ĐỪNG VỘI VÀNG CHÊ BAI NGƯỜI KHÁC
*************************************
Khổng Tử từng dạy rằng: đừng than phiền về tuyết trên nóc nhà hàng xóm khi ngưỡng cửa nhà bạn chưa sạch. Nhiều người thường có thói quen chê bai người khác mà không tự nhìn lại bản thân mình. Họ tưởng rằng khi chê bai một ai đó thì họ trở nên giá trị hơn trong mắt những người xung quanh.
Không ai trong chúng ta là hoàn hảo vậy nên ai cũng có những khiếm khuyết của riêng mình. Đừng vội vàng chê bai khi bạn chưa hiểu rõ về người đó. Hãy tập cho mình thói quen nhìn nhận lại bản thân trước khi đưa ra ý kiến chê bai người khác.
Ngẫm mình, nghĩ người
vd: Một cô giáo được giao cho phụ trách 30 học sinh mẫu giáo. Ở lứa tuổi đó các bé thường quấy khóc và mất trật tự, vì vậy không thể tránh khỏi những phút giây làm cô giáo bực mình. Hãy đặt mình vào vị trí của người giáo viên để thông cảm và thấu hiểu cho họ. Khi bực mình, bạn quát mắng, đánh đập con cái của bạn vậy thì những lúc như thế cô giáo sẽ làm gì? Để cho chúng quấy khóc bạn sẽ cho rằng cô giáo thiếu trách nhiệm, đánh đập chúng bạn sẽ cho rằng cô giáo không có kiến thức sư phạm, thiếu kỹ năng nghiệp vụ.
Thông cảm, thấu hiểu và thứ tha
Đừng lúc nào cũng chú tâm đến những lỗi lầm của người khác rồi chỉ trích, chê bai. Thay vì nói những lời khiến người khác bị tổn thương bạn hãy góp ý nhẹ nhàng và giải thích cho họ hiểu những sai lầm của họ. Như thế không những giúp người khác nhận ra được sai lầm của mình mà còn làm cho tâm hồn bạn trở nên bao dung và cao thượng hơn.
Hãy tha thứ nếu ai đó làm tổn thương bạn, khiến cho bạn đau khổ. Hãy cho họ cơ hội được sửa sai. Bạn cũng sẽ thanh thản hơn khi bỏ qua những gánh nặng trong lòng. Không phải ai cũng có thể tha thứ dễ dàng cho người khác, nhưng dằn vặt người khác cũng là dằn vặt chính bản thân mình. Bạn cũng không muốn mình mệt mỏi và chán nản phải không? Vậy thì thù ghét hãy bỏ qua một bên, bạn nhé!
Không phải lúc nào chúng ta cũng kiềm chế được bản thân khi buông ra những lời cay nghiệt. Bạn hoàn toàn có thể nói những lời nhẹ nhàng hơn tốt đẹp hơn khi bạn kiểm soát được hành vi, lời nói của mình. Hãy học cách nhìn mọi việc từ nhiều khía cạnh, có như thế bạn mới nhìn nhận mọi việc khách quan hơn. Đừng bao giờ vội vàng khi đánh giá, nhận xét hay lên án, chỉ trích một ai đó. Bởi lời nói khi được nói ra khó lòng rút lại được.
_Sưu tầm_
_Sưu tầm_