Ở bên người thân, chúng ta tự cho phép mình sống thực với bản thân nên dễ dàng nổi nóng, to tiếng.
Có lẽ ai cũng từng nghe những câu như: "Tại sao tốt với người ngoài mà khó với người thân". Theo các chuyên gia tâm lý, hiện tượng này xảy ra do 1 số nguyên nhân chính,
Chúng ta nghĩ rằng mối quan hệ của mình đủ mạnh
Con người thường cố gắng thể hiện sự vui vẻ, lịch thiệp để tạo dấu ấn tốt với người lạ. Tuy nhiên, khi về nhà hay ở bên bạn bè thân thiết, chúng ta lập tức thả lỏng bản thân, sẵn sàng bộc lộ bản chất, bao gồm cả tính tốt lẫn tính xấu.
Một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra con người có xu hướng giải phóng sự tức giận một cách vô thức sang người thân vì tin rằng mối quan hệ của mình đủ mạnh để chịu đựng điều đó. Mối quan hệ càng gần gũi, càng tin tưởng thì càng dễ bị đẩy đến giới hạn. Chúng ta nghĩ rằng dù thế nào người kia cũng không rời bỏ mình nên thoải mái trút mọi nỗi bực bội.
Thiếu an toàn khi ở bên người lạ
Khi đồng nghiệp làm những điều gây khó chịu như ngồi rung đùi, nói to, chúng ta có xu hướng nhẫn nhịn, bỏ qua vì cảm giác thiếu an toàn. Vì không thân quen, chúng ta không biết họ sẽ phản ứng ra sao nếu được góp ý nên hay chọn cách im lặng chịu đựng.
Ngược lại, gia đình và bạn bè đã quen thuộc nên chúng ta sẵn sàng nêu ra những điểm xấu của họ, đôi khi còn nói quá.
Thiếu khoan dung
Không ai đột nhiên ghét các thói quen của gia đình, bạn bè hay bạn cùng phòng, dù đó là thói quen tốt như dậy quá sớm hay thói quen xấu như bày bừa, thức khuya. Thực chất, chúng ta đã không thích những thói quen đó ngay từ đầu và càng dành thời gian bên người kia, chúng ta càng khó chịu và ít khoan dung hơn.
Điều này không xảy ra với người ngoài, đơn giản vì bạn không dành đủ thời gian cạnh họ. Kể cả khi khó chịu, bạn cũng nhanh chóng trở lại bình thường.
Thiếu trân trọng những gì mình đang có
Một lý do quan trọng khác là chúng ta thường không trân trọng những gì mình đang có, coi đó là điều đương nhiên và nghĩ rằng nó sẽ kéo dài mãi, cho dù đó là mối quan hệ vợ chồng, con cái hay bạn bè thân thiết, cũng giống như những thứ miễn phí thường không được chúng ta trân quý.
Để cải thiện mối quan hệ với gia đình và bạn bè, mỗi người thỉnh thoảng tự cho mình khoảng thời gian riêng. Đôi ngày xa nhau sẽ giúp chúng ta suy ngẫm về mối quan hệ, nhìn lại những điểm tốt đẹp thay vì chỉ tập trung vào cái xấu.
Nếu cảm thấy quá khó để cùng người thân làm hoạt động nào đó, bạn có thể nhờ người lạ tham gia cùng. Sự xuất hiện của người lạ sẽ khiến đôi bên cư xử lịch sự, tử tế hơn và làm dịu những căng thẳng đang có.
Bất cứ mối quan hệ tốt đẹp nào cũng đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng, nuôi dưỡng. Trên thực tế, đôi khi chúng ta không những không trân trọng, nâng niu các mối quan hệ thân thiết của mình mà còn lạm dụng chúng một cách vô thức. Chúng ta cần tỉnh táo để không mắc phải sai lầm này, để sống hạnh phúc hơn. Hãy học cách đối xử tử tế với tất cả mọi người, bất kể đó là người thân hay lạ.
TN (Theo BrightSide)
Có lẽ ai cũng từng nghe những câu như: "Tại sao tốt với người ngoài mà khó với người thân". Theo các chuyên gia tâm lý, hiện tượng này xảy ra do 1 số nguyên nhân chính,
Chúng ta nghĩ rằng mối quan hệ của mình đủ mạnh
Con người thường cố gắng thể hiện sự vui vẻ, lịch thiệp để tạo dấu ấn tốt với người lạ. Tuy nhiên, khi về nhà hay ở bên bạn bè thân thiết, chúng ta lập tức thả lỏng bản thân, sẵn sàng bộc lộ bản chất, bao gồm cả tính tốt lẫn tính xấu.
Một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra con người có xu hướng giải phóng sự tức giận một cách vô thức sang người thân vì tin rằng mối quan hệ của mình đủ mạnh để chịu đựng điều đó. Mối quan hệ càng gần gũi, càng tin tưởng thì càng dễ bị đẩy đến giới hạn. Chúng ta nghĩ rằng dù thế nào người kia cũng không rời bỏ mình nên thoải mái trút mọi nỗi bực bội.
Thiếu an toàn khi ở bên người lạ
Khi đồng nghiệp làm những điều gây khó chịu như ngồi rung đùi, nói to, chúng ta có xu hướng nhẫn nhịn, bỏ qua vì cảm giác thiếu an toàn. Vì không thân quen, chúng ta không biết họ sẽ phản ứng ra sao nếu được góp ý nên hay chọn cách im lặng chịu đựng.
Ngược lại, gia đình và bạn bè đã quen thuộc nên chúng ta sẵn sàng nêu ra những điểm xấu của họ, đôi khi còn nói quá.
Thiếu khoan dung
Không ai đột nhiên ghét các thói quen của gia đình, bạn bè hay bạn cùng phòng, dù đó là thói quen tốt như dậy quá sớm hay thói quen xấu như bày bừa, thức khuya. Thực chất, chúng ta đã không thích những thói quen đó ngay từ đầu và càng dành thời gian bên người kia, chúng ta càng khó chịu và ít khoan dung hơn.
Điều này không xảy ra với người ngoài, đơn giản vì bạn không dành đủ thời gian cạnh họ. Kể cả khi khó chịu, bạn cũng nhanh chóng trở lại bình thường.
Thiếu trân trọng những gì mình đang có
Một lý do quan trọng khác là chúng ta thường không trân trọng những gì mình đang có, coi đó là điều đương nhiên và nghĩ rằng nó sẽ kéo dài mãi, cho dù đó là mối quan hệ vợ chồng, con cái hay bạn bè thân thiết, cũng giống như những thứ miễn phí thường không được chúng ta trân quý.
Để cải thiện mối quan hệ với gia đình và bạn bè, mỗi người thỉnh thoảng tự cho mình khoảng thời gian riêng. Đôi ngày xa nhau sẽ giúp chúng ta suy ngẫm về mối quan hệ, nhìn lại những điểm tốt đẹp thay vì chỉ tập trung vào cái xấu.
Nếu cảm thấy quá khó để cùng người thân làm hoạt động nào đó, bạn có thể nhờ người lạ tham gia cùng. Sự xuất hiện của người lạ sẽ khiến đôi bên cư xử lịch sự, tử tế hơn và làm dịu những căng thẳng đang có.
Bất cứ mối quan hệ tốt đẹp nào cũng đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng, nuôi dưỡng. Trên thực tế, đôi khi chúng ta không những không trân trọng, nâng niu các mối quan hệ thân thiết của mình mà còn lạm dụng chúng một cách vô thức. Chúng ta cần tỉnh táo để không mắc phải sai lầm này, để sống hạnh phúc hơn. Hãy học cách đối xử tử tế với tất cả mọi người, bất kể đó là người thân hay lạ.
TN (Theo BrightSide)