Cũng như nhiều quốc gia khác trên trái đất này, “thành ngữ - ngạn ngữ -châm ngôn” ở Việt Nam ta thật phong phú, sâu sắc, mà tập trung nhất lại là đề cập tới “Thuyết Nhân Quả”, như: “Gieo gió gặt bão” / “Gieo hạt nào lượm quả nấy”… Hàm súc như kiểu “Đàm thiên thuyết địa” trong con mắt nhân gian.
Năm 1991, khi triệu tập Đại hội những người được Giải thưởng Nôben toàn cầu tại Paris, Tuyên ngôn của Đại hội đó chỉ rõ: “Nếu nhân loại muốn được tiếp tục sinh tồn ở Thế kỷ XXI, thì cần phải trở lại hơn hai nghìn năm trăm năm trước để hấp thụ lấy những trí tuệ của Khổng Tử”. Thế thì người Việt cũng cần trở lại với nhân gian, lắng tâm hấp thụ lấy những trí tuệ trong những ngôn từ về “Thuyết Nhân Quả” qua cách nhìn phán xét của nhân gian, mới mong sinh tồn trong Thế kỷ XXI này.
“Bệnh ở miệng vào. Họa ở mồm ra”
Y học phương Đông định nghĩa con người là “Tiểu vũ trụ”. “Tiểu vũ trụ” có quy luật vận động sinh học như “Đại vũ trụ”. Sinh ra vào mùa nào “Vũ trụ nhỏ” sẽ mang sắc thái của mùa ấy: Xuân – Hạ - Thu – Đông. Và còn tùy thuộc năm ấy tính theo 9 Can-12 Chi. Cho nên mới có “số” và “mệnh”, mang tính cách riêng. Y học phương Đông cũng định nghĩa “bệnh” là “âm dương mất quân bình”. Chữa bệnh là “điều hòa kinh lạc”.
Còn “họa” thì sao? Cái mồm sinh ra “họa” bởi cái mồm biểu thị ý chí tư tưởng của người mang mồm. Lắm khi nó lại giả dối “Khẩu Phật tâm xà”.
Con người bé nhỏ rất sợ “họa hạn”. Mỗi “cửu tinh” tức 9 năm thì có tới 4 năm hạn: La hầu, Thái bạch, Kế đô, Thổ tú. Có “hạn” phải “giải” mong tránh hạn. Cách ấy cũng có thể làm cho con người cẩn trọng hơn chăng? Tôi đã trải qua 7 chu kỳ “cửu tinh” mà chưa nghiệm thấy rủi ro gì xảy ra giống như “hạn”. Bởi tôi hằng ngày “giải hạn” bằng cách phấn đấu sống tử tế. Tôi tôn sùng “Tư duy tích cực” như một đạo. Tư duy tích cực cho con người nhiều thứ tốt đẹp trong cách nghĩ cùng hành xử tử tế tình người.
Nhưng con người sinh ra vốn đã tham lam. Cứ xem đứa trẻ “nhân chi sơ – tính bản thiện” choằm choặp bú bầu sữa bên này của mẹ nó, mà vẫn quờ tay sang bên kia giữ khư khư bầu sữa còn lại. Ngay bố đứa trẻ còn không mó được vào nơi ấy huống chi kẻ khác. Đã tham lại còn ưa nịnh - thích à ơi:
“Con ơi con ngủ cho ngoan
Lớn lên con sẽ làm quan làm thầy!”
Khi lớn lên tính tham lam thích à ơi cùng nói dối càng phát triển tới mức thiếu kiểm soát hóa nên ích kỷ, ích kỷ kèm theo hại nhân. Trong mỗi con người thường có hai thứ quan trọng, tốt đấy mà cũng xấu ngay đấy tùy theo cách dùng. Đó là “Quyền” và “Thế”. Quyền có được từ người khác ban cho. “Cho”, nên người ta có thể “đòi” như bãi nhiệm, cách chức, về hưu. “Thế” là sự vị nể người đời dành cho mình. Nhưng có được “thế” là một quá trình dài học tập, rèn luyện cả tri thức lẫn đạo đức. “Thế” là của mình – của riêng mình, không ai lấy mất được. Nhiều người từ trưởng thành cho tới khi về già gây dựng được cho mình một cái “thế” được mọi người nể trọng, kính trọng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Người ta có thể “xin quyền”, “mua quyền”, “vay quyền” giống như vay tiền. Nhưng “thế” thì không thể. Phải tích lũy. Bởi vậy mới có con người không tích lũy được “thế” bèn nghĩ ra cách “mượn thế” người khác như một hành vi lừa thiên hạ, lòe thiên hạ. Nhưng khốn nạn thay khẩu khí người đó nhạt nhẽo tầm thường và xa lạ với khẩu khí của người có “thế” thực. Nhân gian mới có câu: “Khỉ mượn oai cọp”.
Bậc cha mẹ nào sinh con ra cũng kỳ vọng con mình có cuộc sống khá giả được xã hội nể trọng. Nhưng cuộc sống lại ít nhiều can thiệp nhào nặn chúng thành những con người khác nhau tùy theo tố chất phẩm chất và môi trường chúng sống và làm việc, mặc dù từ bé đến lớn chúng hưởng thụ cùng một nền giáo dục. “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng” là thế. Bất lực, người ta mới thở dài nói lời tự an ủi: “Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Biết làm sao?”.
Khi con người không làm chủ được mình nữa, là lúc bắt đầu tin vào số mệnh. Giống như chơi bài, ta không thể thay đổi được những quân bài đã chia, nhưng ta có thể quyết định cách chơi những quân bài đó. Đừng nghĩ rằng giàu là sướng. Người giàu muốn giàu nữa, giàu mãi, phải nát óc nghĩ cách quay vòng vốn để vốn đẻ mắn. Giá vàng, đô-la lên xuống thất thường như vừa qua là ăn không ngon ngủ không yên. Cũng đừng nghĩ đủ ăn là khổ. Không so sánh bon chen đố kỵ tì hiềm, bằng lòng với những gì mình đang có. Một cuộc sống thanh thản không lo âu là hạnh phúc nhất.
Chúa Giê-su có câu: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn kẻ nhà giàu”. Trong Kinh Lạy Cha cũng chỉ: “Xin cho chúng con hằng ngày dùng đủ!” Ngày nào cũng có đủ cho tới cuối đời là hạnh phúc rồi.
Có một lần kết thúc khóa học ở nước ngoài tôi tặng giáo sư người Nhật Ô-sang ba ông Phúc-Lộc-Thọ. Tôi giới thiệu: “Ông râu dài là ông Sống Lâu”. “Tớ nhận”. “Ông ẵm cháu cười tươi là ông Hạnh Phúc”. “Tớ nhận”. “Còn ông bụng to cổ đeo nhiều tiền là ông Giàu Sang”. “Tớ không có nhu cầu”. Tôi ngạc nhiên. Giáo sư Ô-sang vỗ vai tôi: “Tớ đùa! Mình là công chức. Căn hộ nào đủ tiện nghi thì thuê. Xe nào tốt thì mua vì đi làm xa trăm cây số. Một năm đi nghỉ bốn kỳ ở nước ngoài là quá đủ. Cần chi tới ông Giàu Sang?” Tôi hiểu. Giáo sư là người của “Thế”. Chỉ nghĩ tới cống hiến đời mình cho nghiên cứu giảng dạy thế hệ sau phục vụ nhân gian.
Nhưng con người sinh ra vốn đã tham lam ích kỷ thích “quyền” hơn “thế”. Có “quyền lực” đi đôi với có “quyền lợi”. Bởi thế người người ta mới bằng mọi cách kể cả dùng thủ đoạn thậm chí dã man và bỉ ổi để giành cả quyền lẫn lợi. Đêm 14 tháng Giêng sau Tết Tân Mão vừa rồi có tới hai vạn người đổ về đền Trần tỉnh Nam Định thức trắng đêm chầu chực xô đẩy chen lấn nhau có tới hai chục người bị thương, để xin Đức thánh Trần… ban ấn quan trên một tờ giấy. Đam mê quyền lực quả kinh khủng khiếp. Có hẳn sách dạy “Phương châm quan liêu”. Lâu Sư Đức có người em sắp đi làm Thái thú ở Châu Yên, gọi em sang phủ dặn dò: “Muốn làm quan được lâu thì phẩm chất số một là phải biết nhịn nhục”. Người em thưa: “Phẩm chất ấy em có thừa. Có kẻ nào nhổ nước miếng vào mặt, em chỉ lấy khăn chùi sạch!” Lâu Sư Đức vỗ đùi: “Hỏng! Người ta nhổ nước miếng vào mặt chú là người ta giận lắm. Chùi sạch ngay người ta giận hơn”. “Vậy làm thế nào?” “Để nó bay hơi!”
Ông Jean Marquet nhiều năm làm Giám đốc Nha học chính Đông Dương thời thuộc địa đã viết nhận xét sắc xảo và xác đáng trong tác phẩm “Ngũ hoa”- Tác phẩm đoạt Giải thưởng Viện hàn lâm Pháp: “Trong mỗi người Tàu có một gã lái buôn. Còn trong mỗi người An-nam là một ông quan”.
Nhân gian lại có câu: “Một người làm quan cả họ được nhờ”.
Vậy là có chuyện quan tham. Tham tới bến bờ làng xã quê mình. Tham cả quỹ xóa đói giảm nghèo. Tham luôn sang quỹ từ thiện. Nhân gian mới than: “Ăn dã man!”. “Uống nước cả cặn”. Nhưng đâu phải cứ làm quan là tham. Thời phong kiến có rất nhiều quan thanh liêm. Họ tự mình thanh liêm và có quy định ngặt nghèo buộc họ thanh liêm. Thời chống thực dân, đế quốc cũng có rất nhiều quan thanh liêm bởi trước mắt toàn dân chỉ có “Tổ quốc hay là chết?” Những quan thanh liêm ấy để lại “tiếng thơm” mãi tận mai sau. Trên mặt báo chí cùng các phương tiện truyền thông khác rải rác có đưa tin cán bộ nơi này nơi kia bị điều tra khởi tố, nhưng tội danh mới chỉ là làm sai quy định quản lý, hoặc để thất thoát vốn. Cũng khó. “Tham thì thâm”. Nhân gian nói thế. Bản chất của tội phạm là che giấu tội và trốn tội. Làm cán bộ mới có cơ hội và điều kiện tham. Chứ công chức viên chức làm gì có môi trường để mà tham. Nhân gian mới có câu: “Đã giỏi ăn vụng lại khéo chùi mép!” Nhưng rồi nhân gian cũng cảnh báo về một quả báo: “Lưới trời khôn thoát!”, “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn!” Và móng tay nhọn cũng đã bóc được dăm quả quýt vỏ dày như “PMU 18”, “Đại lộ Đông –Tây Sài Gòn”… Không nhiều. Chưa thể nhiều. Nhưng đúng với “Thuyết Nhân Quả”. “Nhân - Qủa” có thể ứng ngay nhưng cũng có thể phải chờ tới kiếp sau.
Tính cách không làm nên số phận. Mà là phẩm chất trí tuệ và đạo đức quyết định số phận. Bởi vậy nhân gian mới nói: “Lấy vợ chọn tông lấy chồng chọn giống”/“Tu nhân tích đức mới nên chính quả”/“Đời cha ăn mặn đời con khát nước”/“Họa này là nợ từ kiếp trước”…
Tôi sùng bái “Tư duy tích cực” như một đạo: Đạo răn người sống tử tế với đồng loại, cũng là tử tế với chính mình. Nó làm cho con người tin nhau, yêu nhau cùng chung hạnh phúc và sống thanh thản.
“Ngôn từ nhân gian” để lại cho người đời sau không chỉ là ngôn từ, mà là những trí tuệ lập thể được tinh luyện cùng không gian nội hàm, để mỗi chúng ta đi sâu vào lĩnh vực tâm trí chính xác của con người, thức tỉnh những tiềm năng đang còn ngủ say trong đại não về “Thuyết Nhân Quả”.
Năm 1991, khi triệu tập Đại hội những người được Giải thưởng Nôben toàn cầu tại Paris, Tuyên ngôn của Đại hội đó chỉ rõ: “Nếu nhân loại muốn được tiếp tục sinh tồn ở Thế kỷ XXI, thì cần phải trở lại hơn hai nghìn năm trăm năm trước để hấp thụ lấy những trí tuệ của Khổng Tử”. Thế thì người Việt cũng cần trở lại với nhân gian, lắng tâm hấp thụ lấy những trí tuệ trong những ngôn từ về “Thuyết Nhân Quả” qua cách nhìn phán xét của nhân gian, mới mong sinh tồn trong Thế kỷ XXI này.
“Bệnh ở miệng vào. Họa ở mồm ra”
Y học phương Đông định nghĩa con người là “Tiểu vũ trụ”. “Tiểu vũ trụ” có quy luật vận động sinh học như “Đại vũ trụ”. Sinh ra vào mùa nào “Vũ trụ nhỏ” sẽ mang sắc thái của mùa ấy: Xuân – Hạ - Thu – Đông. Và còn tùy thuộc năm ấy tính theo 9 Can-12 Chi. Cho nên mới có “số” và “mệnh”, mang tính cách riêng. Y học phương Đông cũng định nghĩa “bệnh” là “âm dương mất quân bình”. Chữa bệnh là “điều hòa kinh lạc”.
Còn “họa” thì sao? Cái mồm sinh ra “họa” bởi cái mồm biểu thị ý chí tư tưởng của người mang mồm. Lắm khi nó lại giả dối “Khẩu Phật tâm xà”.
Con người bé nhỏ rất sợ “họa hạn”. Mỗi “cửu tinh” tức 9 năm thì có tới 4 năm hạn: La hầu, Thái bạch, Kế đô, Thổ tú. Có “hạn” phải “giải” mong tránh hạn. Cách ấy cũng có thể làm cho con người cẩn trọng hơn chăng? Tôi đã trải qua 7 chu kỳ “cửu tinh” mà chưa nghiệm thấy rủi ro gì xảy ra giống như “hạn”. Bởi tôi hằng ngày “giải hạn” bằng cách phấn đấu sống tử tế. Tôi tôn sùng “Tư duy tích cực” như một đạo. Tư duy tích cực cho con người nhiều thứ tốt đẹp trong cách nghĩ cùng hành xử tử tế tình người.
Nhưng con người sinh ra vốn đã tham lam. Cứ xem đứa trẻ “nhân chi sơ – tính bản thiện” choằm choặp bú bầu sữa bên này của mẹ nó, mà vẫn quờ tay sang bên kia giữ khư khư bầu sữa còn lại. Ngay bố đứa trẻ còn không mó được vào nơi ấy huống chi kẻ khác. Đã tham lại còn ưa nịnh - thích à ơi:
“Con ơi con ngủ cho ngoan
Lớn lên con sẽ làm quan làm thầy!”
Khi lớn lên tính tham lam thích à ơi cùng nói dối càng phát triển tới mức thiếu kiểm soát hóa nên ích kỷ, ích kỷ kèm theo hại nhân. Trong mỗi con người thường có hai thứ quan trọng, tốt đấy mà cũng xấu ngay đấy tùy theo cách dùng. Đó là “Quyền” và “Thế”. Quyền có được từ người khác ban cho. “Cho”, nên người ta có thể “đòi” như bãi nhiệm, cách chức, về hưu. “Thế” là sự vị nể người đời dành cho mình. Nhưng có được “thế” là một quá trình dài học tập, rèn luyện cả tri thức lẫn đạo đức. “Thế” là của mình – của riêng mình, không ai lấy mất được. Nhiều người từ trưởng thành cho tới khi về già gây dựng được cho mình một cái “thế” được mọi người nể trọng, kính trọng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Người ta có thể “xin quyền”, “mua quyền”, “vay quyền” giống như vay tiền. Nhưng “thế” thì không thể. Phải tích lũy. Bởi vậy mới có con người không tích lũy được “thế” bèn nghĩ ra cách “mượn thế” người khác như một hành vi lừa thiên hạ, lòe thiên hạ. Nhưng khốn nạn thay khẩu khí người đó nhạt nhẽo tầm thường và xa lạ với khẩu khí của người có “thế” thực. Nhân gian mới có câu: “Khỉ mượn oai cọp”.
Bậc cha mẹ nào sinh con ra cũng kỳ vọng con mình có cuộc sống khá giả được xã hội nể trọng. Nhưng cuộc sống lại ít nhiều can thiệp nhào nặn chúng thành những con người khác nhau tùy theo tố chất phẩm chất và môi trường chúng sống và làm việc, mặc dù từ bé đến lớn chúng hưởng thụ cùng một nền giáo dục. “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng” là thế. Bất lực, người ta mới thở dài nói lời tự an ủi: “Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Biết làm sao?”.
Khi con người không làm chủ được mình nữa, là lúc bắt đầu tin vào số mệnh. Giống như chơi bài, ta không thể thay đổi được những quân bài đã chia, nhưng ta có thể quyết định cách chơi những quân bài đó. Đừng nghĩ rằng giàu là sướng. Người giàu muốn giàu nữa, giàu mãi, phải nát óc nghĩ cách quay vòng vốn để vốn đẻ mắn. Giá vàng, đô-la lên xuống thất thường như vừa qua là ăn không ngon ngủ không yên. Cũng đừng nghĩ đủ ăn là khổ. Không so sánh bon chen đố kỵ tì hiềm, bằng lòng với những gì mình đang có. Một cuộc sống thanh thản không lo âu là hạnh phúc nhất.
Chúa Giê-su có câu: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn kẻ nhà giàu”. Trong Kinh Lạy Cha cũng chỉ: “Xin cho chúng con hằng ngày dùng đủ!” Ngày nào cũng có đủ cho tới cuối đời là hạnh phúc rồi.
Có một lần kết thúc khóa học ở nước ngoài tôi tặng giáo sư người Nhật Ô-sang ba ông Phúc-Lộc-Thọ. Tôi giới thiệu: “Ông râu dài là ông Sống Lâu”. “Tớ nhận”. “Ông ẵm cháu cười tươi là ông Hạnh Phúc”. “Tớ nhận”. “Còn ông bụng to cổ đeo nhiều tiền là ông Giàu Sang”. “Tớ không có nhu cầu”. Tôi ngạc nhiên. Giáo sư Ô-sang vỗ vai tôi: “Tớ đùa! Mình là công chức. Căn hộ nào đủ tiện nghi thì thuê. Xe nào tốt thì mua vì đi làm xa trăm cây số. Một năm đi nghỉ bốn kỳ ở nước ngoài là quá đủ. Cần chi tới ông Giàu Sang?” Tôi hiểu. Giáo sư là người của “Thế”. Chỉ nghĩ tới cống hiến đời mình cho nghiên cứu giảng dạy thế hệ sau phục vụ nhân gian.
Nhưng con người sinh ra vốn đã tham lam ích kỷ thích “quyền” hơn “thế”. Có “quyền lực” đi đôi với có “quyền lợi”. Bởi thế người người ta mới bằng mọi cách kể cả dùng thủ đoạn thậm chí dã man và bỉ ổi để giành cả quyền lẫn lợi. Đêm 14 tháng Giêng sau Tết Tân Mão vừa rồi có tới hai vạn người đổ về đền Trần tỉnh Nam Định thức trắng đêm chầu chực xô đẩy chen lấn nhau có tới hai chục người bị thương, để xin Đức thánh Trần… ban ấn quan trên một tờ giấy. Đam mê quyền lực quả kinh khủng khiếp. Có hẳn sách dạy “Phương châm quan liêu”. Lâu Sư Đức có người em sắp đi làm Thái thú ở Châu Yên, gọi em sang phủ dặn dò: “Muốn làm quan được lâu thì phẩm chất số một là phải biết nhịn nhục”. Người em thưa: “Phẩm chất ấy em có thừa. Có kẻ nào nhổ nước miếng vào mặt, em chỉ lấy khăn chùi sạch!” Lâu Sư Đức vỗ đùi: “Hỏng! Người ta nhổ nước miếng vào mặt chú là người ta giận lắm. Chùi sạch ngay người ta giận hơn”. “Vậy làm thế nào?” “Để nó bay hơi!”
Ông Jean Marquet nhiều năm làm Giám đốc Nha học chính Đông Dương thời thuộc địa đã viết nhận xét sắc xảo và xác đáng trong tác phẩm “Ngũ hoa”- Tác phẩm đoạt Giải thưởng Viện hàn lâm Pháp: “Trong mỗi người Tàu có một gã lái buôn. Còn trong mỗi người An-nam là một ông quan”.
Nhân gian lại có câu: “Một người làm quan cả họ được nhờ”.
Vậy là có chuyện quan tham. Tham tới bến bờ làng xã quê mình. Tham cả quỹ xóa đói giảm nghèo. Tham luôn sang quỹ từ thiện. Nhân gian mới than: “Ăn dã man!”. “Uống nước cả cặn”. Nhưng đâu phải cứ làm quan là tham. Thời phong kiến có rất nhiều quan thanh liêm. Họ tự mình thanh liêm và có quy định ngặt nghèo buộc họ thanh liêm. Thời chống thực dân, đế quốc cũng có rất nhiều quan thanh liêm bởi trước mắt toàn dân chỉ có “Tổ quốc hay là chết?” Những quan thanh liêm ấy để lại “tiếng thơm” mãi tận mai sau. Trên mặt báo chí cùng các phương tiện truyền thông khác rải rác có đưa tin cán bộ nơi này nơi kia bị điều tra khởi tố, nhưng tội danh mới chỉ là làm sai quy định quản lý, hoặc để thất thoát vốn. Cũng khó. “Tham thì thâm”. Nhân gian nói thế. Bản chất của tội phạm là che giấu tội và trốn tội. Làm cán bộ mới có cơ hội và điều kiện tham. Chứ công chức viên chức làm gì có môi trường để mà tham. Nhân gian mới có câu: “Đã giỏi ăn vụng lại khéo chùi mép!” Nhưng rồi nhân gian cũng cảnh báo về một quả báo: “Lưới trời khôn thoát!”, “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn!” Và móng tay nhọn cũng đã bóc được dăm quả quýt vỏ dày như “PMU 18”, “Đại lộ Đông –Tây Sài Gòn”… Không nhiều. Chưa thể nhiều. Nhưng đúng với “Thuyết Nhân Quả”. “Nhân - Qủa” có thể ứng ngay nhưng cũng có thể phải chờ tới kiếp sau.
Tính cách không làm nên số phận. Mà là phẩm chất trí tuệ và đạo đức quyết định số phận. Bởi vậy nhân gian mới nói: “Lấy vợ chọn tông lấy chồng chọn giống”/“Tu nhân tích đức mới nên chính quả”/“Đời cha ăn mặn đời con khát nước”/“Họa này là nợ từ kiếp trước”…
Tôi sùng bái “Tư duy tích cực” như một đạo: Đạo răn người sống tử tế với đồng loại, cũng là tử tế với chính mình. Nó làm cho con người tin nhau, yêu nhau cùng chung hạnh phúc và sống thanh thản.
“Ngôn từ nhân gian” để lại cho người đời sau không chỉ là ngôn từ, mà là những trí tuệ lập thể được tinh luyện cùng không gian nội hàm, để mỗi chúng ta đi sâu vào lĩnh vực tâm trí chính xác của con người, thức tỉnh những tiềm năng đang còn ngủ say trong đại não về “Thuyết Nhân Quả”.