêm tuổi mới, với giới trung niên sồn sồn lại già thêm một tuổi, còn đối với lớp thất thập cổ lai hy, năm mới lại thêm tuổi thưởng. Sống thêm được một năm là mừng một năm. Lần lượt rồi ai cũng xếp hàng đi tới cái lỗ sâu trong lòng đất. Và khi lúc tuổi đời ngày một thêm chồng chất, nỗi niềm người già sống ở xứ người luôn là chuyện muôn thuở. Càng đến ngày gần đất xa trời người ta lại càng muốn trở về quê hương nằm cạnh ông bà. Nếu không, dù con đàn cháu đống, rất có thể vẫn chỉ vợ chồng già ở với nhau. Buồn hơn nữa, người ra đi sau - là người khổ đau nhất - phải sống một mình hoặc vào nhà dưỡng lão. Tình cảnh ấy dường như đã là quy luật sinh tử của kiếp người không phân biệt màu da, nguồn cội. Đó là cái chuyện sau này, nhưng chuyện hiện giờ làm anh buồn phiền là chuyện con cái.









    Hãy cố tìm những niềm vui nho nhỏ cho tuổi già, chẳng cần ưu tư cho tương lai








    Anh tự trách “cha làm thầy giáo mà con đốt sách”, hiếu lễ đâu chẳng thấy mà thấy con cái thay đổi cách sống, cách nhìn, cãi lý tay đôi với cha mẹ. Mới có ba năm mà con cái tiếp cận hoàn toàn văn hóa phương Tây, trong khi mình lại giữ khư khư nền văn hóa phương Đông trong các cách nhìn khác nhau về gia đình. Khó có thể dung hòa hai tư tưởng. “Đôi khi tôi muốn đặt mình vào vị trí con cái để tìm hiểu nguyên nhân sự thay đổi lối suy nghĩ nhanh chóng này hay là mình già rồi, chậm chạp không kịp tiến hóa theo trào lưu xã hội với nhịp sống nhanh”.




    Anh gởi cho tôi đoạn viết của Andrew Lam - một biên tập viên của NAM (New American Media) và cũng là tác giả cuốn Perfume Dreams: Reflection on the Vietnamese Diaspora (Những Giấc Mơ Hương: Hoài Niệm) với mong muốn được chia sẻ suy nghĩ gần giống nhau về tuổi xế chiều của những người già có đầu óc chậm chạp như anh. “Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ thời; cả hai đều không được người ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng. Ở quê nhà, các ông già bà lão thì được nể vì nhất, vì họ là những người chia sẻ túi khôn cùng kinh nghiệm cho những người đi sau. Điều đó không có ở đây. Không ai muốn nghe tiếng nói của người già. Họ cảm thấy bị cô lập ngoài vòng ranh giới của con cháu Mỹ hóa của họ. Chúng cười vang về nhiều thứ mà tôi không hoàn toàn hiểu được. Mỹ đúng là một quốc gia của giới trẻ hơn là giới già như tôi”.









    Đối với cha mẹ, thi thoảng con cái gọi điện hỏi thăm, là niềm vui sướng










    Ngược lại, cạnh nhà tôi là một người Mỹ hàng xóm. Anh ta làm cho một công ty điện và thường đi Việt Nam công tác chuyển giao kỹ thuật điện gió. Có lần nói chuyện qua hàng rào, anh tỏ ra ngưỡng mộ văn hóa coi trọng người già ở Việt Nam và cũng lo ngại trước ảnh hưởng của phương Tây thâm nhập vào lối sống và suy nghĩ của giới trẻ. Anh nói: “Đó chỉ là cách nhìn nhận chủ quan của tôi thôi. Tuy nhiên có một điều thấy rõ, ở nông thôn, giới trẻ trọng người già hơn so với người sống ở thành phố. Cuộc sống chung cùng nhiều thế hệ, tam đại đồng đường, trong nhà còn giữ truyền thống tôn ti. Con cháu hiểu được bổn phận, sự vâng lời, và thái độ biết ơn từ các bậc sinh thành. Riêng giới trẻ thành phố có nhiều khác biệt, có những dấu hiệu đang thay đổi khi các truyền thống gia đình suy yếu còn văn hóa thanh niên thì trở nên mạnh hơn. Tôi cho rằng, một trong các giá trị lớn của văn hóa Việt Nam là gia đình và các mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ cũng như cộng đồng chòm xóm láng giềng. Có lẽ giới trẻ bị ảnh hưởng từ Internet, phim ảnh về lối sống phương Tây. Nhiều người già phải tự đi bươn chải kiếm sống, có khi cô độc trong nhà chỉ với hai vợ chồng già, con cái ít ngó ngàng đến cha mẹ. Tôi chợt tự hỏi rồi đây người già ở xứ sở này sẽ ra sao? Làm thế nào để các giá trị gia đình đó tiếp tục được truyền lại cho thế hệ sau? Xã hội sẽ chăm sóc như thế nào cho người già không còn giữ nhiều liên hệ với con cháu và sống khác với con cháu?”.




    Tôi vẫn thường nghe nhiều người nói rằng, Mỹ là thiên đường tuổi trẻ, là địa ngục giới già. Xứ này có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi: đồ chơi, phim ảnh, máy chơi điện tử thính thị, khu giải trí có chủ đề. Còn đối với người già, thì chỉ có sự cô lập và nỗi cô đơn. Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi. Và có lẽ nhiều người cũng biết, xã hội Hoa Kỳ ít hướng tới gia đình hơn xã hội Việt Nam. Con cái ở xứ này được khuyến khích sống độc lập, rời khỏi nhà bố mẹ mình sau khi tốt nghiệp trung học, để đi học đại học, kết hôn, hoặc tách ra sống riêng. Nếu thanh niên Mỹ mà không làm vậy thì họ sẽ bị coi là “khác người”. Thực sự thì, trong nền văn hóa coi trọng giới trẻ của Mỹ, thanh niên ít nhiều đều chịu áp lực phải sống tự lập, tách rời cha mẹ và lựa chọn hướng đi riêng. Trái ngược với xã hội của người Việt mình, trong xã hội Mỹ rất hiếm cảnh “nhị đại hoặc tam đại đồng đường”. Hệ quả là, khi cha mẹ trở nên già cả ốm yếu, họ phải tự lo lấy thân mình.









    Tuổi già cô đơn, không ai chăm sóc có khi phải vào nhà dưỡng lão




    Tuy rằng ở đây có các hệ thống xã hội giúp đỡ người dân khi họ cao tuổi, như là hệ thống hưu trí, an sinh xã hội, Medicare, và các phúc lợi khác. Tuy nhiên những thứ như thế này thường không đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng người già. Những người con trưởng thành thường chuyển tới các thành phố khác, cách xa cha mẹ, nên rất khó để họ có thể giữ liên lạc gần gũi với cha mẹ già của mình và giúp đỡ họ lúc khó khăn. Rất phổ biến tình trạng các gia đình chỉ gặp nhau một hoặc hai lần trong năm vào các dịp đặc biệt như Lễ Tạ ơn, Giáng sinh, hay New Year. Thực tế này tạo ra một bất lợi lớn cho các bậc cha mẹ cao niên. Họ không được con cái đỡ đần hay ở bên quan tâm hỏi han. Họ cũng thường xuyên không được thấy các cháu của mình. Như chúng ta đều biết, có cháu chắt trong nhà hay gần nhà là niềm vui lớn, nhưng nhiều người Mỹ cao tuổi không được hưởng niềm vui đó. Kết quả là nhiều bậc cha mẹ già cả bị bỏ lại một mình và phải tự chăm sóc bản thân, nhất là khi chồng hay vợ của họ bị ốm hoặc qua đời.




    Đương nhiên, vẫn có nhiều người con trưởng thành cố gắng giúp đỡ và quan tâm đến cha mẹ cao tuổi, nhưng sự chăm sóc đó hiếm khi đủ đầy để có thể đáp ứng hết nhu cầu của cha mẹ họ và làm vơi đi nỗi cô đơn trong mỗi bậc sinh thành. Xứ này có những nhà dưỡng lão được lập ra để chăm sóc những ai không còn khả năng tự chăm sóc bản thân. Bị gửi vào trại dưỡng lão là một cơn ác mộng đối với nhiều người già. Mặc dù vẫn được con cái thăm nom, đa phần thời gian của họ là nằm quạnh hiu trên giường.




    Anh bạn tôi cũng chợt nhớ rằng lâu rồi mình không gọi điện hỏi han bà mẹ già còn ở quê nhà. Tuy rằng bên ấy còn số ít bà con họ hàng nhưng hiện giờ ai cũng lo toan cho cuộc sống, thời gian thăm viếng thưa dần. Anh nói xót xa: “Bản thân mình cũng không làm tròn trách nhiệm người con, làm sao dạy bảo con cái nó nghe lời mình. Chúng có cuộc sống riêng, mình có cuộc sống của mình theo thời gian sinh hoạt của hội cao niên. Mỗi ngày đến hội vui chơi, nói chuyện cùng những người già, nhưng sau đó khi trở về căn nhà quạnh quẽ là nỗi buồn lại đến. Chẳng lẽ cuộc sống của cha mẹ không dung hòa với cuộc sống của con cái được hay sao?”.








    Câu hỏi của anh bạn thật khó trả lời bởi lẽ mỗi nhà mỗi cảnh. Nhưng nếu nhìn ở khía cạnh tích cực hơn như một đoạn viết của Andrew Lam. “Thỉnh thoảng vào buổi sáng khi thức dậy, tôi lặng nhìn cây cối ngoài phố và tự hỏi tôi đang ở nơi nào. Đôi lúc, tôi đi sang khu chung cư kế cận, nơi có một số mèo hoang, và cho chúng ăn những thức ăn thừa. Khi tôi cất tiếng gọi, chúng nhận ra giọng nói của tôi và đổ xô lại. Bây giờ, chúng là những niềm vui nhỏ của tôi. Đương nhiên những ngày hạnh phúc nhất là những ngày con cháu đến thăm. Nhưng chúng cũng có đời sống riêng, thỉnh thoảng chỉ đến chơi được một lúc rồi về. Và vào những buổi chiều mùa đông, tôi ngồi nhìn những hàng cây trơ trụi lá, tâm hồn lạc lõng. Tôi nghĩ về cái thế giới mà tôi đã biết, nay đã bay xa, như làn khói hương trầm. Tôi nghĩ đến cố hương, đến những mùa lễ Tết ở Saigon, đến những đám cưới, đám hỏi, đến những chuyến du lịch, những lần tíu tít họp mặt gia đình, ai ai cũng có mặt, con nít chạy quanh, người lớn ngồi nói chuyện đời chuyện gẫu, đàn bà con gái quây quần chung lo việc bếp nước. Và tôi cảm thấy rất khao khát những ngày quá khứ xa xưa”.




    Vậy thì hãy cố tìm những niềm vui nho nhỏ cho tuổi già, chẳng cần ưu tư cho tương lai và cũng đừng cầu chúc năm mới sống lâu trăm tuổi mà nên “Happy New Year” như người Mỹ chúc tụng nhau.













    Sinh hoạt thể dục thể thao ở hội cao niên sẽ làm vui tuổi già










    baotreonline






Working...
X